1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ sở lý LUẬN về PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG

72 118 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 71,69 KB

Nội dung

Theo Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày14/06/2005 thì giảng viên là nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học, để phân biệt với giáo viên –người làm nhiệm vụ g

Trang 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG

Trang 2

Các khái niệm cơ bản của đề tài

Giảng viên và đội ngũ giảng viên

Giảng viên

Giảng viên là danh từ chung chỉ những nhà giáo làmcông tác giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng nghề(Khoản 3 điều 70 Luật GD sửa đổi) hay ở các lớp đào tạo,huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ công chức theo Luật Giáo dục(2005)

Theo Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày14/06/2005 thì giảng viên là nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy

ở các cơ sở giáo dục đại học, để phân biệt với giáo viên –người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ

sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề

nghiệp, cụ thể trong Luật giáo dục đã quy định như sau: “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên, ở cơ sở giáo dục ĐH gọi là giảng viên” [14,tr25].

Theo Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày

01/07/2010 thì “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy,

Trang 3

giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên Nhà giáo giảng dạy

ở cơ sở giáo dục Đại học, trường Cao đẳng nghề gọi là giảng viên”.

Nếu nhìn từ một góc độ khác, cụ thể, dễ hiểu và phổ

biến hơn, thì trong các trường Cao đẳng, ĐH, “giảng viên là những người làm công tác giảng dạy (lý thuyết và thực hành) được hiệu trưởng công nhận chức vụ và phân công công tác giảng dạy hoặc những cán bộ khoa học kỹ thuật làm việc trong hay ngoài trường, tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm nhiệm”.

Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH đượcQuốc hội thông qua ngày 27/11/2014 thì nhà giáo trong cơ sởhoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm nhà giáo dạy lýthuyết, nhà giáo dạy thực hành hoặc nhà giáo vừa dạy lýthuyết vừa dạy thực hành

Trang 4

Về chức danh của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghềnghiệp bao gồm giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp,giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp Nhà giáotrong trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp đượcgọi là giáo viên; nhà giáo trong trường Cao đẳng được gọi làgiảng viên [23,tr33].

Như vậy, với nhiều cách hiểu và tiếp cận khác nhau,song có thể thống nhất định khái niệm về giảng viên như sau:Giảng viên là nhà giáo, người làm nhiệm vụ giảng dạy ở cơ sởgiáo dục đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề

Theo các nhà giáo dục thế giới thì một giảng viên toàndiện là người có (được trang bị) 4 nhóm kiến thức/ kỹ năngsau: Kiến thức chuyên ngành; Kiến thức về chương trình đàotạo; Kiến thức và kỹ năng về dạy học; Kiến thức về môitrường giáo dục, hệ thống giáo dục, mục tiêu giáo dục, giá trịgiáo dục… Đây có thể coi là khối kiến thức cơ bản nhất làmnền tảng cho các hoạt động dạy và học Chỉ khi mỗi giảngviên hiểu rõ được các sứ mệnh, giá trị cốt lõi, và các mục tiêuchính của hệ thống giáo dục và môi trường giáo dục thì việcgiảng dạy mới đi đúng định hướng và có ý nghĩa xã hội(Giảng viên – nhà khoa học)

Trang 5

Ngoài ra, giảng viên còn được định nghĩa theo 3 chứcnăng chính là: nhà giáo - nhà khoa học - nhà cung ứng dịch vụ

xã hội (Giảng viên – Nhà giáo)

Đội ngũ giảng viên

Theo từ điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Văn Đạm

(Nhà xuất bản Văn hóa thông tin năm 1993) thì “Đội ngũ được hiểu là tập hợp những người có chung hành động, nhiệm vụ thành một tổ chức hướng đạt tới mục tiêu chung” [19,tr102].

Với cách hiểu trên thì, đội ngũ giảng viên có thể hiểu là tập hợpcác nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học ởcác cơ sở giáo dục đại học (trường cao đẳng và trường đại học),

họ gắn kết với nhau bằng hệ 12 thống mục tiêu giáo dục; cùngtrực tiếp giảng dạy và giáo dục người học, cùng chịu sự ràngbuộc của những quy tắc có tính chất hành chính của ngành giáodục và Nhà nước

Như vậy, khi đề cập đến đội ngũ nói chung và đội ngũgiảng viên nói riêng là nói đến quy mô, cơ cấu, sự gắn kếtgiữa những con người trong một tổ chức có chung nhiệm vụ,hành động hướng tới những mục tiêu nhất định Đội ngũgiảng viên của một cơ sở đào tạo chính là số lượng, cơ cấu

Trang 6

giảng viên của cơ sở đó hợp thành tổ chức để thực hiện nhiệm

vụ và mục tiêu chung của cơ sở giáo dục, đào tạo đó

Hay nói cách khác đội ngũ giảng viên là một tập hợp cácnhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học ởcác trường Cao đẳng, Đại học gắn kết với nhau để thực hiệnhoàn thành nhiệm vụ, theo hệ thống, mục tiêu giáo dục, cùngtrực tiếp giảng dạy và giáo dục sinh viên theo sự ràng buộcnhững nguyên tắc có tính chất của ngành giáo dục và của nhànước

Nhiệm vụ, quyền hạn và vai trò của giảng viên

Nhiệm vụ của giảng viên

Trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước,nhiệm vụ của giảng viên được xác định trên 2 phương diện

Giảng viên, với tư cách là một bộ phận của những nhàgiáo phải thực hiện những nhiệm vụ được quy định cho nhàgiáo nói chung Theo Điều 72 Luật giáo dục 2010, nhà giáo

có những nhiệm vụ sau đây:

- Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục,thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục;

Trang 7

- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy địnhcủa pháp luật và điều lệ nhà trường;

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôntrọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với ngườihọc, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;

- Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩmchất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổimới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học;

- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

Giảng viên với tư cách là người làm nhiệm vụ giảng dạy,giáo dục trong các cơ sở giáo dục ĐH, Cao đẳng - một loạihình cơ sở giáo dục đặc biệt - lại có những nhiệm vụ riêngđược quy định trong tiêu chuẩn ngạch giảng viên (Tiêu chuẩnchung các ngạch công chức chuyên ngành giáo dục và đào tạoban hành kèm theo Quyết định số 202/TCCP – VC ngày08/06/1994 của Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ) bao gồm:

- Giảng dạy được phần giáo trình hay giáo trình môn họcđược phân công

Trang 8

- Tham gia hướng dẫn và đánh giá, chấm luận văn, đề ántốt nghiệp ĐH hoặc CĐ.

- Soạn bài giảng, biên soạn tài liệu tham khảo môn họcđược phân công đảm nhiệm

- Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, chủ yếu ởcấp khoa hoặc trường

- Thực hiện đầy đủ các quy định về chuyên môn vànghiệp vụ theo quy chế các trường ĐH, Cao đẳng

- Tham gia quản lý đào tạo (nếu có yêu cầu): chủ nhiệmlớp, chỉ đạo thực tập

Nhiệm vụ của giảng viên giáo dục nghề nghiệp

Theo Thông tư Số: 03/2018/TT-BLĐTBXH

ngày 15 tháng 06 năm 2018 của Bộ Lao động Thương binh và

Xã hội “quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức

chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp”

Nhiệm vụ giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp

(hạng I)

Trang 9

- Giảng dạy lý thuyết hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạythực hành từ trình độ sơ cấp đến trình độ cao đẳng;

- Giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phongcông nghiệp cho người học thông qua quá trình giảng dạy;

Đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp củangười học;

Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được

bố trí, phân công giảng dạy theo quy định;

Hướng dẫn người học làm chuyên đề, khóa luận tốtnghiệp (nếu có); hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với laođộng sản xuất; luyện thi cho người học tham gia kỳ thi taynghề các cấp;

Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thựctập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, traođổi kinh nghiệm giảng dạy;

Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên theoyêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn, khoa,

cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

Trang 10

Chủ trì hoặc tham gia biên soạn hoặc thẩm định cácchương trình, giáo trình, sách tham khảo phục vụ giảng dạy;

Chủ trì hoặc tham gia thiết kế, cải tiến, chế tạo phươngtiện dạy học, trang thiết bị dạy học, xây dựng và quản lýphòng học chuyên môn;

Chủ trì tổ chức các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụtrong bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

Chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật,công nghệ hay sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở cấp cơ sở hoặcngành; tổ chức hoạt động tư vấn khoa học, công nghệ, chuyểngiao công nghệ; viết các báo cáo khoa học, trao đổi kinhnghiệm về giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài nước;

Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể vàcác công tác xã hội khác

Quyền hạn của giảng viên

Theo Điều 73 Luật giáo dục được Quốc hội thông quangày 01/07/2010 thì nhà giáo có những quyền sau đây:

- Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo;

Trang 11

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyênmôn, nghiệp vụ;

- Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tạicác trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa họcvới điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nơi mìnhcông tác;

- Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;

- Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quyđịnh của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉkhác theo quy định của Bộ luật Lao động

Vai trò của giảng viên

Đứng ở góc độ trường Cao đẳng, giảng viên là bộ phậnquan trọng của đội ngũ cán bộ viên chức Đó là lực lượng laođộng trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo Chất lượnggiảng dạy của giảng viên là một trong những nhân tố quyếtđịnh đến chất lượng của sinh viên ra trường - những kiến thức

và kỹ năng về nghề nghiệp mà sinh viên theo học

Ở tầm vĩ mô, vai trò của giảng viên trong các trường caođẳng, đại học được thể hiện như sau:

Trang 12

Giảng viên tham gia đào tạo nguồn lực con người, tạo ralực lượng lao động mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao vềchất lượng của nguồn nhân lực Trong lịch sử phát triển đi lêncủa xã hội, nguồn lực con người luôn đóng vai trò quyết định.Con người thích nghi và cải tạo tự nhiên, những máy mócthiết bị tối tân cũng là sản phẩm của trí óc con người và chúngcần có con người điều khiển Nguồn nhân lực có chất lượngcao chính là động lực cho một xã hội phát triển.

Vai trò của giảng viên còn được thể hiện ở sự góp phầnnâng cao dân trí, phát triển nhân tài cho đất nước, tạo ra lớpnhững trí thức tài năng thông qua việc truyền đạt những kiếnthức tiên tiến của văn minh nhân loại Và rồi những trí thứcnày lại tiếp tục phát triển, trí thức được nâng cao, trí thức sẽlan truyền để tạo ra trí thức mới Tất cả những trí thức ấy sẽgóp phần xây dựng đất nước, nâng cao nội lực của quốc giacho một vị thế cao hơn trên trường quốc tế

Giảng viên có vai trò nâng cao tiềm lực khoa học côngnghệ quốc gia thông qua hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiêncứu triển khai Đảm nhận vai trò này, giảng viên đã, đang và sẽgóp phần nâng cao năng lực khoa học công nghệ của quốc gia.Đây cũng chính là một nội dung quan trọng trong nhiệm vụ của

Trang 13

giảng viên Thực tế đã minh chứng cho đóng góp to lớn của độingũ giảng viên trong lĩnh vực này.

Trong quá trình hội nhập với nền văn hoá các nước trongkhu vực và thế giới, vai trò của giảng viên là xây dựng, bảotồn và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcvăn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại Làmột bộ phận của trí thức dân tộc - những trí thức có trình độhọc vấn và vốn hiểu biết xã hội sâu rộng, có óc phân tích, phêbình sâu sắc, giảng viên có cơ sở để đảm nhận tốt vai trò này.Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, khi mà các luồngvăn hoá tốt, xấu đan xen nhau thì vai trò này càng tỏ rõ tầmquan trọng

Giảng viên còn có vai trò tham gia phát triển kinh tế đấtnước Theo nghĩa đơn giản nhất, mỗi giảng viên là một côngdân hoạt động đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế quốcgia Hơn thế nữa, mỗi giảng viên có trách nhiệm phát huylượng kiến thức của mình bằng việc xây dựng, đề xuất các môhình phát triển kinh tế, tham gia tư vấn cho Chính phủ về cácvấn đề kinh tế, xã hội khác nhau

Trang 14

Giảng viên là người trực tiếp tham gia vào quá trình đàotạo, chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ từ cao đẳng trở lên,đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế và xãhội Quá trình đào tạo này có sự tham gia của rất nhiều chủthể trong đó, giảng viên và sinh viên/học viên là 2 chủ thểtrực tiếp Giảng viên là người truyền đạt, hướng dẫn còn sinhviên là người tiếp thu, chủ động học tập, rèn luyện các kiếnthức, kỹ năng của một nghề nào đó.

Giảng viên là đại biểu hầu hết cho các ngành khoa học

hiện có của quốc gia, có nhiệm vụ “đi trước một bước” trong

việc chuẩn bị nhân lực cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế,

xã hội Giảng viên là những người có kiến thức và vốn hiểubiết sâu rộng trong lĩnh vực chuyên môn Nói giảng viên cónhiệm vụ “đi trước một bước” trong việc chuẩn bị nhân lựccho đất nước là bởi vì số lượng và chất lượng của đội ngũ tríthức mà quốc gia cần trong 1 đến 5 năm nữa đã và đang đượccác giảng viên đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng Saukhi hoàn thành khóa học, đội ngũ trí thức này chính là nguồncung kịp thời cho nhu cầu nhân lực trong tất cả các lĩnh vựccủa nền kinh tế quốc dân

Trang 15

Giảng viên vừa là nhà giáo vừa là nhà khoa học Họ hội

tụ đủ cả năng lực, phẩm chất của nhà giáo lẫn nhà khoa học

Họ vừa giảng dạy, vừa tham gia NCKH Đó là lý do mà người

ta gọi giảng viên là “bộ phận đặc thù của trí thức Việt Nam”.Theo “Trí thức giáo dục đại học Việt Nam trong thời kỳ đẩymạnh CNH/HĐH”, tác giả Nguyễn Văn Sơn đã cho rằng: Tríthức giáo dục đại học là một bộ phận đặc thù của trí thức ViệtNam Đó là những cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, cán

bộ quản lý tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục đại họcnhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, bồi dưỡng vàphát triển nhân tài cho đất nước

Tóm lại, giảng viên có vai trò rất quan trọng đối với hoạtđộng của các trường Cao đẳng, Đại học nói riêng và đất nướcnói chung

Năng lực, năng lực giảng viên, nhiệm vụ, quyền hạn và vai trò của giảng viên

Năng lực

Năng lực có rất nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc cácngành khoa học khác nhau Tác giả MeClelland (1970) đưa ra

Trang 16

kiến thức, kỹ năng, hành vi và đặc điểm cá nhân để thực hiện thành công nhiệm vụ công việc quan trọng gắn với chức năng

cụ thể, hoặc hoạt động trong một vai trò hay vị trí nhất định”

[68,tr7-15] Ông cho rằng đặc điểm cá nhân chính là tinh thần,trí tuệ, nhận thức xã hội, tình cảm, thái độ và tâm thần (tâmvận) là những thuộc tính cần thiết quan trọng để thực hiện côngviệc

Ở Việt Nam, từ gốc độ tâm lý học tác giả Nguyễn QuangUẩn, với quan niệm năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáocủa cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng trong củamột hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo có kết quả tốt tronglĩnh vực hoạt động ấy Khi nói đến năng lực không phải làmột thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó (ví dụ: khả năng trigiác, khả năng ghi nhớ…) mà là sự tổng hợp các thuộc tínhtâm lý của cá nhân đáp ứng được yêu cầu của hoạt động vàđảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả mong muốn [63,tr89]

Từ góc độ giáo dục nghề nghiệp hai tác giả NguyễnMinh Đường, Nguyễn Hữu Lam cho rằng năng lực/năng lực

thực hiện là khả năng “vận dụng tích hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ để hoàn thành công việc nào đó của nghề đạt chuẩn qui định trong những điều kiện cần thiết” [66,tr639].

Trang 17

Tóm lại, năng lực là tổng hòa của các thành tố kỹ năng(skills), kiến thức (knowledge) và thái độ (atttitude) với đặcđiểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặctrưng của hoạt động nhất định nhằm tạo ra những sản phẩmđầu ra quan trọng và nổi trội Mọi người bình thường đều cónăng lực đó là phẩm chất tiềm năng là điều kiện thiết yếu chocon người có khả năng hoàn thành một hành động nào đó phùhợp với chất lượng cao [14,tr.21].

Năng lực giảng viên

Năng lực giảng viên được biểu hiện qua kết quả laođộng sư phạm và được đánh giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí

cơ bản của viên chức bao gồm: Phẩm chất (đức) và năng lực(tài) là hai bộ phận có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúngtạo nên cấu trúc nhân cách của mỗi giảng viên

Phẩm chất đạo đức của giảng viên là thế giới quan (haynói cách khác là phẩm chất chính trị - nền tảng định hướng thái

độ, hành vi ứng xử đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội vàcộng đồng) còn năng lực của giảng viên là tổng hợp, hòa quyệnbởi các tiêu chí trong các lĩnh vực hoạt động: giảng dạy, phát

Trang 18

triển chuyên môn, nghiên cứu KH – CN và tư vấn thực hiện cácdịch vụ ứng dụng trong quản lý giáo dục.

Nội dung cấu trúc của năng lực được quy định bởi cácđặc trưng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chuyên ngành đàotạo, biểu hiện của năng lực gắn với các thuộc tính, nhu cầusinh học, tâm lý, động cơ, hành vi, xã hội (môi trường vănhóa)

Năng lực giảng viên năng lực nghề nghiệp của ngườigiảng viên là một tổ hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ (độnglực, niềm tin, giá trị và lợi ích của mỗi cá nhân) chúng đượcchuyển hóa thành năng lực hoạt động để thực hiện các vai trònhà sư phạm, chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động vănhóa xã hội và phải thu được kết quả về nhiệm vụ đào tạochuyên ngành [14,tr.213]

Một số tiêu chí đánh giá trình độ, năng lực của giảng viên

Đánh giá năng lực của giảng viên (sau đây được gọi làđánh giá giảng viên) là công việc được tiến hành thườngxuyên ở các trường Cao đẳng, Đại học Việt Nam Tuy nhiên,trong thực tế, việc đánh giá giảng viên hiện nay của chúng ta

Trang 19

được cho là hình thức, thiếu khách quan và đôi khi chưa chínhxác Do vậy, trong một chừng mực nào đó, đánh giá giảngviên đã không mang lại nhiều tác dụng mà đôi khi nó còn kìmhãm sự phấn đấu vươn lên của đội ngũ giảng viên Sự thiếuchính xác và khách quan của việc đánh giá thể hiện ở việcchưa có một bộ chuẩn để đánh giá và đi kèm với nó là các tiêuchí cũng như công cụ để đánh giá chất lượng công việc củamỗi giảng viên Dưới đây là một số tiêu chí đánh giá hoạtđộng giáo dục toàn diện của giảng viên trên cơ sở tham khảocác tiêu chí đánh giá giảng viên của một số trường đại học ở

Mỹ, Úc, Canada

Một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giáchất lượng giáo dục Cao đẳng, Đại học nói chung và đánh giágiảng viên nói riêng là đánh giá như thế nào? Có những cơ sởkhoa học gì để đánh giá? Những phương pháp và công cụ gì

có thể dùng để đánh giá? Điều này có ý nghĩa vô cùng quantrọng vì khi chúng ta có những tiêu chí đánh giá dựa trênnhững công cụ được thiết kế khoa học cùng với các phươngpháp đánh giá phù hợp thì khi đó đánh giá mới có vai trò đúngnghĩa của nó

Trang 20

Nhiều học giả cho rằng, đánh giá hoạt động của mỗithành viên trong tổ chức phải dựa trên việc xem xét việc thựchiện các trách nhiệm cũng như thành quả lao động của giảngviên ở tất cả mọi mặt.

Theo kết quả của nhiều cuộc điều tra nghiên cứu, trườngđại học, nhất là các đại học nghiên cứu là nơi giao thoa của bachức năng: đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội(Education – Research – Service) Theo đó, các thành viêntrong mỗi nhà trường, sau đây gọi chung là giảng viên sẽđược đánh giá dựa vào sự đóng góp của họ trong lĩnh vựcgiảng dạy, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội

Kết quả đánh giá giảng viên về giảng dạy, nghiên cứukhoa học và hoạt động phục vụ xã hội sẽ là những cơ sở đểcác nhà quản lý đánh giá toàn diện năng lực của một giảngviên và đó cũng là cơ sở để đề bạt, điều chỉnh lương hayphong học hàm

Lĩnh vực thứ nhất: Giảng dạy

Một trong những chức năng rất quan trọng của trường

CĐ, ĐH là truyền đạt kiến thức Chức năng này không thểđánh giá tách rời chức năng nghiên cứu khoa học Một giảng

Trang 21

viên giỏi là phải là người biết kích thích tính tò mò học hỏicủa sinh viên bằng cách hướng sinh viên đến những phát hiệnnghiên cứu mới nhất và những tranh luận thuộc về chuyênngành của họ Muốn giảng dạy có hiệu quả thì cần phải kếthợp với hoạt động nghiên cứu khoa học Không thể có mộtgiảng viên tốt mà lại không hề tham gia nghiên cứu khoa học.Một giảng viên giỏi không chỉ giúp truyền thụ kiến thức màcòn giúp sinh viên phát triển những kỹ năng phát hiện vấn đề

và kỹ năng phân tích và qua đó họ có thể phát triển suy nghĩcủa riêng mình Do đó, để đánh giá đầy đủ năng lực của giảngviên trong lĩnh vực giảng dạy cần có những tiêu chí đánh giábao quát toàn bộ những yêu cầu về hoạt động giảng dạy đốivới mỗi giảng viên Các tiêu chí đó là:

Năng lực 1: Thành tích trong giảng dạy

- Tiêu chí 1: Những ấn phẩm về giáo dục như phản biệncác bài báo của đồng nghiệp, tham gia viết sách, xây dựng bàigiảng qua các băng Video, đĩa CD

- Tiêu chí 2: Trình bày báo cáo về lĩnh vực giáo dục:Trình bày báo cáo tại các hội nghị quốc tế, báo cáo viên chocác hội nghị

Trang 22

- Tiêu chí 3: Số các giải thưởng về giáo dục được nhận, kể

cả trong và ngoài nước

Năng lực 2: Số lượng và chất lượng giảng dạy

- Tiêu chí 1: Luôn có những sáng kiến đổi mới tronggiảng dạy thể hiện ở việc áp dụng các kỹ năng giảng dạy mới,

sử dụng các phương pháp kiếm tra đánh giá mới phù hợp vớitrình độ của sinh viên Tham gia tích cực vào các chươngtrình bồi dưỡng phát triển chuyên môn, tham gia giảng dạy hệsau đại học, tham gia hướng dẫn luận văn, luận án cho họcviên cao học, nghiên cứu sinh

- Tiêu chí 2: Tham gia vào việc xây dựng, phát triển cácchương trình đào tạo, có ý thức tìm kiếm sự hỗ trợ từ cácchuyên gia để không ngừng nâng cao trình độ giảng dạy

- Tiêu chí 3: Tham gia vào việc đánh giá sinh viên, đặcbiệt là việc tham gia vào các hội đồng chấm khóa luận, luậnvăn hoặc luận án

Năng lực 3: Hiệu quả trong giảng dạy

- Tiêu chí 1: Thiết kế và trình bày bài giảng phù hợp vớitrình độ kiến thức của của sinh viên cho mỗi môn học

Trang 23

- Tiêu chí 2: Cung cấp cho sinh viên kiến thức mới, cậpnhật Tạo điều kiện, giúp sinh viên phát triển tính sáng tạo, tưduy phê phán, khả năng độc lập nghiên cứu và giải quyết vấnđề.

- Tiêu chí 3: Tham gia tích cực vào các hoạt động liênquan đến giảng dạy như tư vấn cho sinh viên trong việc lựachọn môn học phù hợp, giúp sinh viên xây dựng cho mìnhmục tiêu, kế hoạch học tập phù hợp

- Tiêu chí 4: Có khả năng giảng dạy được nhiều môn học

- Tiêu chí 2: Đánh giá và phát triển học liệu phục vụ chogiảng dạy, chẳng hạn như các công cụ dùng cho giảng dạy, tàiliệu hướng dẫn học tập, hướng dẫn làm việc theo nhóm, đào

Trang 24

tạo từ xa, sử dụng các công cụ hỗ trợ của máy tính tronggiảng dạy, có đầy đủ các tài liệu học tập bắt buộc.

- Tiêu chí 3: Tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ, như kỹ năng trình bày, kỹ năng thuyếttrình, kỹ năng sử dụng các phần mền phục vụ cho giảngdạy…

Lĩnh vực thứ hai: Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học được quan niệm là một chức năngđặc trưng của giáo dục đại học Với chức năng này, cáctrường CĐ, ĐH không chỉ là trung tâm đào tạo mà đã thực sựtrở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, sản xuất, sử dụng,phân phối, xuất khẩu tri thức và chuyển giao công nghệ mớihiện đại Do đó, để phù hợp với chức năng này, yêu cầu ngườigiảng viên phải tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học

và hoạt động này cần được đánh giá

Có rất nhiều cách để đánh giá năng lực nghiên cứu khoahọc cũng như các hoạt động sáng tạo của giảng viên Tuy nhiên,một số chỉ báo dưới đây có thể dùng để đánh giá chất lượnghoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường Đạihọc

Trang 25

Năng lực 1: Các công trình nghiên cứu khoa học đượccông bố

- Tiêu chí 1: Số lượng và chất lượng các ấn phẩm đượcxuất bản trong các tạp chí khoa học (đặc biệt là danh tiếng củacác tạp chí) hoặc các hội nghị khoa học ở trong và ngoài nướcliên quan đến các công trình nghiên cứu

- Tiêu chí 2: Việc phát triển và tìm tòi các kỹ năng vàquy trình nghiên cứu mới

- Tiêu chí 3: Kết quả nghiên cứu được áp dụng vào thựctiễn, vào giảng dạy (những nội dung nghiên cứu được áp dụngnhư là những ý tưởng mới hoặc những sáng kiến quan trọngcho công việc)

Năng lực 2: Số lượng sách và tài liệu tham khảo được xuấtbản/sử dụng

- Tiêu chí 1: Sách và các công trình nghiên cứu chuyênkhảo

-Tiêu chí 2: Số lượng các chương viết trong sách và hoặcđánh giá về các bài báo

Trang 26

- Tiêu chí 3: Báo cáo về hoạt các hoạt động học thuật/kỹnăng nghiên cứu.

Năng lực 3: Tham gia vào các hoạt động nghiên cứukhoa học

- Tiêu chí 1: Số lượng các đề tài, dự án, các công trìnhnghiên cứu khoa học tham gia

- Tiêu chí 2: Vai trò làm chủ nhiệm các đề tài/dự ánnghiên cứu khoa học

- Tiêu chí 3: Hướng dẫn, bồi dưỡng các nhà khoa họctrẻ

Năng lực 4: Tham gia các hội nghị/hội thảo

- Tiêu chí 1: Tham gia với vai trò là người thuyết trìnhcho các hội nghị/hội thảo trong và ngoài nước

- Tiêu chí 2: Tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoahọc với các trường đại học trong nước và nước ngoài

- Tiêu chí 3: Các giải thưởng về khoa học

Lĩnh vực thứ ba: Phục vụ xã hội/cộng đồng

Trang 27

Phục vụ xã hội là một lĩnh vực mà hầu như chưa đượcquan tâm tới khi đánh giá giảng viên ở nước ta trong thời gianqua Ở hầu hết các nước phát triển, việc tham gia vào các hoạtđộng phục vụ xã hội như là việc tham gia vào các tổ chứcchính quyền và đoàn thể đã được quan tâm khi các trường

CĐ, ĐH đánh giá giảng viên Chất lượng tham gia vào cáchoạt động này của giảng viên được xem xét và đánh giá cùngvới lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu khoa học Đánh giá chấtlượng công việc của giảng viên trong lĩnh vực này không hềđơn giản bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố và không phải lúcnào cũng có thể phân định rõ vai trò của từng cá nhân Do đó,một điều cần lưu ý là, khi đánh giá tổng hợp về những đónggóp của giảng viên trong lĩnh vực phục vụ xã hội/cộng đồng,đặc biệt nên nhấn mạnh đến hiệu quả của cá nhân hơn làphạm vi tham gia của họ Các tiêu chí được mô tả dưới đây cóthể là những căn cứ giúp chúng ta đánh giá được đóng gópcủa bản thân mỗi giảng viên trong lĩnh vực này

Năng lực 1: Tham gia đóng góp để phát triển nhà trường

và cộng đồng

Trang 28

- Tiêu chí 1: Tham gia vào các các hoạt động của các tổchức chính quyền, đoàn thể ở các cấp độ khác nhau trong nhàtrường/xã hội.

- Tiêu chí 2: Tham gia vào việc truyền thụ kiến thức khoahọc cho cộng đồng thông qua trả lời các bài phỏng vấn, các bàibáo trên phương tiện thông tin truyền thông

- Tiêu chí 3: Tham gia đóng góp các chương trình giáodục đặc biệt cho cộng đồng thông quan việc làm tư vấn/cốvấn cho một số hội đồng khoa học/học thuật

Năng lực 2: Tham gia vào các Hội đồng chuyên môn

- Tiêu chí 1: Tham gia vào Hội đồng xem xét, lựa chọnxét duyệt giải thưởng

- Tiêu chí 2: Tham gia vào việc tổ chức hội nghị, hộithảo

- Tiêu chí 3: Tham gia vào Hội đồng thẩm định/biên tậpcác bài báo cho các tạp chí khoa học/hội nghị, hội thảo/đềcương cho các đề tài dự án tài trợ

Năng lực 3: Phục vụ xã hôi/cộng đồng

Trang 29

- Tiêu chí 1: Đầu tư thời gian/trí tuệ cho các hoạt độngcủa các tổ chức xã hội các địa phương.

- Tiêu chí 2: Giúp đỡ các nhà khoa học của các địaphương thực hiện các đề tài, dự án và hướng dẫn các nhà khoahọc trẻ của các địa phương tiếp cận với những thành tựu vềgiáo dục và khoa học mới

- Tiêu chí 3: Tham gia vào các hoạt động từ thiện

Nói tóm lại, đánh giá giảng viên là một công việc hoàntoàn không đơn giản, tuy nhiên để công việc này có ý nghĩacho việc thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của mỗi giảng viênthì việc mỗi nhà trường đại học căn cứ vào sứ mạng, nhiệm

vụ cụ thể của trường mình để thiết kế, xây dựng một hệ thốngcác tiêu chí liên quan đánh giá toàn diện các hoạt động củagiảng viên là một vấn đề rất quan trọng và cần làm ngay Tuynhiên, bên cạnh các tiêu chí đánh giá thì việc lựa chọn cácnguồn đánh giá và các công cụ đánh giá thích hợp cũng là mộtnội dung không kém phần quan trong mà các nhà quản lý ởcác trường đại học cũng cần quan tâm

Phát triển cộng đồng giảng viên

Trang 30

Phát triển đội ngũ cộng đồng giảng viên

Phát triển đội ngũ công đồng giảng viên là tiến trình, qua

đó mỗi giảng viên, cộng đồng giảng viên tăng những năng lựccủa cá nhân và định chế của tổ chức để huy động nguồn lực,tạo ra những thành quả bền vững, nâng cao chất lượng cuộcsống và hiệu quả làm việc

Trang 31

Qua nghiên cứu của tác giả I.eonard Nadler, T.V Rao,M,M khan (1969) cho rằng mục tiêu phát triển nhân lực theoquan điểm hiện đại là không quá chú trọng về số lượng, cơcấu, mà cần hướng đến mục tiêu (phát hiện) tiềm năng, giáodục và đào tạo phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ conngười (phát triển) và cần duy trì một môi trường làm việcthuận lợi nhằm nuôi dưỡng (phát huy) lao động sáng tạo của

họ Quan điểm phát triển này có thể được áp dụng cho các cấp

độ tổ chức và quốc gia [10,tr.26]

Phát triển đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúpcho giảng viên có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng,nhiệm vụ của mình Đó chính là quá trình học tập giúp chogiảng viên nắm vững hơn về công việc của mình, là nhữnghoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng để thực hiệnnhiệm vụ lao động của mình có hiệu quả hơn Đào tạo là hoạtđộng phát triển nguồn nhân lực, là tổng thể các hoạt động có

tổ chức diễn ra trong khoảng thời gian xác định nhằm làmthay đổi hành vi nghề nghiệp của mình

Các quan điểm phát triển đội ngũ giảng viên

Trang 32

Có nhiều quan điểm về phát triển đội ngũ giảng viên,nhưng xét trên mục tiêu phát triển có thể quy lại thành 3 nhóm

- Quan điểm phát triển đội ngũ giảng viên lấy mục tiêuphát triển nhà trường làm trọng tâm:

Theo quan điểm này, phát triển đội ngũ giảng viên lànhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tiềm lực của nhà

Trang 33

trường, được coi như một tác động vào nội dung hoạt độngnhằm thay đổi hiện trạng của nhà trường để đạt được các mụctiêu đề ra Mục tiêu phát triển của nhà trường được xem là cơ

sở cốt lõi cho việc xây dựng kế hoạch, chính sách phát triểnđội ngũ giảng viên Điểm hạn chế của quan điểm này là chỉquan tâm chủ yếu đến mục tiêu phát triển của nhà trường mà

ít chú ý đến nguyện vọng của mỗi cá nhân giảng viên nên chỉtạo được động lực bên ngoài mà chưa tạo được động lực bêntrong để thúc đẩy giảng viên phấn đấu hoàn thiện hơn

- Quan điểm phát triển đội ngũ giảng viên trên cơ sở kếthợp hài hòa nhu cầu, lợi ích của giảng viên và mục tiêu chungcủa nhà trường:

Theo quan điểm này, phát triển đội ngũ giảng viên đượcxem như một quá trình mà trong đó các nhu cầu, lợi ích và mụctiêu của nhà trường và giảng viên đồng thời được chú trọngthích hợp; nhu cầu của cả hai phía đều được cân nhắc, được hòahợp cân bằng nhau đảm bảo cho việc phát triển đội ngũ giảngviên và phát triển nhà trường đều đạt hiệu quả cao

Để đạt được điều đó, cần phải có sự đánh giá kỹ lưỡng

để đảm bảo cân bằng các nhu cầu, mong muốn, tiềm năng của

Trang 34

mỗi cá nhân giảng viên với sự phát triển của nhà trường tronghiện tại và tương lai Kế hoạch và chiến lược phát triển độingũ giảng viên phải được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánhgiá một cách đầy đủ nhu cầu, mục tiêu hiện tại và phát triểntrong tương lai của nhà trường So sánh các quan điểm nêutrên cho thấy, quan điểm phát triển đội ngũ giảng viên trên cơ

sở kết hợp hài hòa nhu cầu, lợi ích của giảng viên và mục tiêuchung của nhà trường chiếm ưu thế rõ rệt, vì nó vừa tạo độnglực phát triển các năng lực cần thiết của cá nhân người giảngviên, vừa đảm bảo các mục tiêu phát triển của nhà trường.Như vậy, quan điểm này là hoàn toàn phù hợp với xu thế pháttriển của GDĐH trong bối cảnh hiện nay

Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên

Quy hoạch, kế hoạch hóa phát triển đội ngũ giảng viên,tuyển chọn, tuyển dụng, bố trí những giảng viên có phẩm chấtnăng lực, phân công, bố trí sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng pháttriển chuyên môn cho giảng viên, tạo ra môi trường thuận lợinhằm phát triển đạo đức, trí tuệ và năng lực nghề nghiệp cho

họ [10,tr.24] Đồng thời, phải theo một qui trình quản lý đồng

bộ, trong đó chuẩn năng lực nghề nghiệp của giảng viên là

Trang 35

điều kiện cần để thực hiện yêu cầu chuẩn hóa, “hiện đại hóa,

dân chủ hóa, xã hội hóa và hợp tác quốc tế”

Phát triển năng lực cho giảng viên

Theo Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng

03 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vềQuy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáodục nghề nghiệp dạy trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp

Năng lực chuyên môn

Trình độ chuyên môn:

Đối với nhà giáo dạy lý thuyết

Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc đại học

sư phạm chuyên ngành trở lên, phù hợp với ngành, nghềgiảng dạy;

Nắm vững kiến thức ngành, nghề được phân công giảngdạy;

Có kiến thức về ngành, nghề liên quan;

Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp và những tiến bộ

Trang 36

công giảng dạy.

Đối với nhà giáo dạy thực hành

Có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp vớingành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ cao đẳngsau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 3 hoặc chứng nhậnbậc thợ 5/7, 4/6 trở lên hoặc chứng nhận nghệ nhân nhân dân,nghệ sĩ nhân dân, thầy thuốc nhân dân hoặc bằng tốt nghiệpcao đẳng nghề hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình

độ cao đẳng nghề hoặc tương đương;

Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề đượcphân công giảng dạy;

Tổ chức thành thạo các hoạt động lao động sản xuất,dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy;

Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành,nghề được phân công giảng dạy

Đối với nhà giáo dạy tích hợp

Có bằng tốt nghiệp Đại học chuyên ngành hoặc đại học

sư phạm chuyên ngành trở lên, phù hợp với ngành, nghềgiảng dạy và có một trong các chửng chỉ kỹ năng nghề phù

Ngày đăng: 18/06/2019, 19:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w