Thực trạng phát triển chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình tại xã Năng Khả

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường nước thải của một số hộ gia đình chăn nuôi lợn quy mô nhỏ trên địa bàn xã Năng Khả, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 54)

Cùng với xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, những năm gần

đây, phong trào chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn của xã đang trên đà phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội bên trong và ngoài xã. Tính đến cuối năm 2013 toàn xã có 2.156 con trâu, bò 120 con, dê 609 con, lợn 5.037 con và gia cầm là 35.590 con.

Bảng 4.4: Số lượng đàn gia súc, gia cầm của xã qua các năm

TT Hạng mục ĐVT 2010 2011 2012 2013 1 Trâu Con 1.999 1.855 1.994 2.156 2 Bò Con 36 42 106 120 3 Dê Con 65 94 106 609 3 Lợn Con 3.657 4.011 4.538 5.037 5 Gia cầm Con 24.795 26.244 28.600 35.590

(Nguồn:UBND huyện Na Hang, 2011[15];UBND xã Năng Khả

2012,2013)[16][17]

Theo số liệu thống kê trên có thể thấy ngành chăn nuôi trong những năm qua của xã Năng Khả tăng hầu hết đều tăng qua các năm, chỉ riêng đàn trâu là có sự tăng giảm. Tính đến cuối năm 2013 tổng sốđàn trâu xấp xỉ 2.156 con, tăng 362 con so với cùng kỳ năm 2012đàn bò có 120 con, tăng 14 con;

đàn dê có 609 con tăng 503 con; đàn lợn của xã xấp xỉ 5.037 con, tăng 499 con; đàn gia cầm khoảng 35.590 con, tăng 6.990 con. Trong đó có đàn dê, đàn lợn và đàn gia cầm là tăng mạnh nhất. Tổng giá trị ngành chăn nuôi tăng đều hàng năm, chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp của xã chiếm tỷ lệ khá cao. Tổng đàn lợn tăng mạnh, trên địa bàn có nhiều hộ nuôi lợn rừng và nuôi lợn hướng nạc đạt hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra chăn nuôi gia cầm, nuôi trâu khá phát triển. Các hộ chăn nuôi có chuồng trại đa phần đều được xây dựng kiên cố, thoáng mát.

Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu tài liệu thì trong tổng số 1.363 hộ trên toàn xã thì có 1.018 hộ nuôi lợn, trong đó số lợn nuôi từ 15 – 30 con là 120 hộ chiếm 11,8%.

Bảng 4.5: Số lợn thường xuyên chăn nuôi trong gia đình Số lợn nuôi Số hộ Tỷ lệ(%) Từ 15 - 20 con 82 68,33 Từ 21 - 25 con 24 20,0 Từ 26 - 30con 14 11,67 Tổng 120 100

( Nguồn: Phiếu điều tra)

20.00%

68.33% 11.67%

Từ 15-20 con Từ 21-25 con Từ 26-30

Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ số lợn nuôi thường xuyên của một số hộ gia đình

Qua bảng 4.5 và hình 4.1 ta thấy: Đa số các hộ đều nuôi lợn với số

lượng từ 15 - 20 con, chiếm tỷ lệ 68,33%, tiếp đó là từ 21 - 25 con chiếm 20,0% và ít nhất là số lợn nuôi từ 26 - 30 con chiếm 11,67%. Do điều kiện kinh tế còn hạn hẹp nên việc mở rộng quy mô, tăng số đầu lợn còn hạn chế, chủ yếu là ở quy mô từ 15 - 20 con.

4.3 Thực trạng môi trường nước thải chăn nuôi lợn tại một số hộ gia đình trên địa bàn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường nước thải của một số hộ gia đình chăn nuôi lợn quy mô nhỏ trên địa bàn xã Năng Khả, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 54)