Tiến hành bào chế các công thức khảo sát theo bảng 3.10 và kết quả thể hiện ở bảng 3.11.
Bảng 3.10. Công thức vi nang bào chế với các nhiệt độ môi trường khác nhau
CT Tỷ lệ TD : DC Nồng độ alginat Nồng độ CaCl2 %
Aerosil Thời gian ủ Nhiệt độ môi trường 21a 9:1 4% 10% 0,8 60 phút 100C 21b 250C 21c 400C
Bảng 3.11. Đặc tính vi nang thu được khi thay đổi nhiệt độ môi trường
CT Nhiệt độ môi trường Hiệu suất vi nang hóa (%) Hàm lượng DC/VN (%) Hình thức
21a 100C 70,68 5,99 Không đều, dính
nhau, bị kéo đuôi
21b 250C 68,44 5,8 Cầu, đều
21c 400C 60,85 5,15 Cầu, đều
Nhận xét:
Khi tăng nhiệt độ của môi trường CaCl2, nhìn chung hiệu suất vi nang hóa giảm và kích thước vi nang giảm, vi nang sau sấy ở CT21c có độ cầu nhất. Ở CT21a quá trình nhỏ giọt gặp khó khăn, giọt tạo thành khi gặp dung dịch CaCl2 ở nhiệt độ thấp lập tức đông lại, giữ nguyên trạng thái giọt như vừa thoát ra khỏi đầu kim (hình giọt nước), nên sau sấy thu được các vi nang dính nhau, không đều, đa số bị kéo đuôi (thuôn nhỏ ở 1 đầu). Đối với CT21b và CT21c, giọt thoát ra khỏi đầu
kim gặp môi trường dung dịch CaCl2ở nhiệt độ cao, có xu hướng co thể tích lại, hạt vi nang thu được có kích thước nhỏ hơn và độ cầu cao hơn. Như vậy, tiến hành ở nhiệt độ 25 – 300C (tương ứng với nhiệt độ phòng) là phù hợp nhất trong trường hợp này.
Kết quả thu được ở bảng 3.11 cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Polona Smrdel cùng cộng sự [27]. Điều này có thể được giải thích là do nhiệt độ của môi trường ảnh hưởng đến mức độ tạo các liên kết chéo: độ cầu cao nhất tại nhiệt độ cao có thể do liên kết của mạng lưới calci alginat trở nên nhanh hơn và hoàn toàn hơn, bao gói được lượng DC ít hơn.