Ảnh hưởng của chăn nuôi lợn đến môi trường nước

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường nước thải của một số hộ gia đình chăn nuôi lợn quy mô nhỏ trên địa bàn xã Năng Khả, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 67)

Các quan sát tại địa phương cho thấy nước thải chảy ra ngoài chuồng nuôi trực tiếp xuống ao, hồ, kênh, mương làm ảnh hưởng đến môi trường đất, môi trường nước xung quanh. Khi xem ô nhiễm nguồn nước là nguy cơ lớn nhất (Trịnh Lê Hùng, 2006) [7] tác giảđã xác định hệ số tiếp nhân như sau:

- Thải chất thải trực tiếp ra các dòng chảy mang nguy cơ lớn nhất, hệ số 1. - Ao được coi là nơi chứa chất thải trung gian giữa chuồng nuôi và dòng chảy, chất thải thải ra mang hệ số 0,75.

- Chất thải thải ra đất mang hệ số 0,5.

Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi rất phức tạp khó có thể xác định được

điểm đến của các dòng chảy. Thực vậy, một số dòng chảy được sử dụng để

tưới tiêu cho ruộng đồng, ngược lại một số khác có thể đổ trực tiếp ra sông, suối. Khi đó nguy cơ môi trường là không thể tránh khỏi.

Diện tích nước mặt ở đây có thể là ao cá, kênh mương, sông suối… Rãnh nước công cộng dẫn nước đổ vào mương rồi dẫn mương đổ vào sông ngòi. Ao cá kết hợp với chăn nuôi lợn là đối tượng của ô nhiễm dạng này. Bón phân quá mức cho ao sẽ gây hiện tượng phú dưỡng hóa. Một trong những dấu hiệu đầu tiên có thể quan sát thấy là hiện tượng cá bị ngạt. Nếu không thay nước vào và vẫn duy trì đổ nước thải xuống ao thì ô nhiễm sẽ

càng trầm trọng hơn. Khi đó nước ao sẽ có màu đục mờ và gây mùi khó chịu, các loại thực vật và sinh vật sẽ không thể sống nổi trong môi trường này. Vì thế nông hộ sẽ chịu mất mát kinh tế nhiều khi ngừng khai thác ao. Hơn nữa, khi ao bị ô nhiễm mà không có biện pháp khắc phục kịp thời thì ao sẽ trở

nước và ao lân cận. Vào mùa mưa ao sẽ bị ngập tràn và là nguyên nhân gây ô nhiễm các dòng chảy.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường nước thải của một số hộ gia đình chăn nuôi lợn quy mô nhỏ trên địa bàn xã Năng Khả, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 67)