Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch alginat đến vi nang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế vi nang glipizid bằng phương pháp đông tụ (Trang 37)

Ảnh hưởng của nồng độ alginat trong dung dịch đến vi nang glipizid được được thể hiện trên bảng 3.4 và hình 3.3.

Bảng 3.4. Đặc tính vi nang bào chế được khi thay đổi nồng độ alginat

CT Nồng độ dung dịch alginat Hiệu suất bào chế Hiệu suất vi nang hóa (%) Hàm lượng DC/VN (%) Hình thức

6 2% 84,38 60,23 4,43 Hơi cầu, không

đồng nhất hình dạng

5 2,5% 85,06 63,89 4,47 Cầu, đều

7 3% 82,86 68,38 5,55 Cầu, đều

8 3,5% 79,04 67,13 5,57 Cầu, đều

9 4% 72,86 68,44 5,80 Cầu, đều

Hình 3.3. % GPZ giải phóng từ các vi nang có nồng độ alginat khác nhau Nhận xét:

Khi thay đổi nồng độ alginat, ảnh hưởng trước tiên đến hiệu suất bào chế. Lý do khi tăng nồng độ alginat cũng đồng nghĩa với tăng độ nhớt dung dịch alginat, gây khó khăn trong quá trình bào chế (dính dụng cụ). Chính vì vậy mà khi nồng độ

alginat tăng từ 2% đến 2,5% thì hiệu suất bào chế gần như không thay đổi (84,38% và 85,06%) và khi nồng độ alginat tăng từ 3% đến 4% thì hiệu suất bào chế giảm.

Khi tiến hành bào chế vi nang với các dung dịch alginat có nồng độ nhỏ hơn 2%, dung dịch loãng, độ nhớt thấp, tỷ lệ alginat trong mỗi vi nang ít, vi nang tạo ra chịu tác động cơ học kém (hạt không chắc, không đặc), dễ bở, sau khi sấy có hình dạng không cầu (xẹp mặt). Đối với dung dịch có nồng độ cao hơn (>4%), quá trình bào chế gặp nhiều khó khăn, khó điều chỉnh được tốc độ nhỏ giọt để tạo vi nang cầu, vì vậy đa số vi nang bị kéo đuôi, không cầu đều.

Xét về hiệu suất vi nang hóa, khi nồng độ alginat tăng, số lượng liên kết với ion Ca2+ tăng, mạng lưới liên kết theo mô hình vỉ trứng trở nên chặt chẽ hơn nên nhìn chung hiệu suất vi nang hóa tăng.

Đồ thị hình 3.3 đã thể hiện rõ khả năng giải phóng của GPZ trong phép thử hòa tan. CT6 cho thấy khả năng kiểm soát giải phóng dược chất là kém nhất (đạt 95,05% chỉ sau 2h). CT9 cho khả năng kiểm soát giải phóng cao nhất (đạt 96,28% sau 7h). Từ nồng độ alginat 2% đến 4% thì tỷ lệ alginat trong vi nang tăng lên dẫn đến khả năng giải phóng dược chất giảm (do hàng rào ngăn dược chất khuếch tán tăng lên như đã giải thích ở trên).

Sự thay đổi về độ nhớt cũng dẫn đến sự thay đổi hình dạng của vi nang, với CT9 có nồng độ alginat cao nhất, phải tiến hành ở tốc độ nhỏ giọt chậm nhất để tránh hiện tượng kéo đuôi, so với các công thức còn lại, quan sát thấy được kích thước giọt hỗn dịch thu được cũng lớn hơn các công thức còn lại (độ nhớt tăng dẫn đến kích thước giọt tăng). Độ nhớt tăng làm tăng khả năng đồng nhất của hỗn dịch, vì vậy các vi nang thu được cũng đồng đều về màu sắc hơn.

Cũng với mục tiêu kiểm soát giải phóng, chúng tôi chọn cách giữ nồng độ alginat ở 4% cho các công thức khảo sát tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế vi nang glipizid bằng phương pháp đông tụ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)