1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng sức khỏe tâm thần học sinh trường trung học cơ sở tại thành phố thanh hóa tỉnh thanh hóa năm 2017

116 171 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 512,84 KB

Nội dung

Năm 2003, Tổ chức y tế Thế giới đã đưa ra khái niệm sức khỏe tâm thần: “Sức khỏe tâm thần là trạng thái khỏe mạnh của mỗi cá nhân để họ nhận biết được các khả năng của bản thân, có thể đ

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trẻ em luôn là đối tượng được quan tâm ở mọi quốc gia trên thế giới, để

có một xã hội phát triển, văn minh hiện tại và mai sau cần quan tâm chăm sócphát triển toàn diện trẻ em và thanh thiếu niên, trong đó sức khoẻ tâm thầncủa các em cần được coi trọng như sức khoẻ thể chất Theo báo cáo của tổchức Y tế thế giới, trên phạm vi thế giới có đến 20% trẻ em và vị thành niênmắc các bệnh tâm thần ; tự tử trên toàn thế giới là nguyên nhân cao thứ ba của

tử vong ở tuổi vị thành niên và trầm cảm thường khởi phát ở tuổi vị thànhniên, nó thường kết hợp với lạm dụng chất và nguy cơ tự sát [1] Nhiều cuộcđiều tra trong nước và thế giới có khoảng 8- 21% trẻ em và thanh thiếu niênnắc phải các rối loạn tâm thần cần điều trị [2]

Ở Việt Nam những năm gần đây, những vấn đề sức khỏe tâm thần là mộttrong những vấn đề nổi cộm trong trường học, đặc biệt là lứa tuổi học sinhTrung học cơ sở, các nghiên cứu, khảo sát về SKTT cũng trở nên nhiều hơn.Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy có từ 12-13% trẻ em Việt Nam trong độtuổi 6 đến 16, tức là có khoảng 2,7 triệu trẻ em và vị thành niên trên toàn quốcgặp phải những vấn đề sức khỏe tâm thần rõ rệt [3] Khảo về SKTT của Tổchức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy trên mẫu nghiên cứu gồm 1.202 học sinhtiểu học và trung học cơ sở Việt Nam trong độ tuổi 10-16 tuổi, tỷ lệ học sinh

có vấn đề về SKTT chung là 19,46% [4] Đây là giai đoạn có nhiều thay đổi

cả về tâm sinh lý và xã hội dẫn đến những biến đổi sâu sắc về mặt tâm lý,nhân cách…Vì vậy công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em và thanh thiếu niên,cần phải tiến hành song hành trong cả môi trường gia đình, xã hội và trườnghọc Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, thích đáng các rối loạnnày kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển tư duy của đứa trẻ, đến nhậnthức, tính quyết đoán và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến học tập, sinh

Trang 2

hoạt hàng ngày Hậu quả dẫn đến không có khả năng thích ứng với trườnghọc, thường xuyên vắng mặt ở lớp học, ít tham gia vào các hoạt động giao lưuvới bạn bè ở lớp; kém tập trung vào công việc, dễ mắc tệ nạn xã hội, khó điềuchỉnh được cảm xúc, hành vi và có thể dẫn đến nguy cơ tự sát

Thành phố Thanh Hóa là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thanh Hóa, trungtâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch,dịch vụ của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc miền Trung [5] Tuy nhiên ThanhHóa cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn của trẻ em và thanhthiếu niên, trong đó thì công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần còn đang bị bỏngỏ, các đề tài nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều Vậy thực trạng sức khỏetâm thần của các em học sinh lứa tuổi THCS ở thành phố hiện nay như thếnào? Có những yếu tố nào liên quan đến sức khỏe tâm thần? Để trả lời các

câu hỏi này, em tiến hành nghiên cứu ”Thực trạng sức khỏe tâm thần học sinh trường trung học cơ sở tại thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa năm 2017” với mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh trường trung học cơ sở tại thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa năm 2017.

2 Mô tả một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của học sinh trường trung học cơ sở tại thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa năm 2017.

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

Trang 3

1.1.Các khái niệm

1.1.1.Sức khỏe tâm thần

Sức khoẻ cho mọi người là mục tiêu lớn, mục tiêu chiến lược của tổ chức

y tế thế giới (WHO), của nhiều quốc gia phát triển và của cả ngành y tế nước

ta và cũng là thước đo chung của mọi xã hội văn minh, nhân bản

Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO):"Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế" Như vậy để có được

một sức khỏe đúng nghĩa cả 3 thành phần trên phải liên quan tác động lẫn

nhau không thể tách rời nhau.Trong khi sức khoẻ về thể chất đã được dần

từng bước xã hội đặt đúng vào vị trí của nó, thì sức khoẻ tâm thần còn phảibền bỉ phấn đấu để thay đổi dần nhận thức vẫn còn nhiều lệch lạc, nhiều mặccảm Vậy sức khoẻ tâm thần là gì?

Năm 2003, Tổ chức y tế Thế giới đã đưa ra khái niệm sức khỏe tâm thần:

“Sức khỏe tâm thần là trạng thái khỏe mạnh của mỗi cá nhân để họ nhận biết được các khả năng của bản thân, có thể đương đầu với những căng thẳng thông thường trong cuộc sống, có thể học tập và làm việc một cách hiệu quả

và có thể tham gia, góp phần vào các hoạt động của cộng đồng” [6-7]

Sức khoẻ tâm thần không chỉ là một trạng thái không có rối loạn hay dị tật vềtâm thần, mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái, muốn có mộttrạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái thì cần phải có chất lượng nuôi sốngtốt, có được sự cân bằng và hoà hợp giữa các cá nhân, môi trường xung quanh

và môi trường xã hội Như vậy, thực chất sức khoẻ tâm thần ở cộng đồng là:

1 Một cuộc sống thật sự thoải mái

2 Đạt được niềm tin vào giá trị bản thân, vào phẩm chất và giá trị củangười khác

Trang 4

3 Có khả năng ứng xử bằng cảm xúc, hành vi hợp lý trước mọi tình huống

4 Có khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển thoả đáng các mối quan hệ

5 Có khả năng tự hàn gắn để duy trì cân bằng khi có các sự cố gây mấtthăng bằng, căng thẳng (stress)[8]

1.1.2.Khái niệm tuổi vị thành niên

Vị thành niên: từ này xuất phát từ tiếng Latinh - adolescere có nghĩa là

"lớn lên" hay "phát triển đến sự chín muồi" VTN là những người trong độtuổi 10-19 tuổi nghĩa là trong độ tuổi thiếu nhi và trước tuổi trưởng thành(Quy định của tổ chức y tế thế giới) hay nói theo tâm lý học thì VTN là giaiđoạn kết nối chuyển tiếp đòi hỏi mỗi cá nhân phải có những thay đổi mới đểthích nghi Tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển sinh lý gắn liền với sựtrưởng thành về sinh dục, nó bao hàm cả nghĩa phát triển về vị thế, địa vị xãhội, hành vi, tình cảm… [9-10]

Tuổi Vị thành niên được chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn VTN sớm : 10 – 14 tuổi

- Giai đoạn VTN muộn: 17 - 19 tuổi

Việc phân định này cần thiết để kết hợp phát triển sinh học và tâm lý xãhội từng thời kỳ

Khi trẻ bước vào tuổi VTN thì luôn có xu hướng tách dần ra khỏi vòngtay của cha mẹ, không muốn phụ thuộc vào bố mẹ Ở tuổi này sự biến đổi vềtâm lý rất phức tạp, mỗi một giai đoạn lại biểu hiện một tích cách khác nhau:

có lúc thì kiềm chế nhẫn nhịn có khi lại chủ quan chống đối Hơn nữa, đâycòn là giai đoạn có những mối quan hệ khác giới, nhu cầu giao tiếp với xã hộibạn bè nhiều hơn, các em có xu hướng theo bạn bè hơn là cha mẹ [11]

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam tính tới 1/4/2013 cótới 6805159 trẻ VTN giai đoạn sớm và khoảng 7160420 trẻ trong giai đoạnVTN muộn [12]

Trang 5

1.2.Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ từ 11 đến 15 tuổi [13]

Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ pháttriển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởngthành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ“,

“tuổi khó bảo“, “tuổi khủng hoảng “, “tuổi bất trị “

- Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đangtách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (ngườitrưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt pháttriển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này

- Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tínhngười lớn”,điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phátdục, điều kiện sống, hoạt động…của các em

1.2.1.Sự biến đổi về mặt giải phẩu sinh lí

a Sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẻ nhưng không cân đối.

Sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất (tuyến yên,tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể trẻ,trong đó sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục

- Chiều cao của các em tăng lên một cách đột ngột, hằng năm có thể tăng

từ 5-6 cm; Trọng lượng cơ thể hằng năm tăng từ 2,4-6 kg; tăng vòng ngực…lànhững yếu tố đặc biệt trong sự phát triển thể chất của trẻ

- Ở giai đoạn dưới 14 tuổi vẫn còn có các đốt sụn hoàn toàn giữa các đốtxương sống, nên cột sống dễ bị cong vẹo khi đứng ngồi không đúng tư thế

- Sự tăng khối lượng các bắp thịt và lực của cơ bắp diễn ra mạnh nhấtvào cuối thời kì dậy thì khiến các em khỏe ra rõ rệt Tuy nhiên, sự phát triển

cơ của các em trai khác biệt nhất định báo hiệu sự hình thành ở các em những

Trang 6

nét khác biệt về cơ thể : con trai cao lên, vai rộng ra, con gái tròn trặn dần,xương chậu rộng ra…

Sự phát triển cơ thể diễn ra không cân đối làm cho các em lúng túng,vụng về, “lóng ngóng”

- Xương chân và tay chóng dài nhưng cơ phát triển chậm hơn và lồngngực phát triển chậm, nên đầu tuổi thiếu niên thường có thân hình dài, hơi gầy

và ít nhiều không cân đối

- Sự phát triển của hệ tim - mạch cũng không cân đối: thể tích tim tăngnhanh, hoạt động mạnh hơn nhưng đường kính phát triển chậm hơn Điều nàygây nên rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn máu

b Hoạt động thần kinh cấp cao của tuổi thiếu niên cũng có những nét riêng biệt.

- Ở tuổi thiếu niên, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, dẫn đếnthiếu niên không làm chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được xúcđộng mạnh Các em dễ bị kích động, dễ bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh…

- Ở tuổi thiếu niên, phản xạ có điều kiện đối với những tính hiệu trực tiếpđược hình thành nhanh hơn những phản xạ có điều kiện đối với những tínhhiệu từ ngữ Do vậy, ngôn ngữ của trẻ cũng thay đổi Các em nói chậm hơn,hay “nhát gừng”, “cộc lốc”… Nhưng hiện tượng này chỉ tạm thời, khoảng 15tuổi trở lên hiện tượng này cân đối hơn

c Hiện tượng dậy thì

Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự pháttriển cơ thể của thể thiếu niên Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động và cơ thể các

em xuất hiện những dấu hiệu phụ khiến chúng ta nhận ra các em đang ở độtuổi dậy thì

Biểu hiện bên ngoài chủ yếu của sự chín muồi của các cơ quan sinh dục

ở các em trai là sự xuất tinh, ở các em gái là hiện tượng thấy kinh Tuổi dậy

Trang 7

thì của các em nữ thường vào khoảng 12 - 14 tuổi, các em nam bắt đầu và kếtthúc chậm hơn các em gái khoảng 1,5 - 2 năm.

Sự phát dục cùng với những chuyển biến trong sự phát triển cơ thể củathiếu niên có một ý nghĩa không nhỏ trong sự nảy sinh những cấu tạo tâm lýmới: Cảm giác về tính người lớn thực sự của mình ; cảm giác về tình cảmgiớitính mới lạ, quan tâm tới người khác giới

1.2.2 Sự thay đổi của điều kiện sống

a Đời sống gia đình của học sinh trung học cơ sở:

- Đến tuổi này, các em đã có những vai trò nhất định, được gia đình thừanhận như là một thành viên tích cực của gia đình, được cha mẹ, anh chị giaocho những trọng trách khá năng nề như : chăm sóc các em nhỏ, nấu cơm, dọndẹp nhà cửa, chăn nuôi gia súc,… Thậm chí khá nhiều em trở thành lao độngchính, góp phần tăng thu nhập của gia đình, các em đã ý thức được các nhiệm

vụ đó và thực hiện tích cực

- Điều quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với các em là cha mẹ không còncoi các em là bé nhỏ nữa, mà đã quan tâm đến ý kiến của các em hơn, dànhcho các em những quyền sống độc lập hơn, đề ra những yêu cầu cao hơn, các

em được tham gia bàn bạc một số công việc của gia đình và đã biết quan tâmđến việc xây dựng, bảo vệ uy tín của gia đình

Những sự thay độ đó đã làm cho trẻ ý thức được vị thế của mình tronggia đình và động viên, kích thích các em hoạt động tích cực, độc lập, tự chủ

b Đời sống trong nhà trường của học sinh trung học cơ sở cũng vó nhiều thay đổi.

Hoạt động học tập và các hoạt động khác của các học sinh trung học cơ

sở đòi hỏi và thúc đẩy các em có thái độ tích cực và độc lập hơn, tạo điều kiệncho các em thõa mãn nhu cầu giao tiếp của mình

Trang 8

- Ở lứa tuổi này các em được thừa nhận như một thành viên tích cực vàđược giao một số công việc nhất định trên liều lĩnh vực khác nhau như tuyêntruyền cổ động, giữ trật tự đường phố, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ,

bổ túc văn hóa

- Thiếu niên thích làm công tác xã hội:

Có sức lực, đã hiểu biết nhiều, muốn làm được những công việc đượcmọi người biết đến, nhất là những công việc cùng làm với người lớn

Các em cho rằng công tác xã hội là việc làm của người lớn và có ý nghĩalớn lao Do đó được làm các công việc xã hội là thể hiện mình đã là người lớn

và muốn được thừa nhận mình là người lớn

Hoạt động xã hội là hoạt động có tính chất tập thể, phù hợp với sở thíchcủa thiếu niên

Do tham gia công tác xã hội, mà quan hệ của học sinh trung học cơ sởđược mở rộng, kinh nghiệm cuộc sống phong phú lên, nhân cách của thiếuniên được hình thành và phát triển

c Đời sống tình cảm:

Tình cảm của các em sâu sắc, phong phú, đa dạng và phức tạp hơn ở giaiđoạn trước Tuy nhiên rất dễ xúc động, mang tính bồng bột, dễ bị kích động,vui buồn chuyển hoá nhanh chóng Trong mối quan hệ với bạn bè xuất hiệntình cảm khác giới, có nguyện vọng được bạn khác giới quan tâm, yêu thích Tình cảm bắt đầu phục tùng ý chí, tình cảm đạo đức phát triển mạnh,tình cảm bạn bè, tình tập thể, tình đồng chí cũng được phát triển Xuất phát từviệc coi trọng tình bạn, muốn giao tiếp với bạn cùng tuổi mà ở các em cónguyện vọng được khẳng định vị trí của mình trong tập thể Các em có khátvọng mạnh mẽ đó là muốn chiếm vị trí được tôn trọng trong nhóm bạn bè cùngtuổi Nguyện vọng này thể hiển nhu cầu tự khẳng định và có ý nghĩa quan

Trang 9

trọng trong sự phát triển tâm lý, nhân cách của thiếu niên Các em có cảm xúcnặng nề nếu quan hệ với bạn bị tổn thương, mất bạn, sự tẩy chay của bạn bè

1.2.3 Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở

a Tri giác: các em đã có khả năng phân tích, tổng hợp các sự vật, hiên

tượng phức tạp hơn khi tri giác sự vật, hiện tượng Khối lượng tri giác tănglên, tri giác trở nên có kế hoạch, cơ trình tự và hoàn thiện hơn

b Trí nhớ: của thiếu niên cũng được thay đổi về chất Đặc điểm cơ bản

của trí nhớ ở lứa tuổi này là sự tăng cường tính chấtchủ định, năng lực ghinhớ có chủ định được tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệusuất ghi nhớ cũng được nâng cao

c Tư duy :

Hoạt động tư duy của học sinh trung học cơ sở có những biến đổi cơ bản:

- Tư duy nói chung và tư duy trừu tượng nói riêng phát triển mạnh là mộtđặc điểm cơ bản của hoạt động tư duy ở thiếu niên Nhưng thành phần của tưduy hình tượng - cụ thể vẫn được tiếp tục phát triển, nó vẫn giữ vai trò quantrọng trong cấu trúc của tư duy

- Các em hiểu các dấu hiệu bản chất của đối tượng nhưng không phải baogiờ cũng phân biệt được những dấu hiệu đó trong mọi trường hợp Khi nắm kháiniệm các em có khi thu hẹp hoặc mở rộng khái niệm không đúng mức

- Ở tuổi thiếu niên, tính phê phán của tư duy cũng được phát triển, các

em biết lập luận giải quyết vấn đề một cách có căn cứ Các em không dễ tinnhư lúc nhỏ, nhất là ở cuối tuổi này, các em đã biết vận dụng lí luận vào thựctiễn, biết lấy những điều quan sát được, những kinh nghiệm riêng của mình đểminh họa kiến thức

1.2.4 Sự phát triển nhân cách

Trang 10

Các em thường cố gắng bắt chước những mẫu người lý tưởng mà các em

tự lựa chọn làm thần tượng của mình Sự phấn đấu vươn lên theo hình mẫu lýtưởng đó giúp thiếu niên hình thành những phẩm chất ý chí như: sức mạnh,lòng dũng cảm, tinh thần vượt khó khăn để đạt mục đích Tuy nhiên sựngưỡng mộ, sùng bái các giá trị này không phải lúc nào cũng phát triển theochiều hướng phù hợp với những giá trị đạo đức xã hội tích cực

1.2.5 Sự phát triển của tự ý thức

Sự hình thành tự ý thức ở các em là quá trình diễn ra dần dần Cơ sở đầutiên của sự tự ý thức là sự tự đánh giá của người khác, nhất là người lớn Dầndần các em bắt đầu có khuynh hướng độc lập phân tích và đánh giá nhân cáchcủa mình hơn

1.2.6 Sự hứng thú

Hứng thú của thiếu niên phát triển khá mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫnchiều sâu, thể hiện ở sự quan tâm đến kết quả hoạt động, đến bản chất, ýnghĩa của hoạt động, thể hiện ở thái độ tích cực với hiện tượng khách quan

1.3 Một số rối loạn sức khỏe tâm thần tuổi từ 11 đến 15 tuổi

Ở lứa tuổi này nhân cách của các em được phát triển một cách mạnh mẽ,

tự ý thức đã bắt đầu hình thành các quan niệm về cuộc sống rõ ràng hơn vàcác quan hệ xã hội bước đầu được mở rộng Hoạt động chủ đạo của trẻ lúcnày là học tập Các biện pháp vệ sinh tâm lý được đan xen với hoạt động họctập cho trẻ Cần tránh tạo gánh nặng trí tuệ và tránh thúc ép các em học quásức, cả về văn hóa, thể thao, âm nhạc, hội họa …

Ở cuối lứa tuổi này, trẻ dễ có những khủng hoảng tâm lý đi kèm vớinhững biến đổi mạnh mẽ về sinh lý Đối với trẻ em gái, nếu không đượcchuẩn bị chu đáo về tâm lý cho lần thấy kinh nguyệt đầu tiên các em dễ bịnhững mặc cảm nặng nề, ở trẻ em trai sự phát triển tâm lý giới tính cũng

Trang 11

chuyển sang thời kỳ mới Nếu các em bị những tác động xấu của video đen,phim ảnh đồi trụy thì rất dễ có những hành vi chống đối xã hội, phi đạo đức.Các biện pháp vệ sinh tâm lý đối với lứa tuổi này gắn liền với công tácgiáo dục của nhà trường, sự quan tâm của gia đình và xã hội.

Giống như người lớn, trẻ em cũng có thể có các rối loạn SKTT mà ảnhhưởng đến cách chúng nghĩ, cảm nhận và ứng xử Khoảng 50% các rối loạnSKTT thường bắt đầu trước tuổi 14 và nếu không được điều trị bệnh có thểkéo dài, để lại hậu quả nặng nề, dẫn đến thất học, các xung đột gia đình,nghiện ma tuý, bạo lực và thậm chí là tự sát Các rối loạn SKTT cũng tiêu tốnrất nhiều tiền của của gia đình, cộng đồng và hệ thống chăm sóc sức khoẻ

1.3.1.Một số các rối loạn sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên

Hội đồng Y khoa Hoa Kỳ (The U.S Surgeon General’s) năm 2000, trong

“báo cáo về sức khoẻ tâm thần trẻ em”, đã ước tính rằng 1/5 trẻ em và thanhthiếu niên sẽ mắc một vấn đề sức khoẻ tâm thần rõ rệt trong quá trình đi học.Các vấn đề ở trẻ khác nhau về mức độ nặng nhẹ nhưng khoảng 70% trong sốcác trẻ đó cần được điều trị mà không nhận được các dịch vụ chăm sóc sứckhỏe tâm thần (CSSKTT) phù hợp [14] Những vấn đề SKTT có thể xuấthiện sớm ngay từ khi trẻ rất nhỏ, và tương tự như tất cả các mặt phát triển củatrẻ, chúng ta càng quan tâm sớm đến SKTT thì càng tốt

Lứa tuổi trẻ có thể bị các vấn đề về sức khoẻ tâm thần, cảm xúc và hành

vi Đây là vấn đề thực tế đang gặp phải và gây ra khó khăn, lo lắng cho nhiềugia đình

Các rối loạn SKTT ở trẻ em và thanh thiếu niên gồm có:

• Các rối loạn phát triển (chậm phát triển tâm thần, tự kỷ, rối loạn học )

• Rối loạn cảm xúc (trầm cảm, lo âu, rối loạn cảm xúc lưỡng cực )

- Các rối loạn hành vi: Rối loạn tăng động – giảm chú ý; Rối loạnbướngbỉnh, chống đối; Rối loạn ứng xử

Trang 12

• Nghiện ma túy

• Rối loạn loạn thần

Bảng 1.1 Mức độ phổ biến của một số rối loạn theo lứa tuổi

ở 8-10% trẻ em trong độ tuổi đi học, trầm cảm xảy ra ở khoảng hơn 2% trongthời gian thơ ấu và lên tới 4-7% thời thanh thiếu niên và lên đến 20% thanhthiếu niên bắt đầu vào tuổi trưởng thành[16]

Một số rối loạn cảm xúc và hành vi lứa tuổi thanh thiếu niên[17]

- Các rối loạn lo âu: Sợ hãi quá mức, buồn rầu hoặc trạng thái lo lắng, bực

bội… đều có thể là rối loạn lo âu Rối loạn lo âu là biểu hiện phổ biến nhất ở lứatuổi trẻ Theo một nghiên cứu trẻ từ 9 đến 17 tuổi, ước chừng 13/100 trẻ bị cácrối loạn lo âu

- Trầm cảm nặng: Trước kia người ta cho rằng trầm cảm nặng không

xảy ra ở trẻ em Ngày nay các chuyên gia đều đồng ý rằng trầm cảm nặng có

Trang 13

thể xảy ra ở mọi lứa tuổi Các nghiên cứu cho thấy 2/100 trẻ có thể bị trầmcảm chủ yếu Khoảng 8/100 thanh thiếu niên có thể bị trầm cảm nặng.

- Rối loạn cảm xúc lưỡng cực: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay tái phát

và tái diễn trong cuộc đời trẻ Khoảng 1/100 người bị rối loạn cảm xúc lưỡngcực có dấu hiệu bệnh lần đầu trong những năm tuổi thanh thiếu niên

- Rối loạn tăng động giảm tập trung chú ý: Thường bắt đầu ở lứa tuổi

mẫu giáo lớn và diễn biến kéo dài Tỷ lệ mắc 5/100 cháu

- Các rối loạn về học: Khó khăn trong việc tiếp thu và diễn đạt thông tin,

có thể có khó khăn về nói và viết chính tả, khó khăn về tính toán hoặc khókhăn trong việc phối hợp, các vận động chủ ý và tự kiểm soát bản thân

- Các rối loạn về ứng xử: Ít quan tâm đến người khác, xâm phạm thô

bạo với bạn bè người thân hoặc súc vật Không tuân thủ các qui tắc xã hội,hay có các hành động quá đáng và quá mức, vi phạm trật tự Sự chống đối cóthể tăng đến độ nguy hiểm Các biểu hiện vi phạm bao gồm nói dối, ăn cắp,gây hấn, trốn học hoặc dã man tàn bạo…

Tỉ lệ rối loạn ứng xử khoảng 3/100 trẻ tuổi từ 9 đến 17 tuổi

- Rối loạn ăn uống: Có hai loại: chán ăn và ăn vô độ

Trẻ chán ăn có tỷ lệ gặp 1/100 trẻ

Tỉ lệ chứng ăn vô độ khoảng 1-3/100 trẻ

- Tự kỷ: Trẻ được gọi là tự kỷ là những trẻ có vấn đề về giao tiếp, ứng xử

với những người khác Khoảng 70% trẻ tự kỷ có chậm phát triển tâm thần và

có nguy cơ cao bị các rối loạn tâm thần Tỷ lệ trẻ tự kỷ từ 2 đến 8 phần vạn

Tỷ lệ bé trai/ bé gái là 3/1

- Tâm thần phân liệt: Tỷ lệ 5/1000 trẻ

Trang 14

1.3.2.Một số công cụ sàng lọc, phát hiện các vấn đề sức khỏe tâm thần đối với trẻ em tại cộng đồng

Việc phát hiện và sàng lọc sớm các vấn đề sức khỏe tâm thần cho trẻ em vàtrẻ vị thành niên hiện nay tại cộng đồng có vai trò vô cùng quan trọng trong việcchăm sóc và nâng cao sức khỏe của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện

Với sự phát triển của khoa học nói chung và y học nói riêng, các công cụđánh giá, phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ ngày càng pháttriển với các nội dung, hình thức phong phú và càng ngày càng đi gần với lâmsàng Điều này rất có ý nghĩa bởi trẻ em, trẻ vị thành niên hiện nay là lứa tuổi

dễ bị các tác động của các yếu tố xung quanh như gia đình, xã hội, trườnghọc… hay từ chính bản thân các em, để cha mẹ đưa trẻ đi khám tại các cơ sở

y tế nhằm phát hiện các vấn đề sức khỏe tâm thần của con cái còn hạn chế docác điều kiện về nhận thức, khả năng nhận biết các dấu hiệu, điều kiện vềkinh tế, về sự tiếp cận dịch vụ y tế đầy đủ… Ở các nước phát triển, bên cạnh

hệ thống giáo dục, mạng lưới tư vấn học đường nói chung, tham vấn SKTThọc đường nói riêng hoạt động hiệu quả đã phát hiện và can thiệp các vấn đềkhó khăn của trẻ kịp thời, ngăn ngừa được các hành vi tiêu cực gây rối nhiễu

xã hội Ở nuớc ta, hệ thống đào tạo cán bộ làm công tác tư vấn tâm lý họcđường, tâm lý lâm sàng chưa có Do đó, mạng lưới của công tác này còn bỏtrống Vì vậy sự phát triển các công cụ sàng lọc giúp các nhà dịch tễ học thựchiện được việc đo lường gánh nặng bệnh tâm thần ở cộng đồng

Thấu hiểu được điều đó Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học vềgiới – gia đình – phụ nữ và vị thành niên đã biên dịch cuốn tài liệu “Khungđánh giá nhu cầu của trẻ em và gia đình của trẻ”[18]

Cuốn tài liệu gồm các bộ câu hỏi:

1 Bộ câu hỏi Điểm mạnh và khó khăn (SDQ)

2 Thang đo về những điều phiền muộn, rắc rối trong việc nuôi dạy trẻ

Trang 15

3 Thang đo Điều kiện nhà ở

4 Thang đo Hạnh phúc của người trưởng thành

5 Thang đo Hạnh phúc của trẻ vị thành niên

6 Bộ câu hỏi về các sự kiện xảy ra trong thời gian gần đây

7 Bộ Thang đo Hoạt động gia đình

8 Thang đo việc sử dụng rượu

* Thang đánh giá SDQ (đánh giá điểm mạnh và khó khăn)

Thang đánh giá điểm mạnh và yếu học sinh của Tổ chức y tế thế giới,được các Giáo sư Trung tâm Sức khoẻ tâm thần quốc tế Australia và các nhàchuyêm môn Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương chuẩn hoá sang tiếngViệt Gồm 3 thang: Thang SDQ dành cho học sinh tự đánh giá; Thang SDQdành cho giáo viên đánh giá; Thang SDQ dành cho cha mẹ đánh giá Mỗi thang

có 25 câu hỏi, cho điểm 1, 2, 3 theo mức độ nặng, nhẹ các dấu hiệu của trẻ.Các điểm yếu sức khoẻ tâm thần trong thang SDQ bao gồm:

- Các vấn đề cảm xúc: Buồn rầu, thất vọng, suy nhược, sợ hãi lo lắng,mất quan tâm thích thú, ngại giao tiếp bạn bè

- Các vấn đề ứng xử: Tức giận, mất tự chủ, thích bạo lực, thích gây hấn

- Các vấn đề về tăng động giảm tập chung chú ý: Căng thẳng, bồn chồn,luôn ngọ ngoạy, hấp tấp, bốc đồng, không thể tập trung chú ý để làm một việc

Trang 16

đúng trẻ cộng đồng và trẻ đến phòng khám tâm bệnh Nghiên cứu bắt đầubằng chọn ra 107 trẻ đến khám tại Khoa Tâm bệnh của Bệnh viện Nhi TrungƯơng, sau đó đấu cặp theo giới, tuổi, học vấn, và nơi ở để chọn ra 107 trẻ ởcộng đồng Bố mẹ và giáo viên của trẻ thực hiện việc tự điền mẫu phiếuSDQ25 phiên bản tiếng Việt 2004, kèm theo được phỏng vấn bởi nghiên cứuviên cũng dùng bộ câu hỏi trên Trẻ từ 11 tuổi trở lên được đề nghị thực hiện

tự điền phiếu SDQ25 [19]

Kỹ thuật phân tích Receiving Operating Characteristics (ROC) chạy trênStata 8 được dùng để tính khả năng chẩn đoán, ngưỡng chẩn đoán, độ nhậy,

độ đặc hiệu của công cụ Nghiên cứu rút ra các kết luận sau:

- Khả năng chẩn đoán của bộ câu hỏi SDQ25 phiên bản tiếng Việt từ

0,70 đến 0.79 tuỳ theo đối tượng và phương thức lấy tin

- Khả năng chẩn đoán của bộ câu hỏi SDQ25 không khác nhau giữa

phương thức tự điền và phỏng vấn Cho phương thức tự điền, SDQ25 phiênbản tiếng Việt có ngưỡng chẩn đoán trẻ bị nghi ngờ rối nhiễu tâm thần khiđiểm số SDQ25 ở mức ≥13 khi thầy cô giáo thực hiện việc đánh giá, và mức

≥14 khi bố mẹ hoặc trẻ thực hiện tự đánh giá

- Sử dụng bộ câu hỏi SDQ25, thầy cô giáo là nguồn cung cấp thông tin

đánh giá về rối nhiễu tâm thần của trẻ có độ tin cậy ổn định hơn so với bố mẹhoặc chính bản thân trẻ

Ngoài ra còn có thểthang đo về hành vi của trẻ em của Achenbach đãthích nghi ở Việt nam (Achenbach, 1991), bao gồm [20] :

- Bảng dùng cho trẻ tự ghi dành cho trẻ từ 11 đến 18 tuổi (Youth

Self-Report for children 11-18 year old – YSR) YSR được thiết kế để trẻ có khảnăng đọc hiểu từ lớp 5 trở lên tự báo cáo về khả năng cũng như các vấn đềcủa bản thân Phần đầu của YSR ghi lại những thông tin về khả năng thíchứng của trẻ trong các mặt khác nhau: thể thao, sở thích, bạn bè, công việc nhà,

Trang 17

học tập Trẻ cũng tự đánh giá các năng lực và kết quả học tập cũng như quan

hệ gia đình, bạn bè của trẻ Phần thứ hai của YSR bao gồm 112 vấn đề xuấthiện trong vòng 6 tháng đến thời điểm hiện tại Các vấn đề này được phânthành 8 trục hội chứng chính của các hành vi và cảm xúc thường gặp ở trẻ em

và vị thành niên (theo Bảng phân loại bệnh lần thứ 4 của Hoa kỳ- DSM-IV) làthu mình, rối loạn dạng cơ thể, lo âu/trầm cảm, các vấn đề xã hội, vấn đề vềsuy nghĩ/tư duy, các vấn đề về chú ý, hành xi hung baọ, hành vi sai phamh.Mỗi biểu hiện này được đánh giá ở 3 mức độ (0= hoàn toàn không có, 1=phần nào hoặc thỉnh thoảng có, 2= hoàn toàn hoặc thường xuyên có) Trên cơ

sở tựđánh giá của trẻ, sẽ tính tổng điểm chung, điểm từng hội chứng, tổngđiểm của nhóm hướng nội (các triệu chứng thu mình-né tránh; Lo âu- trầmcảm; rối loạn dạng cơ thể), nhóm hướng ngoại (các triệu chứng của hành vihung bạo, các hành vi sai phạm, tăng động giảm chú ý) Sau đó, so sánh vớithang điểm chuẩn quốc tế mà tác giả thang đo đã xây dựng để xác định từngtrẻ có vấn đề gì và ở mức độ nào: bình thường, ở mức ranh giới, mức bệnh lý(có dấu hiệu lâm sàng)

- Bảng dùng cho giáo viên (Teacher’s Report Form-TRF): được thiết kế

để ghi lại những báo cáo của giáo viên về việc học tập, khả năng thích ứng vàcác vấn đề hành vi/cảm xúc của một học sinh TRF cũng gồm 2 phần Ở phần

1, giáo viên đưa ra nhận xét của mình về học tập của trẻ Giáo viên đánh giáhọc tập của trẻ ở từng môn theo 5 mức độ 1 (kém xa so với mức độ yêu cầucủa lớp) đến 5 (tốt hơn mức yêu cầu) Về khả năng thích ứng, giáo viên dùng

7 mức độ để đánh giá trẻ so với một đứa trẻ phát triển bình thường ở độ tuổiđó: trẻ chăm chỉ, chú tâm như thế nào, hành xử như thế nào, học tập như thếnào, cảm xúc như thế nào Phần 2 có 112 item vấn đề trong đó có 93 itemgiống như ở bảng YSR

Trang 18

1.2.Thực trạng sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên

1.2.1.Thực trạng sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới

Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới: trên phạm vi thế giới có đến 20%trẻ em và vị thành niên mắc các bệnh tâm thần ; Tự tử trên toàn thế giới lànguyên nhân cao thứ ba của tử vong ở tuổi vị thành niên và Trầm cảm thườngkhởi phát ở tuổi vị thành niên, nó thường kết hợp với lạm dụng chất và nguy

cơ tự sát[1]

Bảng 1.2 Tỷ lệ trẻ em và trẻ vị thành niên bị rối loạn tâm thần trong

nhóm nghiên cứu của WHO năm 2005 [1]

là một trong những yếu tố chính dẫn đến hiện tượng tự tử- vốn là nguyên nhân tửvong đứng hàng thứ hai của trẻ 12-17 tuổi ở Mỹ trong năm 2012

Tỷ lệ chung của rối loạn tâm thần và hành vi ở trẻ em đã được nghiêncứu trên cả các nước phát triển và đang phát triển Mặc dù tỷ lệ có sự khác

Trang 19

nhau đáng kể giữa các nước nhưng nằm trong khoảng từ 10 đến 20% trẻ em

có một hoặc nhiều vấn đề về tâm thần hoặc hành vi Giống như người lớn, trẻ

em và thanh thiếu niên đôi khi có thể cảm thấy những cảm xúc mãnh liệt khilớn lên hoặc trải qua các sự kiện căng thẳng hoặc chấn thương trong cuộcsống của họ Ví dụ, trẻ thường cảm thấy lo lắng về trường học hoặc tình bạn,hoặc đối với thanh thiếu niên có giai đoạn trầm cảm ngắn sau khi chết tronggia đình

Rối loạn tâm thần là khác nhau Chúng có thể gây ra các triệu chứng liêntục, trầm trọng ảnh hưởng đến cảm giác, hành vi, và xử lý các hoạt động hàngngày của trẻ như đi học, ngủ, hoặc ăn Điều quan trọng là biết các dấu hiệu vàtìm sự trợ giúp nếu cần

Những trạng thái tâm lý bệnh học trẻ em thường gặp là:

- Hành vi gây rối và chống đối xã hội (những rối loạn bên ngoài) có tỷ

lệmắc là 3-5%

- Rối loạn cảm xúc (những rối loạn bên trong) có tỷ lệ gặp là 2-5%

- Những trở ngại tâm lý và rối loạn dạng cơ thể chiếm 1-3%

Hiếm gặp hơn là các rối loạn tâm thần trẻ em và rối loạn sự phát triểnnói chung (bệnh tự kỷ) gặp 0,1% Những rối loạn hành vi gây rối và chốngđối xã hội thường gặp ở trẻ trai nhiều gấp 2 đến 3 lần trẻ gái Tỉ lệ giữa nam

và nữ tương đồng hơn với các rối loạn cảm xúc, trẻ gái lại hay gặp trầm cảm

và chứng biếng ăn nhiều hơn so với trẻ trai Những rối loạn cảm xúc (lo âu,trầm cảm) làm giảm sút đáng kể sự phát triển và khả năng học của trẻ Các rốiloạn hành vi gây phá vỡ nghiêm trọng sự phát triển về mặt xã hội và có thểdẫn tới mắc các chứng bệnh tinh thần về lâu dài[21] Theo một nghiên cứucủa WHO (2005) ở Châu Âu cho thấy có hơn 4% trẻ từ 12 đến 17 tuổi và trên9% bị trầm cảm, đây là một rối loạn phổ biến nhất và hậu quả để lại rất lớn

Trang 20

Trong đó các trẻ nữ bị nhiều hơn so với trước đây với các biểu hiện trầm cảm

và nó liên quan đến việc tự sát của thanh thiếu niên; là nguyên nhân thứ 3 gây

tử vong hành đầu ở người trẻ tuổi Cùng với đó là các rối loạn tâm thần do việc

sử dụng rượu và ma túy ngày càng tăng gây ra những hậu quả nặng nề, thanhthiếu niên có những hành vi bạo lực, đe dọa tính mạng bản thân và những ngườixung quanh Tuy nhiên nếu được điều trị sớm và kịp thời thì sẽ có tiên lượng tốt,giảm thiểu được những gánh nặng cho xã hội trong tương lai[15]

16.3 11.5

Trang 21

Bảng 1.3 Đặc điểm các rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em và thanh

thiếu niên độ tuổi từ 9 đến 17 tuổi tại Mỹ

ở những người trẻ tuổi, 2009) tập hợp các kết quả từ các nghiên cứu trướcđây, người ta ước tính rằng 13 -20 % trẻ em sống ở Mỹ (1 trong 5 trẻ em) gặpmột rối loạn tâm thần trong một năm và ước tính khoảng 247 tỷ USD mỗinăm là dành cho vấn đề rối loạn tâm thần của trẻ em [23]

Tại Anh, nghiên cứu trên 18000 trẻ em từ 5 -15 tuổi của Howard M chothấy có 9,5% trẻ có ít nhất một rối loạn tâm thần đặc thù theo ICD10 [24].Các số liệu nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ VTN có biểu hiện rối loạntâm thần tại một số nước phát triển như Úc, Đức, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha đềutrên 20% Ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu thấy rằng áp lực từ các kỳ thichuyển cấp và gánh nặng học tập có liên quan đến tình trạng SKTT kém ở cáchọc sinh Trung Quốc [25-26]

Các nghiên cứu ở châu Á cũng cho thấy vấn đề sức khỏe tâm thần kháphổ biến và có tỉ lệ tương đương với tỷ lệ vấn đề SKTT trên thế giới

Soba và cọng sự ( 2010) tiến hành nghiên cứu dịch tễ hồi cứu từ 12 đến

18 tháng ở 51 vùng cả các nước châu Á nhận thấy tỉ lệ trẻ em và thanh thiếuniên có vấn đề SKTT là 10-20%[27]

1.2.2 Thực trạng sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên tại Việt Nam

Trang 22

Ở Việt Nam, từ hai thập kỷ trước đã bắt đầu có một số tác giả nghiên cứu

đề cập đến vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên Tuy nhiên,việc nghiên cứu về sức khỏe tâm thần trẻ em mới chỉ được quan tâm nhiềuhơn trong khoảng 10 năm trở lại đây

Khảo về SKTT của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy trên mẫunghiên cứu gồm 1.202 học sinh tiểu học và trung học cơ sở Việt Nam trong độtuổi 10-16 tuổi, tỷ lệ học sinh có vấn đề về SKTT chung là 19,46% [4] Mộtnghiên cứu khác của Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương với Đại họcMelbourne (Australia) trong khuôn khổ dự án “Chăm sóc sức khỏe tâm thầnhọc sinh” cho thấy, trong nhà trường luôn có một tỷ lệ học sinh có vấn đề vềSKTT, có 15,94% em có rối nhiễu tâm trí trong tổng số học sinh các cấp học.Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra tỷ lệ học sinh có các vấn đề SKTT khácao như: Nghiên cứu trong năm 2010, của đại học Y tế Công cộng về thựctrạng SKTT của học sinnh trường Phổ thông Cầu Giấy Hà Nội, có 22,9%học sinh THPT có vấn đề về SKTT [28] Nghiên cứu về Thực trạng sức khỏetâm thần của học sinh THCS ở Hà Nội và nhu cầu tham vấn SKTT họcđường, của Hoàng Cẩm Tú, Đặng Hoàng Minh trên 1727 học sinh cho thấy sốhọc sinh có vấn đề về SKTT chiếm 25% , trong đó 50% có biểu hiện bấtthường bệnh lý cần hỗ trợ thuộc các vấn đề hướng nội, biểu hiện dưới dạngrối loạn cảm xúc lo âu- buồn chán (trầm cảm) dạng cơ thể và hướng ngoạinhư có hành vi hung bao công kích hoặc làm sai qui tắc xã hội[29].Nghiêncứu trong năm năm 2012, của Nguyễn Cao Minh “Điều tra tỷ lệ trẻ em và vịthành niên miền Bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thần” cho thấy 18% trẻ cónguy cơ mắc phải các vấn đề về SKTT [30]

Theo nghiên cứu của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn chothấy tỷ lệ trẻ em và thanh thiếu niên có biểu hiện của trầm cảm và lo âu là13,14% [31]

Trang 23

Thực tế những năm gần đây, rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe tâmthần đang nổi lên như stress, lo âu, ám ảnh, trầm cảm, tự sát trong học sinhtrường học, vấn đề “hysterya tập thể”, các biểu hiện suy nhược và rối loạndạng cơ thể

Theo TS Hồi, trẻ em vô tình bị đẩy vào những tình huống buộc phải tựlập cũng như phải đối mặt với quá nhiều tác động có hại do mặt trái của nềnkinh tế thị trường, trong khi các em không có cơ hội trang bị đủ kiến thức cầnthiết về tâm lý

TS Hồi cho biết, trong nhà trường luôn luôn có một tỉ lệ học sinh có vấn

đề về sức khỏe tâm lý tâm thần Theo đó 15,94% em có rối nhiễu về tâm lýtrong tổng số học sinh các cấp học, lạm dụng chất gây nghiện đang tăngnhanh chóng, với số thanh thiếu niên Trong số các ca tự sát, 10% ở độ tuổi 10

- 17

Nghiên cứu 21.960 thanh thiếu niên Hà Nội phát hiện 3,7% em có rốiloạn hành vi Khảo sát sức khỏe tâm thần học sinh trường học thành phố HàNội bằng công cụ SDQ của Tổ chức Y tế Thế giới chuẩn hóa Việt Nam chothấy trên mẫu nghiên cứu gồm 1.202 học sinh tiểu học và trung học cơ sởtrong độ tuổi 10 - 16 tuổi, tỷ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thầnchung là 19,46 % Tỷ lệ này đối với nam, nữ, tiểu học, trung học cơ sở, nộithành, ngoại thành không có gì khác biệt

Những khó khăn về ứng xử của học sinh trong nghiên cứu của Bệnh việnMai Hương chiếm 9,23% Lứa tuổi 10 - 11 có tỷ lệ 42 - 46% gặp khó khăn vềứng xử Đặc biệt có sự chênh lệch rất lớn về khó khăn trong ứng xử giữa họcsinh nam (84.60%) và học sinh nữ (15,40%) TS Hồi cũng lưu ý, trong lĩnhvực tâm lý trẻ em, những phân biệt đối xử của ông bà, cha mẹ thậm chí địnhkiến bất bình đẳng về giới cũng có tác động đến ứng xử của trẻ.Theo khảo sát của dự án, quận Hai Bà Trưng có tỷ lệ học sinh gặp khó khăn

Trang 24

về ứng xử cao nhất với 44,2%, so với các quận còn lại là Hoàng Mai (28,8%),

Từ Liêm (26,9%)

Nguyễn Thanh Hương và cs (2006) nghiên cứu trên 2591 học sinh 12 –

18 tuổi ở Hà Nội và Hải Dương nhận thấy các rối loạn hành vi, cảm xúc ở trẻ

vị thành niên cao và có liên quan đến việc trẻ bị đối xử không đúng ở nhàcũng như ở trường[32] Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị MaiLan tại tỉnh Hòa Bình cho thấy tình trạng sức khỏe tâm thần chung của họcsinh: bình thường (50,15%), nghi ngờ (28,06%), có vấn đề sức khỏe tâm thần(21,79%)[33] Nghiên cứu của tác giả Đặng Hoàng Minh và cộng sự cho thấy25,76% số học sinh THCS Hà Nội có vấn đề về hành vi và cảm xúc [29] Các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước đã cho thấy các rốiloạn tâm thần và hành vi trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam cũng chiếm một

tỷ lệ đáng kể và cần được tiếp tục đánh giá một cách toàn diện hơn

1.3.Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của trẻ em và thanh thiếu niên.Theo WHO, sự tương tác giữa các yếu tố sinh học với yếu tố tâm lý và xã hội

sẽ dẫn đến các rối loạn SKTT[15-34]

Trang 25

Biểu đồ 1.2 Sự tương tác giữa các yếu tố sinh học, xã hội

và tâm lýđến SKTT

Một số những ảnh hưởng quan trọng đến SKTT của trẻ bao gồm thểchất, xã hội và tình cảm, hoàn cảnh gia đình, trường học, và tiếp cận với cácnguồn lực và dịch vụ hỗ trợ chăm sóc SKTT cho trẻ Các ảnh hưởng làm tăngkhả năng trẻ sẽ gặp vấn đề SKTT được gọi là "những yếu tố nguy cơ", nhữngảnh hưởng khác làm giảm khả năng của trẻ em phát triển những vấn đề SKTT,thậm chí khi các yếu tố nguy cơ có mặt Chúng được gọi là "yếu tố bảovệ"[35]

Trang 26

Bảng 1.4 Nhóm các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến SKTT của trẻ

Gia đình -Gia đình không hòa thuận, bố mẹ ly thân/ly hôn

-Người lớn quá nghiêm khắc, đề ra các qui tắc không phù hợp -Cha mẹ bị tâm thần hoặc lạm dụng chất gây nghiện

-Anh chị em có bệnh hiểm nghèo, tàn tật

Trường học -Bị bắt nạt

-Học kém -Kém tập trung -Kết nỗi giữa gia đình và nhà trường kém

-Đã từng bị lạm dụng

Xã hội -Bị phân biệt đối xử

-Cô lập -Điều kiện kinh tế kém -Thiếu tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Như vậy, trong quá trình phát triển, trẻ em có thể phải đối mặt với rấtnhiều yếu tố bất lợi Sự kết hợp của các yếu tố bất lợi có thể làm xuất hiện cácrối loạn tâm thần và hành vi ở trẻ em và trẻ vị thành niên Các yếu tố bất lợi

Trang 27

có thể bao gồm các yếu tố thuộc về cá nhân như yếu tố bẩm sinh, di truyền,bệnh cơ thể, các yếu tố tâm lý cá nhân , hay các yếu tố bất lợi của môitrường sống, môi trường giáo dục.

1.3.1.Yếu tố bản thân trẻ

Nhân tố di truyền: Vấn đề di truyền tất nhiên có ảnh hưởng xấu đến một

số rối nhiễu tâm thần nhưng không phải là tuyệt đối Có khi các rối nhiễu tâmthần phát sinh trong một thành viên của gia đình mà không thấy trong cácthành viên khác, có trường hợp cha mẹ đều có bệnh mà con cháu vẫn khỏemạnh bình thường Cũng có trường hợp nhân tố di truyền không tác động vàothế hệ tiếp theo mà vào thế hệ sau nữa

Những nguyên nhân do sinh nở: trường hợp sinh khó để lại di chứngtrong sự phát triển của bộ não

Những nguyên nhân do nuôi dưỡng: chế dộ ăn uống không hợp lý đẫnđến suy dinh dưỡng, ảnh đến sức khỏe thể lực cũng như sức khỏe tâm thần

Nhân cách bao gồm: thích thú, khuynh hướng, năng lực, tính cách, khí

chất…Nhân cách mạnh, bền vững là một nhân tố chống lại sự phát sinh cácvấn đề về SKTT, nhất là các bệnh do căn nguyên tâm lý Khi mắc các vấn đề

về SKTT thì người có nhân cách vững bị nhẹ hơn và hồi phục nhanh hơn.Nhân cách yếu, không bền vững là một yếu tố thuận lợi cho rối nhiễu tâmthần phát sinh, khi mắc thì sẽ hồi phục khó khăn và chậm

Ngoài ra cùng với các yếu tố như tình trạng bệnh tật, dinh dưỡng cũngảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ

1.3.2.Yếu tố gia đình [36]

Trang 28

Gia đình là nền tảng của xã hội, gia đình hạnh phúc, con cái trưởngthành, sẽ đóng góp một phần cho sự phát triển một xã hội tốt đẹp, một đấtnước văn minh và giàu mạnh Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực là sựtốt đẹp của mỗi gia đình, sự hạnh phúc của cha mẹ, sự trưởng thành của concái, thì vẫn có những vấn đề mà mỗi chúng ta đều phải nhìn nhận một cáchxác đáng.

Nghiên cứu của Johnw Samtrock năm 2007 cũng cho thấy những trẻVTN sống trong gia đình có những hoàn cảnh không may như gia đình ly tán,cha mẹ thường xuyên xung đột, có người uống rượu, thường xuyên dùng bạolực, trẻ bị bạo hành đối xử bất công, bị xúc phạm, giáo dục lệnh lạc dễ bị ảnhhưởng đến hành vi, ứng xử Những gia đình có bố mẹ quá bận rộn với côngviệc không có thời gian chăm sóc gần gũi con cái sẽ khiến cho trẻ bị lôi cuốnbởi những tác động xấu từ xã hội, từ phim ảnh,… [37]

Khi bước sang tuổi VTN, hầu hết anh chị em ruột đã học được cách giaotiếp với nhau bình đẳng hơn, và như vậy sẽ tháo gỡ được những sự khác biệt,

sự ganh tỵ, bất đồng Tuy nhiên sự xung đột anh chị em ruột tuổi VTN vẫncòn khá cao

Thực tế cho thấy, ở các thành phố lớn hay những vùng có điều kiện, bố

mẹ thường mải mê đi làm, kiếm tiền và bỏ mặc con cái làm bạn cả ngày vớicác sản phẩm công nghệ mới như Ipad, Iphone…Có những đứa trẻ mới 5tuổi, 6 tuổi nhưng đã biết sử dụng thành thạo các công nghệ mới và chỉ sửdụng để chơi game Chắc hẳn chúng ta đều đã từng chứng kiến một số emhọc sinh lớp Một mắc phải chứng “nghiện game” rồi dẫn đến căn bệnhtrầm cảm, tự kỉ ám thị…

1.3.3.Yếu tố trường học

Trang 29

Giáo dục nhà trường cũng có thể gây nên những tổn thương tâm thần chotrẻ em Đó là cách giáo dục áp đặt làm cho trẻ em thiếu tự tin Nội dungchương trình quá tải, áp lực thi cử nặng nề làm cho trẻ em lúc nào cũng căngthẳng, lo sợ, dẫn đến những rối loạn về cả thế xác lẫn tâm thần Vấn đề họcthêm với chính thầy cô ở trường, trẻ phải học ngày học đêm nên không cóthời gian nghỉ ngơi, giải trí, luyện tập thân thể Điều này dẫn đến những hành

vi bất thường, tác hại lâu dài đến tư duy sáng tạo học hỏi của trẻ Áp lực tạitrường học liên quan đến việc học tập, thi cử, liên quan đến cả thầy cô và bạn

bè Rất nhiều học sinh cảm thấy căng thẳng, lo lắng trong học tập, thi cử bởi

cả thầy cô và bố mẹ luôn thúc giục, kì vọng vào em quá nhiều Nhiều học sinhphải đối mặt với một lượng bài tập lớn cả ở trường và ở lớp học thêm Emkhông có thời gian chơi mà chỉ biết học làm sao cho thật giỏi để làm hài lòng

bố mẹ, thầy cô Vì thế, nhiều học sinh luôn căng thẳng, lo lắng mỗi khi kì thiđến Ngoài ra, yếu tố quan tâm của giáo viên cũng ảnh hưởng không nhỏ đếntâm lý của các em Nếu thầy cô là người tâm lý, luôn quan tâm, động viên họcsinh thì các em sẽ cảm thấy hứng thú hơn trong việc học Ngược lại, thầy côchỉ trích học sinh khi em mắc lỗi hoặc chỉ quan tâm đến những bạn học giỏitrong lớp sẽ dẫn đến những phản ứng tiêu cực từ phía học sinh Bên cạnh đó,yếu tố bạn bè cũng tác động không nhỏ đến sức khỏe tâm thần của các em.Học sinh cần có bạn thân để chia sẻ, cùng học tập và vui chơi Nếu em khônghòa đồng, không chơi với bạn nào thì rất dễ dẫn đến việc học sinh bị cô lập, bịbắt nạt Tỷ lệ VTNtrẻ, những người cho biết họ bị bắt nạt( trong vòng mộthoặc hai tháng qua) dao động dưới 10% ở Ý và Afican đến 50% hoặc cao hơn

ở 17 quốc gia trong tổng số 106 quốc gia Trong khoảng một nửa số quốc gia,con trai bị bắt nạt nhiều hơn con gái [38].Nhiều học sinh thường xuyên bị bắtnạt tại trường học nhưng lại không dám nói với ai vì sợ bạn cũng là mộtnguyên nhân gây ra tâm lý lo lắng, căng thẳng mỗi khi đến trường [39]

Trang 30

Trong trường học thường hình thành những nhóm trẻ chơi với nhau do hợptính cách nhung cũng có những nhóm trẻ con nhà giàu có điều kiện thì chơivới nhau, đua nhau những vật dụng các nhân, ăn mặc, tiêu xài… Sự phânnhóm này dẫn đến tình trạng phân biệt giàu nghèo khiến các bạn con nhànghèo thường mặc cảm tự ti, không dám tiếp xúc hoặc có xu hướng đua đòidẫn đến những hành vi xấu, lệch lạc Mối quan hệ giữa học sinh và thầy cô

có sự cách biệt, thầy giảng, trò nghe, chép không có sự khuyến khích sángtạo, trao đổi thảo luận để trẻ có thể bộc lộ các cảm xúc của mình, điều này dẫnđến tình trạng học sinh chây ì, không phát huy được khả năng mà luôn thụđộng dựa vào bài giảng của giáo viên

1.3.4.Yếu tố các sự kiện trong cuộc sống và xã hội

Các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi các sựkiện xảy ra trong cuộc sống cũng như các yếu tố xã hội Đối với những trẻ saumỗi lần chuyển trường, chuyển lớp thì thường có cảm giác phải bắt đầu lại từđầu với những người mới, người lạ chính điều này cũng ảnh hưởng đến tâm

lý của trẻ Cùng với những tổn thương về tâm lý, sự mất mát người thân tronggia đình cũng có tác động to lớn đến tâm lý của trẻ Ở một số trường hợp trẻ

bị lạm dụng từ khi còn nhỏ, còn đang trong lứa tuổi vị thành niên đã để lạicho trẻ những ấn tượng, ám ảnh, thậm chí là tổn thương tâm lý sâu sắc Chưa

kể đến việc sử dụng các chất gây nghiện như ma túy, đồ uống có cồn khôngnhững làm tổn thương tâm lý trẻ mà còn gây ra những hậu quả nặng nề chotrẻ mà còn cho cả gia đình, xã hội

Ngoài các yếu tố nêu trên, hiện nay như chúng ta đã biết inernet đã ảnhhưởng tới toàn thế giới và cung cấp nhiều lợi ích cho người sử dụng Một sốngười đang lạm dụng quá nhiều vào Internet, họ không thể kiểm soát việc sửdụng và đã làm ảnh hưởng tới công việc cũng như các mối quan hệ Và đãnảy sinh nhiều vấn đề phức tạp Như hiện tượng nghiện internet , đó là căn

Trang 31

bệnh mới của xã hội hiện đại Hội chứng nghiện Internet được đề xuất lần đầutiên năm 1995 bởi Ivan Goldber khi ông mô tả chứng nghiện đánh bạc theocác tiêu chuẩn của Sổ tay thống kê và chẩn đoán các bệnh tâm thần Cùng với

sự phát triển của công nghệ băng thông rộng và sự phổ cập của Internet,truyền thông đại chúng đề cập đến chứng nghiện Internet ngày càng nhiều.Với một số nước châu Á thì chứng nghiện Internet được coi là một hiện tượngthực tế đáng lo ngại, không cần phải bàn cãi, nhất là khi ngày càng có nhiềuthanh thiếu niên vì mải mê chơi trò chơi trực tuyến đến mức chết tại chỗ trongquán Internet Việc sử dụng mạng xã hội đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lýthanh thiếu niên, hình thành nên một hệ tư tưởng ảo tác động đến tâm sinh lý,quá trình nhận thức xã hội của thanh thiếu niên; đồng thời mạng xã hội cũng

là nơi các em chia sẻ những bế tắc, khó khăn trong cuộc sống hiện thực có thểtheo hướng tích cực hoặc tiêu cực Theo một nghiên cứu của Bộ GD-ĐT chothấy 93,57% học sinh, sinh viên gặp phải khó khăn trong học tập và cuộcsống Các em thường tìm đến diễn đàn mạng, bè bạn tâm sự chứ không thổ lộvới gia đình hoặc thầy cô Theo “Nghiên cứu Thực trạng nghiện Internet ởhọc sinh THCS tại thành phố Biên Hoà, Đồng Nai” năm 2011 của Lê MinhCông cho thấy có tỷ lệ khoảng 12,3% học sinh THCS nghiện internet ở cáccấp độ Và nghiên cứu cũng cho thấy sử dụng trị liệu nhận thức hành vi có tácdụng rõ rệt với các em nghiện internet ở mức độ vừa và nhẹ; các em học sinh

có các biểu hiện liên quan đến mất khả năng kiểm soát thời gian khi sử dụnginternet và biểu hiện liên quan đến khó khăn về cảm xúc, hành vi chiếm ưuthế trong nghiên cứu [40]

Trang 32

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Học sinh 2 trường THCS Quang Trung và THCS Đồng Tiến của thành

phố Thanh Hóa

- Giáo viên chủ nhiệm các lớp được chọn nghiên cứu

- Cán bộ y tế trường học

- Phụ huynh học sinh

- Lãnh đạo nhà trường, phòng giáo dục thành phố Thanh Hóa

- Cán bộ y tế tuyến cơ sở phụ trách vấn đề y tế trường học: cấp huyện, cấp tỉnh

 Tiêu chuẩn loại trừ:

- Những học sinh đã được xác định có mắc bệnh thần kinh hoặc thiểu năng

trí tuệ

- Những đối tượng nghiên cứu không đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc

vắng mặt trong thời gian nghiên cứu

2.2 Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu tại thành phố Thanh Hóa

Thành phố Thanh Hóa là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thanh Hóa, trung tâmchính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụcủa tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc miền Trung Theo các đặc điểm về địa lý,kinh tế và xã hội có thể chia thành phố Thanh Hóa thành 02 khu vực đại diện,

đó là: Khu vực nội thành và ngoại thành, trong đó có hai trường THCS đạidiện 2 khu vực

2.3 Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 03 năm 2017 đến tháng 11 năm 2017.Trong đó:

Trang 33

+ Hoàn thành đề cương nghiên cứu, thiết kế bộ công cụ điều tra: Tháng03/2016

+ Điều tra thử, thu thập số liệu: Từ tháng 05/2017 đến tháng 09/2017+ Xử lý và phân tích số liệu: Tháng 10/2017

+ Viết báo cáo: Tháng 11/2017

+ Báo cáo: Tháng 11/2017

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Thiết kế nghiên cứu

- Nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang

- Nghiên cứu định lượng kết hợp nghiên cứu định tính

2.4.2 Mẫu nghiên cứu

2.4.2.1 Cỡ mẫu

Cỡ mẫu định lượng

Cỡ mẫu điều tra học sinh

Cỡ mẫu cho nghiên cứu điều tra học sinh từng trường được tính theocông thức tính cỡ mẫu cho một nghiên cứu tỷ lệ trong quần thể:

n: cỡ mẫu nghiên cứu

α : Mức ý nghĩa thống kê

Z1- /2 : Giá trị Z được tra từ bảng ứng với giá trị α được chọn

p: Tỷ lệ mắc các vấn đề về SKTT của học sinh ở một nghiên cứu trước

: Mức sai lệch tương đối mong muốn

Chọn  = 0,3 và  = 0,05; Z 1- /2 = 1,96; p = 0,14 (theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Quang) [41] Từ đó tính được n = 246, là cỡ mẫu tối thiểu để tiến hành nghiên cứu Để dự phòng tỷ lệ bỏ cuộc, đảm bảo tính đại diện và

Trang 34

chính xác, số học sinh điều tra thực tế là 300 học sinh/ 01 trường Như vậytổng số học sinh điều tra là 600 học sinh.

Giáo viên: Tất cả giáo viên chủ nhiệm lớp tiến hành nghiên cứu tại 02

trường THCS Quang Trung và THCS Đồng Tiến

- Trường THCS Quang Trung đại diện cho khu vực nội thành.

- Trường THCS Quảng Đồng Tiến đại diện cho khu vực ngoại thành.

Tiêu chuẩn chọn trường tham gia nghiên cứu

- Đồng ý tham gia vào nghiên cứu

- Đại diện cho khu vực thành phố lựa chọn

Cách chọn mẫu đối tượng học sinh:phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên

phân tầng: Mỗi trường gồm 4 khối được coi là 4 tầng: khối 6, khối 7, khối 8

và khối 9 Sau đó liệt kê các lớp thuộc từng khối, rồi chọn ngẫu nhiên mỗikhối 2 lớp để tham gia vào nghiên cứu Tất cả các học sinh trong 8 lớp củamỗi trường đều được nghiên cứu

Cách chọn mẫu đối tượng giáo viên: Chọn tất cả giáo viên chủ nhiệm các

lớp được lựa chọn vào nghiên cứu

Trang 35

Dân tộc Tỷ lệ học sinh theo

dân tộc

Kinh/khác Biến nhị phân Học lực Tỷ lệ học sinh theo

mức học lực

Học lực năm học trước Biến thứ hạng

Hạnh kiểm Tỷ lệ học sinh theo

mức hạnh kiểm

Hạnh kiểm năm học

trước Biến thứ hạng Lớp Tỷ lệ học sinh theo

lớp

Lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9 Biến thứ hạng

Tỷ lệ học sinh có vấn đề SKTT ở mức bình thường/ranh giới/nghi ngờ có vấn đề SKTT

Được đánh giá bằng bộ câu hỏi SDQ, gồm 25 câu, dựa trên kết quả tính theo thang điểm SDQ đưa ra tình trạng SKTT chung là bình thường/ranh giới/nghi ngờ có vấn dề SKTT Biến thứ hạng

Kĩ thuật: phỏng vấn gián tiếp Công cụ: bộ câu hỏi SDQ dành cho học sinh tự chấm điểm và giáo viên chấm điểm học sinh

Các vấn đề SKTT theo thang SDQ

Tỷ lệ học sinh có vấn đề SKTT về cản xúc, hành vi, sự hiếu động, quan hệ đồng đẳng, quan hệ

xã hội

SKTT được đánh giá theo thang SDQ có 5 vấn đề: cảm xúc, hành vi,sự hiếu động, quan hệ đồng đẳng, quan hệ xã hội Biến danh mục

Mục tiêu

2: Mô tả

một số yếu

Nghề nghiệp bố,mẹ

Tỷ lệ bố, mẹ làm CNVC, tự do

Nghề mà cha,mẹ đối tượng nghiên cứu đang

làm.

Kĩ thuật: phỏng vấn gián tiếp Công cụ: phiếu

Trang 36

Bố mẹ xa nhà/đã mất

Tỷ lệ học sinh có bố

mẹ xa nhà/đã mất Biến danh mụcGia đình có

người bị bênh/tàn tật

Tỷ lệ học sinh có người trong gia đình bị bệnh/tàn tật

Biến nhị phân

Gia đình có

người say bia/rượu

Tỷ lệ học sinh có người trong gia đình say bia/rượu

Biến nhị phân

Cha, mẹ đánh/cãi nhau

Tỷ lệ học sinh có cha,mẹ đánh/cãi nhau

Biến thứ hạng

Yêu gia đình/ Được

gia đình yêu

Tỷ lệ học sinh yêu gia đình/ Được gia đình yêu

Biến thứ hạng

Bố mẹ mắng,phạt khi điểm kém

Tỷ lệ học sinh bị bố

mẹ mắng,phạt khi điểm kém

Biến thứ hạng

Thích đi học

Tỷ lệ học sinh thích

đi học Biến nhị phân

Bị bạn bè bắt nạt

Tỷ lệ học sinh bị bạn bè bắt nạt Biến thứ hạng

Bị thầy cô mắng

Tỷ lệ học sinh bị thầy cô mắng Biến thứ hạng

Bị thầy cô phạt lao động quá sức

Tỷ lệ học sinh bị thầy cô phạt lao động quá sức

Biến nhị phân

Học thêm Tỷ lệ học sinh có đi

học thêm Biến nhị phân

Sử dụng máy tính

Tỷ lệ học sinh có sử dụng máy tính Biến thứ hạngChơi thể

thao

Tỷ lệ học sinh chơi thể thao Biến nhị phânTần suất sử Tỷ lệ học sinh sử Biến nhị phân Kĩ thuật: phỏng

Trang 37

dụng mạng

xã hội

dụng mạng xã hội thường xuyên vấn gián tiếp.

Công cụ: phiếu hỏi tự điền được thiết kế sẵn cho đối tượng tự trả lời

Biến nhị phân

Một số yếu

tố ảnh hưởng đến

sức khỏe

tâm thần

học sinh

Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần học sinh

Biến định tính

Kĩ thuật: thảo luận nhóm Công cụ: Bộ câu hỏi thảo luận nhóm thiết

kế sẵn cho đối tượng.

2.5 Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu nghiên cứu

2.5.1 Kỹ thuật thu thập thông tin

Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phỏng vấn theo bộ câu hỏi bán cấu trúc cósẵn và bộ câu hỏi SDQ đã được dịch ra tiếng Việt và đã được kiểm định

- Phỏng vấn học sinh theo bộ câu hỏi thiết kế có sẵn về các đặc điểm cá

nhân, môi trường gia đình và môi trường trường học

- Sử dụng bộ câu hỏi tự điền SDQ cho giáo viên để đánh giá về các vấn

đề sức khỏe tâm thần của từng học sinh trong lớp do giáo viên phụ trách

- Sử dụng bộ câu hỏi tự điền SDQ cho học sinh để tự đánh giá về các vấn

đề sức khỏe tâm thần của mình

2.5.2 Công cụ thu thập thông tin

2.5.2.1 Công cụ thu thập số liệu định lượng

- Phỏng vấn học sinh theo bộ câu hỏi thiết kế có sẵn về các đặc điểm cánhân, điều kiện văn hóa kinh tế gia đình và môi trường học tập nhà trường(phụ lục 1)

Trang 38

- Bộ câu hỏi SDQ sử dụng cho giáo viên để đánh giá học sinh trong lớpmình (phụ lục 2): gồm 25 mục do viện nghiên cứu Sức Khoẻ Tâm thần,Vương Quốc Anh đưa ra và đã được sử dụng rộng rãi trên 40 nước trên thếgiới và đã được dịch ra 60 thứ tiếng trên thế giới Bộ câu hỏi bao gồm cácthước đo để đo lường tình trạng sức khỏe tâm thần của trẻ về 5 khía cạnh:

 Biểu hiện cảm xúc: buồn rầu, thất vọng, cáu gắt, tức giận, suy nhược,

sợ hãi, lo lắng, mất quan tâm thích thú, ngại giao tiếp bạn bè (Câu 3;8;13;16;24)

 Hành vi: mất tự chủ, mất trật tự, vi phạm nội quy, bỏ học, gây hấn.(Câu 5; 7; 13; 18; 22)

 Sự hiếu động của trẻ: căng thẳng, bồn chồn, luôn ngọ ngoạy, hấp tấp,không thể tập trung chú ý để làm một việc gì đến nơi đến chốn (Câu 2;10; 15; 21; 25)

 Quan hệ đồng đẳng: cách biệt, thích một mình, ít quan hệ, thiếu hòahợp, không được các bạn yêu mến.(Câu 6; 11; 14; 19; 23)

 Quan hệ xã hội: không thân ái thân thiện, không tình nguyện, khôngchia sẻ, không giúp đỡ mọi người, bàn quan vô cảm với xung quuanh.(Câu 1; 4; 9; 17; 20)

Tiêu chí đánh giá: Đánh giá kết quả theo thang điểm SDQ có 3 cách lựa

chọn: Không đúng = 0 điểm; Đúng một phần = 1 điểm; Chắc chắn đúng = 2điểm Các câu đúng một phần đều được cho 1 điểm, riêng câu 7, 11, 14, 21,

25 trên thang SDQ sẽ thay đổi: không đúng = 2 điểm, chắc chắn đúng = 0điểm Đánh giá sức khỏe tâm thần:tính tổng điểm 20 câu, không tính điểmgiao tiếp xã hội Tổng điểm được chia làm 3 mức:

 Bình thường: không gặp khó khăn về SKTT

 Nghi ngờ: nghi ngờ, chưa chắc chắn

 Có vấn đề SKTT: có khó khăn về SKTT

Trang 39

Bảng 2.5.Thang điểm đánh giá SKTT học sinh do giáo viên điền trên bộ

câu hỏi SDQ Bình thường Nghi ngờ Có vấn đề SKTT

SKTT chung 0 – 11 điểm 12 – 15 điểm 16 – 40 điểm

Quan hệ đồng đẳng 0 – 3 điểm 4 điểm 5 – 10 điểm

2.5.2.2 Công cụ thu thập số liệu định tính

Trang 40

2.6 Phương pháp khống chế sai số

Sai số trong quá trình thu thập thông tin

- Công cụ nghiên cứu chỉ dựa vào bộ câu hỏi được thiết kế sẵn phát cho

đối tượng nghên cứu mà không được trực tiếp khai thác nên các thông tin thuđược phụ thuộc nhiều vào sự trả lời tích cực của đối tượng được nghiên cứu.Đối tượng nghiên cứu có thể trả lời không đúng như các hành vi hoạt động,ứng xử hoặc suy nghĩ thực tế Điều đó có thể dẫn đến đánh giá không chínhxác mức độ của vấn đề, có thể dẫn đến sai số

- Đối tượng nghiên cứu có thể hiểu vấn đề không chính xác, dẫn đến đưa

ra các câu trả lời không đúng

Khống chế sai số

- Bộ phiếu được thiết kế dễ hiểu, rõ ràng để đạt được tối đa thông tin

trung thực nhất

- Đã tiến hành điều tra thử để chỉnh sửa bộ câu hỏi cho phù hợp.

- Tất cả các điều tra viên đều được tập huấn thống nhất về phương pháp

trước khi thực hiện và tiến hành dưới sự giám sát của nhóm nghiên cứu.Các phiếu điều tra, bệnh án, biểu mẫu ghi chép được xây dựng chi tiết theoyêu cầu của đề tài

- Trước khi phát bộ phiếu, điều tra viên phổ biến, giải thích cho học sinh

về mục đích của nghiên cứu và nội dung của phiếu tự điền, giải thích một sốcụm từ mà học sinh chưa rõ, đồng thời hướng dẫn cách điền bộ câu hỏi rõràng để tránh nhầm lẫn của học sinh Trong quá trình học sinh điền vào phiếuđiều tra các học sinh ngồi ở cách xa nhau để tránh sai số do ảnh hưởng lẫnnhau của học sinh dẫn đến điền không chính xác Điều tra viên và giáo viênchủ nhiệm trực tiếp tiến hành cho học sinh điền phiếu, ngoài ra còn có cácgiám sát viên cùng hỗ trợ học sinh và điều tra viên trong quá trình thu thập sốliệu Sau khu thu thập số liệu, sẽ tiến hành kiểm tra phiếu ngay tại trườngnghiên cứu để phát hiện sớm các lỗi và xử lý kịp thời nếu có

Ngày đăng: 05/08/2019, 21:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w