1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo CHO học SINH TRUNG học cơ sở với DI TÍCH LỊCH sử địa PHƯƠNG – lí LUẬN và THỰC TIỄN

62 271 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 70,28 KB

Nội dung

Các hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp gồm: Hoạtđộng tập thể sinh hoạt lớp, sinh hoạt trường, sinh hoạt ĐộiThiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, sinh hoạt Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh

Trang 1

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VỚI DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG – LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Trang 2

Cơ sở lí luận

Một số quan niệm về hoạt động TNST trong chương trình giáo dục phổ thông

Khái niệm tổ chức

Có nhiều định nghĩa khác nhau về "tổ chức", một định

nghĩa có ý nghĩa triết học sâu sắc: "Tổ chức, nói rộng, là cơ cấu tồn tại của sự vật Sự vật không thể tồn tại mà không có một hình thức liên kết nhất định các yếu tố thuộc nội dung Tổ chức vì vậy là thuộc tính của bản thân các sự vật" Định nghĩa

này bao quát cả phần tự nhiên và xã hội loài người Tháidương hệ là một tổ chức, tổ chức này liên kết mặt trời và cácthiên thể có quan hệ với nó, trong đó có trái đất Bản thân tráiđất cũng là một tổ chức, cơ cấu phù hợp với vị trí của nó trongthái dương hệ Giới sinh vật cũng có một tổ chức chặt chẽ bảođảm sự sinh tồn và thích nghi với môi trường để không ngừngphát triển Từ khi xuất hiện loài người, tổ chức xã hội loàingười cũng đồng thời xuất hiện Tổ chức ấy không ngừnghoàn thiện và phát triển cùng với sự phát triển của nhân loại.Theo nghĩa hẹp đó, tổ chức là một tập thể của con người tập

Trang 3

hợp nhau lại để thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạttới một mục tiêu xác định của tập thể đó.

Khái niệm hoạt động

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, kế hoạchgiáo dục bao gồm các môn học, chủ đề học tập, các hoạt độngTNST Nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất, tưtưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những nănglực cần thiết ở con người trong xã hội hiện đại Là một hìnhthức tổ chức dạy học nói chung và dạy học môn Lịch sử nóiriêng Hoạt động TNST là một hoạt động giáo dục nhằm bổsung những kiến thức cho HS và nhằm tạo hứng thú cho HStrong quá trình học tập các môn học

Hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạtđộng dạy học và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp).Hoạtđộng giáo dục (theo nghĩa rộng) là những hoạt động có chủđích, có kế hoạch hoặc có sự định hướng của nhà giáo dục,được thực hiện thông qua những cách thức phù hợp để chuyểntải nội dung giáo dục tới người học nhằm thực hiện mục tiêugiáo dục

Trang 4

Các hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) gồm: Hoạtđộng tập thể (sinh hoạt lớp, sinh hoạt trường, sinh hoạt ĐộiThiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, sinh hoạt Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh); hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớpđược tổ chức theo các chủ đề giáo dục; hoạt động giáodục hướng nghiệp giúp học sinh tìm hiểu để định hướng tiếptục học tập và định hướng nghề nghiệp; hoạt động giáo dụcnghề phổ thông giúp HS hiểu được một số kiến thức cơ bản

về công cụ, kỹ thuật, quy trình công nghệ, an toàn lao động,

vệ sinh môi trường đối với một số nghề phổ thông đã học;hình thành và phát triển kỹ năng vận dụng những kiến thứcvào thực tiễn; có một số kỹ năng sử dụng công cụ, thực hành

kỹ thuật theo quy trình công nghệ để làm ra sản phẩm đơngiản

Khái niệm trải nghiệm sáng tạo

Theo Dự thảo đề án đổi mới chương trình và sách giáo

khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015: “Hoạt động TNST bản chất là những hoạt động giáo dục nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất tư tưởng, ý chí tình cảm, giá trị và kỹ năng sống và những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại Nội dung của hoạt động trải

Trang 5

nghiệm sáng tạo được thiết kế theo hướng tích hợp nhiều lĩnh vực, môn học thành các chủ điểm mang tính chất mở Hình thức và phương pháp tổ chức đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian thời gian, quy mô, đối tượng và

số lượng… để học sinh có nhiều cơ hội tự trải nghiệm và phát huy tối đa khả năng sáng tạo của các em”

Bên cạnh hoạt động TNST chung như trên, ở từng mônhọc cũng có cáchoạt động TNST mang tính đặc trưng, đặc thùriêng của môn học góp phần hình thành và phát triển các nănglực chuyên biệt của HS

Theo tác giả Trần Văn Tính và tác giả Trần Quỳnh

Trang “Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau củađời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua

đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình” [Bản báo cáo

Kỹ năng xây dựng và tổ chức hoạt động TNST trong trườngtrung học]

Trang 6

Trong bài viết của diễn đàn công nghệ giáo dục ngày 20

tháng 4 năm2015tác giả Ngô Thị Tuyên-Phó giám đốc Trung

tâm công nghệ giáo dục Nhà xuất bản Giáo dục ViệtNamquan niệm hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cầnđược hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếmlĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của HS, đượcthực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn củanhà trường Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn.Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức, kĩnăng, tình cảm và ý chí nhất định Sự sáng tạo sẽ có được khiphải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiếnthức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tìnhhuống mới, không theo chuẩn đã có, hoặc nhận biết vấn đềtrong các tình huống tương tự, độc lập nhận ra chức năng mớicủa đối tượng, tìm kiếm và phân tích được các yếu tố của đốitượng trong các mối tương quan của nó, hay độc lập tìm kiếm

ra giải pháp thay thế và kết hợp được các phương pháp đã biết

để đưa ra hướng giải quyết mới cho một vấn đề

Theo tác giả Đinh Thị Kim Thoa: “Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào

Trang 7

các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình”.

Như vậy, theo chúng tôi, bản chất của hoạt động TNSTtạochính là hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp, được thiết kế,

tổ chức thực hiện theo hướng tăng cường sự trải nghiệm vàsáng tạo cho người học nhằm hình thành và phát triển cho HSnhững phẩm chất tư tưởng, ý chí tình cảm, giá trị, kỹ năngsống và những năng lực cần thiết cho con người trong xã hộihiện đại

Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Nội dung của hoạt động TNST trước hết do nhiệm vụchungcủa trườngphổ thông quy định:đào tạo thế hệ trẻ thànhnhững người lao động có ý thức làm chủ,có tri thức,thànhthạo nghề nghiệp,có thái độ lao động tích cực,sáng tạo.Vì vậy,khi lựa chọn tổ chức hoạt động ngoại khóa/TNST,phải thểhiện được tính cấp thiết,phản ánh những sự kiện quan trọngtrong lịch sử quá khứ và hiện tại trên thế giới và trongnước,giúp HS tiếp tục hoàn thiện kiến thức,củng cố niềm tin

Trang 8

và khả năng hoạt động thực tế.Do hoạt động TNST mang tínhchất tự nguyệnnên nội dung và hình thức tiến hành lại cầnphải linh hoạt theo 2 hướng chính:

Thứ nhất, làm phong phú,sâu sắc những kiến thức lịch

sử mà HS đã thu thập trong nội khóa, nhất là những vấn đề cơbản của khóa trình lịch sử, đó là:

-Những sự kiện lớn tiêu biểu,trở thành những kiến thức

cơ bản của khóa trình ví dụ: Cách mạng Pháp 1789, Công xãPari 1871, cách mạng tháng Mười Nga 1917, cách mạngtháng Tám 1945, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954…

-Cuộc đời và sự nghiệp các nhân vật lịch sử phản ánh sựphát triển của xã hôị.Ví dụ cuộc đời và sự nghiệp của Mác,Anghen, Lênin, Hồ Chí Minh…

-Những thành tựu lớn về văn hóa, khoa học, văn học,nghệ thuật, về lao động sản xuất…

Thứ hai, những vấn đề về LSĐP và công tác công ích xã

hội

Trong trường hợp tiến hành bài học thực địa thì việcgiảng dạy nội khóa kết hợp với những hoạt động TNST Song

Trang 9

cũng có thể tổ chức các hoạt động TNST dựa vào tài liệuLSĐP để làm phong phú bài lịch sử dân tộc, khơi dậy lòng tựhào, yêu quý quê hương Ví dụ, tổ chức cuộc gặp gỡ với cácchiến sĩ cách mạng người địa phương đã tham gia cuộc khángchiến chống Mĩ cứu nước… Công tác công ích xã hội nhằmvận dung kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, vào thựctiễn lại làm phong phú, củng cố kiến thức đã học.

Nội dung hoạt động TNST không chỉ có tác dụng thiếtthực trong việc củng cố, khắc sâu kiến thức học sinh đã học

mà còn hình thành ở học sinh ý thức công dân, góp phần giáodục toàn diện học sinh

Mối quan hệ giữa hoạt động ngoại khóa lịch sử và hoạt độngTNST

Hoạt động ngoại khóa và hoạt động TNST là những hoạtđộng được thực hiện tuỳ thuộc vào hứng thú, sở thích, nguyệnvọng của mỗi HS trong khuôn khổ khả năng và điều kiện tổchức có được của nhà trường

Hoạt động ngoại khóa và hoạt động TNST có thể được

tổ chức dưới nhiều dạng: dạng tập thể, dạng nhóm theo năngkhiếu, dạng thường kì hay đột xuất nhân những dịp kỉ niệm

Trang 10

hay lễ hội Ví dụ: cắm trại chào mừng ngày thành lập ĐảngCộng sản Việt Nam, thành lập Đoàn TNCS HCM ; học nhảycuối tuần; nữ công

Hoạt động ngoại khóa và hoạt động TNST có thể được

tổ chức theo những hình thức như: câu lạc bộ môn học; diễnđàn; hội thi; trò chơi v.v

Hoạt động ngoại khóa và hoạt động TNST có thể do tổ

bộ môn, GV chủ nhiệm, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh và HS của một lớp, một khối lớp hay toàn trường thựchiện

Như vậy, hoạt động ngoại khóa và hoạt động TNST làmột thuật ngữ dùng để chỉ các hình thức hoạt động nằm ngoàichương trình học chính khóa, kết hợp dạy học với vui chơi,nhằm mục đích gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trườngvới thực tế xã hội

Sự khác nhau hoạt động ngoại khóa và HĐTNST

Khái niệm hoạt động TNST khẳng định vai trò địnhhướng, chỉ đạo, hướng dẫn của nhà giáo dục; thầy cô giáo,cha mẹ HS, người phụ trách Nhà giáo dục không tổ chức,

Trang 11

không phân công HS một cách trực tiếp mà chỉ hướng dẫn, hỗtrợ, giám sát cho tập thể hoặc cá nhân HS tham gia trực tiếphoặc ở vai trò tổ chức hoạt động, giúp HS chủ động, tích cựctrong các hoạt động; phạm vi các chủ đề hay nội dung hoạtđộng và kết quả đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩm chất vànăng lực sáng tạo đa dạng, khác nhau của các em.

Hoạt động TNST hướng đến những phẩm chất và nănglực chung như trong Dự thảo Chương trình mới, ngoài ra hoạtđộng TNST còn có ưu thế trong việc thúc đẩy hình thành ởngười học các năng lực đặc thù:

Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động;

Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống;

Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân;

Năng lực định hướng nghề nghiệp;

Năng lực khám phá và sáng tạo

Tổ chức hoạt động TNST trong dạy học

Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới

sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân HS

Trang 12

được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhaucủa đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với

tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lựcthực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sángtạo của cá nhân mình Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động đượccoi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáodục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗihoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáodục, kiến thức, kỹ năng khác nhau.Việc thiết kế các HĐTNST

cụ thể được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm

sáng tạo Công việc này bao gồm một số việc:

Căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình giáo dục,nhà giáo dục cần tiến hành khảo sát nhu cầu, điều kiện tiếnhành

Xác định rõ đối tượng thực hiện Việc hiểu rõ đặc điểmhọc sinh tham gia vừa giúp nhà giáo dục thiết kế hoạt độngphù hợp đặc điểm lứa tuổi, vừa giúp có các biện pháp phòngngừa những đáng tiếc có thể xảy ra cho HS

Bước 2: Đặt tên cho hoạt động

Trang 13

Đặt tên cho hoạt động là một việc làm cần thiết vì têncủa hoạt động tự nó đã nói lên được chủ đề, mục tiêu, nộidung, hình thức của hoạt động.Tên hoạt động cũng tạo rađược sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lý đầyhứng khởi và tích cực của HS Vì vậy, cần có sự tìm tòi, suynghĩ để đặt tên hoạt động sao cho phù hợp và hấp dẫn.Việcđặt tên cho hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn

Phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động

Tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh

Tên hoạt động đã được gợi ý trong bản kế hoạch hoạtđộng TNST, nhưng có thể tùy thuộc vào khả năng và điềukiện cụ thể của từng lớp để lựa chọn tên khác cho hoạt động

GV cũng có thể lựa chọn các hoạt động khác ngoài hoạtđộng đã được gợi ý trong kế hoạch của nhà trường, nhưngphải bám sát chủ đề của hoạt động và phục vụ tốt cho việcthực hiện các mục tiêu giáo dục của một chủ đề, tránh xa rờimục tiêu

Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động

Trang 14

Mỗi hoạt động đều thực hiện mục đích chung của mỗichủ đề theo từng tháng nhưng cũng có những mục tiêu cụ thểcủa hoạt động đó.Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kếtquả của hoạt động.Các mục tiêu hoạt động cần phải được xácđịnh rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độcao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ vàđịnh hướng giá trị.Nếu xác định đúng mục tiêu sẽ có các tácdụng là:

Định hướng cho hoạt động, là cơ sở để chọn lựa nộidung và điều chỉnh hoạt động

Căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động

Kích thích tính tích cực hoạt động của thầy và trò

Tùy theo chủ đề của hoạt động TNST ở mỗi tháng, đặcđiểm HS và hoàn cảnh riêng của mỗi lớp mà hệ thống mụctiêu sẽ được cụ thể hóa và mang màu sắc riêng.Khi xác địnhđược mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau:

Hoạt động này có thể hình thành cho HS những kiếnthức ở mức độ nào? (Khối lượng và chất lượng đạt được củakiến thức?)

Trang 15

Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh

và các mức độ của nó đạt được sau khi tham gia hoạt động?

Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành haythay đổi ở HS sau hoạt động?

Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương

tiện, hình thức của hoạt động

Mục tiêu có thể đạt được hay không phụ thuộc vào việcxác định đầy đủ và hợp lý những nội dung và hình thức củahoạt động.Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mụctiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, củanhà trường và khả năng của học sinh để xác định các nội dungphù hợp cho các hoạt động Cần liệt kê đẩy đủ các nội dunghoạt động phải thực hiện

Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xácđịnh những phương tiện cần có để tiến hành hoạt động Từ đólựa chọn hình thức hoạt động tương ứng.Có thể một hoạtđộng nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đanxen hoặc trong dó có một hình thức nào đó là chủ đạo, cònhình thức khác là phụ trợ.Ví dụ: “Thảo luận về việc phát huytruyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo” Hình thức thảo

Trang 16

luận là chủ đạo, có thể xen kẽ hình thức văn nghệ, trò chơihoặc đố vui.

Trong “Diễn đàn tuổi trẻ với việc giữ gìn và phát huybản sắc văn hóa dân tộc”, nên chọn hình thức báo cáo, trìnhbày, thuyết trình về vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc vănhóa dân tộc làm chính, kết hợp với thi đàn, hát dân ca, tròchơi dân gian hoặc gặp gỡ, giao lưu với các nghệ nhân, nghệ

sĩ, nhà nghiên cứu… để tăng tính đa dạng, tính hấp dẫn chodiễn đàn

Bước 5: Lập kế hoạch

Nếu chỉ tuyên bố về các mục tiêu đã lựa chọn thì nó vẫnchỉ là những ước muốn và hy vọng, mặc dù có tính toàn,nghiên cứu kỹ lưỡng Muốn biến các mục tiêu thành hiện thựcthì phải lập kế hoạch

Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu tức là tìmcác nguồn lực (nhân lực – vật lực – tài liệu) và thời gian,không gian… cần cho việc hoàn thành các mục tiêu

Chi phí về tất cả các mặt phải được xác định Hơn nữaphải tìm ra phương án chi phí ít nhất cho việc thực hiên mỗi

Trang 17

một mục tiêu Vì đạt được mục tiêu với chi phí ít nhất là đểđạt được hiệu quả cai nhất trong công việc Đó là điều mà bất

kỳ người quản lý nào cũng muốn và cố gắng đạt được

Tính cân đối của kế hoạch đòi hỏi giáo viên phải tìm ra

đủ các nguồn lực và điều kiện để thực hiện mỗi mục tiêu Nócũng không cho phép tập trung các nguồn lực và điều kiệncho việc thực hiện mục tiêu này mà bỏ mục tiêu khác đã lựachọn

Cân đối giữa hệ thống mục tiêu với các nguồn lực vàđiều kiện thực hiện chúng, hay nói khác đi, cân đối giữa yêucầu và khả năng đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững khảnăng mọi mặt, kể cả các tiềm năng có thể có, thấu hiểu từngmục tiêu và tính toán tỉ mỉ việc đầu tư cho mỗi mục tiêu theomột phương án tối ưu

Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy

Trong bước này, cần phải xác định:

Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện?

Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao?

Trang 18

Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thếnào?

Các công việc cụ thể cho các tổ, nhóm, các cá nhân

Yêu cầu cần đạt được của mỗi việc

Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh, hoàn thiện chương trình

hoạt động

Rõ soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc,thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lý, khảnăng thực hiện và kết quả cần đạt được.Nếu phát hiện nhữngsai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội dung nàohay việc nào thì kịp thời điều chỉnh.Cuối cùng, hoàn thiện bảnthiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đóbằng căn bản Đó là giáo án tổ chức hoạt động

Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học

sinh

Cơ sở xuất phát của vấn đề tổ chức hoạt độngTNST cho HS trong dạy học lịch sử ở trường THCS

Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009, điều 28.2 đã nêu rõ:

“Phương pháp giáo dục phải phát huy tích cực tự giác, chủ

Trang 19

động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học ; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện

kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tĩnh cảm, đem lại niềm vui, hướng thú, học tập cho học sinh” Có

thể nói, đổi mới phương pháp nói chung, PPDH môn Lịch sửnói riêng là hướng hoạt động học tập của HS, GV là người tổchức tổ chức, hướng dẫn HS học tập

Trong xu thế hội nhập hiện nay, môn Lịch sử có vị trí và

ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục cho thế hệ trẻ.HọcLịch sử là để hiểu và tự hào về truyền thống của dân tộc.Từ

đó xác định được những việc mình phải cho đất nước.TrongDHLS, cũng như các môn khác ở trường phổ thông, ngoàiviệc tiến hành bài học nội khóa, còn có hoạt động ngoài lớp.Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục thực tiễn được tiếnhành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổthông Hoạt động TNST là một bộ phận của quá trình giáodục được tổ chức ngoài giờ học và có mối quan hệ bổ sung,

hỗ trợ cho hoạt động dạy học

Hoạt động TNST là hoạt động mà HS được trực tiếphoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng nhưmôi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức

Trang 20

của nhà giáo dục, nhằm phát triển tình cảm, đạo đức, phẩmchất nhân cách, các năng lực, từ đó HS tích luỹ kinh nghiệmriêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhânmình Khi nền giáo dục của nước Việt Nam Dân chủ Cộnghòa được hình thành, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phương

pháp học tập đó là “ Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động và sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” (1).Phương pháp này vẫn được nền giáo dục hiện đại ngày naythực hiện thông qua các hoạt động khác nhau như: Hoạt độngtập thể do nhà trường, lớp học, các tổ chức Đoàn, Đội phátđộng; hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức theocác chủ đề giáo dục; hoạt động giáo dục nghề; hoạt động giáodục hướng nghiệp…Các hoạt động đó góp phần định hướngthái độ, tinh thần cho HS, bên cạnh đó cũng hình thành cho

HS những kỹ năng, năng lực cho cá nhân

DHLS gắn liền với việc tổ chức các hoạt động TNSTcũng là một biện pháp góp phần tích cực hóa các hoạt độngdạy và học sử Vừa tiết kiệm được thời gian hơn so với việc tổchức các hoạt động ngoại khóa, HS vừa có thể trực tiếp thamgia hoạt động ngay trên lớp học của mình Việc tổ chức các

Trang 21

hoạt động phù hợp với học sinh sẽ gây hứng thú hơn trong giờhọc Lịch sử truyền thống Hoạt động TNST nhằm góp phầnhình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất vànăng lực chung, nhất là trách nhiệm với bản thân, cộng đồng,đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; tính tự lập, tự tin,

tự chủ; các năng lực sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tự quản líbản thân

Theo nhận định của các chuyên gia giáo dục, chươngtrình giáo dục hiện hành về cơ bản vẫn tiếp cận theo hướngnội dung, chạy theo khối lượng kiến thức, còn nặng tính hànlâm… Có chú ý đến cả 3 phương diện kiến thức, kĩ năng vàthái độ nhưng vẫn là những yêu cầu rời rạc riêng rẽ, chưa liênkết, thống nhất và vận dụng tổng hợp thành năng lực hànhđộng, năng lực thực hiện gắn với yêu cầu của cuộc sống

Nội dung đổi mới chương trình - sách giáo khoa saunăm 2015 xác định: chương trình mới tiếp cận theo hướnghình thành và phát triển năng lực cho người học; không chạytheo khối lượng tri thức mà chú ý khả năng vận dụng tổnghợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, động cơ… vàogiải quyết các tình huống trong cuộc sống hàng ngày.Tiếp cậntheo hướng năng lực đòi hỏi hoc ̣ sinh làm, vận dụng được gì

Trang 22

hơn là hoc ̣ sinh biết những gì Tránh đƣợc tình trạng biết rấtnhiều nhưng làm, vận dụng không được bao nhiêu, biết nhữngđiều rất cao siêu, nhưng không làm được những việc rất thiếtthực đơn giản trong cuộc sống thường nhật

Nội dung, cấu trúc của chương trình giáo duc ̣ đổi mới,xuất phát từ những yêu cầu hình thành các năng lực mà lựachọn các nôị dung dạy học; ưu tiên những kiến thức cơ bản,hiện đại nhưng gắn bó, thiết thực với những đòi hỏi của cuộcsống hàng ngày, tránh hàn lâm, kinh viện Ưu tiên thực hành,vận dụng, tránh lý thuyết xuông; tăng cường hứng thú, hạnchế quá tải

Theo đó, phƯơng pháp dạy học thay đổi, dạy cách học,cách tìm kiếm và vận dụng, cách phát hiện và giải quyết vấnđề; đề cao sự hợp tác và sáng tạo… không nhồi nhét, chạytheo khối lượng kiến thức Coi trọng đánh giá trong suốt quátrình dạy - học và bằng nhiều hình thức khác nhau…

Gia Lâm nằm trong vùng giao thoa của hai dòng văn hóaThăng Long và Kinh Bắc nên đã tạo ra nhiều di tích lịch sử -văn hóa có giá trị Toàn huyện có 315 di tích, trong đó có 140

di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và gắn biển di

Trang 23

tích cách mạng kháng chiến Gia Lâm cũng là nơi thờ hai vịtrong "tứ bất tử" là Thánh Gióng (xã Phù Đổng) và Chử Đồng

Tử (xã Văn Đức) Hiện, di tích đền Phù Đổng (thờ ThánhGióng) đã được Nhà nước xếp hạng di tích Quốc gia đặcbiệt Cùng với di sản văn hóa vật thể, Gia Lâm còn bảo lưunhiều lễ hội cổ truyền của địa phương Tiêu biểu là Lễ hộiGióng năm 2010 đã được UNESCO công nhận là di sản vănhóa phi vật thể đại diện của nhân loại Bên cạnh đó, các loạihình nghệ thuật truyền thống vẫn được lưu truyền như cảilương (xã Đa Tốn), chèo cổ (xã Dương Quang), múa BôngSòng (xã Phú Thị), múa chữ (xã Văn Đức), tế lễ rước kiệutrong các hội làng… Ngoài ra, Gia Lâm còn có các di tíchcách mạng kháng chiến nổi tiếng như: Làng cách mạng xãTrung Mầu, làng Cam (xã Cổ Bi), làng Giao Tất (xã KimSơn), làng Đào Xuyên, làng Thuận Tốn (xã Đa Tốn)…Là địaphương nổi tiếng có nhiều tiềm năng về du lịch, huyện GiaLâm đhoạt động ã có ý tưởng khai thác du lịch văn hóa kết

hợp với du lịch làng nghề

Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động TNST cho học sinh THCS với các di tích lịch sử địa phương

Trang 24

Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, từng

cá nhân HS được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môitrường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hộidưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó pháttriển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực, từ

đó tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năngsáng tạo của bản thân

Thực hiện TNST hiệu quả sẽ tạo cơ hội cho HS trảinghiệm những hoạt động gần gũi với cuộc sống thực tế hơn,đáp ứng được nhu cầu hoạt động của HS, giúp các em tích lũy

và vận dụng các kinh nghiệm đó vào cuộc sống một cáchdễdàng, thuận lợi và sáng tạo hơn

Hoạt động TNST có khả năng huy động sự tham gia tíchcực của HS ở tất cả các khâu của quá trình hoạt động dựa trênnhững khả năng để HS có thể lựa chọn: từ thiết kế hoạt độngđến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phùhợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân, tạo cơhội cho các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ýtưởng sáng tạo, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động,được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và

Trang 25

đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình vàcủa bạn bè.

Hoạt động TNST giúp HS tích lũy những kinh nghiệm

mà các hình thức học tập khác không thực hiện được HS cóthể tích lũy những kinh nghiệm bằng nhiều cách thức khácnhau để phát triển nhân cách mình Tuy nhiên, có những kinhnghiệm chỉ có thể lĩnh hội thông qua trải nghiệm thực tiễn Sự

đa dạng trong trải nghiệm sẽ mang lại cho HS nhiều vốn sốngkinh nghiệm phong phú mà nhà trường không thể cung cấpthông qua các công thức hay định luật, định lý

Hoạt động TNSTcó ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục nộikhóa, cùng với các bài học ở trên lớp sẽ góp phần thực hiệntốt chức năng, nhiệm vụ bộ môn, có tác dụng tích cực tới việcgiáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện HS Là nhữngngười làm công tác giáo dục, chúng ta ai cũng nhận thức rõ vịtrí ý nghĩa của bài học lịch sử, một hình thức giáo dục nộikhóa rất quan trọng Bài học nội khóa càng có tác dụng khiđược hỗ trợ bằng các hoạt động TNST lịch sử - một hình thức

tổ chức dạy học ở trường phổ thông Trong công tác tổ chứchoạt động TNST, hoạt động của thầy và trò được tiến hànhngoài giờ học trên lớp, nhưng nội dung và chủ đề hoạt động

Trang 26

phải đạt được mục đích giáo dưỡng, giáo dục, phát triển như ởbài học nội khóa, nhưng được thực hiện trên cơ sở và phươngtiện khác Nhiệm vụ của hoạt động TNST môn lịch sử mangtính tổng hợp, làm sâu sắc và phong phú kiến thức của HS vềcác mặt khác nhau của cuộc sống xã hội, góp phần gây hứngthú trong học tập lịch sử của HS Vì vậy, tuy là hoạt độngngoài lớp, nhưng hoạt động TNST vẫn có tác dụng như mộtbài nội khóa trong việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển họcsinh Nói cách khác, hoạt động TNST trong DHLS chú ý đếnviệc làm phong phú kiến thức, giáo dục tình cảm, đạo đứcphẩm chất của HS, giáo dục tinh thần tập thể, ý thức cộngđồng trách nhiệm, yêu thích lao động, rèn luyện tính kỷ luật

và tinh thần tương thân tương ái

Hoạt động TNST còn có tác dụng giáo dục lớn đối với

HS Qua đó giáo dục cho HS thấy được ý thức trách nhiệm, ýthức lao động và tinh thần tập thể Các nhà nghiên cứu giáodục bộ môn lịch sử cho rằng hoạt động TNST có hai đặc điểmnổi bật đó là tính tự nguyện và sự phát triển của HS trong lĩnhvực lịch sử Chính vì lẽ đó mà các em sẽ có những địnhhướng quan trọng cho nghề nghiệp của mình trong trương lai

Trang 27

Trong hoạt động TNST, những cá tính, phẩm chất, ýthức khuynh hướng của học sinh bộc lộ rõ ràng Bởi vìnhững hoạt động TNST trong học tập lịch sử ở trường phổthông được thực hiện phù hợp với những đặc điểm tâm lý lứatuổi, trình độ của HS, với nhiều hình thức phong phú, bổích

Hoạt động TNST tại các di tích lịch sử giúp HS nắmvững hơn kiến thức đã học đồng thời các em hiểu được giá trịcủa di tích Di tích lịch sử là những bằng chứng, một phươngtiện để nhận thức các sự kiện đã qua, ngoài các nguồn sử liệukhác Di tích lịch sử là những mảnh còn lại của quá khứ đượclưu giữ đến nay Nó ghi nhận phản ánh một sự kiện tiêu biểu

có quy mô lớn hay vừa ở địa phương như: đền Nguyên phi ỶLan, khu tưởng niệm Cao Bá Quát Đó là những di sản quýbáu, đối tượng nghiên cứu, sử dụng của nhiều ngành khoa họctrong đó có việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông Đượchọc tập tại các di tích lịch sử kích thích sự hứng thú học tập,

vì HS được trực tiếp quan sát những dấu vết của quá khứ Đây

là cơ sở quan trọng để các em tạo biểu tượng các sự kiện lịch

sử đang học một cách chính xác và cụ thể

Trang 28

Từ việc tổ chức hoạt động TNST với các di tích lịch sử

HS sẽ tìm được các dữ kiện để giải quyết nhiều vấn đề lịch sửcũng như các em suy nghĩ về hôm nay, vì tương lai của đấtnước, vì trách nhiệm của bản thân để có những hành động

đúng, đó là tác dụng tích cực của lịch sử “Lấy xưa biết nay”, quán triệt phương châm “Học đi đôi với hành”.

Việc tổ chức hoạt động TNST ở các di tích lịch sử gópphần phát huy năng lực hoạt động tư duy độc lập của HS, rènluyện cho HS kỹ năng quan sát, đánh giá, phân tích, rút ranhững kết luận khoa học Ví dụ: đến học tập, tham quan tạikhu tưởng niệm Cao Bá Quát, được tìm hiểu về con người và

sự nghiệp của ông, học sinh sẽ trả lời được tại sao vùng đấtGia Lâm sinh ra một con người tài giỏi như vậy,tại sao Cao

Bá Quát lại từ quan về quê sau đó đứng lên chống lại nhàNguyễn

Trang 29

Hoạt động TNSTvề các di tích lịch sử còn góp phần tạocho các em yêu quý hơn, nhận thức đúng hơn, xử sự tốt hơnđối với di tích.Hoạt động ngoại khóa môn lịch sử nhằm giáodục ý thức bảo vệ môi trường là một quá trình thông qua cáchoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường để giúp ngườihọc có sự hiểu biết và cách ứng xử với môi trường, tạo điềukiện cho họ tham gia vào sự phát triển bền vững của xã hội,nhằm mục đích hình thành ở HS ý thức công dân và tham giacông tác các hoạt động công ích xã hội Từ đó các em cũnghình thành được những khái niệm về môi trường, ô nhiễmmôi trường, thiên tai, mặt trái của vấn đề bùng nổ dân số, quátrình “Đô thị hoá”, và còn cả vấn đề trùng tu di tích… Quaviệc lĩnh hội kiến thức, tận mắt chứng kiến thực tiễn của sựtàn phá bởi thiên nhiên và con người làm cho các di tích cónguy cơ biến dạng từ đó các em có nhận thức đúng và hànhđộng đúng, qua đó góp phần giữ gìn và phát huy giá trị củacác di tích.

-Các hình thức tổ chức hoạt động TNST trong DHLS

ở nhà trường

Dưới đây là một số hình thức tổ chức của hoạt độngTNST trong nhà trường hiện nay:

Trang 30

Đọc sách

Đây là hình thức có hiệu quả nhằm cung cấp thêm kiếnthức cho HS trong giờ nội khóa, song chủ yếu trong hoạt độngngoại khóa Nó góp phần rèn luyện cho HS về mặt tư tưởng,phẩm chất đạo đức, kĩ năng, thói quên hứng thú và phươngpháp làm việc với sách Đó là hình thứ đơn giản, dễ làm songlại có hiệu quả cao về mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.Trong công việc này, cần khắc phục những quan niệm khôngđúng, thường có trong học sinh như thích đọc tiểu thuyết võhiệp lịch sử, tài liệu gốc,bị thu hút vào những chi tiết li kì hấpdẫn mà không chú ý đến những kiến thức khoa học Trướctiên,GV giúp HS lập danh mục sách cần đọc cho mỗi khóatrình trong năm học Tiếp đó, để khơi dậy tính tích cực,hứngthú, sự hiếu kì và lòng ham hiểu biết cái mới của HS, GV tómtắt sơ lược nội dung của một cuốn sách Cách giới thiệu đặcbiệt có hiệu quả, là dẫn ra một vài chi tiết, những đoạn nhỏhấp dẫn để khơi dậy ở HS hứng thú tìm đọc tiếp

Việc hướng dẫn của GV đối với HS trong chọn sách vàphương pháp thích hợp, có hiệu quả là yêu cầu quan trọng choviệc đọc sách không tản mạn chệch hướng

Trang 31

Khi lựa chọn,giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tậptrung vào các loại sau đây:

Thứ nhất, những tài liệu văn kiện của đảng, của Chủ

Tịch Hồ Chí Minh viết về lịch sử dân tộc

Thứ hai, những sách nghiên cứu hoặc phổ biến khoa học

về lịch sử dân tộc, giới thiệu những nét chung về sự phát triểncủa dân tộc hay một số nết tiêu biểu về thành tích xây dựng

và bảo vệ tổ quốc như các loại sách về các cuộc khởinghĩa(Lam Sơn,Tây Sơn…), các chiến thắngĐiện BiênPhủ,Đại thắng mùa xuân 1975…các anh hùng dân tộcLýThường Kiệt,Trần Hưng Đạo…)

Thứ ba, các hồi kí, ký sự cách mạng Đây là một loại

sách phản ánh các sự kiện mà thanh thiếu niên rất ưa thích

Thứ tư, các tác phẩm văn học có liên quan đến lịch sử

dân tộc, bao gồm thơ văn yêu nước, cách mạng, các tác phẩmvăn học hiên thực qua các thời kì, những truyện kí tiểu thuyếtlịch sử“Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành, “Mẹ vắng nhà”– Nguyễn Đình Thi…

Ngày đăng: 10/07/2019, 11:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w