Tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường nước thải của một số hộ gia đình chăn nuôi lợn quy mô nhỏ trên địa bàn xã Năng Khả, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 40)

4.1.2.1. Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất

Nhìn chung, tài nguyên đất của xã khá đa dạng về loại đất, quá trình phong hóa và hình thành đất đai của xã chủ yếu là quá trình feraritic, quá trình này phát sinh ra các loại đất vàng đỏ, đỏ nâu phát triển các loại đá phiến sét,

đá cát kết, cuội kết. tại phía bắc của xã trên độ cao > 1000m phát sinh đất Mùn – Ferarit phát triển trên đá sa thạch phiến sét. Các loại đất phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái nông - lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây trồng lâu năm vùng

đồi núi. Tuy nhiên, quá trình khai thác, sử dụng trong nhiều năm còn chưa hợp lý do sức ép về dân số, tập quán canh tác, ý thức,... nên nhiều nơi tình trạng xói mòn, rửa trôi và suy thoái chất lượng đất vẫn còn xảy ra.

Hiện trạng sử dụng đất:

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 10.684,38 ha. a. Đất nông nghiệp: 9.829,81 ha,trong đó:

- Đất trồng cây hàng năm: 350,08 ha;

+ Lúa nước: 225,94 ha (lúa một vụ 110,8 ha, lúa 2 vụ 115,14 ha); + Đất trồng cây hàng năm còn lại: 124,14 ha;

+ Hệ số sử dụng đất ruộng: 2,2 lần + Bình quân đầu người: 621m2/người. - Đất vườn tạp, cây lâu năm: 402,88 ha; - Đất nuôi trồng thủy sản: 8,38 ha; - Đất lâm nghiệp: 9.051,84 ha;

+ Đất rừng tự nhiên và phòng hộ: 5.919,27 ha (chiếm 65,4%);

+ Đất rừng sản xuất: 3.132,57 ha (chiếm 34,6%) trong đó rừng sản xuất tự nhiên 2.363,67 ha; rừng trồng sản xuất kinh doanh 768,9 ha;

- Đất nông nghiệp khác theo quy định: 16,63 ha. b. Đất phi nông nghiệp: 430,31 ha, trong đó: - Đất ở: 44,75 ha;

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp: 8,83 ha; - Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 7,48 ha;

- Đất suối và mặt nước hồ (Thủy điện Tuyên Quang): 224,43 ha (mặt nước hồ thủy điện là 160 ha);

- Đất phi nông nghiệp khác theo quy định: 144,82 ha. c. Đất chưa sử dụng:424,26 ha [15].

Bảng 4.1 : Hiện trạng sử dụng đất của xã Năng Khả (năm 2010)

STT Nhóm đất Diện tích (ha) Cơ cấu(%)

1 Nông nghiệp 9.829,81 92,0%

2 Phi nông nghiệp 430,31 4,03%

3 Chưa sử dụng 424,26 3,97%

Tổng 10.684,38 100%

(Nguồn:UBND huyện Na Hang, 2011)[15]

Qua bảng trên ta thấy nhóm đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (92,0%), nhóm đất phi nông và nhóm chưa sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ và tương

đương nhau. Điều này cho thấy đất ở xã Năng Khả dùng vào mục đích nông nghiệp là chủ yếu, do địa hình không bằng phẳng, nhiều đồi núi và cắt xẻ nên không thuận lợi cho các hoạt động phi nông nghiệp.

4.1.2.2. Tài nguyên nước

a. Nước mặt: Nguồn nước mặt của xã Năng Khả được cung cấp chủ

yếu từ các con suối chạy qua xã, tập trung ở một số con suối lớn của xã chảy qua các thôn bản và nước mưa tự nhiên. Ngoài ra còn một số diện tích nước mặt lớn của hồ thủy điện Tuyên Quang (160 ha) có khả năng phát triển chăn nuôi thủy sản và các ao hồ thả cá của người dân (8,38 ha)

b. Nước ngầm: Nguồn nước ngầm có nhiều từ các hang núi đá chảy ra; việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm trong xã phục vụ cho nhân dân trong xã còn hạn chế, đến nay trên địa bàn xã có 6 công trình nước sạch cung cấp nước cho 239 hộ, vì vậy trong thời gian tới vẫn còn khả năng khai thác để

phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống [15].

4.1.2.3. Tài nguyên rừng

Theo kết quả thống kê năm 2010 đất lâm nghiệp trên địa bàn xã có 9.051,84 ha, chiếm 92,08% tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn xã, trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đó: Đất rừng tự nhiên và phòng hộ: 5.919,27 ha, chiếm 65,4% diện tích đất lâm nghiệp; Đất rừng sản xuất: 3.132,57 ha, chiếm 34,6% diện tích đất lâm nghiệp, trong đó rừng sản xuất tự nhiên 2.363,67 ha, rừng trồng sản xuất kinh doanh 768,9 ha. Hệ sinh thái rừng rất đa dạng, có trên 1.600 loài thực vật, nhiều loài thực vật quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam. Hệ động vật cũng rất phong phú với các loài thú như Hoẵng, Khỉ, Sóc…, chim có Khuyên, Chào mào, Sếu...

Vốn rừng và quỹ đất rừng của xã Năng Khả rất lớn, ngoài giá trị về

kinh tế còn có ý nghĩa phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái không chỉ với xã mà cho cả vùng [15].

4.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Theo tài liệu của đoàn địa chất 109, Liên đoàn Bản đồ 207 công bố

năm 1994 - 1995 và tài liệu của các Bộ, ngành hữu quan, hiện trên địa bàn huyện Na Hang thì xã Năng Khả có một số loại khoáng sản như: atimon, vàng, sa khoáng, chì, kẽm, đá vôi, cát sỏi… nhưng số lượng nhỏ và nằm rải rác ở một sốđịa điểm [15].

4.1.2.5. Tài nguyên nhân văn

Với số dân 5.767 người năm 2013 Năng Khả hiện có chủ yếu 3 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó, Tày chiếm 66,5%, Dao chiếm 20,7%, Kinh chiếm 12,2% và một số dân tộc khác chiếm 0,41%. Cộng đồng các dân tộc trong xã với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên nền văn hoá đa dạng với nhiều nét độc đáo.

Sự đa dạng của kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian về cơ bản vẫn

được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay, được thể hiện qua các tác phẩm văn thơ, câu đối, các làn điệu dân ca, lễ hội... và những đường nét đẹp, tinh xảo, duyên dáng của hoa văn trên vải thổ cẩm, hàng mây, tre đan và đồ trang sức thể hiện sinh động đặc sắc đời sống tinh thần của mỗi dân tộc, mỗi vùng [17].

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường nước thải của một số hộ gia đình chăn nuôi lợn quy mô nhỏ trên địa bàn xã Năng Khả, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 40)