A. MỞ ĐẦU 1 B. NỘI DUNG 2 I. Những vấn đề lý luận về xác minh điều kiện thi hành án 2 1. Khái niệm xác minh điều kiện thi hành án 2 2. Đặc điểm của xác minh điều kiện thi hành án 2 3. Ý nghĩa của xác minh điều kiện thi hành án dân sự 4 II. Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án dân sự 4 1. Kỹ năng kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án 4 2. Những vi phạm thường gặp khi kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án 6 III. Những hạn chế, bất cập của pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án và kiến nghị hoàn thiện 9 1. Về chủ thể xác minh điều kiện thi hành án 9 2. Về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xác minh điều kiện thi hành án 10 3. Về ủy quyền xác minh điều kiện thi hành án 11 4. Về vụ việc chưa có điều kiện thi hành đưa vào sổ theo dõi riêng 11 5. Về công khai thông tin của người phải thi hành án 12 6. Về thông báo thi hành án 12 C. KẾT LUẬN 14 Danh mục tài liệu tham khảo 15
Trang 1BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Đề số 08: Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát việc xác minh
điều kiện thi hành án dân sự.
A MỞ ĐẦU
Thi hành án dân sự (THADS) là một giai đoạn, một lĩnh vực quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và quá trình giải quyết vụ án dân sự nói riêng Bản án, quyết định của Tòa án chỉ thực sự có giá trị khi được tôn trọng và đưa ra thi hành trên thực tế Hoạt động THADS bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật
và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân và lợi ích của Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị -xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước
Trong đó, xác minh điều kiện THADS là nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định sự thành công của THADS Nhưng thực tế, vấn đề xác minh điều kiện THADS hiện nay vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập, vướng mắc dễ dàng nảy sinh tiêu cực Vì vậy, để hoạt động này đạt hiệu quả cao rất cần đến vai trò kiểm tra, giám sát, bảo đảm mọi hành vi, quyết định trong THADS phải được tuyệt đối tuân thủ pháp luật của Viện kiểm sát Từ đó, công tác kiểm sát THADS nói chung và kiểm sát việc xác minh điều kiện THADS nói riêng là cũng là một trong những khâu công tác quan trọng của ngành Kiểm sát Bởi chỉ có kiểm sát tốt ngay từ giai đoạn xác minh điều kiện thi hành án mới đảm bảo cho việc thi hành bản án, quyết định được kịp thời, đầy đủ và đúng pháp luật
Trang 2B NỘI DUNG
I Những vấn đề lý luận về xác minh điều kiện thi hành án
1. Khái niệm xác minh điều kiện thi hành án
Trong pháp luật Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa về "xác minh điều kiện thi hành án" Hiện nay, có một sự đa dạng trong tiếp cận và nghiên cứu về xác minh điều kiện thi hành án, song tổng hợp những điểm cốt lõi của sự đa dạng đó cho phép rút ra điểm cơ bản nhất và cũng là điểm chung nhất của hầu hết các công trình nghiên cứu Trên cơ sở đó, có thể rút ra khái niệm về xác minh điều kiện thi hành án:
Xác minh điều kiện thi hành án (XMDKTHA) là việc Chấp hành viên, Thừa phát lại hoặc người được thi hành án tiến hành thu thập các chứng cứ, tài liệu về tài sản, thu nhập của người phải thi hành án để làm căn cứ tổ chức THADS theo quy định của pháp luật
2 Đặc điểm của xác minh điều kiện thi hành án
Thứ nhất, việc XMĐKTHA được thực hiện tại nhiều thời điểm, nhiều địa điểm khác nhau trong quá trình thi hành án (THA).
Việc XMĐKTHA được thực hiện tại nhiều thời điểm khác nhau trong quá trình THA Ví dụ, trong trường hợp người được thi hành án XMĐKTHA của người phải thi hành án thì việc xác minh được tiến hành trước khi người được thi hành án nộp đơn yêu cầu thi hành án Trường hợp THA chủ động hoặc xác minh theo yêu cầu của đương sự thì việc XMĐKTHA được thực hiện ngay tại thời điểm ra quyết định THA Trường hợp sau khi người được THA tiến hành XMĐKTHA của người phải THA và nộp đơn yêu cầu THA mà Chấp hành viên không đồng ý với kết quả xác minh này thì Chấp hành viên sẽ tiến hành XMĐKTHA lại Trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì việc XMĐKTHA được thực hiện trước, trong và sau khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Việc XMĐKTHA cũng được thực hiện tại nhiều địa điểm khác nhau tùy thuộc vào đối tượng Chẳng hạn, khi xác minh hiện trạng nhà đất thì địa điểm tiến hành xác minh là tại nơi có nhà đất, khi xác minh chủ sở hữu phương tiện
Trang 3giao thông thì địa điểm tiến hành là tại Phòng cảnh sát giao thông; khi xác minh
về tiền, tài khoản thì địa điểm xác minh là tại Ngân hàng, các tổ chức tín dụng
Thứ hai, việc XMĐKTHA có thể do người được THA, Chấp hành viên hoặc Thừa phát lại thực hiện
Nghĩa vụ làm rõ điều kiện THA của người phải THA trước hết là của người được THA vì họ là một trong những người đưa ra yêu cầu THADS Tuy vậy, trong những trường hợp cơ quan THADS chủ động THA hay trong những trường hợp người được THA không thể XMĐKTHA của người phải THA được thì cơ quan THADS phải tiến hành xác minh THA Ngoài ra, các Văn phòng Thừa phát lại cũng được tổ chức THA khi đương sự yêu cầu
Thứ ba, nội dung XMĐKTHA chủ yếu là làm rõ thông tin về thu nhập, tài sản của người phải THA.
Phần lớn nghĩa vụ THADS là nghĩa vụ về tài sản Vì vậy, trừ những trường hợp đặc biệt cần xác minh về nhân thân, thái độ của người phải THA để thi hành nghĩa vụ bắt buộc thực hiện hoặc không thực hiện một công việc nhất định thì nội dung chủ yếu của việc xác minh là làm rõ thông tin về thu nhập, tài sản của người phải THA Để tổ chức THADS thì phải làm rõ tài sản, thu nhập của người phải THADS có những gì? Số lượng và chủng loại cụ thể? Tài sản của người phải THA do họ giữ hay do người khác giữ? Tài sản vô hình hay tài sản hữu hình?
Thứ tư, việc XMĐKTHA phải được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định
Pháp luật THADS quy định cụ thể về trình tự, thủ tục THADS XMĐKTHA là một khâu của quá trình THADS Vì vậy, việc XMĐKTHA phải được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định từ chủ thể yêu cầu xác minh, thể thức văn bản yêu cầu xác minh, chủ thể tiến hành xác minh, thời hạn thực hiện việc xác minh; nơi thực hiện việc
Trang 4xác minh, biên bản xác minh để tránh những trường hợp áp dụng một cách tùy tiện
3 Ý nghĩa của xác minh điều kiện thi hành án dân sự
Việc XMĐKTHA của người phải THA là cơ sở pháp lý để Chấp hành viên
áp dụng các biện pháp tiếp theo như: trả đơn yêu cầu THA, ủy thác, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ THA, áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế THA Mặt khác, việc XMĐKTHA còn là cơ sở để phân loại án, là căn cứ cho việc thống kê số án tồn đọng Vì vậy, việc XMĐKTHA có các ý nghĩa sau đây:
Giúp cho việc phân loại án được chính xác, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác THA, giảm bớt áp lực đối với cơ quan THADS;
Góp phần bảo đảm quyền của người được THA;
XMĐKTHA góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc THA
II Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án dân sự
1 Kỹ năng kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án
Khi tiến hành kiểm sát việc XMĐKTHA, Kiểm sát viên cần lưu ý thức hiện những nội dung sau:
Thứ nhất, kiểm sát hồ sơ thi hành án thuộc thời điểm nào, do quy định pháp luật cụ thể nào điều chỉnh Theo quy định của pháp luật thi hành án từ
trước đến nay thì trách nhiệm XMĐKTHA thuộc Cơ quan thi hành án mà cụ thể
là Chấp hành viên được phân công; riêng tại Luật THADS 2008 thì trong trường hợp thi hành án theo đơn thì người được thi hành án phải XMĐKTHA, nếu họ
đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được thì có thể yêu cầu Chấp hành viên xác minh Một vấn đề khác, do pháp luật trước đây chưa có quy định đầy đủ, cụ thể về xác định việc chưa có điều kiện thi hành án, nên việc thi hành án thường thiếu chính xác, dẫn đến từ khâu thụ lý đến kết quả giải quyết thường không chính xác
Trang 5Thứ hai, phải xác định XMĐKTHA là một bước, một quy trình bắt buộc của việc tổ chức thi hành án Vì chỉ khi XMĐKTHA mới có căn cứ, cơ sở để
xác định có điều kiện thi hành hay chưa? Dựa vào kết quả xác minh mà Chấp hành viên hoặc Cơ quan thi hành án có những quyết định tiếp theo
Thứ ba, việc XMĐKTHA đúng pháp luật sẽ có được quyết định đúng pháp luật và ngược lại.
Từ những điều trên đây, khi kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án, Viện kiểm sát cần tâp trung những nội dung sau: Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên đã thực hiện đúng trách nhiệm về việc tổ chức và xác minh điều kiện thi hành án chưa? Có đảm bảo về mặt thời hạn xác minh trong từng trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, thi hành án chủ động không? Nội dung xác minh
có đảm bảo tính trung thực, tính hợp pháp không? Thủ tục và hình thức xác minh? Thành phần tham gia? Việc xác minh tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu ra sao? Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án có căn cứ không? Cơ quan thi hành án đã thực hiện đúng trình tự, thủ tục công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện THA chưa?
Để kiểm sát chặt chẽ những nội dung trên, Viện kiểm sát cần thường xuyên kiểm sát hồ sơ thi hành án thông qua phân công kiểm sát viên kiểm sát việc thụ
lý, giải quyết hồ sơ của từng Chấp hành viên; kiểm sát chặt chẽ các quyết định xác định chưa có điều kiện thi hành án; tổ chức xác minh một số trường hợp nghi có dấu hiệu vi phạm; kiểm sát việc đăng tải thông tin của Cơ quan thi hành án
Khi phát hiện vi phạm, Viện kiểm sát tùy vào mức độ vi phạm mà có biện pháp xử lý thích hợp như: nếu chưa kịp thời xác minh thì yêu cầu xác minh; nếu xác minh không đảm bảo đúng quy định pháp luật thì yêu cầu xác minh lại; trường hợp làm sai kết quả xác minh ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhà nước, đương sự thì phải đề xuất lãnh đạo kháng nghị hủy bỏ; trường hợp xác minh sai
Trang 6vì chạy đua thành tích hoặc lý do khách quan phải đề xuất lãnh đạo viện kiến nghị chấn chỉnh và xử lý người vi phạm; trường hợp có đủ căn cứ thì đề xuất khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự
2 Những vi phạm thường gặp khi kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án
Những vi phạm trong xác minh điều kiện thi hành án thường là:
- Hết thời hạn tự nguyện nhưng Chấp hành viên không tiến hành xác minh: Theo quy định của Luật THADS, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết
thời hạn tự nguyện THA mà người phải THA không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên phải tiến hành xác minh Tuy nhiên, nhiều trường hợp hết thời gian tự nguyện Chấp hành viên cũng không tổ chức tiến hành xác minh Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án nhưng không xác minh theo định kỳ, không tiến hành xác minh khi có thông tin về thi hành án
Trong trường hợp người phải THA chưa có điều kiện THA thì ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải XMĐKTHA nhưng nhiều trường hợp quá
06 tháng thậm chí vài năm Chấp hành viên không tiến hành xác minh Khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin mới về điều kiện THA của người phải THA, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh Tuy nhiên nhiều vụ, khi có thông tin về THA nhưng Chấp hành viên không tiến hành xác minh
- Không thông báo kết quả xác minh cho người được thi hành án: Sau hai
lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện THA thì cơ quan THADS phải thông báo bằng văn bản cho người được THA về kết quả xác minh
- Văn bản ủy quyền xác minh sơ sài, không đôn đốc khi có ủy quyền xác minh: Nhiều việc Chấp hành viên ủy quyền cho cơ quan THADS nơi người phải
THA có tài sản, cư trú, làm việc hoặc có trụ sở để xác minh điều kiện THA,
Trang 7song văn bản uỷ quyền sơ sài, không nêu rõ những vấn đề cần xác minh nên kết quả xác minh không đầy đủ, thiếu khách quan Thêm nữa, Chấp hành viên không đôn đốc khi có yêu cầu xác minh đối với việc xác minh tài sản là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu
- Không xác minh ở cơ quan chức năng đối với tài sản phải đăng ký quyền
sở hữu: Chấp hành viên khi xác minh điều kiện THA thì việc xác minh không cụ
thể tài sản, thu nhập, các điều kiện khác để THA; đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm thì không xác minh tại
cơ quan có chức năng đăng ký tài sản, giao dịch đó Nhiều trường hợp tài sản THA là vật đặc dụng nhưng Chấp hành viên không yêu cầu cơ quan chuyên môn hoặc mời, thuê chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh Việc xác minh đối với tài sản thuộc diện phải đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản thì tùy từng trường hợp cụ thể mà Chấp hành viên căn cứ vào một trong các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc tặng cho, giấy chứng nhận
về quyền sở hữu, sử dụng tài sản
- Biên bản xác minh ghi không đầy đủ: Khi xác minh người phải THA là cơ
quan, tổ chức, Chấp hành viên không trực tiếp xem xét tài sản, sổ sách quản lý vốn, tài sản; xác minh tại cơ quan, tổ chức khác có liên quan đang quản lý, bảo quản, lưu giữ thông tin về tài sản, tài khoản của người phải THA; Biên bản xác minh không có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi tiến hành xác minh Các biên bản xác minh điều kiện THA do các Chấp hành viên lập không xác minh sơ bộ giá trị tài sản trước khi tiến hành thủ tục cưỡng chế kê biên tài sản
Vi phạm của Chấp hành viên trong xác minh điều kiện THA thường thể hiện: Xác minh không rõ hiện trạng tài sản của người phải THA hoặc xác minh
về tài sản chung, tài sản đang có tranh chấp không chi tiết, không rõ ràng Một
số việc THA, mặc dù Chấp hành viên đã tiến hành các tác nghiệp cần thiết và đúng hướng nhằm tổ chức thi hành án kịp thời, đúng pháp luật song việc thông
Trang 8báo, xác minh về THA thực hiện chưa đầy đủ khiến việc thi hành án bị kéo dài hoặc bị đương sự khiếu nại, tố cáo
- Chưa xác minh điều kiện thi hành án: Nhiều Chấp hành viên chưa thực
hiện việc xác minh điều kiện THA theo quy định, từ đó ra các quyết định về THA không đủ căn cứ
- Không tiến hành xác minh lại: Nhiều trường hợp Chấp hành viên không
xác minh lại khi kết quả xác minh của Chấp hành viên và người được THA khác nhau hoặc có kháng nghị của Viện kiểm sát Hoặc có tiến hành xác minh lại nhưng không đúng thời hạn (quá 05 ngày làm việc) kể từ ngày nhận được kết quả xác minh do đương sự cung cấp hoặc nhận được kháng nghị của Viện kiểm sát
- Tiếp nhận thông tin không đầy đủ nhưng không phát hiện ra: Nhiều thông
tin do cơ quan, tổ chức, công chức tư pháp - hộ tịch, địa chính, xây dựng, đô thị
và môi trường, cán bộ, công chức cấp xã khác và cá nhân có liên quan cung cấp nội dung không đầy đủ, thiếu trung thực nhưng Chấp hành viên không phát hiện
để yêu cầu cung cấp bổ sung; bảo hiểm xã hội, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải THA khi nhận được văn bản yêu cầu của Chấp hành viên, đối với thông tin về tài khoản thì không cung cấp kịp thời
- Từ chối cung cấp thông tin nhưng không có văn bản trả lời cho cơ quan Thi hành án dân sự: Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin
hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải THA không cung cấp thông tin kịp thời khi người được THA hoặc người đại diện theo ủy quyền của người được THA có yêu cầu Nhiều trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối cung cấp nhưng không có văn bản trả lời và nêu rõ lý do cho cơ quan THADS
Trang 9- Không phát hiện việc người phải THA kê khai thiếu trung thực: Khi tiến
hành xác minh người phải THA không kê khai trung thực, không cung cấp đầy
đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện THA; không nêu rõ loại, số lượng tiền, tài sản hoặc quyền tài sản; tiền mặt, tiền trong tài khoản, tiền đang cho vay, mượn; giá trị ước tính và tình trạng của từng loại tài sản; mức thu nhập định kỳ, không định kỳ, nơi trả thu nhập; địa chỉ, nơi cư trú của người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng; khả năng và điều kiện thực hiện nghĩa vụ THA nhưng Chấp hành viên không phát hiện
- Không xác minh khi người được thi hành án chết: Đối với trường hợp
đình chỉ THA do người được THA chết mà không có người thừa kế thì phải xác minh qua chính quyền địa phương, cơ quan quản lý hộ khẩu, nơi cư trú hoặc nơi
cư trú cuối cùng của người được THA Kết quả xác minh thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương để người có quyền, nghĩa vụ liên quan biết và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ Hết thời hạn 30 ngày,
kể từ ngày thông báo công khai hợp lệ mà không có người khiếu nại thì được coi
là có căn cứ đình chỉ THA
III Những hạn chế, bất cập của pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án và kiến nghị hoàn thiện
1 Về chủ thể xác minh điều kiện thi hành án
Việc quy định người được THA có trách nhiệm XMĐKTHA của người phải THA thì khi thực hiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bất cập:
Thứ nhất, việc xác minh của người được thi hành án là không đủ cơ sở để
Chấp hành viên quyết định thực hiện thủ tục tiếp theo Mặc dù pháp luật trao quyền xác minh cho người được THA nhưng pháp luật lại có quy định về việc xác minh lại khi Chấp hành viên thấy cần thiết phải xác minh lại Như vậy, trách nhiệm chính vẫn thuộc Chấp hành viên và sẽ không thể dễ dàng công nhận kết quả xác minh của người được THA để tổ chức THA
Trang 10Thứ hai, về am hiểu pháp luật của đại bộ phận người dân nước ta còn hạn
chế Bên cạnh đó, cơ quan THADS ở nước ta chưa có một tổ chức chuyên nghiệp để giúp người dân thực hiện công việc này Do vậy, kết quả xác minh nếu
có cũng chưa đủ cơ sở pháp lý để Chấp hành viên công nhận và thi hành
Thứ ba, việc minh bạch tài sản ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập Thực
tiễn cho thấy, ngay cả khi Chấp hành viên thực hiện việc XMĐKTHA cũng gặp không ít khó khăn Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin thường từ chối cung cấp với nhiều lý do và việc từ chối khó để quy trách nhiệm Như vậy, người được THA tiến hành XMĐKTHA sẽ gặp khó khăn nhiều hơn
Vì vậy, vần sửa đổi quy định của pháp luật theo hướng mở hơn so với quy định hiện hành, tức là người được THAcó quyền XMĐKTHA nhưng không phải mang tính bắt buộc Người được THA có quyền yêu cầu Chấp hành viên XMĐKTHA khi cần thiết
2 Về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xác minh điều kiện thi hành án
Trong thực tiễn công tác THADS, việc phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức,
cá nhân nắm giữ thông tin về tài sản, điều kiện THA của người phải THA với Chấp hành viên, cơ quan THADS và với người được THA khi XMĐKTHA vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập ảnh hưởng đến tiến độ hiệu quả giải quyết việc THA của Chấp hành viên, cơ quan THA và ảnh hưởng đến việc XMĐKTHA
Để giải quyết xong hoàn toàn một việc THADS phức tạp, Chấp hành viên phải thực hiện nhiều thủ tục, liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau, từ việc thông báo, tống đạt, các giấy tờ, quyết định THA, xác minh điều kiện nhân thân, tài sản của các đương sự và áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế THA Chỉ một trong các khâu phối hợp thực hiện không tốt sẽ ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết THA, do vậy, Chấp hành viên, cơ quan THADS rất cần sự phối hợp có trách nhiệm của các cơ quan hữu quan, các tổ chức đoàn thể trong