1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẶC điểm KHỐI TIỂU cầu gạn TÁCH từ một NGƯỜI CHO và HIỆU QUẢ điều TRỊ TRÊN một số BỆNH có GIẢM TIỂU cầu tại BỆNH VIỆN hữu NGHỊ VIỆT TIỆP năm 2018

87 128 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Kỹ thuật tách tiểu cầu từ một người cho bằng máy tách tự động là một kỹ thuật mới, được các hãng như Hemonetics, Fresenius, Cobe Technology,Amicus phát triển với những đặc tính riêng

Trang 1

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

§ÆC §IÓM KHèI TIÓU CÇU G¹N T¸CH Tõ MéT

NG¦êI CHO

Vµ HIÖU QU¶ §IÒU TRÞ TR£N MéT Sè BÖNH Cã

GI¶M TIÓU CÇU T¹I BÖNH VIÖN H÷U NGHÞ VIÖT TIÖP N¡M 2018

Chuyên ngành : Huyết học-Truyền máu

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguyễn Quang Tùng

Trang 3

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:

Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội

Bộ môn Huyết học - Truyền máu Trường Đại học Y Hà Nội

Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp

Trung tâm Huyết học - Truyền máu Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp

Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS Phạm Quang Vinh –

chủ nhiệm Bộ môn Huyết Học Truyền Máu, Trường Đại học Y Hà Nội, người đã luôn quan tâm, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình học tập tại

bộ môn, thầy cũng đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tôi học tập và thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS TS Nguyễn Quang Tùng – bộ môn Huyết học Truyền máu Trường Đại học Y Hà Nội, TS Hoàng Văn Phóng – Giám đốc Trung tâm

-Huyết học – Truyền máu, bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp đã hết lòng dìu dắt, hướng dẫn

và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu khoa học, giúp tôi được bổ sung những kiến thức về cả chuyên môn và nghiên cứu khoa học.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bác sỹ, kỹ thuật viên và nhân viên Trung tâm Huyết học – Truyền máu, khoa Sinh hóa; bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên các khoa Hồi sức tích cực ngoại, Hồi sức tích cực nội, Hồi sức Yêu cầu, Huyết học Miễn dịch lâm sàng bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn.

Tôi xin cảm ơn các bệnh nhân đã tham gia nghiên cứu của chúng tôi, góp phần giúp đỡ tôi có thể tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài.

Cuối cùng tôi xin dành tất cả lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, anh chị em, những người thân trong gia đình và bạn bè thân thiết đã luôn khuyến khích, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2018

Nguyễn Thị Thu Hiền

Trang 4

Tôi là Nguyễn Thị Thu Hiền, học viên chuyên khoa II khóa 30 – Trường

Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, xin cam đoan:

1 Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn

của PGS.TS Nguyễn Quang Tùng và TS Hoàng Văn Phóng.

2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã đượccông bố tại Việt Nam

3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung

thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơinghiên cứu

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết nàyTôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này

Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2018

Nguyễn Thị Thu Hiền

Trang 5

AABB American association of Blood Bank

(Hiệp hội Ngân hàng máu Hoa Kỳ)

CFU-GEMM Conony Forming Unit – Granulocyte Erythrocyte Monocyte

Megacaryocyte

(Tổ chức quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ)

(Lượng Huyết sắc tố trung bình hồng cầu)

(Nồng độ Huyết sắc tố trung bình hồng cầu)

Trang 6

1.1.1 Đặc điểm sinh sản của tiểu cầu 3

1.1.2 Cấu trúc tiểu cầu 4

1.1.3 Hóa sinh tiểu cầu 6

1.1.4 Các yếu tố tiểu cầu 7

1.1.5 Chức năng của tiểu cầu 8

1.1.6 Mối liên quan giữa tiểu cầu và hệ thống đông máu 9

1.2 Khối tiểu cầu gạn tách 9

1.2.1 Tuyển chọn người hiến tiểu cầu 9

1.2.2 Gạn tách tiểu cầu bằng máy tách tế bào tự động 11

1.2.3 Tiêu chuẩn khối tiểu cầu gạn tách từ một người cho bằng máy tách tự động 12

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tiểu cầu bảo quản: 13

1.3 Sử dụng khối tiểu cầu trong lâm sàng 17

1.3.1 Chỉ định 17

1.3.2 Đánh giá hiệu quả sau khi truyền khối tiểu cầu: 17

1.4 Tình hình nghiên cứu khối tiểu cầu bảo quản và hiệu quả sử dụng tiểu cầu gạn tách ở Việt Nam 18

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Đối tượng nghiên cứu 19

2.1.1 Đơn vị tiểu cầu từ một người cho bằng máy tách tế bào tự động 19

2.1.2 Người bệnh được truyền khối tiểu cầu gạn tách 19

2.2 Phương pháp nghiên cứu 20

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu 20

2.2.2 Nội dung nghiên cứu 20

2.3 Địa điểm nghiên cứu 22

Trang 7

2.6 Đạo đức trong nghiên cứu 23

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24

3.1 Đặc điểm khối tiểu cầu gạn tách, thay đổi chỉ số huyết học - hóa sinh qua thời gian bảo quản 24

3.1.1 Đặc điểm người hiến tiểu cầu gạn tách 24

3.1.2 Thay đổi chỉ số huyết học của khối tiểu cầu gạn tách: 29

Chương 4: BÀN LUẬN 43

4.1 Đặc điểm khối tiểu cầu gạn tách, thay đổi chỉ số huyết học - hóa sinh qua thời gian bảo quản 43

4.1.1 Đặc điểm người hiến tiểu cầu gạn tách 43

4.1.2 Thay đổi chỉ số huyết học của các đơn vị khối tiểu cầu gạn tách 48

4.1.3 Thay đổi một số chỉ số hóa sinh qua thời gian bảo quản khối tiểu cầu 50

4.2 Hiệu quả sử dụng khối tiểu cầu gạn tách trên một số bệnh giảm tiểu cầu 55

KẾT LUẬN 63

KIẾN NGHỊ 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

Bảng 3.1 Đặc điểm người hiến tiểu cầu gạn tách 24 Bảng 3.2 Mối liên quan của cân nặng người hiến với số lượng tiểu cầu

gạn tách được 28 Bảng 3.3 Mối liên quan của số lượng tiểu cầu của người hiến với số

lượng tiểu cầu gạn tách được 28 Bảng 3.4 Các chỉ số huyết học của đơn vị tiểu cầu ngay sau gạn tách 29 Bảng 3.5 Thay đổi số lượng hồng cầu qua thời gian bảo quản 30 Bảng 3.6 Thay đổi số lượng bạch cầu qua thời gian bảo quản 30 Bảng 3.7 Thay đổi số lượng tiểu cầu qua thời gian bảo quản 31 Bảng 3.8 : Chỉ số hóa sinh của đơn vị khối tiểu cầu ngay sau gạn tách 31 Bảng 3.9 Thay đổi pH của khối tiểu cầu qua thời gian bảo quản 32 Bảng 3.10 Thay đổi nồng độ Glucose của KTC qua thời gian bảo quản 33 Bảng 3.11 Thay đổi nồng độ Protein của KTC qua thời gian bảo quản 34 Bảng 3.12 Thay đổi nồng độ ion Na + của KTC qua thời gian bảo quản 34 Bảng 3.13 Thay đổi nồng độ ion K + của KTC qua thời gian bảo quản 35 Bảng 3.14 Thay đổi nồng độ ion Ca + của KTC qua thời gian bảo quản 35 Bảng 3.15 Phân bố nhóm bệnh nghiên cứu 36 Bảng 3.16 Số lượng tiểu cầu được truyền cho người bệnh 37 Bảng 3.17 So sánh số lượng tiểu cầu của nhóm xuất huyết giảm tiểu cầu

trước và sau truyền tiểu cầu 38 Bảng 3.18 So sánh số lượng tiểu cầu của nhóm Lơ xe mi cấp trước và

sau truyền tiểu cầu 39 Bảng 3.19 So sánh số lượng tiểu cầu nhóm Suy tủy xương trước và sau

truyền tiểu cầu 40 Bảng 3.20 So sánh số lượng tiểu cầu của nhóm Đa chấn thương trước và

sau truyền tiểu cầu 41

Bảng 3.21 So sánh số lượng tiểu cầu của nhóm sốc nhiễm khuẩn trước và sau

truyền tiểu cầu 42

Trang 9

Biểu đồ 3.1: Phân bố nhóm máu người hiến tiểu cầu gạn tách 25 Biểu đồ 3.2 Phân bố quê quán của người hiến tiểu cầu 25 Biểu đồ 3.3 Biểu đồ phân bố độ tuổi của người hiến tiểu cầu 26 Biểu đồ 3.4: Biểu đồ phân bố số lượng tiểu cầu người hiến tiểu cầu gạn tách26 Biểu đồ 3.5: Biểu đồ phân bố số lượng tiểu cầu thu nhận được 27 Biểu đồ 3.6 Mối tương quan giữa nồng độ Glucose và độ pH trong khối

tiểu cầu bảo quản ngày thứ 5 33

Biểu đồ 3.7 Phân bố nhóm bệnh lý giảm tiểu cầu nghiên cứu 36

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ sinh tiểu cầu 3

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ những năm đầu thế kỷ 20, khi Karl Lansteiner và Decastello tìm ra hệnhóm máu ABO và Rh đã mở ra một kỷ nguyên truyền máu cho nhân loại.Trải qua hơn một thế kỷ, nhờ phát hiện thêm nhiều nhóm máu khác của hệhồng cầu ngoài nhóm máu ABO, ngành truyền máu đã phát triển mạnh mẽ.Đặc biệt là nguyên tắc “Truyền máu hiện đại” là chỉ định đúng, hợp lý, truyềnđúng, truyền đủ, cần gì truyền nấy, không cần không truyền đã mang lại hiệuquả cao nhất trong điều trị cho người bệnh

Tiểu cầu là một trong ba loại tế bào máu được sinh ra từ các mẫu tiểucầu ở tuỷ xương Tiểu cầu có chức năng quan trọng trong cầm máu và chốngchảy máu nhờ các tính chất đặc thù như: tập trung thành từng đám dính chặtvào thành mạch nơi bị tổn thương và thoái hoá chất nhầy để giải phóng ra yếu

tố hoạt hóa đông máu Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu

và bảo vệ thành mạch Thiếu tiểu cầu gây nên những bệnh cảnh chảy máu rất

đa dạng

Ngay từ những năm 50 của thế kỷ 20, khối tiểu cầu đã được tách ra từnhững đơn vị máu toàn phần Đến thập niên 80, việc điều chế ra chế phẩmkhối tiểu cầu càng được phát triển hơn, bắt đầu có những khối tiểu cầu đượcgạn tách từ một người cho Đến nay, truyền khối tiểu cầu từ một người chobằng máy tách tự động là một phương pháp điều trị rất có hiệu quả đối vớinhững người bệnh bị giảm tiểu cầu [37],[44]

Kỹ thuật tách tiểu cầu từ một người cho bằng máy tách tự động là một

kỹ thuật mới, được các hãng như Hemonetics, Fresenius, Cobe Technology,Amicus phát triển với những đặc tính riêng của mỗi loại máy nhưng đã manglại hiệu quả cao trong chiết tách khối tiểu cầu

Trang 11

Chỉ định truyền máu và các chế phẩm máu cần đảm bào hòa hợp về mặtmiễn dịch cũng như mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh Giảm sốlượng tiểu cầu gặp ở nhiều nhóm bệnh khác nhau như: xuất huyết giảm tiểucầu vô căn, suy tủy xương, lơ xê mi cấp, đa chấn thương, rối loạn đông máu Truyền khối tiểu cầu từ một người cho bằng máy tách tế bào tự động đã đượcchỉ định cho người bệnh có giảm tiểu cầu một cách thường xuyên hơn trongnhững năm gần đây.

Ở Việt Nam, kỹ thuật tách tiểu cầu từ máy tách tế bào tự động đã đượcthực hiện từ những năm đầu của thế kỷ 21 tại các trung tâm Truyền máu lớnnhư Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh đã mang đến những lợi ích lớncho người bệnh, cải thiện đáng kể trong điều trị các bệnh lý giảm tiểu cầu.Tại Hải Phòng, Trung tâm Huyết học-Truyền máu bệnh viện Hữu nghịViệt Tiệp đã thực hiện kỹ thuật tách tiểu cầu từ một người cho bằng máy tách

tế bào máu tự động (sau đây gọi là khối tiểu cầu gạn tách) từ năm 2010, đảmbảo cung cấp chế phẩm khối tiểu cầu có chất lượng cho người bệnh, giúp chocông tác cấp cứu và điều trị người bệnh đạt hiệu quả cao hơn, kéo dài thờigian sống và chất lượng cuộc sống cho người bệnh, đặc biệt giảm tối đa cácbiến chứng do giảm tiểu cầu gây ra

Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khối tiểu cầu trongquá trình bảo quản, đồng thời đánh giá hiệu quả sử dụng khối tiểu cầu máy

khi điều trị cho người bệnh, chúng tôi tiến hành đề tài “Đặc điểm khối tiểu

cầu gạn tách từ một người cho và hiệu quả điều trị trên một số bệnh có giảm tiểu cầu tại bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp, năm 2018” nhằm những

mục tiêu sau đây:

1 Nghiên cứu đặc điểm và sự thay đổi một số chỉ số huyết học và hóa sinh trong bảo quản khối tiểu cầu từ một người cho bằng máy tách tế bào tự động Amicus.

2 Nhận xét hiệu quả sử dụng khối tiểu cầu từ một người cho trên một số bệnh có giảm tiểu cầu tại bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2018.

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Đặc điểm sinh lý, sinh hóa của tiểu cầu

Tiểu cầu là một loại tế bào có kích thước nhỏ, không nhân, lưu hànhtrong máu, có hoạt động chuyển hóa mạnh và đóng vai trò quan trọng trongquá trình cầm máu và đông máu

1.1.1 Đặc điểm sinh sản của tiểu cầu

Quá trình sinh tiểu cầu là quá trình sinh sản và biệt hóa từ tế bào gốc vạnnăng theo sơ đồ sau:

( HSC: hemopoietic stem cells, MTC: mẫu tiểu cầu, TC: tiểu cầu)

Hình 1.1: Sơ đồ sinh tiểu cầu [11]

Mẫu tiểu cầu trưởng thành ở tuổi sinh tiểu cầu là tế bào máu lớn nhấttrong các tế bào máu ở tủy xương, với nhân rất to, nhiều múi, nguyên sinhchất rộng, chứa nhiều hạt Tủy xương có thể tái tạo 108 mẫu tiểu cầu (MTC) mỗingày [42],[60] Mỗi MTC có thể sinh được 2.000 đến 5.000 tiểu cầu (TC) [42]

Số lượng tiểu cầu bình thường ở máu ngoại vi là từ 150 đến 450 G/l Đờisống trung bình của tiểu cầu là 10 ngày Sau khi được sinh ra tại các xoangtủy xương, tiểu cầu ra máu ngoại vi, 2/3 lưu hành ở máu ngoại vi, 1/3 giữ lạiở lách [22],[34],[47] Hầu hết tiểu cầu được loại bỏ ở lách và gan sau quátrình lão hóa, nhưng một phần nhỏ liên tục bị loại bỏ tham gia duy trì tínhtoàn vẹn của mạch máu

Trang 13

1.1.2 Cấu trúc tiểu cầu

Tiểu cầu là những mảnh nguyên sinh chất hình đĩa mỏng có đường kính

từ 2 đến 4 µm, thể tích khoảng 5 đến 19 µm3, lưu hành trong máu với sốlượng khoảng 150-450 G/L [48] Tiểu cầu có một cấu trúc khá phức tạp baogồm: màng, hệ thống ống ngoại vi, hệ ống dày đặc, hệ thống hạt và các kênhmở lưu thông với bên ngoài

1.1.2.1 Cấu trúc màng

Có cấu trúc gần giống màng các tế bào máu khác, dày khoảng 50-80 Å,

có hai lớp bao quanh tiểu cầu:

+ Lớp màng ngoài: với thành phần chính là glycoprotein, glycolipid,mucopolysaccarit và các protein của huyết tương dính bám

+ Lớp màng bào tương: gồm 3 lá, hai lá ngoài là phospholipid, lá giữachứa cholesterol, glycolipid và glycoprotein Màng này còn chứa bơm ion

Na+/K+ giữ vai trò kiểm soát môi trường ion bên trong tiểu cầu [48]

Màng tiểu cầu có một số glycoprotein quan trọng đóng vai trò như cácreceptor bề mặt, đồng thời là nơi diễn ra một số hoạt động đông máu của tiểu cầu:+ Glycoprotein Ib: là protein xuyên màng chính của tiểu cầu, trọnglượng phân tử khoảng 140 kDa, Protein này gắn với yếu tố von Willebrandcần thiết cho hiện tượng dính, bước đầu tiên cho hàng loạt hoạt động của tiểu cầu.+ Glycoprotein IIb-IIIa: là phức hợp protein màng phụ thuộc chặt chẽvào ion Ca++, hoạt động như một receptor với Fibrinogen Việc gắn vớiFibrinogen cần thiết để tiểu cầu ngưng tập [23]

1.1.2.2 Hệ thống ống và vi sợi:

 Các vi ống: nằm ngang cạnh màng tiểu cầu, tạo nên khung đỡ tiểu cầu

và tham gia vào hoạt động co rút khi tiểu cầu bị kích thích

 Các vi sợi: liên hệ chặt chẽ với các vi ống, tham gia vào hoạt động giảtúc của tiểu cầu

Trang 14

1.1.2.3 Hệ thống ống dày đặc

Là một khối vật chất vô định hình, là kho dự trữ Canxi của tiểu cầu (rấtquan trọng cho hoạt động của tiểu cầu) Đây cũng là nơi tổng hợp enzymCyclooxygenase và prostaglandine của tiểu cầu

1.1.2.4 Các hạt

Tiểu cầu có rất nhiều hạt, chứa nhiều chất sẽ được tiết ra khi tiểu cầungưng tập và tham gia vào quá trình ngưng tập Người ta chia các hạt thành 3nhóm với các thành phần chứa bên trong như sau [18]:

+ Các hạt sẫm: nhiều nhất, hình bầu dục, kích thước 120-130 µm

Các chất điều biến phát triển (Growth modulators)

− Yếu tố phát triển nguồn gốc từ tiểu cầu;

− Peptid hoạt hóa tổ chức liên kết;

Trang 15

Các yếu tố đông máu:

− Chất ức chế C1

− Kininogen trọng lượng phân tử cao

− Chất ức chế hoạt hóa plasminogen

1.1.3 Hóa sinh tiểu cầu

Tiểu cầu có hoạt động hô hấp mạnh với thương số hô hấp gần bằng 1,lớn hơn thương số hô hấp của hồng cầu (0.02), nhưng thường nhỏ hơn rấtnhiều so với các tế bào có nhân (10-30) Nước chiếm khoảng 86% trọnglượng tiểu cầu, gluxit chiếm 8,5 trọng lượng khô của tiểu cầu Tất cả cácenzym cần cho quá trình phân giải glucose (bằng đường kỵ khí và ái khí đều

có trong tiểu cầu)

Quá trình dị hóa gluxit chủ yếu theo đường kỵ khí, tạo thành ATP vàNADPH, trong đó ATP là nguồn năng lượng chính của tiểu cầu (được sử dụngcho các hoạt động chức năng như dính bám, ngưng tập và co cục) và NADPHđược dùng cho các phản ứng tổng hợp [19] [47]

1.1.4 Các yếu tố tiểu cầu [18]

hoạt hóa Prothrombin thành Thrombin, được Ware và

Trang 16

cộng sự phát hiện năm 1948.

− Yếu tố 2: Là yếu tố có tác dụng rút ngắn thời gian đông của

Fibrinogen dưới tác dụng của Thrombin

− Yếu tố 3: Rất cần để hình thành Thromboplastin nội sinh bằng

cách tương tác với các yếu tố chống Hemophilia, và xúctác cho quá trình chuyển Prothrombin thành Thrombin

có tác dụng trung hòa hoạt tính chống đông củaHeparin

Fibrinogen

− Yếu tố 6: Là yếu tố chống tiêu sợi huyết

− Yếu tố 7: Là đồng yếu tố với Thromboplastin, có khả năng chuyển

Thromboplastin thành Thrombin

− Yếu tố 8: Là yếu tố chống Thromboplastin của tiểu cầu

− Yếu tố 9: Là yếu tố co rút, tạo điều kiện cho sự co cục máu được

tốt hơn

− Yếu tố 10: Là Serotonin do tiểu cầu hấp thu được, có tác dụng gây

co mạch do kích thích cơ trơn, đồng thời còn có khảnăng hoạt hóa hệ thống tiêu Fibrin, do đó có khả năngtiêu cục huyết khối

− Yếu tố 11: Là Thromboplastin của tiểu cầu

− Yếu tố 12: Chính là yếu tố XIII của huyết tương, do tiểu cầu hấp

phụ lên bề mặt của nó

− Yếu tố 13: Là ADP

1.1.5 Chức năng của tiểu cầu

Chức năng chủ yếu của tiểu cầu là sự hình thành các nút cầm máu banđầu tại các vị trí tổn thương của thành mạch nhằm ngăn chặn hiện tượng chảymáu Tiểu cầu thực hiện được chức năng này nhờ:

1.1.5.1 Khả năng hấp phụ và vận chuyển các chất

Tiểu cầu có khả năng hấp phụ các chất trong huyết tương và của các tếbào nội mô (serotonin, adrenalin, các yếu tố đông máu huyết tương…), nhờ

Trang 17

đó các chất cần thiết cho quá trình đông cầm máu được vận chuyển đếnnhững nơi cần thiết để thực hiện nhiệm vụ [18] [22] [47].

1.1.5.2 Khả năng kết dính

Bình thường, với thành mạch không bị tổn thương, tế bào nội mô sẽ tiết

ra Prostacyclin (Prostaglandin I2) có tác dụng ức chế chức năng tiểu cầu Khithành mạch bị tổn thương, lớp tế bào nội mô sẽ bộc lộ lớp dưới nội mô, tiểucầu sẽ tập trung rất nhanh và dính bám vào các sợi collagen của tổ chức liên kếtngay tại miệng vết thương Sự dính bám này không hồi phục và có sự tham giacủa các yếu tố huyết tương, GPIb, GPIIb/IIIa, yếu tố vWF, fibonectin,thrombospondin… không cần sự có mặt của Canxi, Magie [18] [22] [47]

1.1.5.3 Khả năng ngưng tập

Tiểu cầu sau khi dính vào lớp dưới nội mô sẽ bị hoạt hóa, biến đổi hìnhthái từ hình đĩa sang hình cầu gai, giải phóng một loạt các chất chứa trong cáchạt trong bào tương như serotonin, adrelanin, histamin, yếu tố 3 tiểu cầu…Quá trình này được thực hiện nhờ năng lượng do thoái hóa ATP thành ADP.Khi tiểu cầu bị hoạt hóa và biến đổi hình thái, lớp màng bị dịch chuyển sẽ làmbộc lộ các yếu tố GPIb, GPIIb/IIIa, các yếu tố này sẽ gắn với các proteinhuyết tương như fibrinogen, von Willebrand, fibronectin, mà chủ yếu làfibrinogen (do fibrinogen có nồng độ cao nhất trong huyết tương, và GPIb,GPIIb/IIIa có ái lực mạnh nhất với fibrinogen) Như vậy, fibrinogen đóng vaitrò một cầu nối, qua liên kết giữa fibrinogen với GPIb, GPIIb/IIIa của các tiểucầu tạo nên sự ngưng tập Đồng thời ADP được giải phóng sẽ lại kích thíchquá trình ngưng tập Quá trình hoạt hóa và ngưng tập diễn ra liên tục đến khihình thành được nút tiểu cầu [18] [22] [47]

1.1.5.4 Khả năng biến dạng và phóng thích các chất

Với sự tham gia của Thrombin, collagen (cần có năng lượng của tiểucầu), khả năng này đóng vai trò quan trọng để tạo thành đinh cầm máu tại chỗmạch máu bị tổn thương [18] [22] [47]

Trang 18

1.1.6 Mối liên quan giữa tiểu cầu và hệ thống đông máu

+ Các yếu tố đông máu có chứa trong tiểu cầu gồm: fibrinogen, vWF,yếu tố V và yếu tố XIII Các yếu tố này được phóng thích trong giai đoạn chếtiết sẽ tương tác với tiểu cầu và cả hệ thống đông máu nội sinh

+ Tiểu cầu tham gia vào quá trình đông máu: tiểu cầu cung cấp bề mặtđiện tích âm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt hóa yếu tố XIII, là bước đầutiên trong dòng thác đông máu Tiểu cầu còn gắn với yếu tố Xa làm tăng tốc

độ hoạt hóa Prothrombin (người ta thấy là receptor của yếu tố Xa trên màngtiểu cầu thực ra là yếu tố Va) Bên cạnh đó, yếu tố vWF ngoài vai trò tronghiện tượng dính của tiểu cầu còn liên quan đáng kể đến đông máu qua phức

hệ yếu tố VIII, làm ổn định hoạt tính đông máu của yếu tố này [18] [22] [47]

1.2 Khối tiểu cầu gạn tách

1.2.1 Tuyển chọn người hiến tiểu cầu [24]

Người hiến tiểu cầu bằng phương pháp gạn tách tế bào tự động (sau đâygọi là người hiến tiểu cầu máy - NHTCM) đóng vai trò quan trọng trong điềuchế và sử dụng chế phẩm tiểu cầu máy an toàn, hiệu quả

Người hiến tiểu cầu máy cũng là những người hiến máu, tuy nhiên họtham gia hiến thành phần máu Chính vì vậy, việc khám tuyển chọn họ cũngphải tuân theo quy định về khám tuyển chọn người hiến máu theo thông tư26/2013/TT-BYT ngày 16/9/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn hoạt độngtruyền máu

Tiêu chuẩn người hiến máu:

Người hiến máu là người có đủ tiêu chuẩn về tuổi, sức khỏe và các điềukiện khác, cụ thể như sau:

1 Tuổi: từ đủ 18 tuổi đến 60 tuổi

2 Sức khỏe:

a) Người có cân nặng ít nhất là 42 kg đối với phụ nữ, 45 kg đối với namgiới được phép hiến máu toàn phần; người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45

Trang 19

kg được phép hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần; người có cânnặng 45 kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cânnặng và không quá 500ml mỗi lần.

b) Người có cân nặng ít nhất là 50 kg được phép hiến các thành phầnmáu bằng gạn tách; người hiến máu có thể hiến một hoặc nhiều thành phầnmáu trong mỗi lần gạn tách, nhưng tổng thể tích các thành phần máu hiếnkhông quá 500 ml; Người có cân nặng ít nhất là 60 kg được phép hiến tổngthể tích các thành phần máu hiến mỗi lần không quá 650 ml

c) Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính về thần kinh, tâm thần,

hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, gan mật, nội tiết, máu và tổ chức tạomáu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng nặng; không mang thaivào thời điểm đăng ký hiến máu (đối với phụ nữ); không có tiền sử lấy, hiến,ghép bộ phận cơ thể người; không nghiện ma tuý, nghiện rượu; không cókhuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại Luật Ngườikhuyết tật; không sử dụng một số thuốc được quy định tại Phụ lục 1 ban hànhkèm theo Thông tư này; không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, cácbệnh lây truyền qua đường tình dục tại thời điểm đăng ký hiến máu;

d) Lâm sàng:

- Tỉnh táo, tiếp xúc tốt;

- Huyết áp tâm thu trong khoảng từ 100 mmHg đến dưới 160 mmHg vàtâm trương trong khoảng từ 60 mmHg đến dưới 100 mmHg;

- Nhịp tim đều, tần số trong khoảng từ 60 lần đến 90 lần/phút;

- Không có một trong các biểu hiện sau: gày, sút cân nhanh (trên 10% cânnặng cơ thể trong thời gian 6 tháng); da xanh, niêm mạc nhợt; hoa mắt, chóngmặt; vã mồ hôi trộm; hạch to xuất hiện nhiều nơi; sốt; phù; ho, khó thở; tiêuchảy; xuất huyết các loại; có các tổn thương, dấu hiệu bất thường trên da

đ) Xét nghiệm:

- Đối với người hiến máu toàn phần và hiến các thành phần máu bằng

Trang 20

gạn tách: nồng độ hemoglobin phải đạt ít nhất bằng 120 g/l; nếu hiến máutoàn phần thể tích trên 350 ml phải đạt ít nhất 125 g/l.

- Đối với người hiến huyết tương bằng gạn tách: nồng độ protein huyếtthanh toàn phần phải đạt ít nhất bằng 60g/l và được xét nghiệm trong thờigian không quá 01 tháng;

- Đối với người hiến tiểu cầu, bạch cầu hạt, tế bào gốc bằng gạn tách: sốlượng tiểu cầu phải lớn hơn hoặc bằng 150109/l

3 Ngoài các tiêu chuẩn quy định nêu trên, việc được hiến máu do bác sỹkhám tuyển chọn người hiến máu xem xét, quyết định

1.2.2 Gạn tách tiểu cầu bằng máy tách tế bào tự động:

- Nguyên lý kỹ thuật của máy gạn tách thành phần tế bào máu:

Do các thành phần của máu có tỷ trọng, kích thước và độ nhớt khác nhaunên ly tâm sẽ phân tách thành các lớp khác nhau Máy gạn tách thành phầnmáu sẽ lấy máu ra khỏi cơ thể, trộn với chất chống đông và đưa vào hệ thống

ly tâm, phân tách ra các lớp và gạn tách thành phần theo yêu cầu và trả lại cơthể các thành phần còn lại một cách tự động dựa trên phần mềm của máy đãlập trình

- Phân loại máy

Căn cứ vào kỹ thuật ly tâm dòng chảy liên tục hay không, người ta phânthành hai loại máy:

+ Máy sử dụng kỹ thuật ly tâm dòng chảy không liên tục, máy sử dụng

kỹ thuật này xử lý máu theo nhiều chu kỳ, mỗi chu kỳ hoạt động bao gồm: lấy

ra một thể tích máu nhất định, ly tâm phân tách máu ra các thành phần khácnhau (hồng cầu, bạch cầu, huyết tương …), lấy một thành phần rồi sau đó trảcác thành phần còn lại về cho người hiến máu Các chu kỳ lặp lại cho đến khiđạt được lượng thành phần gạn tách theo yêu cầu

+ Máy sử dụng kỹ thuật ly tâm dòng chảy liên tục, máy sử dụng kỹ thuật

Trang 21

này thực hiện đồng thời, liên tục các hoạt động gồm: lấy máu ra từ một vị trítĩnh mạch, ly tâm phân tách các thành phần khác nhau, gạn tách một thànhphần theo yêu cầu và trả lại các thành phần còn lại về một tĩnh mạch khác nhờ

hệ thống bơm cho từng đường đi của các thành phần máu

Một số thiết bị gạn tách được sử dụng chủ yếu hiện nay:

− Loại sử dụng kỹ thuật dòng chảy không liên tục: hệ thống phổ biến là

Heamonetic, các thành phần có thể thu được là tiểu cầu, bạch cầu hạt trungtính, bạch cầu đơn nhân, có thể cả hồng cầu và huyết tương [43]

− Loại sử dụng kỹ thuật dòng chảy liên tục:

Có nhiều loại thiết bị sử dụng nguyên lý này như:

+ CaridianBCT: COBE Spectra, Trima, Trima Accel, Spectra Optia

+ Fenwal: Amicus, Alyx

+ Fresenius: AS 104, Comtec

Máy có thể gạn tách được nhiều loại khác nhau như: huyết tương, gạnbạch cầu, gạn tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi, khối tiểu cầu Máy đượcđánh giá là một thiết bị tốt đặc biệt trong việc gạn tách tế bào gốc tạo máu [43]

1.2.3 Tiêu chuẩn khối tiểu cầu gạn tách từ một người cho bằng máy tách

tự động

Được quy định tại thông tư 26/2013/TT-BYT ngày 16/9/2013 của Bộ Y

tế về việc hướng dẫn hoạt động truyền máu [24]

1 Khối tiểu cầu gạn tách là khối tiểu cầu lấy trực tiếp từ người hiến máubằng máy tách tế bào tự động

2 Tiêu chuẩn và kiểm tra chất lượng:

Thực hiện kiểm tra chất lượng (với số lượng mẫu lấy ngẫu nhiên theo tỷ

lệ 10% tổng số đơn vị được gạn tách) về các tiêu chuẩn sau:

a) Thể tích mỗi đơn vị không dao động quá 15% thể tích ghi trên nhãn; b) Mỗi đơn vị khối tiểu cầu gạn tách (250 ml) có số lượng tiểu cầu tối

Trang 22

thiểu 300×109 ; trong trường hợp khối tiểu cầu gạn tách có thể tích 120 mlđến dưới 250 ml có số lượng tiểu cầu tối thiểu 150×109 ;

c) Nồng độ tiểu cầu phải thấp hơn 1500 G/L;

d) Độ pH phải đạt từ 6,4 đến 7,4 và nuôi cấy phát hiện vi khuẩn phải âmtính vào cuối thời gian bảo quản

3 Điều kiện bảo quản và hạn sử dụng: theo khuyến nghị của nhà sảnxuất túi lấy tiểu cầu, nhưng không quá 5 ngày kể từ ngày gạn tách tiểu cầu khibảo quản ở nhiệt độ từ 200C đến 240C, kèm lắc liên tục

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tiểu cầu bảo quản:

1.2.4.1 Người hiến tiểu cầu

+ Số lượng tiểu cầu trong đơn vị khối tiểu cầu được truyền ảnh hưởngđến tiểu cầu phục hồi trong người bệnh và cho phép kéo dài khoảng cách giữacác lần truyền tiểu cầu Xác định các yếu tố của người hiến tiểu cầu ảnhhưởng đến sản lượng tiểu cầu thu hoạch được giúp cho việc lựa chọn ngườihiến tiểu cầu đạt yêu cầu Một số nghiên cứu chỉ ra rằng: phụ nữ cho năngsuất tiểu cầu cao hơn nam giới [30], [40], [50], số lượng tiểu cầu thu được cótương quan thuận với số lượng tiểu cầu của người hiến, tuổi của người hiến,tương quan nghịch với lượng huyết sắc tố, cân nặng của người hiến

+ Chaudhay RK (2006), nghiên cứu các yếu tố từ người hiến tiểu cầuảnh hưởng tới sản lượng khối tiểu cầu gạn tách trên hai hệ thống dòng chảyliên tục và không liên tục kết luận: có một mối quan hệ trực tiếp giữa sốlượng tiểu cầu người hiến và số lượng tiểu cầu thu được, không có sự tươngquan như vậy với huyết sắc tố, giới tính, tuổi và cân nặng của người hiến

1.2.4.2 Nhiệt độ bảo quản

 Điều kiện nhiệt độ thích hợp sẽ làm cho các tiểu cầu ở trạng thái nghỉ,không hoạt hóa vì vậy chúng có thể duy trì các chức năng và sự sống cho đến

Trang 23

khi được sử dụng Nhiệt độ thích hợp nhất cho bảo quản tiểu cầu là 200C

 Chức năng tiểu cầu được duy trì mức bình thường khi bảo quản ở

220C trong 7 ngày, nhưng không duy trì được khi bảo quản tại nhiệt độ 160C ởngày thứ 7 [53] [58]

 Nhiệt độ bảo quản cũng ảnh hưởng đáng kể đến phản ứng ngưng tậptiểu cầu Nhiệt độ bảo quản 220C, tiểu cầu ngưng tập tốt hơn bảo quản ở nhiệt

độ 370C Tiểu cầu ngưng tập tốt hơn khi được bảo quản trong điều kiện lạnh.Bảo quản tiểu cầu ở nhiệt độ 40C khả năng tồn tại rất kém trong cơ thể, một

cơ chế tiêu hủy các tiểu cầu bảo quản lạnh là thụ thể αMβ2 trên tế bào đạithực bào gan nhận ra nhóm βGIcNAc trên các thụ thể GPIbα của các tiểu cầuđược làm lạnh

1.2.4.3 Ảnh hưởng của chế độ lắc liên tục

 Để duy trì chất lượng của khối tiểu cầu, tiểu cầu phải được bảo quản ởnhiệt độ 20-240C và lắc liên tục Lắc liên tục là cần thiết, tạo điều kiện thuậnlợi cho sự khuếch tán của các chất khí qua thành của các túi bảo quản [58]

 Hiện tượng này có liên quan đến việc duy trì độ pH đạt yêu cầu

 Khối tiểu cầu bảo quản không được lắc liên tục, sản xuất lactate vàyếu tố 4 tiểu cầu (PF-4) tăng, trong khi mức độ ATP và độ pH giảm nhanh,quá trình trao đổi chất kỵ khí tăng lên mặc dù oxy khuếch tán qua thành túi làđủ [58] Khả năng phục hồi trong cơ thể của tiểu cầu không được lắc liên tục

là thấp hơn đáng kể so với tiểu cầu được lắc liên tục [58]

 Các chế độ lắc cũng ảnh hưởng đến chất lượng của tiểu cầu, lắc vòngtròn hoặc ngang trên một mặt phẳng cho kết quả tốt nhất, lắc hình elip gây

Trang 24

hoạt hóa tiểu cầu không phù hợp để bảo quản khối tiểu cầu [58]

1.2.4.4 Nhiễm khuẩn của khối tiểu cầu

 Nhiễm khuẩn các sản phẩm máu làm lây truyền vi khuẩn khi truyềnmáu là một tai biến truyền máu đe dọa tính mạng người bệnh, do điều kiệnbảo quản thuận lợi cho phát triển của vi khuẩn

 Tai biến nhiễm khuẩn thường thấy trong truyền tiểu cầu, điều này cóthể được lý giải do KTC được bảo quản ở nhiệt độ 22oC, điều kiện nhiệt độthích hợp thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn, thậm chí với một số lượng vikhuẩn rất nhỏ

 Khả năng KTC bị nhiễm khuẩn phụ thuộc vào loại và thời hạn sửdụng của các sản phẩm tiểu cầu Nghiên cứu của Ness P và cộng sự (2001)báo cáo một tỷ lệ nhiễm khuẩn của KTC điều chế từ máu toàn phần gấp 5 lần

so với tiểu cầu gạn tách bằng máy từ một người hiến Tỷ lệ tăng của các bệnhnhiễm trùng liên quan đến truyền tiểu cầu, liên quan trực tiếp với thời gianbảo quản của các đơn vị được truyền, chính vì vậy FDA đã yêu cầu giảm thờigian bảo quản tiểu cầu từ 7 ngày xuống còn 5 ngày Năm 2004 AABB đề xuấtcác tiêu chuẩn mới để giảm thiểu truyền các đơn vị tiểu cầu bị nhiễm khuẩn,các ngân hàng máu hoặc dịch vụ truyền máu phải có phương pháp để hạn chế

và phát hiện nhiễm vi khuẩn trong tất cả các khối tiểu cầu [35],[58]

 Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn khối tiểu cầu, thường là kết quả củanhiễm vi khuẩn từ da người hiến máu tại thời điểm lấy máu tĩnh mạch và íthơn từ người hiến máu bị nhiễm trùng không triệu chứng hoặc trong quá trìnhđiều chế Một loạt các vi khuẩn có thể phát triển trong các sản phẩm tiểu cầu

và đạt đến mức độ nguy hiểm trong suốt thời gian bảo quản Những vi khuẩnnày phần lớn gram dương là tác nhân gây bệnh của hệ vi sinh vật da, ví dụ tụcầu (staphylococci), corynebacteria, và các loài bacillus Trong khi đó nhiễm

Trang 25

các vi khuẩn gram âm ít gặp hơn, kết quả hầu như gây tử vong

1.2.4.5 Thay đổi một số yếu tố trong thời gian bảo quản:

− Thay đổi độ pH trong thời gian bảo quản:

+ Độ pH là một thông số quan trọng và có giá trị đánh giá chất lượngkhối tiểu cầu Độ pH của khối tiểu cầu dưới 6,4 và trên 7,4 là không đượctruyền cho người bệnh

+ Trong túi chứa tiểu cầu, sự chuyển hóa glucose sẽ tạo thành lactac lànguyên nhân chính gây ra độ pH giảm [45], [57]. Độ pH của tiểu cầu còn bịảnh hưởng của rất nhiều yếu tố trong quá trình bảo quản như chất lượng túibảo quản tiểu cầu, túi tiểu cầu bị nhiễm khuẩn [46], [64]

− Thay đổi nồng độ glucose và lactac:

+ Tiêu thụ glucose là chuyển hóa chính của tiểu cầu, 85% nhu cầu nănglượng của chúng có được nhờ chuyển hóa hiếu khí, 15% nhu cầu năng lượngcòn lại được đáp ứng bởi đường phân kỵ khí, trong đó glucose được chuyểnđổi thành lactac Larry J.Dumont và cộng sự (2003) cũng như Tulika Chandra(2011), trong nghiên cứu của mình đã đề cập việc suy giảm nồng độ glucosetrong thời gian bảo quản, sự tiêu thụ glucose có mối tương quan thuận với sựtạo thành lactac, dẫn tới suy giảm chất lượng khối tiểu cầu [54], [63]

− Vai trò của bạch cầu trong bảo quản và truyền khối tiểu cầu:

+ Bạch cầu có mặt trong tất cả các chế phẩm máu, mặc dù chúng đượcđiều chế bằng các kỹ thuật tiêu chuẩn, số lượng bạch cầu còn lại trong chếphẩm hồng cầu, tiểu cầu có thể gây ra một loạt các tác dụng phụ sau khitruyền các chế phẩm này

1.3 Sử dụng khối tiểu cầu trong lâm sàng

1.3.1 Chỉ định

- Điều trị chảy máu do giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu, thường

Trang 26

gặp trong trường hợp sau điều trị hóa trị liệu, do xâm lấn của tế bào ung thư,

do xuất huyết giảm tiểu cầu [29],[34] Việc truyền tiểu cầu cần thực hiện màkhông cần quan tâm đến các triệu chứng lâm sàng về xuất huyết khi số lượngtiểu cầu của người bệnh giảm xuống dưới 5 G/L [31],[55]

- Dự phòng trước các phẫu thuật hoặc thủ thuật lớn trên người bệnh có

số lượng tiểu cầu thấp dưới 50-60 G/L [31],[55]

1.3.2 Đánh giá hiệu quả sau khi truyền khối tiểu cầu:

Cần căn cứ vào dấu hiệu lâm sàng, kết quả xét nghiệm để đánh giá hiệuquả và hiệu suất sau khi truyền tiểu cầu cho bệnh nhân

Hiệu quả sau khi truyền tiểu cầu CCI [41],[49]

Số tiểu cầu truyền vào x 1011

- Bình thường CCI 1 giờ ≥ 5,000 tiểu cầu*diện tích da/µl và PPR 1 giờkhoảng 40-60%

- Trong một số trường hợp truyền khối tiểu cầu nhưng không đem lạihiểu quả, số lượng tiểu cầu giảm nhanh sau một vài giờ:

+ Đối với các tác nhân nhiễm trùng cũng làm tiểu cầu nhanh chóng giảmtrong vòng từ 4 đến 6 giờ

+ Ngoài ra cũng còn có những nguyên nhân khác như quá trình lưu trữtiểu cầu lâu, ảnh hưởng của sốt, sử dụng một số loại thuốc , tuy nhiên trongnhững trường hợp này số lượng tiểu cầu thường giảm chậm hơn

+ Bất đồng miễn dịch hệ HLA (Human Leucocyte Antigen) Trongtrường hợp này nên truyền khối tiểu cầu phù hợp nhóm HLA Bệnh nhân suygiảm miễn dịch truyền tiểu cầu được chiếu tia để ngừa bệnh miễn dịch xảy ra

do nhiễm bạch cầu

1.4 Tình hình nghiên cứu khối tiểu cầu bảo quản và hiệu quả sử dụng tiểu cầu gạn tách ở Việt Nam

Trang 27

Nhu cầu sử dụng khối tiểu cầu và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đãmang lại những lợi ích lớn cho người bệnh Chỉ định đúng, hợp lý, an toàn,cần gì truyền nấy, không cần không truyền đã làm thay đổi nhận thức trongviệc sử dụng máu và chế phẩm máu cho người bệnh Ở nước ta, việc điều chế

ra khối tiểu cầu, ban đầu chỉ là khối tiểu cầu được tách ra từ máu toàn phần,ngày nay, với khối tiểu cầu từ một người cho bằng máy tách tự động đã được

sử dụng rộng rãi [5],[15] Các trung tâm Truyền máu lớn như Hà Nội, thànhphố Hồ Chí Minh, Huế, Cần Thơ là những nơi đi tiên phong trong gạn táchtiểu cầu máy Nhu cầu sử dụng cao cả về số lượng và chất lượng, đồng thờivới sự phát triển mạnh của công nghệ cũng như đầu tư lớn về trang thiết bị,sản xuất khối tiểu cầu từ một người cho bằng máy tách tế bào tự động (khốitiểu cầu gạn tách) đã được thực hiện thường xuyên hơn, không chỉ ở các trungtâm truyền máu lớn

Trung tâm Huyết học-Truyền máu, bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp đã thựchiện sản xuất khối tiểu cầu gạn tách từ năm 2010, đã đáp ứng kịp thời cho nhucầu cấp cứu và điều trị cho người bệnh, đặc biệt là những trường hợp bệnh lýgiảm tiểu cầu như xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư máu, rối loạn đông máu ởbệnh nhân đa chấn thương, sốc nhiễm khuẩn, sốt xuất huyết Dengue, dựphòng chảy máu trong các đại phẫu thuật não, tim, phổi

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01/2018 đến tháng 8/2018 trên hainhóm đối tượng:

2.1.1 Đơn vị tiểu cầu từ một người cho bằng máy tách tế bào tự động:

- KTC gạn tách từ một người hiến máu tình nguyện đủ tiêu chuẩn

- Gạn tách bằng máy tách tế bào tự động Amicus tại Trung tâm Huyết học

Trang 28

-Truyền máu, bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp.

- Loại trừ những KTC trong quá trình gạn tách có lỗi kỹ thuật

- Chất lượng KTC được so sánh với tiêu chuẩn chất lượng quy định tại

“Thông tư 26/2013/TT-BYT hướng dẫn hoạt động truyền máu”

- Khối tiểu cầu gạn tách từ người hiến máu:

 Thể tích mỗi đơn vị không dao động quá 15% thể tích ghi trên nhãn

 Mỗi đơn vị KTC gạn tách (250ml) có SLTC tối thiểu 300G/L

 Độ pH phải đạt từ 6,4 đến 7,4

2.1.2 Người bệnh được truyền khối tiểu cầu gạn tách

- Nghiên cứu được tiến hành trên 50 người bệnh đang điều trị tại cáckhoa Huyết học lâm sàng, Hồi sức tích cực ngoại, Hồi sức Nội, Hồi sức Yêucầu với chẩn đoán Xuất huyết giảm tiểu cầu, Lơ xê mi cấp, Đa chấn thương,Sốc nhiễm khuẩn, có các tiêu chuẩn sau:

- Trên lâm sàng có biểu hiện xuất huyết

- Số lượng tiểu cầu dưới 20 G/L

- Bệnh lý giảm tiểu cầu (Xuất huyết giảm tiểu cầu, Lơ xê mi cấp, Đachấn thương, Sốc nhiễm khuẩn)

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu

Mô tả cắt ngang, tiến cứu

2.2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.2.1.Nghiên cứu đặc điểm khối tiểu cầu từ một người cho bằng máy tách tế bào tự động

- Số lượng tiểu cầu:

 SLTC mỗi đơn vị = SLTC/ml x Thể tích KTC (ml)

Trang 29

 Đơn vị tính: x 1011/đv

- Thể tích túi tiểu cầu:

 Thể tích KTC được xác định bằng công thức: Thể tích KTC = (Trọnglượng KTC – Trọng lượng túi rỗng) : 1,03

- Số lượng hồng cầu;

- Số lượng bạch cầu;

- Số lượng tiểu cầu

Xét nghiệm huyết học được thực hiện trên máy đếm tế bào tự động tạiphòng Tế bào, Trung tâm Huyết học-Truyền máu

2.2.2.3 Nghiên cứu thay đổi chỉ số hóa sinh của các túi tiểu cầu qua thời gian bảo quản tại các ngày nghiên cứu (ngay sau tách, sau tách1 ngày, 3 ngày, 5 ngày) với

2.2.2.4 Lấy mẫu xét nghiệm từ các túi tiểu cầu gạn tách:

Lấy túi tiểu cầu trong máy lắc, trộn đều, dùng kìm vuốt đẩy phần huyếttương từ dây vào túi, sát trùng vị trí đầu dây, dùng bơm tiêm vô khuẩn hút

Trang 30

1.5ml huyền dịch, hàn nối đầu dây.

2.2.2.5 Đánh giá hiệu quả tăng tiểu cầu trên nhóm người bệnh nghiên cứu

 Lựa chọn người bệnh: gồm 50 người bệnh có giảm số lượng tiểu cầu,

chia làm 5 nhóm:

- Nhóm

- Nhóm 2: người bệnh được chẩn đoán lơ xê mi cấp;

- Nhóm 3: người bệnh được chẩn đoán suy tủy xương;

- Nhóm 4: người bệnh được chẩn đoán đa chấn thương;

- Nhóm 5: người bệnh được chẩn đoán Sốc nhiễm khuẩn

− Sau truyền tiểu cầu gạn tách: Xét nghiệm số lượng tiểu cầu sau truyền

1 giờ, 12 giờ, 24 giờ;

− Xét nghiệm đếm số lượng tiểu cầu được thực hiện trên máy đếm tếbào tự động tại phòng xét nghiệm tế bào, trung tâm Huyết học-Truyền máu,bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp

 Đánh giá hiệu quả tăng tiểu cầu trên người bệnh sau khi được truyền

khối tiểu cầu gạn tách:

- Số lượng tiểu cầu trước, sau truyền khối tiểu cầu để đánh giá đáp ứngcủa người bệnh

- Tính toán chỉ số tăng chính xác (CCI) để đánh giá hiệu quả của việctruyền khối tiểu cầu gạn tách Tính toán chỉ số CCI như sau:

Số tiểu cầu truyền vào x 1011Trong đó:

Trang 31

 CCI (Correct Count Increment): chỉ số tăng chính xác

 BSA (Body surface area): diện tích da của cơ thể tính theo m2 đượctính theo công thức Dubois:

 BSA (m2) = ( Chiều cao (cm) * Cân nặng(kg) / 3600 )½)

 PCI: Số lượng tiểu cầu sau truyền – số lượng tiểu cầu trước truyền

- Hiệu quả truyền tiểu cầu được đánh giá theo chỉ số CCI sau truyền tạicác thời điểm nghiên cứu Truyền khối tiểu cầu đạt hiệu quả khi:

 Chỉ số CCI sau 1 giờ > 7.5

 Chỉ số CCI sau 24 giờ > 4.5

 Chỉ số CCI sau 1 giờ ≤ 7.5 trong hai lần truyền liên tiếp được coi làkháng với truyền tiểu cầu

2.3 Địa điểm nghiên cứu

Tại bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp, gồm các khoa:

 Trung tâm Huyết học-Truyền máu;

 Khoa Huyết học Lâm sàng;

 Khoa Hồi sức tích cực ngoại;

 Khoa Hồi sức tích cực Nội;

 Khoa Hồi sức yêu cầu

2.4 Mô hình nghiên cứu

Người hiến tiểu cầu gạn tách

(n=100)

Khối tiểu cầu gạn tách từ máy tách tế bào tự động Amicus

(n=100)

Trang 32

2.5 Xử lý số liệu

Bằng phần mềm thống kê y học

2.6 Đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá khối tiểu cầu thu được từ ngườihiến bằng máy tách tế bào tự động, đồng thời theo dõi sự thay đổi của tiểu cầuqua thời gian bảo quản Đồng thời qua việc sử dụng các đơn vị tiểu cầu chongười bệnh, thấy hiệu quả khi được truyền tiểu cầu Do đó nghiên cứu không

vi phạm phạm trù đạo đức trong nghiên cứu

Các XN trong nghiên cứu là XN trong danh mục Bô Y tế cho phép thựchiện tại bệnh viện tuyến trung ương và được bảo hiểm y tế chi trả

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm khối tiểu cầu gạn tách, thay đổi chỉ số huyết học - hóa sinh qua thời gian bảo quản

3.1.1 Đặc điểm người hiến tiểu cầu gạn tách

Mục tiêu 1: Nghiên cứu đặc điểm khối TCM:

- Nhóm máu;

- Số lượng tiểu cầu;

- Thể tích khối tiểu cầu;

- Thể tích máu xử lý

Mục tiêu 1: 40 KTC, nghiên cứu

các chỉ số: Huyết học sau 1 ngày, 3

ngày, 5 ngày bảo quản và 30 KTC

nghiên cứu các chỉ số hóa sinh sau

bảo quản 1 ngày, 3 ngày, 5 ngày

Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quảtruyền khối tiểu cầu máy trên 5nhóm đối tượng người bệnh, tại cácthời điểm trước và sau truyền KTC

Trang 33

Bảng 3.1 Đặc điểm người hiến tiểu cầu gạn tách

Người hiến tiểu cầu gạn tách

Kết quả bảng 3.1 cho thấy:

− Cân nặng trung bình của người hiến tiểu cầu gạn tách 73.32 ±11.73 kg.Người hiến tiểu cầu có cân nặng thấp nhất là 50 kg

− Thể tích máu trung bình 5645.64 ± 903.10 ml;

− Số lượng tiểu cầu của người hiến tiểu cầu trung bình 260 + 43 G/l, ngườihiến tiểu cầu có số lượng tiểu cầu thấp nhất là 181G/l

Trang 34

Biểu đồ 3.1: Phân bố nhóm máu người hiến tiểu cầu gạn tách

Biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ người hiến tiểu cầu gạn tách có nhóm máu O chiếm

tỷ lệ cao nhất 34%

Biểu đồ 3.2 Phân bố quê quán của người hiến tiểu cầu

Kết quả biểu đồ 3.2 cho thấy:

Người hiến tiểu cầu gạn tách đến từ 13 địa phương khác nhau, trong đóchủ yếu là người dân Hải Phòng, tiếp theo là người dân Hải Dương

Biểu đồ 3.3 Biểu đồ phân bố độ tuổi của người hiến tiểu cầu

Kết quả biểu đồ 3.3 cho thấy:

Trang 35

− Tuổi của người hiến tiểu cầu cao nhất là 56 tuổi, ít tuổi nhất là 20 tuổi.

− Độ tuổi của người hiến tiểu cầu tập trung chủ yếu từ 22-28 tuổi

− Độ tuổi trung bình của người hiến tiểu cầu là 26,3±6

Biểu đồ 3.4: Biểu đồ phân bố số lượng tiểu cầu người hiến

tiểu cầu gạn tách

Biểu đồ 3.4 cho thấy:

− Số lượng tiểu cầu trung bình 260±43 G/l, số liệu phân phối tương đốiđều hai bên

− Số lượng tiểu cầu của người hiến tập trung trong khoảng từ 220 đến

310 G/l

Trang 36

Biểu đồ 3.5: Biểu đồ phân bố số lượng tiểu cầu thu nhận được

Biểu đồ 3.5 cho thấy:

− Số lượng tiểu cầu thu nhận được trung bình 4,05 ±0,49 x 1011TC/đv

− Số lượng tiểu cầu của khối tiểu cầu tập trung trong khoảng từ 3,5 đến 4,5

x 1011TC/đv

Trang 37

Bảng 3.2 Mối liên quan của cân nặng người hiến với số lượng tiểu cầu

Số lượng tiểu cầu trung bình Số lượngTỷ lệ % 50,8%32 49,2%31 100,0%63

Số lượng tiểu cầu cao Số lượngTỷ lệ % 35,0%7 65,0%13 100,0%20

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy:

− Hai nhóm số lượng tiểu cầu gạn tách được thấp và trung bình đối vớicân nặng trên và dưới 70 kg là tương đương nhau với p>0,05

− Với số lượng tiểu cầu gạn tách được cao, hai nhóm cân nặng trên vàdưới 70kg có sự khác biệt với p<0,05

Bảng 3.3 Mối liên quan của số lượng tiểu cầu của người hiến với số

lượng tiểu cầu gạn tách được

Số lượng tiểu cầu thấp Số lượngTỷ lệ % 70,6%12 29,4%5 100,0%17

Số lượng tiểu cầu

Kết quả bảng 3.3 cho thấy:

− Khi số lượng tiểu cầu thu được thấp, trong nhóm người hiến tiểu cầu có

số lượng tiểu cầu của người hiến dưới 250G/l chiếm tỷ lệ 70,6%, cao gấp đôi

so với nhóm người hiến có số lượng tiểu cầu trên 250 G/l

− Số lượng tiểu cầu thu được trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 63%,

Trang 38

hai nhóm số lượng tiểu cầu của người hiến trên và dưới 250G/l là như nhau.

− Số lượng tiểu cầu thu được cao của nhóm người hiến tiểu cầu có sốlượng tiểu cầu trên 250G/l cao gấp đôi nhóm người hiến có số lượng tiểu cầudưới 25G/l

3.1.2 Thay đổi chỉ số huyết học của khối tiểu cầu gạn tách:

Bảng 3.4 Các chỉ số huyết học của đơn vị tiểu cầu ngay sau gạn tách

Kết quả bảng 3.4 cho thấy :

− Số lượng bạch cầu, tiểu cầu trong khối tiểu cầu thu được ngay sau gạntách đều đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam ;

− Số lượng bạch cầu trung bình của khối tiểu cầu ngay sau hiến là0,04±0,02 x 109/đv; số lượng bạch cầu cao nhất là 0,10 x109/đv

− Thể tích khối tiểu cầu trung bình là 263,73±6,32 ml; cao nhất là276,70ml, thấp nhất là 247,57ml ; đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

− Nồng độ tiểu cầu trong mỗi đơn vị gạn tách trung bình là 1297±153G/l, cao nhất là 1687 G/l, thấp nhất là 979 G/l

Bảng 3.5 Thay đổi số lượng hồng cầu qua thời gian bảo quản (n=40)

Trang 39

Thời điểm xét nghiệm Số lượng hồng cầu

Kết quả bảng 3.5 cho thấy :

Số lượng hồng cầu trong khối tiểu cầu gạn tách qua các ngày bảo quản thứnhất, thứ ba và thứ năm so với ngay sau gạn tách không khác biệt với p >0,05

Bảng 3.6 Thay đổi số lượng bạch cầu qua thời gian bảo quản (n=40)

Thời điểm xét nghiệm Số lượng bạch cầu

Kết quả bảng 3.6 cho thấy :

− Số lượng bạch cầu trong khối tiểu cầu gạn tách sau 1 ngày bảo quản thayđổi không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05

− Từ ngày thứ 3, số lượng bạch cầu bắt đầu giảm, và đến ngày thứ 5 thì sốlượng bạch cầu giảm có ý nghĩa thống kê với p<0,05

Bảng 3.7 Thay đổi số lượng tiểu cầu qua thời gian bảo quản (n=40)

Thời điểm xét nghiệm Số lượng tiểu cầu

Trang 40

Số lượng tiểu cầu trong khối tiểu cầu qua các ngày bảo quản không khácbiệt so thời điểm ngay sau gạn tách (p>0,05)

3.1.2.2 Thay đổi về hóa sinh qua thời gian bảo quản

Bảng 3.8 : Chỉ số hóa sinh của đơn vị khối tiểu cầu ngay sau gạn tách

Kết quả bảng 3.8 cho thấy :

− Nồng độ Glucose trong khối tiểu cầu gạn tách ngay sau hiến trung bình

là 19,17±1,5 ; Nồng độ Glucose cao nhất là 21,9 và thấp nhất là 15,8 mmol/l

− Nồng độ Protein trung bình là 53,1±3,9; cao nhất là 65,8 và thấp nhất là47,3 g/l

− Nồng độ Na+ là 3,28±0,25 mmol/l

− Nồng độ K+ là 3,28±0,25 mmol/l

− Nồng độ Ca++ trung bình là 1,61±0,2, cao nhất là 2,17; thấp nhất là 1,22

− Nồng độ pH trong giới hạn từ 6,4-7,4 ; trung bình 7,02±0,07, cao nhất là

Ngày đăng: 05/08/2019, 21:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Hà Hữu Nguyện, Bùi Thị Mai An (2014). Kết quả gạn tách khối tiểu cầu trên máy Trima, Comtec, Haemonetics tại viện Huyết học – Truyền máu Trung ương. Tạp chí Y học Việt Nam, 423, 683-687 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học Việt Nam
Tác giả: Hà Hữu Nguyện, Bùi Thị Mai An
Năm: 2014
10. Đỗ Trung Phấn (2000). An toàn truyền máu, In lần thứ nhất, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 21-22; 167-201; 201-240 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An toàn truyền máu
Tác giả: Đỗ Trung Phấn
Năm: 2000
11. Đỗ Trung Phấn (2003). Bệnh lý tế bào nguồn tạo máu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh lý tế bào nguồn tạo máu
Tác giả: Đỗ Trung Phấn
Năm: 2003
12. Trần Ngọc Quế, Hà Hữu Nguyện, Nguyễn Hoài Thu và cộng sự (2010).Nghiên cứu hiệu quả sản xuất hai khối tiểu cầu từ một người hiến máu bằng máy tách tự động Trima tại viện Huyết học – Truyền máu Trung ương. Y học Việt Nam, 373, 384-388 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Y học Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Quế, Hà Hữu Nguyện, Nguyễn Hoài Thu và cộng sự
Năm: 2010
13. Phan Vĩnh Sinh, Hồ Trần Phương, Nguyễn Hữu Toàn (2008). Biến đổi huyết học của người cho khối tiểu cầu và hiệu quả sản xuất khối tiểu cầu trên máy tách tế bào CS-3000. Tạp chí Y học Việt Nam, 344, 585-591 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học Việt Nam
Tác giả: Phan Vĩnh Sinh, Hồ Trần Phương, Nguyễn Hữu Toàn
Năm: 2008
14. Phan Vĩnh Sinh, Nguyễn Hữu Toàn (2008). Hiệu quả truyền khối tiểu cầu trong điều trị bệnh nhân giảm tiểu cầu nặng. Tạp chí Y học Việt Nam, 344, 354-359 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học Việt Nam
Tác giả: Phan Vĩnh Sinh, Nguyễn Hữu Toàn
Năm: 2008
15. Nguyễn Trường Sơn (1999). Nghiên cứu hiệu xuất tách tiểu cầu và sự biến đổi tế bào, hóa sinh trong quá trình sản xuất và bảo quản khối tiểu cầu. Luận án tiến sỹ y dược, Học viện quân Y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hiệu xuất tách tiểu cầu và sựbiến đổi tế bào, hóa sinh trong quá trình sản xuất và bảo quản khối tiểucầu
Tác giả: Nguyễn Trường Sơn
Năm: 1999
16. Nguyễn Thị Thanh (2016). Kết quả bước đầu sử dụng khối tiểu cầu máy tại bệnh viện đa khoa Thanh Hóa. Tạp chí Y học Việt Nam, 446, 162-167 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh
Năm: 2016
17. Đỗ Mạnh Tuấn (2002). Nghiên cứu chất lượng và hiệu quả sử dụng của khối tiểu cầu sản xuất bằng máy tách tế bào tự động Cobe-Spectra tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chất lượng và hiệu quả sử dụng củakhối tiểu cầu sản xuất bằng máy tách tế bào tự động Cobe-Spectra tạiViện Huyết học-Truyền máu Trung ương
Tác giả: Đỗ Mạnh Tuấn
Năm: 2002
19. Bạch Quốc Tuyên (1978). Sinh máu - dòng tiểu cầu, Huyết học - Tập 1, In lần thứ nhất, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh máu - dòng tiểu cầu
Tác giả: Bạch Quốc Tuyên
Năm: 1978
20. Phạm Quang Vinh (1991), Tiểu cầu, Huyết học – tập 1, Bạch Quốc Tuyên, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 62-64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu cầu
Tác giả: Phạm Quang Vinh
Năm: 1991
21. Phùng Thị Hoàng Yến, Nguyễn Duy Thăng, Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cộng sự (2012). Nghiên cứu sự biến đổi chỉ số huyết học người cho khối tiểu cầu và hiệu quả sản xuất khối tiểu cầu trên máy tách tế bào tự động Comtec. Tạp chí Y học Việt Nam, 396, 265-272 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học Việt Nam
Tác giả: Phùng Thị Hoàng Yến, Nguyễn Duy Thăng, Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cộng sự
Năm: 2012
22. Catalano P.M (1997). Tiểu cầu, Huyết học, EMmanuel C.Besa, Tài liệu dịch Viện Huyết học – Truyến máu Trung ương, người dịch Nguyễn Hữu Toàn, Nhà xuất bản Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huyết học
Tác giả: Catalano P.M
Năm: 1997
23. Catalano P.M (1997). Sinh lý đông máu và các tình trạng xuất huyết, Huyết học, EMmanuel C.Besa, Tài liệu dịch Viện Huyết học – Truyến máu Trung ương, người dịch Nguyễn Thị Nữ, Nhà xuất bản Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huyết học
Tác giả: Catalano P.M
Năm: 1997
24. Bộ Y Tế (2013). Thông tư 26/2013/TT-BYT hướng dẫn hoạt động truyền máu.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 26/2013/TT-BYT hướng dẫn hoạt động truyền máu
Tác giả: Bộ Y Tế
Năm: 2013
25. AABB- American Associasion of Blood Banks (1997). Preparation of Blood components, Standards for Blood banks and transfution services- Edition 18 th , 13-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Standards for Blood banks and transfution services-Edition 18"th
Tác giả: AABB- American Associasion of Blood Banks
Năm: 1997
26. AABB- American Associasion of Blood Banks (1997). Apheresis.Standards for Blood banks and transfution services- Edition 18 th , 29-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Standards for Blood banks and transfution services- Edition 18"th
Tác giả: AABB- American Associasion of Blood Banks
Năm: 1997
27. AABB-American Associasion of Blood Banks (1999). Apheresis.Manual Technical, Vol 13, 131-132 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Manual Technical, Vol 13
Tác giả: AABB-American Associasion of Blood Banks
Năm: 1999

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w