0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Ảnh hưởng của loại dung môi hòa tan alginat đến vi nang

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VI NANG GLIPIZID BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÔNG TỤ (Trang 40 -40 )

Tham khảo theo nghiên cứu của Yaswanth Allamneni và cộng sự [7] đã sử dụng đệm phosphat 7,4 làm dung môi để ngâm trương nở alginat và thu được kết quả kiểm soát giải phóng dược chất khả quan, chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của loại dung môi lên vi nang bào chế được. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.6 và hình 3.5.

Bảng 3.6. Đặc tính vi nang bào chế được khi sử dụng các dung môi khác nhau

CT Tỷ lệ TD : DC Nồng độ alginat Dung môi hòa tan alginat Hiệu suất vi nang hóa (%) Hàm lượng DC/VN (%) Hình thức 15

5:1 3,5% Nước 75,35 10,46 Cầu, đều

16 Đệm 82,16 11,41 Cầu, đều

7

9:1 3% Nước 68,88 5,55 Cầu, đều

14 Đệm 75,02 6,05 Cầu, đều

9

9:1 4% Nước 68,44 5,80 Cầu, đều

Hình 3.5. % GPZ giải phóng từ các vi nang sử dụng dung môi khác nhau Nhận xét:

Khi thay đổi dung môi, từ bảng kết quả cho thấy sự thay đổi chủ yếu là ở hiệu suất vi nang hóa. Các mẫu vi nang sử dụng dung môi là đệm phosphate 7,4 cho hiệu suất vi nang hóa cao hơn các mẫu sử dụng dung môi là nước ở cùng điều kiện. Điều này có thể được giải thích dựa vào tính chất của muối alginat. Tại khoảng pH 7,4, mức độ phân ly của dung dịch alginat càng tăng, chuỗi poly anion trong phân tử alginat (chứa nhóm COO-

) càng được tăng thêm độ âm điện, khi gặp ion Ca++ sẽ tạo ra phức có liên kết mạnh hơn, dẫn đến bao gói được nhiều dược chất, từ đó hiệu suất vi nang hóa tăng lên.

Xét về khả năng giải phóng dược chất, nhìn chung không có sự sai khác đáng kể giữa các mẫu sử dụng các dung môi khác nhau (mẫu CT15 và CT16; mẫu CT7 và CT14; mẫu CT9 và CT13), các mẫu vi nang sử dụng dung môi là đệm có xu hướng giải phóng chậm hơn nhưng không rõ rệt (hệ số tương quan f2 của CT9 và CT13 là 80,01 nên có thể coi đường cong giải phóng của 2 công thức trên là như nhau).

Như vậy, với hiệu suất vi nang hóa cao hơn, chúng tôi chọn dung môi đệm phosphat 7,4 để ngâm trương nở alginat trong quá trình bào chế vi nang.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VI NANG GLIPIZID BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÔNG TỤ (Trang 40 -40 )

×