Công tác sử dụng vắc xin

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng cung ứng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại trung tâm y tế quận ngô quyền hải phòng năm 2013 (Trang 32)

Vắc xin sau khi được dự trù sẽ được lĩnh về kho chính tại TTYT Quận Ngô Quyền. Đến ngày TCMR, các phường sẽ lĩnh vắc xin theo số lượng đã dự trù và vận chuyển về Trạm y tế để tiến hành công tác tiêm chủng. Số lượng sử dụng vắc xin được thể hiện qua bảng 3.3.

Bảng 3.3. Triển khai tiêm Vắc xin

Tháng

Lao Bại Liệt Quinvaxem Sởi

Số cấp Sử dụng Số cấp Sử dụng Số cấp Sử dụng Số cấp Sử dụng 1 530 400 1220 1080 1000 870 630 450 2 500 380 1240 1100 1100 974 580 390 3 480 370 1220 980 1280 1045 530 440 4 470 300 1290 1020 1180 810 560 400 5 460 330 1250 460 0 0 600 500 6 430 290 1160 560 0 0 590 500 7 450 280 1180 520 0 0 610 400 8 440 310 1180 500 0 0 610 430 9 420 330 1100 520 0 0 610 410 10 410 340 1100 570 850 476 540 370 11 420 380 1070 590 865 598 500 380 12 430 390 1040 560 930 750 430 350 Tổng 5440 4100 14050 8460 7173 5523 6790 5020 Nhận xét:

Vắc xin Lao sử dụng hết 4100 liều so với dự trù là 5440 liều (thừa 1340 liều) đạt tỷ lệ 75%, vắc xin phòng Bại liệt sử dụng 8460 liều so với 14050 liều dự trù (thừa 5590 liều) đạt tỷ lệ 60%, vắc xin Quinvaxem sử dụng hết 5523 liều, thừa 1650 liều so với số lượng được cấp phát (7173 liều) đạt tỷ lệ 79%, vắc xin Sởi sử dụng 5020 liều so với số dự trù là 6790 liều (thừa 1770 liều) đạt tỷ lệ 74%.

So sánh giữa số liệu dự trù và số thực tế đã sử dụng được cụ thể qua hình 3.3.

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000

Lao Bại liệt Quinvaxem Sởi

SL dự trù SL sử dụng

Hình 3.3. Số lượng sử dụng vắc xin năm 2013

Từ hình 3.3 chúng ta có thể nhận thấy số lượng dự trù vắc xin đã thừa ra nhiều so với số sử dụng thực tế, đặc biệt là vắc xin phòng bại liệt thừa hơn 1/3. Nguyên nhân là do việc dự trù đã không tính đến trường hợp trẻ đã sử dụng các vắc xin dịch vụ nên không đến TCMR. Lượng trẻ tiêm dịch vụ ngày càng nhiều do những tác động tiêu cực từ các phản ứng phụ sau tiêm bắt đầu từ giữa năm 2013.

Đánh giá tình hình sử dụng vắc xin phòng Lao trong từng tháng của năm 2013 qua hình 3.4.

0 100 200 300 400 500 600 T 1 T 2 T 3 T 4 T 5 T 6 T 7 T 8 T 9 T 10 T 11 T 12 SL cấp SL sử dụng

Hình 3.4. Hoạt động sử dụng vắc xin Lao năm 2013

Nhận xét:

Số lượng sử dụng vắc xin Lao có biến động nhưng không nhiều, các tháng ít nhất là từ tháng 04 đến tháng 09, trong đó tháng 07 sử dụng ít nhất chỉ đạt 280 liều. Tuy nhiên sau đó, số lượng sử dụng các tháng cuối năm đã tăng trở lại mức bình thường (gần 400 liều/tháng).

Đánh giá tình hình sử dung vắc xin phòng bại liệt trong từng tháng của năm 2013 qua hình 3.5.

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 T 1 T 2 T 3 T 4 T 5 T 6 T 7 T 8 T 9 T 10 T 11 T 12 SL cấp SL sử dụng

Hình 3.5. Hoạt động sử dụng vắc xin bại liệt năm 2013

Nhận xét:

Số lượng sử dụng vắc xin bại liệt càng về cuối năm càng giảm, bắt đầu tư tháng 05 số lượng sử dụng đã giảm hơn một nửa so với tháng 04

(460 liều so với 1020 liều). Điều này là cũng là do nhiều nguyên nhân khách quan: Vắc xin Quinvaxem bị tạm dừng sử dụng trong một thời gian dài từ tháng 05 đến tháng 09, một bộ phận các gia đình đã cho con sử dụng vắc xin 6 trong 1 Infarix (phòng 6 bệnh: Bạch cầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - HiB - Bại Liệt) hoặc vắc xin Pentaxim (ngừa Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Hib, Bại liệt) để thay thế. Hai loại vắc xin trên đều có khả năng phòng ngừa bệnh Bại liệt nên số trẻ ra trạm y tế uống vắc xin phòng bại liệt OPV giảm hẳn.

Tình hình sử dụng vắc xin Quinvaxem trong năm 2013 cũng có nhiều biến động. Do những tác dụng không mong muốn gặp phải sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem, Bộ Y tế đã ra quyết định tạm thời dừng không tiêm vắc xin này từ tháng 05 đến tháng 09 năm 2013. Số lượng sử dụng vắc xin Quinvaxem được biểu diễn cụ thể qua hình 3.6.

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 T 1 T 2 T 3 T 4 T 5 T 6 T 7 T 8 T 9 T 10 T 11 T 12 SL cấp SL sử dụng

Hình 3.6. Số lượng sử dụng vắc xin Quinvaxem năm 2013

Nhận xét:

Các tháng đầu năm 2013, số lượng sử dụng vắc xin Quinvaxem cao và ổn định, tháng 2 sử dụng 974 liều và tháng 3 sử dụng 1045 liều. Tuy nhiên kể từ tháng 04 khi có thông tin về các phản ứng khi tiêm vắc xin

Quinvaxem số lượng sử dụng đã giảm mạnh, tháng 4 chỉ còn sử dụng 810 liều. Tháng 10 số lượng sử dụng vẫn ở mức thấp, 476 liều, chỉ bằng một nửa so với các tháng đầu năm. Các tháng cuối năm lượng sử dụng có tăng lên nhưng không đáng kể, tháng 11 sử dụng 598 liều và tháng 12 là 750 liều.

Tình hình sử dụng vắc xin phòng Sởi trong từng tháng của năm 2013 được cụ thể qua hình 3.7. 0 100 200 300 400 500 600 700 T 1 T 2 T 3 T 4 T 5 T 6 T 7 T 8 T 9 T 10 T 11 T 12 SL cấp SL sử dụng

Hình 3.7. Số lượng sử dụng vắc xin Sởi năm 2013

Số lượng sử dụng vắc xin Sởi trong năm 2013 không có nhiều thay đổi giữa các tháng. Không giống với các vắc xin khác, lượng sử dụng vắc xin Sởi trong các tháng từ tháng 05 – 09 vẫn giữ ở mức cao. Lượng sử dụng cao nhất đều vào tháng 05 (500 liều) và tháng 06 (500 liều).

Tóm lại: Số lượng vắc xin sử dụng trong năm 2013 bị ảnh hưởng rất nhiều bởi việc tạm dừng tiêm Quinvaxem. Việc này đã gây nhiều nghi ngờ và mất lòng tin của nhân dân vào công tác TCMR. Số trẻ đến tiêm giảm hẳn so với những tháng đầu năm khi chưa xảy ra sự cố. Một số gia đình có điều kiện về kinh tế có thể cho con em mình sử dụng các loại vắc xin thay thế tốt hơn ít độc tính như Infarix hay Pentaxim nhưng đa số các trẻ do gia đình sợ có tai biến nên đã không được tiêm vắc xin phòng chống những

bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Điều này sẽ rất nguy hiểm nếu bùng phát dịch trong cộng đồng và thành quả của công tác TCMR trong suốt 26 năm qua sẽ không còn. Trẻ không có miễn dịch sẽ rất dễ mắc bệnh và gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của cháu (có thể dẫn đến tử vong) cũng như kinh tế của gia đình. Chính vì vậy điều cần làm là phải nhanh chóng kiểm soát các phản ứng phụ sau tiêm chủng, nâng cao chất lượng, quy trình TCMR lấy lại lòng tin trong nhân dân vào công tác TCMR.

* So sánh số lượng sử dụng vắc xin và số trẻ sinh ra trong năm

Tiến hành so sánh giữa số vắc xin đã sử dụng và số trẻ mới sinh để đánh giá tỷ lệ trẻ được tiêm đủ vắc xin trong năm 2013. Từ số trẻ sinh ra trong năm ta tính được số lượng các loại vắc xin cần tiêm và so sánh với số lượng sử dụng trong năm 2013 qua bảng 3.4

Bảng 3.4. Số lượng sử dụng vắc xin so với số vắc xin cần

STT Loại Vắc xin Số vắc xin

cần tiêm Số sử dụng Đạt tỷ lệ 1 Lao 4407 4100 93% 2 Bại Liệt 13221 7703 58% 3 Quinvaxem 7689 5523 72% 4 Sởi 8560 5020 59% Nhận xét:

Trong 4 loại thì chỉ có vắc xin phòng bệnh Lao BCG là có tỷ lệ sử dụng cao (93%) còn các loại vắc xin khác đều có tỷ lệ sử dụng khá thấp. Vắc xin Bại Liệt là 58%, Vắc xin Quinvaxem là 72% và vắc xin Sởi 59%.

Vắc xin BCG là vắc xin phòng chống bệnh lao và hiện tại trên thị trường chưa có vắc xin nào tiêm thay thế BCG ngoài chương trình TCMR, hơn nữa lịch tiêm phòng lao là khi trẻ được tròn 1 tháng tuổi chính vì vậy số lượng trẻ đi tiêm lao là đông nhất có thể đảm bảo hầu hết số trẻ em đã

được tiêm phòng lao. Vắc xin BCG cũng là loại vắc xin khá an toàn, phản ứng phụ sau tiêm là: thường xuất hiện nốt nhỏ tại chỗ tiêm và biến mất sau 30 phút. Sau khoảng 2 tuần, xuất hiện một vết loét đỏ có kích thước bằng đầu bút chì. Sau đó 2 tuần, vết loét tự lành để lại một sẹo nhỏ có đường kính 5mm. Điều đó chứng tỏ trẻ đã có miễn dịch. Có rất ít phản ứng nặng sau tiêm BCG. Chính vì vậy làm số lượng trẻ đến tiêm vắc xin phòng Lao là khá đông.

Vắc xin Quinvaxem thường được tiêm cho trẻ 03 mũi trong 3 lần khi trẻ được tròn 02, 03, 04 tháng tuổi. Vắc xin Quinvaxem có nhiều phản ứng phụ như: sốt, sưng đau vết tim, trẻ quấy khóc, chán ăn …, và một số phản ứng nặng như: sốt cao, co giật, tím tái… với tỷ lệ thấp. Đây là do Quinvaxem chứa vắc xin ho gà toàn tế bào có độc tính cao. Chính vì vậy hiện nay, nhiều gia đình đã cho con sử dụng các loại vắc xin dịch vụ có vắc xin ho gà vô bào độc tính ít hơn để tiêm cho com em mình, đó là các loại vắc xin Infarix (phòng ngừa các loại bệnh Bạch cầu – Ho gà - Uốn ván – Viên gan B – HIB – Bại liệt) và vắc xin Pentaxim (ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà, Hib, bại liệt). Vì vậy số lượng sử dụng vắc xin Quinvaxem giảm đi đáng kể chỉ đạt 73%.

Vắc xin uống bại liệt OPV thường được sử dụng cùng với vắc xin Quinvaxem (3 lần vào 3 tháng khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi). Nguyên nhân số lượng sử dụng OPV đạt tỷ lệ thấp 58% là do các cháu sử dụng các vắc xin ngoài chương trình Infarix và Pentaxim đều có khả năng phòng bệnh bại liệt nên sẽ không phải uống vắc xin OPV nữa. Ngoài ra trong thời gian vắc xin Quinvaxem bị tạm dừng nhiều gia đình đã không cho con đi uống vắc xin OPV nên làm giảm nghiêm trọng tỷ lệ trẻ em sử dụng vắc xin phòng ngừa bại liệt.

Vắc xin Sởi có tỷ lệ sử dụng thấp chỉ đạt 59%. Nguyên nhân là do số trẻ đi tiêm mũi nhắc lại sau 1 năm là rất thấp. Trẻ em phải có cơ hội được

tiêm vắc xin sởi lần 2. Điều này sẽ làm tăng tỷ lệ trẻ được nhận ít nhất 1 liều vắc xin sởi để củng cố miễn dịch sởi ở những trẻ không đáp ứng miễn dịch ở lần tiêm trước. Nếu không tiêm đủ 2 liều vắc xin Sởi trẻ sẽ có nguy cơ không có miễn dịch Sởi. Tỷ lệ sử dụng vắc xin Sởi so với lý thuyết thấp như vậy là nguy cơ có thể làm bùng phát dịch trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng cung ứng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại trung tâm y tế quận ngô quyền hải phòng năm 2013 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)