Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch CaCl2đến vi nang bào chế được thể hiện qua bảng 3.5 và hình 3.4.
Bảng 3.5. Đặc tính vi nang bào chế được khi thay đổi nồng độ CaCl2 CT Nồng độ CaCl2 Hiệu suất vi nang hóa (%) Hàm lượng DC/VN (%) Hình thức 9 10% 68,44 5,80 Cầu, đều 11 6% 65,79 5,58 Cầu, đều 12 4% 62,13 5,26 Cầu, đều
Hình 3.4. % GPZ giải phóng từ các vi nang sử dụng nồng độ CaCl2 khác nhau Nhận xét:
Thay đổi nồng độ CaCl2 sẽ dẫn đến thay đổi về mạng lưới calci alginat: khi nồng độ CaCl2 chưa đủ để tạo các liên kết hoàn toàn với chuỗi G của phân tử alginat, mạng lưới lỏng lẻo, dược chất sẽ dễ thoát ra ngoài; khi nồng độ CaCl2 tăng lên, mạng lưới liên kết chặt chẽ sẽ bao gói tốt, hạn chế dược chất thoát ra ngoài. Khi nồng độ CaCl2 đạt đến một giá trị để bão hòa các liên kết với chuỗi G thì hiệu suất cao nhất, sau nồng độ đó, nồng độ CaCl2 có tăng cũng không ảnh hưởng đến khả năng bao gói.
Theo kết quả tại bảng 3.5, khi tăng nồng độ CaCl2 từ 4% lên 6% và 10% thì hiệu suất vi nang hóa tăng dần. Điều này có thể được giải thích do tại nồng độ 4%
và 6% lượng Ca2+ chưa đủ để bão hòa liên kết với chuỗi G trong alginat nên hiệu suất vi nang hóa thấp hơn so với nồng độ 10%.
Theo hình 3.4, thay đổi nồng độ CaCl2 ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng giải phóng dược chất, do vậy chúng tôi quyết định lựa chọn nồng độ CaCl2 10% là nồng độ tốt nhất trong khoảng nồng độ đang khảo sát.