Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho vi nang bào chế được

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế vi nang glipizid bằng phương pháp đông tụ (Trang 47)

Dựa trên các kết quả đã khảo sát, chúng tôi đề xuất các tiêu chuẩn cơ sở cho vi nang glipizid bào chế được theo các chỉ tiêu đánh giá nêu ở bảng 3.14.

Bảng 3.14. Đề xuất tiêu chuẩn cơ sở cho vi nang glipizid bào chế được

Chỉ tiêu đánh giá Kết quả thực nghiệm CT13 Tiêu chuẩn đề xuất Hình thức Cầu, đều, màu vàng Cầu, đều, màu vàng Kích thước 710 – 800 μm 710 – 800 μm Hàm lượng DC/VN (%) 6,56 6 – 8 % GPDC (%) 1h 20,01 15 – 22 2h 38,84 35 – 42 3h 59,63 55 – 65 4h 76,47 70 – 79 5h 86,89 85 – 91 6h 92,03 89– 93 7h 93,69 >92

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KẾT LUẬN

Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên các nghiên cứu trên chỉ là bước đầu, tuy nhiên đề tài cũng xin rút ra một số kết luận như sau:

1. Xây dựng được công thức bào chế vi nang glipizid giải phóng kéo dài 7 tiếng bằng phương pháp đông tụ hóa muối.

Ảnh hưởng yếu tố công thức đến vi nang bào chế được

+ Tỷ lệ tá dược alginat – dược chất: tỷ lệ này tăng dẫn đến khả năng giải phóng dược chất giảm. Tỷ lệ phù hợp tốt nhất là 9:1.

+ Nồng độ dung dịch alginat: nồng độ tăng làm quá trình bào chế khó khăn hơn, hiệu suất bào chế giảm. Nồng độ càng tăng hiệu suất vi nang hóa tăng, khả năng giải phóng dược chất giảm. Nồng độ 4% được nhận định là tối ưu (trường hợp tỷ lệ tá dược – dược chất là 9:1).

+ Nồng độ CaCl2: ảnh hưởng đến hiệu suất vi nang hóa, nhìn chung nồng độ CaCl2 tăng dẫn đến hiệu suất vi nang hóa tăng và khả năng giải phóng dược chất thay đổi không đáng kể. Nồng độ 10% cho kết quả tốt nhất

+ Dung môi ngâm trương nở alginat: ảnh hưởng chủ yếu đến hiệu suất vi nang hóa, khi sử dụng dung môi là đệm phosphat pH 7,4 cho hiệu suất lưu giữ cao hơn khi sử dụng dung môi là nước.

Ảnh hưởng các thông số quá trình bào chế đến vi nang

+ Thời gian ủ: khi tăng thời gian ủ, vi nang thu được cầu hơn, hiệu suất vi nang tăng (cao nhất ở 30 phút).

+ Các yếu tố về quá trình bào chế như tốc độ khuấy, nhiệt độ ảnh hưởng chủ yếu đến hình dạng của vi nang: tốc độ khuấy tăng và nhiệt độ tăng thu được vi nang cầu đều hơn, tuy nhiên nhiệt độ cao lại làm giảm hiệu suất vi nang hóa. Tốc độ tương ứng ở mức 3 của máy khuấy từ IKA RH Basic 1 và tiến hành ở nhiệt độ 25 – 300

C (nhiệt độ phòng) là phù hợp nhất.

+ Tốc độ nhỏ giọt ảnh hưởng đến hình dạng vi nang, tốc độ chậm quá và nhanh quá đều không cho vi nang cầu, đều. Lựa chọn tốc độ nhỏ giọt điều chỉnh trong khoảng 30 – 40 giọt/phút.

Ảnh hưởng của Aerosil đến độ cầu của vi nang bào chế được

+ Tăng tỷ lệ Aerosil, độ cầu vi nang sau khi sấy tăng. Tỷ lệ này cao quá làm quá trình bào chế khó khăn, vi nang khó cắt giọt. Tỷ lệ 0,8% (kl/tt) được lựa chọn là tốt nhất.

Xây dựng công thức bào chế vi nang glipizid giải phóng kéo dài 7 tiếng

bằng phương pháp đông tụ

Đã bào chế được vi nang glipizid cầu đều và kích thước trong khoảng 710 - 800 μm bằng phương pháp đông tụ hóa muối cụ thể như sau

Alginat 3,6 g / 90 ml dung dịch đệm phosphat pH 7,4

GPZ 0,4 g

Aerosil 0,72 g

CaCl2 10 g (pha trong 100ml nước)

2. Đề xuất được tiêu chuẩn cơ sở cho vi nang glipizid bào chế được

Đã đưa ra được tiêu chuẩn cơ sở cho vi nang glipizid theo các chỉ tiêu đã nêu ở bảng 3.14.

ĐỀ XUẤT

+ Tiến hành đánh giá các chỉ tiêu khác của vi nang tạo được như độ trơn chảy, khả năng trương nở, khả năng bám dính…

+ Tiếp tục khảo sát ảnh hưởng các yếu tố quy trình như tốc độ khuấy tạo hỗn dịch, thời gian tạo hỗn dịch, phương pháp làm khô vi nang (sấy tầng sôi, đông khô…) đến vi nang bào chế được.

+ Tiếp tục khảo sát các yếu tố công thức để cho được vi nang glipizid có tác dụng kéo dài đến hơn 8 tiếng (hiện tại công thức giải phóng kéo dài nhất là CT13 đạt 93,69% sau 7 tiếng). Nghiên cứu sử dụng phối hợp các polyme kết dính sinh học như Carbopol, HPMC.. để thu được vi nang có tính chất bám dính sinh học và kiểm soát giải phóng dược chất tốt hơn (trên 8 tiếng).

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Y Tế (2007), Dược lý học, Nhà xuất bản y học, tr. 301-302.

2. Bộ Y Tế (2002), Dược thư quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản y học, tr. 506- 508.

3. Đỗ Thanh Hà (2012), Nghiên cứu bào chế vi cầu glipizid bằng phương pháp bốc hơi dung môi, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường đại học Dược Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Long (2005), Một số chuyên đề về bào chế hiện đại, Nhà xuất bản y học, tr. 114-130.

5. Võ Xuân Minh (2005), Một số chuyên đề về bào chế hiện đại, Nhà xuất bản y học, tr. 161-168.

Tiếng Anh

6. Agnihotri N., et al. (2012), "Microencapsulation - a novel approach in drug delivery: a review", Indo Global Journal of Pharmaceutical Sciences, 2(1), pp. 1-20.

7. Allamneni Y., et al. (2012), "Performance evaluation of mucoadhesive potential of sodium alginate on microspheres containing an anti-diabetic drug: glipizide", International Journal of Pharmaceutical Sciences and Drug

Research, 4(2), pp. 115-122.

8. Battu S., et al. (2010), "Preparation and characterization of Cefadroxil loaded alginate microbeads", International Journal of Research in Pharmaceutical

Sciences, 1(4), pp. 386-390.

9. Chowdary K.P.R., Rao Y. Srinivasa (2003), "Design and in vitro and in vivo evaluation of mucoadhesive microcapsules of glipizide for oral controlled release: a technical note", AAPS PharmSciTech, 4(3), pp. 1-6.

10. Drugbank, "http://www.drugbank.ca/drugs/DB01067".

11. Duarte Ana Rita C., et al. (2005), "Preparation of controlled release microspheres using supercritical fluid technology for delivery of anti-

inflammatory drugs", International Journal of Pharmaceutics, 308(2006),

pp. 168-174.

12. Dubey R., et al. (2009), "Microencapsulation technology and applications",

Defence Science Journal, 59(1), pp. 82-95.

13. Gajanan S., et al. (2009), "Formulation and evaluation of mucoadhesive beads of glipizide using 23 factorial design", Journal of Pharmacy Research, 2(5), pp. 934-938.

14. Hosmani A.H., et al. (2009), "Study of formulation variables on properties of glipizide mucoadhesive microspheres by factorial design", DARU, 17(4), pp. 236-244.

15. Jadupati M., et al. (2012), "Microencapsulation: an indispensable technology for drug delivery system", International Research Journal of Pharmacy, 3(4), pp. 8-13.

16. Kavitha C., Rajendra A. (2012), "Mucoadhesive multiparticulate drug delivery systems for antidiabetic drug glipizide: effect of formulation variables on drug release", Journal of Pharmacy Research, 5(5), pp. 2883- 2887.

17. Khazaeli P., et al. (2008), "Formulation of ibuprofen beads by ionotropic gelation", Iranian Journal of Pharmaceutical Reseach, 7(3), pp. 163-170. 18. Ming GP., et al. (2008), "Preparation and in vivo evaluation of piroxicam-

loaded gelatin microcapsule by spray drying technique", Biol. Pharm. Bull, 31(6), pp. 1284-1287.

19. Murtaza G., et al. (2011), "Alginate microparticles for biodelivery: a review", African Journal of Pharmacy and Pharmacology, 5(25), pp. 2726- 2737.

20. Patel JK., et al. (2005), "Formulation and evaluation of mucoadhesive glipizide microspheres", AAPS PharmSciTech, 6(1), pp. 49-55.

21. Patil J.S., et al. (2010), "Ionotropic gelation and polyelectrolyte complexation: the novel techniques to design hydrogel particulate sustained,

modulated drug delivery system: a review", Digest Journal of Nanomaterials

and Biostructures, 5(1), pp. 241-248.

22. Patil P., et al. (2012), "A review on ionotropic gelation method: novel approach for controlled gastroretentive gelispheres", International Journal of

Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, 4(4), pp. 27-32.

23. Putta Sai krishna, et al. (2010), "Formulation and invitro evaluation of mucoadhesive microcapsules of glipizide with gum kondagogu", Journal of

Chemical and Pharmaceutical Research 2(5), pp. 356-364.

24. Rowe RC., et al. (2009), Handbook of pharmaceutical excipients, Pharmaceutical Press and American Pharmacists Association, pp. 622-624. 25. Sabitha P., et al. (2010), "Design and evaluation of controlled release

chitosan-calcium alginate microcapsules of anti tubercular drugs for oral use", International Journal of Chemtech Research, 2(1), pp. 88-98.

26. Sengupta M., Rao S. K. Srinivasa (2012), "Formulation and evaluation of ethyl cellulose microsphere of glipizide", International Journal of

Pharmaceutical Research and Bio-science, 1(3), pp. 391-395.

27. Smrdel P., et al. (2008), "The influence of selected parameters on the size and shape of alginat beads prepared by ionotropic gelation", Sci Pharm, 76, pp. 77-89.

28. Swarbrick J., et al. (2007), Encyclopedia of pharmaceutical technology, Informa Healthcare, pp. 2315-2327.

29. Umer H., et al. (2011), "Microcapsulation: Process, Techniques and Applications", International Journal of Research in Pharmaceutical and biomedical sciences, 2(2), pp. 474-480.

30. Venkatesh D. Nagasamy, et al. (2008), "Design and in vitro evaluation of alginate beads of ambroxol hydrochloride", Journal of Pharmacy Research, 1(2), pp. 139-142.

31. Vishnu P., et al. (2011), "Formulation and optimization of verapamil hydrochloride microcapsules", International Journal of Pharmacy, 1(1), pp. 54-58.

32. Wikipedia, http://en.wikipedia.org/wiki/Needle_gauge_comparison_chart. 33. Wikipedia, "http://en.wikipedia.org/wiki/Glipizide".

34. Yoo Sang-Ho, et al. (2006), "Microencapsulation of α-tocopherol using sodium alginate and its controlled release properties", International Journal

PHỤ LỤC Phụ lục 1

Phần trăm GPZ giải phóng của các công thức trong bảng 3.2.

CT 1h 2h 3h 4h 5h 6h 7h CT2 20,71% 56,08% 90,71% 103,97% 103,09% 100,80% 102,62% CT3 16,65% 38,84% 84,40% 97,61% 102,39% 101,45% 101,31% CT5 26,15% 47,25% 71,41% 91,78% 99,36% 99,05% 99,14% CT6 49,89% 95,05% 99,19% 99,79% 97,98% 96,32% CT7 25,16% 55,44% 77,44% 96,17% 105,36% 103,78% 104,39% CT8 20,73% 47,36% 69,53% 88,91% 95,77% 95,65% 97,03 CT9 18,85% 42,16% 60,42% 77,63% 89,97% 94,59% 96,28% CT11 17,74% 42,88% 62,12% 82,09% 90,84% 93,71% 94,97% CT12 20,19% 43,54% 61,38% 79,47% 90,83% 98,24% 101,53% CT13 20,01% 38,84% 59,63% 76,47% 86,89% 92,03% 93,69% CT14 19,51% 61,65% 80,82% 94,54% 96,45% 100,12% 101,44% CT15 33,22% 65,89% 88,47% 99,49% 102,99% 103,08% CT16 30,09% 73,19% 85,86% 97,40% 99,97% 103,41%

Bảng 4.1 Phần trăm giải phóng dược chất của các công thức khảo sát

Hình 4.1. Sự khác nhau về màu sắc của các mẫu vi nang CT2, CT3, CT5

Phụ lục 3

Hình ảnh vi nang mẫu CT13 trước khi sấy

Hình 4.2a. Hình 4.2b.

Hình 4.2. Hình ảnh vi nang sau khi được gạn ở trên rây 0,5 mm (a) và sau khi đã được sấy se mặt trên đĩa petri (b)

Hình 4.4. Hình ảnh vi nang sau khi sấy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế vi nang glipizid bằng phương pháp đông tụ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)