Năng Khả là một xã nông thôn miền núi thuộc huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm huyện khoảng 8 km về phía tây. Xã có 16 thôn, 1.363 hộ và dân số hiện có 5.767 người, tổng diện tích đất tự nhiên là 10.684,38 ha (UBND xã Năng Khả, 2013) [17].
Trên địa bàn xã có đường quốc lộ 279 chạy qua, chiều dài 10km (đi qua các thôn Nà Reo, Phiêng Rào, Bản Nuầy, Bản Tùn, Bản Nhùng, Nà Chao).
Đường liên huyện tuyến Na Hang – Lâm Bình, chiều dài 12km (đi qua các thôn Nà Vai, Nà Chang, Nà Kham, Nà Noong). Có công trình hồ thuỷ điện Tuyên Quang và một số điểm về du lịch...Đó là những thuận lợi tạo đà thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn [17].
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Năng Khả có tổng diện tích đất tự nhiên là 10 693,58 ha nằm ở phía tây bắc huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, có vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. - Phía Nam giáp xã Thanh Tương, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. - Phía Tây giáp xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. - Phía Nam giáp Thị trấn Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Xã có vị trí địa lý khá thuận lợi, đa số các thôn bản đều có đường xe máy
đến đầu bản. Trên địa bàn xã có quốc lộ 279 chạy qua và có tuyến đường liên xã giúp lưu thông thuận tiện, tạo đà thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển (UBND huyện Na Hang, 2011) [15].
4.1.1.2. Địa hình,địa mạo
Có đặc trưng của vùng núi cao chia làm 2 dạng chủ yếu:
- Địa hình thung lũng: Đây là các thung lũng nằm kẹp giữa các khe núi hình thành các ruộng bậc thang, các bãi trồng rau màu và các tụđiểm dân cư.
- Địa hình núi cao: Chủ yếu là các đồi núi có độ dốc lớn, phân làm hai loại: đồi núi đất và đồi núi đá vôi. Đặc điểm của địa hình này là có độđốc lớn,
địa hình chia cắt, đi lại và canh tác khó khăn. Xã có thôn Phiêng Bung có độ
cao trên 300 m địa hình bằng phẳng tạo nên một vùng sinh thái đặc trưng, hiện đã được tỉnh quy hoạch thành khu Lâm viên Phiêng Bung [15].
4.1.1.3. Khí hậu
Xã Năng Khả nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi cao phía Bắc và được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, khí hậu nóng ẩm, lượng mưa cả
năm thường tập trung vào mùa này (chiếm khoảng 75% đến 80% lượng mưa cả năm). Mùa khô khí hậu khô hanh và kéo dài từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, lượng mưa thấp, nhiệt độ có thể xuống thấp hơn 4oC.
* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 23,4oC độ ẩm không khí 80-86%, lượng mưa trong bình 1.800 – 2.200mm, số giờ nắng bình quân 1.436% giờ/năm. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 6,7,8,9.
* Mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.500 - 1.800 mm, số ngày mưa trung bình 150 ngày/năm. Mùa mưa trùng với thời gian mùa hè, trong các tháng 7 và 8 có lượng mưa lớn nhất, đạt trên 320 mm/tháng. Tháng 1 và tháng 12 có lượng mưa trung bình thấp nhất, khoảng 16 - 25 mm/tháng.
* Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình khoảng 1.500 giờ/năm. Trong năm từ tháng 5 đến tháng 9 là thời gian nhiều nắng, thường có 170 - 190 giờ/ tháng; từ tháng 01 đến tháng 3 nắng ít, trung bình chỉ khoảng 50 - 70 giờ/ tháng.
* Gió: Là một đặc trưng khí hậu phụ thuộc nhiều vào yếu tố địa hình của từng địa phương. Trong các thung lũng, hướng gió thường trùng với hướng thung lũng. Ở những nơi thoáng, hướng gió thịnh hành phù hợp với hướng gió chung trong mùa, mùa đông là hướng Đông Bắc hay Bắc, mùa hạ
là hướng Đông Nam hay Nam. Tốc độ gió trung bình chỉđạt 1m/s.
* Độ ẩm không khí: Không có sự khác biệt rõ rệt theo mùa. Trong năm
độẩm thường dao động trong khoảng 85 - 87% ở phía Bắc [15].
4.1.1.4. Thủy văn
Xã có hệ thống suối, ao và hồ khá phong phú: Địa bàn xã có một diện tích lớn nước mặt của hồ thủy điện Tuyên Quang. Hệ thống suối và các khe
nước từ núi chảy ra là nguồn nước chủ yếu dùng để cho sinh hoạt, chăn nuôi và tưới nước cho cây trồng, tuy nhiên về mùa khô một số suối, khe thường khô cạn không đủ nước cho sản xuất nông nghiệp [15].