1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học bài tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh (ngữ văn 10) (2018)

55 506 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 879,91 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== KIỀU THÙY LINH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC BÀI TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

======

KIỀU THÙY LINH

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG

DẠY HỌC BÀI TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP

DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH

(NGỮ VĂN 10)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

======

KIỀU THÙY LINH

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG

DẠY HỌC BÀI TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP

DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH

(NGỮ VĂN 10)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn

Người hướng dẫn khoa học

TS PHẠM KIỀU ANH

Hà Nội, 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội học tập, rèn luyện và

có cơ hội được thực hành nghiên cứu khoa học tại trường

Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn cùng toàn thể các thầy cô trong tổ Phương pháp dạy học Ngữ Văn đã nhiệt

tình giảng dạy Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Phạm Kiều Anh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những

kinh nghiệm khoa học quý báu giúp tôi hoàn thành khóa luận đúng thời hạn Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân, bạn bè đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 2 tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Kiều Thùy Linh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi,

dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Phạm Kiều Anh, khóa luận chưa được công

bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào Nếu có sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo đúng quy định của việc nghiên cứu khoa học

Hà Nội, ngày 2 tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Kiều Thùy Linh

Trang 5

DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Lí do chọn đề tài 1

2.Lịch sử vấn đề 2

3.Mục đích nghiên cứu 4

4.Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

6.Phương pháp nghiên cứu 5

7.Cấu trúc khóa luận 5

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6

1.1.Cơ sở lí luận về hoạt động trải nghiệm sáng tạo 6

1.1.1.Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông 6 1.1.2.Đặc điểm cơ bản của hoạt động trải nghiệm sáng tạo 8

1.1.3.Các hình thức tổ chức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo 12

1.2.Cơ sở lí luận về văn bản thuyết minh 19

1.2.1.Những vấn đề chung về văn bản thuyết minh 19

1.2.2.Tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh 21

1.2.3.Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh 22

1.3.Cơ sở thực tiễn của việc dạy học bài Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh (Ngữ văn 10) ở trường THPT 24

1.3.1.Nội dung dạy học văn bản thuyết minh và tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh 24

1.3.2.Thực trạng dạy học bài Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh (Ngữ văn 10) 25

1.3.3.Thực trạng học bài Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh (Ngữ văn 10) 26

1.3.4.Nhận xét chung 27

Trang 7

CHƯƠNG 2 DẠY HỌC BÀI TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH (NGỮ VĂN 10) CÓ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 28

2.1.Mục đích dạy học bài Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh (Ngữ văn 10) 28

2.1.1.Về kiến thức 28

2.1.2.Về kĩ năng 28

2.1.3.Về thái độ 28

2.1.4.Về năng lực cần hình thành cho HS 29

2.2.Nguyên tắc lựa chọn các hình thức TNST cho học sinh trong quá trình dạy học bài Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh (Ngữ văn 10) 29

2.3.Các hình thức tổ chức hoạt động TNST trong dạy học bài Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh (Ngữ văn 10) 31

2.3.1.Hình thức rạp chiếu phim 31

2.3.2.Hình thức cuộc thi 32

2.4.Định hướng dạy học bài Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh (Ngữ văn 10) có tổ chức hoạt động TNST 33

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 36

3.1.Mục đích thực nghiệm 36

3.2.Đối tượng, địa bàn thực nghiệm 36

3.2.1.Đối tượng thực nghiệm 36

3.2.2.Địa bàn thực nghiệm 36

3.3.Kế hoạch thực nghiệm 37

3.4.Nội dung thực nghiệm 37

3.5.Kết quả thực nghiệm 45

KẾT LUẬN 46 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài

1.1 Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới giáo dục đang là vấn đề bức thiết đặt lên hàng đầu và được cả xã hội quan tâm Nghị quyết số 29-NQ/TW về

đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ ra: “Chuyển mạnh quá

trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” Để đáp ứng được yêu cầu cấp thiết ấy vấn đề

đặt ra là phải chuyển đổi phương pháp dạy học từ lối áp đặt, đọc chép, truyền thụ một chiều sang dạy học sinh (HS) cách học, cách vận dụng kiến thức, kĩ năng, qua đó hình thành năng lực phẩm chất cần thiết cho chủ thể học tập Cùng nằm trong quỹ đạo đó môn Ngữ văn trong trường THPT cũng đã và đang từng bước chuyển đổi cách thức và mục đích dạy học

Ngữ văn là một môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông Việc dạy học Ngữ văn nhằm mục đích cung cấp cho HS kiến thức văn học, kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ và bồi dưỡng tình cảm thẩm mĩ cho HS Đặc biệt, trong chương trình Ngữ văn hiện hành, phân môn Làm văn có một vị trí quan trọng đối với quá trình hình thành một trong những năng lực đặc thù của môn Ngữ văn cho HS Vì thế, việc dạy học Làm văn cần được quan tâm đầu tư về nội dung và phương pháp ở mức độ cao Tổ chức dạy học các nội dung kiến thức, kĩ năng của Làm văn gắn với những yêu cầu mới, phát huy khả năng sáng tạo của người học là một trong những nhiệm vụ cần thiết trong giai đoạn hiện nay

1.2 Bản chất của Làm văn là gắn với thực hành nên có thể nhận thấy việc dạy học làm văn phải lấy thực hành làm hoạt động chủ đạo để HS lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo Để quá trình dạy học Làm văn nâng cao hiệu quả, chất lượng của những giờ thực hành làm văn đòi hỏi phải thiết thực, vừa phù hợp với đặc thù phân môn vừa đi đúng yêu cầu của phương pháp dạy học hiện đại – lấy HS làm trung tâm, coi trọng sự chủ động, sáng

Trang 9

tạo của HS trong hoạt động học Đây là vấn đề khiến nhiều GV trực tiếp tham gia giảng dạy ở nhà trường phổ thông còn băn khoăn, trăn trở Bởi lẽ, trên thực tế, một bộ phận không ít GV chưa thực sự đầu tư vào phương pháp dạy học, dạy theo lối mòn truyền thống, chưa đi sâu và đầu tư vào giáo án nên HS cảm thấy nhàm chán, khó học, thậm chí cảm thấy nặng nề, không hứng thú khi học văn Hoạt động thực hành còn thiếu những chỉ dẫn cụ thể về mặt kĩ năng, thao tác nên kết quả đạt được chưa cao Trong dạy học Làm văn, vẫn còn hiện tượng như: Làm văn theo mẫu, đơn điệu, hình thức dạy học nhàm chán, Một điểm nữa là việc dạy làm văn chưa hướng HS đến những vấn đề của cuộc sống phong phú, đa chiều nên chưa đem lại sự hứng thú, bổ ích cho người học

1.3 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) là một đề xuất mới trong

dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Mục đích của việc tổ chức hoạt động này là giúp HS vừa cọ xát với thực tế, vừa phát huy tính sáng tạo của các em Vì thế, việc tổ chức hoạt động này trong dạy học Làm văn để nâng cao chất lượng dạy và học của GV và HS Từ những yêu cầu thực tiễn trên, có thể thấy rằng việc tổ chức hoạt động TNST cho HS trong dạy học Làm văn là một hướng đi có thể tạo hứng thú học tập, phát huy sự chủ động, sáng tạo của HS

Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC

BÀI TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH (NGỮ

VĂN 10)

2.Lịch sử vấn đề

Xuất phát từ các nước phương Tây đã có ở thế kỉ XX bàn về HĐTNST

John Dewey, nhà khoa học giáo dục nổi tiếng người Mĩ với tác phẩm Kinh

nghiệm và giáo dục (Experience and Education) đã chỉ ra hạn chế của giáo

Trang 10

dục nhà trường và đưa ra những quan điểm về vai trò của kinh nghiệm trong giáo dục Dewey cũng chỉ ra rằng, với triết lí giáo dục đề cao vai trò của kinh nghiệm, những kinh nghiệm có ý nghĩa giáo dục giúp nâng cao hiệu quả giáo dục bằng cách kết nối người học và những kiến thức được học với thực tiễn Những nghiên cứu này đã tạo ra một hướng dạy học mới, gắn nội dung học tập vào những hoạt động thực tiễn để người học vừa được cọ xát, vừa chủ động thực hiện, vừa phát huy được cách thức và dấu ấn cá nhân Đây chính là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của HĐTNST trong giáo dục

Kolb (1984) cũng đã đưa ra lý thuyết học về trải nghiệm (Experiential learning) Theo Kolb, học là một quá trình trong đó kiến thức của người học được tạo ra qua việc chuyển hóa kinh nghiệm Nghĩa là, bản chất của hoạt động học là quá trình trải nghiệm Đây là những chỉ dẫn để chương trình giáo dục Việt Nam triển khai hoạt động này trong giai đoạn sắp tới

Ở Việt Nam, tác giả Đinh Thị Kim Thoa đã vận dụng lí thuyết học từ trải nghiệm của Kolb để tìm hiểu về HĐTNST Theo tác giả, để phát triển sự hiểu biết khoa học, chúng ta có thể tác động vào nhận thức của người học nhưng để phát triển và hình thành năng lực thì người học phải trải nghiệm [8] Điều đó chứng tỏ vai trò to lớn của hoạt động đặc biệt này đối với sự phát triển con người

Còn theo tác giả Ngô Thị Thu Dung, trải nghiệm và sáng tạo là bản chất của hoạt động ở người Bản chất của người học nói riêng, của con người nói chung là hoạt động mang tính trải nghiệm, sáng tạo Tính sáng tạo ở đây được hiểu là sáng tạo ở cấp độ cá nhân, không phải ở cấp độ xã hội

Ngoài ra, cho đến nay đã có nhiều bài báo, nhiều hội thảo bàn về hoạt động thực tiễn này Đặc biệt, khi bàn về vấn đề này, tác giả Bùi Ngọc Diệp khẳng định: HĐTNST là hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song

Trang 11

song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông và có mỗi quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học [5]

Nhìn chung, tất cả các nghiên cứu đều nhấn mạnh vai trò của hoạt động trải nghiệm này: Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi HS vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức hoạt động cho chính mình nên HS không những biết cách tích cực hóa bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm Tuy có một số công trình bàn về hoạt động này nhưng hầu hết đều chưa đề cập tới cách thiết kế và sử dụng nó khi dạy một bài học cụ thể Đó là những gợi dẫn cần thiết để chúng tôi chọn

và nghiên cứu đề tài này

3.Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm mục đích sau:

- Xác lập các hoạt động, các bước tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong

dạy học bài Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh (Ngữ văn 10)

- Làm rõ các vấn đề xung quanh việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

- Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Làm văn lớp 10 ở giúp cho HS không chỉ biết cách tạo lập, cách đánh giá mà còn phát huy khả năng sáng tạo của người học

4.Nhiệm vụ nghiên cứu

Khóa luận thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu cơ sở và quy trình của việc tổ chức hoạt động TNST trong việc dạy học phân môn Làm văn ở nhà trường THPT

- Vận dụng và hướng dẫn HS biết cách tổ chức hoạt động TNST trong

dạy học bài Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh (Ngữ văn 10)

- Tổ chức thực nghiệm nhằm đánh giá tính khả thi đã được đề xuất trong khóa luận

Trang 12

5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Gắn với đề tài nghiên cứu, trong khóa luận này chúng tôi tập trung nghiên cứu: HĐTNST và cách thức tổ chức hoạt động này trong quá trình giáo dục nói chung, trong dạy học Ngữ văn nói riêng

5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Khóa luận này thực nghiệm ở bài Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn

bản thuyết minh (Ngữ văn 10)

6.Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp lý thuyết: Phương pháp nêu vấn đến; phương pháp thảo luận nhóm

- Phương pháp thực nghiệm: vận dụng lý thuyết tổ chức các hoạt động

TNST vào dạy học bài Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh

(Ngữ văn 10)

7.Cấu trúc khóa luận

Khóa luận có cấu trúc gồm 3 phần:

- Mở đầu

- Nội dung

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

Chương 2: Dạy học bài Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết

minh (Ngữ văn 10) có tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

- Kết luận

Trang 13

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1.Cơ sở lí luận về hoạt động trải nghiệm sáng tạo

1.1.1.Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông

HĐTNST là một trong những nội dung mới lần đầu được đưa vào dự thảo

chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Mục đích của việc thực hiện nội dung này trong chương trình giáo dục phổ thông là đặt chủ thể học tập vào những hoạt động có tính thực tiễn để từ đó hình thành và phát triển những năng lực chung cho HS Khi tham gia vào hoạt động này, HS dựa trên sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm kĩ năng để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, tham gia phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục Nội dung cơ bản của môn học gồm 5 lĩnh vực: Phát triển cá nhân; Cuộc sống gia đình; Đời sống nhà trường; Quê hương, đất nước và cộng đồng xã hội; Nghề nghiệp và phẩm chất người lao động

Có nhiều quan điểm khác nhau về hoạt động này, nhưng hiểu một cách đơn giản thì: HĐTNST là hoạt động giáo dục trong đó từng HS được trực tiếp tham gia hoạt động thực tiễn trong nhà trường, ngoài xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang

tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau

HĐTNST sẽ được dành cho tất cả HS từ lớp 1 đến lớp 12 giúp các em biết vận dụng những tri thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ đã học từ nhà trường

Trang 14

và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo

Bên cạnh việc hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực chung của chương trình giáo dục, hoạt động này còn tập trung hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho người học như: Năng lực tổ chức hoạt động, năng lực

tổ chức và quản lý cuộc sống, năng lực tự nhận thức và tích cực hoá bản thân, năng lực định hướng và lựa chọn nghề nghiệp

Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thì nội dung HĐTNST gồm phần bắt buộc (bao gồm cả các hoạt động tập thể) và tự chọn, được thiết kế theo nguyên tắc tích hợp, hoặc đồng tâm kết hợp với tuyến tính

Vì thế, nội dung của hoạt động này sẽ được xây dựng thành các chủ đề mang tính chất mở và tương đối độc lập với nhau dựa trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, sản xuất, khoa học công nghệ, giáo dục, văn hoá, chính trị xã hội, của địa phương, vùng miền, đất nước và quốc tế để người học và nhà trường lựa chọn, tổ chức thực hiện một cách phù hợp, hiệu quả

Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình HĐTNST tập trung vào việc hình thành các phẩm chất nhân cách, những thói quen, kỹ năng sống, Thông qua hoạt động trải nghiệm của bản thân, chủ thể học tập được bước vào cuộc sống xã hội, được tham gia các dự án học tập, các hoạt động thiện nguyện, hoạt động lao động, các loại hình câu lạc bộ khác nhau, Bằng những hình thức trải nghiệm cụ thể của bản thân, mỗi HS vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên các em không những biết cách tích cực hoá bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc

có kế hoạch, có trách nhiệm Đặc biệt, ở giai đoạn này, mỗi người học cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường, và chuẩn bị một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm

Trang 15

Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, chương trình HĐTNST được tổ chức gắn với nghề nghiệp tương lai chặt chẽ hơn, hình thức câu lạc

bộ nghề nghiệp phát triển mạnh hơn Theo đó, ở giai đoạn này, HS sẽ được đánh giá về năng lực, hứng thú, và được tư vấn để lựa chọn và định hướng nghề nghiệp Ở giai đoạn này, chương trình có tính phân hoá và tự chọn cao Các em được trải nghiệm với các ngành nghề khác nhau dưới các hình thức khác nhau Cũng vì thế, HĐTNST được thể hiện và tiến hành theo các phương thức chủ yếu như: Thực địa, tham quan, câu lạc bộ, hoạt động xã hội tình nguyện, diễn đàn, giao lưu, hội thảo, trò chơi, cắm trại, thực hành lao động,

Đánh giá năng lực của HS từ hoạt động này chủ yếu bằng phương pháp định tính thông qua quan sát hành vi và thái độ; bảng kiểm, tự luận và hồ sơ hoạt động, Ngoài những HĐTNST được nêu trên, trong từng môn học cũng coi trọng việc tổ chức, hướng dẫn thực hiện các hoạt động này theo những hình thức khác nhau miễn sao nó phù hợp với đặc trưng nội dung môn học và điều kiện dạy học

1.1.2.Đặc điểm cơ bản của hoạt động trải nghiệm sáng tạo

1.1.2.1.HĐTNST đòi hỏi người học thông qua các hoạt động trong thực tế

mà thể hiện dấu ấn cá nhân con người

Hoạt động TNST là hoạt động được thực hiện phối hợp một cách hợp

lý cả hai yếu tố trải nghiệm và sáng tạo Bởi lẽ, khi tham gia hoạt động này,

HS phải trải nghiệm với thực tế để hình thành kiến thức, kĩ năng mới HĐTNST tạo cơ hội cho HS trải nghiệm trong thực tiễn để tích lũy và chiêm nghiệm các kinh nghiệm, từ đó có thể khái quát thành hiểu biết theo cách của riêng mình Điều đó đã thể hiện những dấu ấn sáng tạo của bản thân HS HĐTNST có khả năng huy động sự tham gia tích cực của người học ở tất cả các khâu của quá trình hoạt động: Từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực

Trang 16

hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân; tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm,

ý tưởng sáng tạo; được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè…

1.1.2.2.Nội dung của HĐTNST mang tính thực tiễn, tính tích hợp và phân hóa người học

Nội dung HĐTNST rất đa dạng và mang tính thực tiễn, tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV AIDS và tệ nạn xã hội, giáo dục các phẩm chất người lao động, nhà nghiên cứu… Điều này giúp cho các nội dung giáo dục thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của HS, giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một cách

dễ dàng, thuận lợi hơn

HĐTNST gắn với thực tiễn nên khi tham gia hoạt động này, phạm vi vấn đề mà HS thu nhận được có tính chất tổng hợp, đặc biệt là gắn với thực

tiễn cuộc sống Chẳng hạn, khi dạy học bài Ánh trăng, GV có thể hướng dẫn cho HS xây dựng kịch bản và diễn tiểu phẩm theo chủ đề Người lính sau

chiến tranh Bên cạnh đó các em sẽ hoàn thành các sản phẩm theo chủ đề:

Bài viết, vẽ, bài phỏng vấn, tác phẩm thơ GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, mỗi nhóm một nhiệm vụ khác nhau: nhóm dựng tiểu phẩm về tình

đồng chí, đồng đội dựa vào bài Đồng chí, nhóm xây dựng tiểu phẩm về những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn dựa vào văn bản Bài

Trang 17

thơ về tiểu đội xe không kính Phỏng vấn với một số bác cựu chiến binh ở

địa phương, một số người lính trong doanh trại quân đội

Thông qua hoạt động, GV có điều kiện đánh giá HS tạo tính phân hóa HĐTNST giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được Lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người và thế giới xung quanh bằng nhiều con đường khác nhau để phát triển nhân cách mình là mục tiêu quan trọng của hoạt động học tập Tuy nhiên, có những kinh nghiệm chỉ có thể lĩnh hội thông qua trải nghiệm thực tiễn Thí dụ, phân biệt mùi vị, cảm thụ âm nhạc, tư thế cơ thể trong không gian, niềm vui sướng hạnh phúc những điều này chỉ thực sự có được khi HS được trải nghiệm với chúng Sự đa dạng trong trải nghiệm sẽ mang lại cho HS nhiều vốn sống kinh nghiệm phong phú mà nhà trường không thể cung cấp thông qua các công thức hay định luật, định lý

Tóm lại, HĐTNST là một phương thức học hiệu quả, nó giúp hình thành năng lực cho người học Phương pháp trải nghiệm có thể thực hiện đối với bất cứ lĩnh vực tri thức nào, khoa học hay đạo đức, kinh tế, xã hội… Hoạt động này cũng cần được tiến hành có tổ chức, có hướng dẫn theo quy trình nhất định của nhà giáo dục thì hiệu quả của việc học qua trải nghiệm sẽ tốt hơn Có thể nói sự phát triển nhận thức và nhân cách HS chỉ có thể tổ chức qua hoạt động trải nghiệm

1.1.2.3.Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng

Do phạm vi ứng dụng của HĐTNST rộng nên cần có sự phối hợp, liên kết của các lực lượng HĐTNST được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như trò chơi, hội thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan du lịch, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia, ), thể dục thể thao, câu lạc bộ, tổ chức các ngày hội, các công trình nghiên cứu khoa học kỹ

Trang 18

thuật Mỗi một hình thức hoạt động trên đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định

Để hoạt động có ý nghĩa giáo dục, có hiệu quả cần sự hỗ trợ của nhiều

tổ chức Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không

gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của HS Trong quá trình thiết kế, tổ chức, đánh giá các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cả GV lẫn HS đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức hoạt động Sự đa dạng của hình thức trải nghiệm cũng tạo

cơ hội thực hiện giáo dục phân hóa

1.1.2.4.Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

Khác với hoạt động dạy học, HĐTNST cần thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội, Ban Giám Hiệu nhà trường, cha mẹ HS, chính quyền địa phương, hội khuyến học, hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội cựu chiến binh, các

cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động tiêu biểu ở địa phương, những tổ chức kinh tế… Mỗi lực lượng giáo dục có tiềm năng, thế mạnh riêng Tùy nội dung, tính chất từng hoạt động mà sự tham gia của các lực lượng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp; có thể là chủ trì, đầu mối hoặc phối hợp; có thể về những mặt khác nhau (có thể hỗ trợ về kinh phí, phương tiện, địa điểm tổ chức hoạt động hoặc đóng góp về chuyên môn, trí tuệ, chất xám hay sự ủng

hộ về tinh thần) Do vậy, HĐTNST tạo điều kiện cho người học được học tập, giao tiếp rộng rãi với nhiều lực lượng giáo dục; được lĩnh hội các nội dung

Trang 19

giáo dục qua nhiều kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau Điều

đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và chất lượng, hiệu quả của hoạt động này

1.1.3.Các hình thức tổ chức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Trong quá trình giáo dục, HĐTNST được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định Dưới đây là một số hình thức tổ chức HĐTNST mà GV có thể sử dụng

khi dạy học ở trường THPT:

1.1.3.1.Hình thức câu lạc bộ

Câu lạc bộ (CLB) là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm

HS cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các HS với nhau; giữa HS với thầy cô giáo, với những người lớn khác Hoạt động của CLB tạo cơ hội để chủ thể học tập được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của người học như: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,…

CLB là nơi để HS được thực hành các quyền trẻ em của mình như quyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin,… Thông qua hoạt động của các CLB, nhà giáo dục hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng mục đích chính đáng của các em CLB hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất, có lịch sinh hoạt định kì và có thể được tổ chức với nhiều lĩnh vực khác nhau như: CLB học thuật; CLB thể dục thể thao; CLB văn hóa nghệ thuật; CLB võ thuật; CLB hoạt động thực tế; CLB trò chơi dân gian…

Trang 20

1.1.3.2.Công tác thiện nguyện/nhân đạo

Công tác thiện nguyện nhân đạo là hoạt động tác động đến trái tim,

tình cảm, sự đồng cảm của HS trước những con người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Thông qua hoạt động thiện nguyện nhân đạo, các em sẽ biết thêm những hoàn cảnh khó khăn của người nghèo, người nhiễm chất độc da cam, trẻ em mồ côi, người tàn tật, khuyết tật, người già cô đơn không nơi nương tựa, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những đối tượng dễ bị tổn thương trong cuộc sống,… để kịp thời giúp đỡ, giúp họ từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập với cộng đồng Hoạt động thiện nguyện nhân đạo giúp HS được chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm và giá trị vật chất của mình với những thành viên trong cộng đồng, giúp các em biết quan tâm hơn đến những người xung quanh từ đó giáo dục các giá trị cho các em như: tiết kiệm, tôn trọng, chia sẻ, cảm thông, yêu thương, trách nhiệm, hạnh phúc,… Hoạt động thiện nguyện nhân đạo trong trường phổ thông được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Hiến máu nhân đạo; Xây dựng quỹ ủng hộ các bạn thuộc gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn; Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam; Quyên góp cho trẻ em mổ tim trong chương trình “Trái tim cho em”; Quyên góp đồ dùng học tập cho các bạn học

sinh vùng cao; Tổ chức trung thu cho HS nghèo vùng sâu, vùng xa…

1.1.3.3.Hình thức hội thi, cuộc thi

Hội thi, cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn HS và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện

và định hướng giá trị cho tuổi trẻ Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người đội thắng cuộc Chính vì vậy, tổ chức hội thi cho HS là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của

GV trong quá trình tổ chức HĐTNST

Trang 21

Mục đích tổ chức hội thi, cuộc thi nhằm lôi cuốn chủ thể học tập tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí cho người học; thu hút tài năng và sự sáng tạo của HS; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức Hội thi, cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi vẽ, thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang, thi kể chuyện, thi chụp ảnh, thi kể chuyện theo tranh, thi sáng tác bài hát, hội thi học tập, hội thi thời trang, hội thi học sinh thanh lịch,… có nội dung giáo dục về một chủ đề nào đó Nội dung của hội thi rất phong phú, bất cứ nội dung giáo dục nào cũng có thể được tổ chức dưới hình thức hội thi, cuộc thi Điều quan trọng khi tổ chức hội thi là phải linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức thực hiện, tránh máy móc thì cuộc thi mới hấp dẫn

1.1.3.4.Hình thức diễn đàn

Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của HS thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan Diễn đàn là một trong những hình thức tổ chức mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực Thông qua diễn đàn, chủ thể học tập có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em; đồng thời đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau Vì vậy, diễn đàn như một sân chơi tạo điều kiện để HS được biểu đạt ý kiến của mình một cách trực tiếp với đông đảo bạn bè và những người khác Diễn đàn thường được tổ chức rất linh hoạt, phong phú và đa dạng với những hình thức hoạt động cụ thể, phù hợp với từng lứa tuổi HS

Trang 22

Mục đích của việc tổ chức diễn đàn là để tạo cơ hội, môi trường cho người học được bày tỏ ý kiến về những vấn đề các em quan tâm, giúp các em khẳng định vai trò và tiếng nói của mình, đưa ra những suy nghĩ và hành vi tích cực để khẳng định mình Diễn đàn cũng giúp các em nâng cao khả năng

tự tin và xây dựng các kĩ năng cần thiết như: Kĩ năng phát biểu trước tập thể,

kĩ năng trình bày vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng phát hiện vấn đề… Qua các diễn đàn, các thầy cô giáo, cha mẹ HS và những người lớn có liên quan nắm bắt được những băn khoăn,

lo lắng và mong đợi của các em về bạn bè, thầy cô, nhà trường và gia đình… tăng cường cơ hội giao lưu giữa người lớn và trẻ em, giữa trẻ em với trẻ em

và thúc đẩy quyền trẻ em trong trường học Qua đó, người học được thực hành quyền được bày tỏ ý kiến, quyền được lắng nghe và quyền được tham gia… đồng thời giúp các nhà quản lý giáo dục và hoạch định chính sách nắm bắt, nhận biết được những vấn đề HS quan tâm từ đó có những biện pháp giáo dục và xây dựng chính sách phù hợp hơn với các em

1.1.3.5.Hình thức tổ chức sự kiện

Tổ chức sự kiện trong nhà trường phổ thông là một hoạt động tạo cơ hội cho người học được thể hiện những ý tưởng, khả năng sáng tạo của mình, thể hiện năng lực tổ chức hoạt động, thực hiện và kiểm tra giám sát hoạt động Thông qua hoạt động tổ chức sự kiện, chủ thể học tập được rèn luyện tính tỉ mỉ, chi tiết, đầu óc tổ chức, tính năng động, nhanh nhẹn, kiên nhẫn, có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt, có khả năng làm việc theo nhóm, có sức khỏe và niềm đam mê Khi tham gia tổ chức sự kiện, HS học sinh sẽ thể hiện được sức bền cũng như khả năng chịu được áp lực cao của mình Ngoài ra, các em còn phải biết cách xoay xở và ứng phó trong mọi tình huống bất kì xảy đến Các sự kiện có thể tổ chức trong nhà trường như: Lễ khai mạc, lễ nhập học, lễ tốt nghiệp, lễ kỉ niệm, lễ chúc mừng,…; Các buổi triển lãm, buổi

Trang 23

giới thiệu, hội thảo khoa học, hội diễn nghệ thuật; Các hoạt động đánh giá thể lực, kiểm tra thể hình, thể chất của học sinh; Đại hội thể dục thể thao, hội thi đấu giao hữu; Hoạt động học tập thực tế, du lịch khảo sát thực tế, điều tra học thuật; Hoạt động tìm hiểu về di sản văn hóa, về phong tục tập quán; Chuyến

đi khám phá đất nước, trải nghiệm văn hóa nước ngoài…

1.1.3.6.Hình thức giao lưu

Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để cho HS được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó Qua đó, giúp các em

có tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách Hoạt động giao lưu có một số đặc trưng sau:

Phải có đối tượng giao lưu Đối tượng giao lưu là những người điển hình, có những thành tích xuất sắc, thành đạt trong các lĩnh vực nào đó, thực

sự là tấm gương sáng để HS noi theo, phù hợp với nhu cầu hứng thú của người học

Thu hút sự tham gia đông đảo và tự nguyện của HS, được các em quan tâm và hào hứng

Phải có sự trao đổi thông tin, tình cảm hết sức trung thực, chân thành và sôi nổi giữa HS với người được giao lưu Những vấn đề trao đổi phải thiết thực, liên quan đến lợi ích và hứng thú của học sinh, đáp ứng nhu cầu của các em

Với những đặc trưng trên, hoạt động giao lưu rất phù hợp với các HĐTNST theo chủ đề Hoạt động giao lưu dễ dàng được tổ chức trong mọi điều kiện của lớp, của trường

1.1.3.7 Lao động công ích

Lao động công ích là việc cá nhân đóng góp một phần sức lao động của mình để tham gia xây dựng, tu bổ các công trình công cộng vì lợi ích

Trang 24

chung của cộng đồng nhằm duy trì, bảo tồn các công trình công cộng cũng như kịp thời phòng, chống và khắc phục hậu quả của thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh,

Trong nhà trường, lao động công ích được hiểu là sự đóng góp sức lao động của HS cho các công trình công cộng của nhà trường hoặc địa phương nơi các em sinh sống Hoạt động này giúp HS hiểu được giá trị của lao động, từ đó biết trân trọng sức lao động và có ý thức bảo vệ, giữ gìn những công trình công cộng Thông qua lao động công ích, HS còn được rèn luyện các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống như: Kĩ năng hợp tác, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng lập kế hoạch, Các hoạt động công ích HS có thể tham gia ở nhà trường và địa phương là:

- Vệ sinh vườn trường, sân trường, lớp học, môi trường xung quanh nhà trường,

- Vệ sinh đường làng, ngõ xóm

- Trồng và chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, cây xanh

- Tu sửa bàn ghế, trường lớp

- Vệ sinh các công trình công cộng

- Trồng và chăm sóc cây xanh nơi công cộng

- Đóng góp ngày công lao động với các hoạt động của địa phương như trồng lúa, gặt lúa, trồng rừng, làm các sản phẩm mây tre đan, tham gia vào các làng nghề ở địa phương,

- Chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử, các công trình công cộng, di sản văn hóa

1.1.3.8.Sinh hoạt tập thể

Sinh hoạt tập thể là một yếu tố chính để duy trì và phát triển các phong trào và đoàn thể thanh thiếu niên Sinh hoạt tập thể giúp HS được thư giãn sau những giờ học mệt mỏi với những bài vở, lý thuyết ở trong nhà trường

Trang 25

Sinh hoạt tập thể là hình thức chuyển tải những bài học về đạo đức, nhân bản, luân lý, giá trị, đến với HS một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn Chúng

ta nên biến những bài học đó thành những bài ca, điệu múa, điệu dân vũ, vở kịch hay trò chơi, để các em được học tập một cách dễ hiểu, gần gũi, thoải mái nhất Những hoạt động này không những giúp cho các em tiếp thu bài học một cách thoải mái, tự nhiên, mà còn giúp cho các em được vui chơi, thư giãn

Sinh hoạt tập thể được tổ chức bằng các hoạt động như: ca hát, nhảy múa, vui chơi, dân vũ, vở kịch, múa hát sân trường, khiêu vũ,

* Ca hát

Trong sinh hoạt của các phong trào thanh thiếu niên, ca hát là một hoạt động chủ lực không thể thiếu, vì nó nói lên được sức mạnh, sự đoàn kết, vui tươi và trẻ trung của đoàn thể đó

Ca hát là giáo dục bằng truyền cảm, là bộc lộ tâm tình của mình bằng ngôn ngữ của âm thanh và nhịp điệu Nó biểu dương ý chí và tình đồng đội, giải tỏa những buồn chán, ức chế, làm hưng phấn tinh thần, giãi bày tâm trạng của cá nhân hay tập thể, đem lại bầu không khí vui tươi trong sinh hoạt

Vì ca nhạc mang tính đa diện như hùng tráng, bi thương, vui vẻ, trầm buồn, kích động tùy theo bài hát cũng như tâm trạng người hát và người nghe Cho nên chỉ cần nghe một cá nhân hay tập thể hát lên một vài bài hát, thì chúng ta cũng có thể đánh giá được tâm trạng và “trình độ” sinh hoạt của

Trang 26

nhau, làm nổi bật ý tưởng của lời ca Phải rập ràng, linh động, uyển chuyển, nhịp nhàng theo tiết tấu nhịp điệu của bài ca

Ca múa tập thể nghĩa là những điệu múa mà tất cả mọi người đều có thể thực hiện được như: Múa hát sân trường, dân vũ, khiêu vũ tập thể,…

Như vậy: HĐTNST trong nhà trường phổ thông được thực hiện nhằm mục tiêu đào tạo ra những con người có chí hướng, có đạo đức, có định hướng tương lai, có khả năng sáng tạo, biết vận dụng một cách tích cực những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh HĐTNST về cơ bản mang tính chất là các hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực nhằm phát triển khả năng sáng tạo và

cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể

HĐTNST coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của HS Cũng vì thế, khi tổ chức hoạt động này, nhà trường và các đơn vị quản lí có liên quan cần tạo điều kiện cho HS và GV cùng tham gia bàn bạc, nêu ý kiến hoặc tự để chủ thể học tập xây dựng kế hoạch và phân chia công việc, nhiệm

vụ rồi thực hiện Tùy thuộc vào đặc trưng về văn hóa, khí hậu, đặc điểm vùng miền, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, nhà trường có thể lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức sao cho phù hợp và hiệu quả Các hình thức tổ chức HĐTNST được trình bày ở trên là những gợi ý để nhà trường tổ chức có hiệu quả nhất hoạt động giáo dục của mình, đáp ứng nhu cầu và mục tiêu giáo dục

1.2.Cơ sở lí luận về văn bản thuyết minh

1.2.1.Những vấn đề chung về văn bản thuyết minh

1.2.1.1.Khái niệm “Văn bản thuyết minh”

Theo SGK Ngữ văn 8, tập 1 định nghĩa như sau: “Văn thuyết minh là

kiểu văn bản thường gặp trong mọi lĩnh vực của đời sống; có chức năng cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,…của các hiện tượng, sự vật

Trang 27

trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.” [sđd,

tr.117]

1.2.1.2.Đặc điểm cơ bản của văn bản thuyết minh

Văn bản thuyết minh bao gồm các đặc điểm cơ bản sau đây:

Xét về mục đích biểu đạt, nếu như văn bản tự sự tập trung mục đích là

kể chuyện, tường thuật lại thì văn bản thuyết minh tập trung mục đích trình bày, giới thiệu nhằm cung cấp những thông tin khoa học về một sự vật, một hiện tượng, một hoạt động hoặc một nhân vật nào đó trong cuộc sống

Xét về phương thức biểu đạt, văn bản thuyết minh sử dụng cách lập luận thuyết trình, trình bày Bên cạnh đó, để tăng tính hấp dẫn và thuyết phục người tiếp nhận, kiểu văn bản này còn kết hợp với các yếu tố lập luận khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận

Xét về nội dung phản ánh, văn bản thuyết minh chủ yếu cung cấp thông tin tri thức về đặc điểm, tính chất,…của các sự vật, hiện tượng

Văn bản dưới đây là một trong những văn bản tiêu biểu cho thể loại văn thuyết minh, đảm bảo ba đặc trưng cơ bản trên:

MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM “ Cốm để nguyên chất ăn bao giờ cũng ngon và nhiều vị Tất cả những cách thức đem nấu khác chỉ làm cho thức quà ấy bớt mùi thơm và chất dẻo đi thôi Tuy vậy, nhiều người ưa cái thứ cốm xào, thắng đường rất quánh Thành ra một thứ quà ngọt sắc và dính răng Như vậy tưởng mua bánh cốm

mà ăn lại còn thú vị hơn Ở Hà Nội, người ta còn làm một thứ chả cốm, nhưng cái thanh đạm của vị lúa không dễ ăn với cái béo tục của thịt, mỡ Tôi thích hơn thứ chè cốm, nấu vừa đường và không đặc Ít ra ở đây cốm cũng còn giữ được chút ít vị thơm và chất dẻo, và chè cốm ăn cũng mát và lạnh Nhưng cũng chắng gì hơn là một lá cốm Vòng tươi sạch trong một chiếc lá sen mới hái về.”

(Thạch Lam)

Ngày đăng: 07/09/2018, 07:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Kỷ yếu hội thảo “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông và mô hình trường học phổ thông gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông và mô hình trường học phổ thông gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương”
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2004
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông – Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông – Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), SGK, SGV Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK, SGV Ngữ văn 10
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (bản dự thảo), Hà Nội, tháng 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2018
5. Bùi Ngọc Diệp (2015), Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 113 tháng 02 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông
Tác giả: Bùi Ngọc Diệp
Năm: 2015
6. PGS.TS Nguyễn Thanh Hùng – TS Lê Thị Diệu Hoa (2007), Phương pháp dạy học Ngữ văn Trung học Phổ thông – Những vấn đề cập nhật, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Ngữ văn Trung học Phổ thông – Những vấn đề cập nhật
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thanh Hùng – TS Lê Thị Diệu Hoa
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2007
7. Phan Trọng Luận (2011), Phương pháp dạy học Văn, tập 2, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Văn
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2011
8. Đinh Thị Kim Thoa (2005), Tài liệu tập huấn kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học
Tác giả: Đinh Thị Kim Thoa
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w