phosphat 7,4
3.1.1. Xác định bước sóng cực đại của dung dịch glipizid trong môi trường đệm
phosphat 7,4
Tiến hành pha dung dịch GPZ nồng độ 10 μg/ml và tiến hành quét phổ theo mục 2.3.1.1.
Nhận xét:
Quét phổ dung dịch GPZ 10 μg/ml thu được 2 bước sóng cực đại (λmax) là 223 nm và 275,5 nm. Tại bước sóng 223 nm, dung dịch GPZ có giá trị mật độ quang cao hơn tại bước sóng 275,5 nm. Hơn nữa, hàm lượng GPZ sử dụng khi thử hòa tan là nhỏ (10 mg) nên lượng dược chất có trong môi trường cũng nhỏ. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn phương pháp đo quang ở bước sóng 223 nm để giảm sai số tối đa do đo quang khi xác định lượng dược chất.
3.1.2. Xây dựng đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa mật độ quang và
nồng độ của dung dịch glipizid trong môi trường đệm phosphat pH 7,4
Tiến hành pha một dãy dung dịch có nồng độ chính xác khoảng lần lượt là 2; 5; 8; 10; 12; 14; 16 μg/ml và đo mật độ quang theo mục 2.3.1.2 đã nêu. Kết quả thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.1.
Bảng 3.1. Giá trị mật độ quang đo được của dãy dung dịch GPZ chuẩn
Nồng độ (μg/ml) 2 5 8 10 12 14 16
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn mối tương quang giữa mật độ quang và nồng độ dung dịch GPZ trong môi trường đệm phosphat 7,4 tại bước sóng 223 nm Nhận xét:
Kết quả đường chuẩn cho hệ số tương quan R2 ≈ 1 nên có thể coi như nồng độ dung dịch GPZ trong môi trường đệm phosphat pH 7,4 và mật độ quang đo được ở bước sóng 223 nm là tuyến tính trong khoảng nồng độ GPZ từ 2 μg/ml đến 16 μg/ml. Vì vậy có thể sử dụng phương pháp đo quang ở để xác định nồng độ GPZ trong môi trường đệm phosphat 7,4, và khi đó cần đưa mẫu chuẩn và mẫu thử về khoảng nồng độ trên để kết quả đo quang được chính xác.
Tiến hành đo quang của dung dịch mẫu vi nang không có dược chất (được pha như mục 2.3.3.2.). Kết quả thu được cho thấy tá dược không ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ quang của GPZ.