1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tiến sỹ - Lý luận về phát triển chương trình đào tạo đại học theo tiếp cận năng lực thực hiện

35 246 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 178 KB

Nội dung

Chương trình giáo dục là yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục của cả một nền giáo dục nói chung và của GDĐH nói riêng. Chất lượng giáo dục của một nền giáo dục và của một cơ sở GDĐH có đạt tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu của xã hội, có đạt chuẩn khu vực hay chuẩn quốc tế hay không, tùy thuộc phần lớn vào chất lượng chương trình giáo dục của quốc gia và của nhà trường đó. Phát triển chương trình theo tiếp cận năng lực là những xu hướng nổi bật trong nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn phát triển chương trình hiện nay. Việc xây dựng và phát triển CTĐT đại học theo tiếp cận năng lực thực hiện/năng lực đầu ra đáp ứng được những đòi hỏi của sản phẩm đào tạo đối với các nhà tuyển dụng và phù hợp với những yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo. Chuyên đề “Lý luận về phát triển chương trình đào tạo đại học theo tiếp cận năng lực thực hiện” đưa ra những khái niệm cơ bản liên quan đến năng lực, năng lực thực hiện, đào tạo dựa trên năng lực, chương trình đào tạo đại học và đề ra các giải pháp cho vấn đề nghiên cứu.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Trang 2

Hà Nội - Năm 2016

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Phát triển chương trình đào tạo đại học theo tiếp cận năng lực thực hiện 2

1.1 Một số khái niệm cơ bản 2

1.1.1 Năng lực 2

1.1.2 Năng lực thực hiện (năng lực đầu ra) 4

1.1.3 Tiếp cận năng lực trong giáo dục, đào tạo 7

1.1.4 Chương trình đào tạo đại học 8

1.1.5 Chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện 8

1.2 Đào tạo theo năng lực thực hiện 10

1.2.1 Triết lý của đào tạo theo năng lực thực hiện 11

1.2.2 Một số đặc điểm cơ bản của đào tạo theo năng lực 12

1.2.3 Cấu trúc nội dung đào tạo theo năng lực thực hiện 13

2 Quản lý chương trình đào tạo đại học theo tiếp cận năng lực thực hiện 14

2.1 Nội dung quản lý chương trình đào tạo đại học theo tiếp cận năng lực thực hiện 14

2.2 Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện .22

2.3 Kiểm tra, đánh giá dựa trên năng lực thực hiện và phản hồi thông tin 25

Kết luận 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CTĐT : Chương trình đào tạo

ĐTGV : Đào tạo giáo viên

Trang 5

MỞ ĐẦU

Chương trình giáo dục là yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng giáodục của cả một nền giáo dục nói chung và của GDĐH nói riêng Chất lượnggiáo dục của một nền giáo dục và của một cơ sở GDĐH có đạt tiêu chuẩn,đáp ứng yêu cầu của xã hội, có đạt chuẩn khu vực hay chuẩn quốc tế haykhông, tùy thuộc phần lớn vào chất lượng chương trình giáo dục của quốc gia

và của nhà trường đó

Phát triển chương trình theo tiếp cận năng lực là những xu hướng nổibật trong nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn phát triển chương trình hiện nay.Việc xây dựng và phát triển CTĐT đại học theo tiếp cận năng lực thựchiện/năng lực đầu ra đáp ứng được những đòi hỏi của sản phẩm đào tạo đốivới các nhà tuyển dụng và phù hợp với những yêu cầu đổi mới căn bản vàtoàn diện giáo dục - đào tạo

Chuyên đề “Lý luận về phát triển chương trình đào tạo đại học theo tiếp cận năng lực thực hiện” đưa ra những khái niệm cơ bản liên quan đến

năng lực, năng lực thực hiện, đào tạo dựa trên năng lực, chương trình đào tạođại học và đề ra các giải pháp cho vấn đề nghiên cứu

Trang 6

LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN

1 Phát triển chương trình đào tạo đại học theo tiếp cận năng lực thực hiện

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Năng lực

Theo các nhà tâm lý học, năng lực là sự tổng hợp những phẩm chất tâm

sinh lý và trình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hoàn thành mộtloại hoạt động nào đó với chất lượng cao Năng lực là đặc điểm của cá nhânthể hiện mức độ thông thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành thục vàchắc chắn một hay một số dạng hoạt động nào đó Năng lực gắn liền vớinhững phẩm chất về trí nhớ, tính nhạy cảm, trí tuệ, tính cách của cá nhân

Theo Phạm Minh Hạc [Phạm Minh Hạc (2001), Tâm lý học, Nhà xuất

bản Giáo dục, Hà Nội], năng lực là đặc điểm tâm lý cá nhân đáp ứng đượcnhững đòi hỏi của hoạt động nhất định nào đó và là điều kiện để thực hiện cókết quả hoạt động đó

Đối với mỗi ngành khoa học, tùy vào đối tượng nghiên cứu của từnglĩnh vực mà khái niệm “năng lực” được định nghĩa khác nhau “…McClelland mô tả “năng lực như là một đặc tính cơ bản để thực hiện côngviệc” Boyatzis mở rộng thêm định nghĩa của McClelland và quan niệm rằng

“năng lực như là các đặc tính của một cá nhân có liên quan đến việc thực hiệncông việc đạt hiệu quả cao” Spencer and Spencer dựa trên định nghĩa vềnăng lực của Boyatzis và mô tả “năng lực như là đặc tính cơ bản của một cánhân (kiến thức, kỹ năng, thái độ, động cơ, nét tiêu biểu và ý niệm về bảnthân) có liên quan đến các tiêu chí đánh giá hiệu suất công việc” Tương tự,Dubois định nghĩa “năng lực là các đặc tính mà cá nhân có được và sử dụngchúng trong những ngữ cảnh thích hợp và nhất quán để đạt được kết quả

Trang 7

mong muốn” Những đặc tính này bao gồm kiến thức, kỹ năng, động cơ, néttiêu biểu, cách suy nghĩ, cảm nghĩ, hành động…” [Nguyễn Lộc (chủ biên)

(2009), Cơ sở lý luận quản lý trong tổ chức giáo dục, NXB Đại học Sư phạm,

Hà Nội, tr.21]

Dưới góc độ Tâm lý học, tác giả Nguyễn Quang Uẩn [Nguyễn Quang

Uẩn (chủ biên) (2001), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Quốc

gia, Hà Nội] cho rằng, năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhânphù hợp với những yêu cầu đặc trưng trong của một hoạt động nhất định,nhằm đảm bảo có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy Các nhà nghiên cứutâm lý học khẳng định: năng lực của con người luôn gắn liền với hoạt độngcủa chính con người, nội dung, tính chất của hoạt động được quy định bởi nộidung, tính chất của đối tượng mà hoạt động hướng dẫn Vì vậy, khi nói đếnnăng lực không phải là một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó (ví dụ: khảnăng tri giác, khả năng ghi nhớ, ) mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lýcủa cá nhân đáp ứng được yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động

đó đạt kết quả mong muốn

Theo tác giả Nguyễn Văn Giao [Nguyễn Văn Giao (chủ biên) (2001),

Từ điển giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội] thì năng lực, khảnăng, được hình thành hoặc phát triển cho phép một con người đạt thành côngtrong một hoạt động thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp Năng lực được thể hiệnvào khả năng thi hành một hoạt động, thực hiện một nhiệm vụ Như vậy, năng

lực được hiểu là khả năng hay tiềm năng để thực hiện tốt một công việc như

năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức hoặc là “những điều kiện đủ hoặc vốn

có để làm một việc gì” như năng lực tư duy nhưng không quy định rõ ràng

công việc cụ thể cũng như những quy định chuẩn cần đạt để có thể giáo dục hình thành nó cũng như để đánh giá mức độ đạt được của nó.

Như vậy có thể hiểu:

Trang 8

- Năng lực là khả năng thực hiện các hoạt động dựa trên sự huy động

và sử dụng hiệu quả các nguồn kiến thức, kỹ năng khác nhau để giải quyếtvấn đề hay có cách hành xử phù hợp trong bối cảnh thực

- Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là hội tụ của nhiều yếu tốnhư tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và tráchnhiệm đạo đức

- Năng lực có thể phát triển trên cơ sở năng khiếu, tư chất song khôngphải là bẩm sinh, mà được hình thành và thể hiện trong hoạt động tích cực củacon người; là kết quả phát triển của con người trong đời sống xã hội thôngqua sự giáo dục và rèn luyện, hoạt động tích cực của cá nhân

- Năng lực không mang tính chung chung mà khi nói đến năng lực, baogiờ người ta cũng nói đến năng lực thuộc về một hoạt động cụ thể nào đó nhưnăng lực toán học của hoạt động học tập hay nghiên cứu toán học, năng lựchoạt động chính trị của hoạt động chính trị, năng lực giảng dạy của hoạt độnggiảng dạy, năng lực lãnh đạo, quản lý

1.1.2 Năng lực thực hiện (năng lực đầu ra)

“Năng lực thực hiện” là thuật ngữ được dịch từ tiếng Anh (Competencyhay Competence) hoặc tiếng Đức (Handlungskompetenz) dùng trong các tàiliệu của nhiều tác giả trình bày về quan điểm giáo dục, đào tạo theo tiếp cậnNLTH Theo nghĩa thông thường, competency hay competence được nhiều từđiển Anh - Việt dịch là năng lực, khả năng Tuy nhiên, ngày nay thuật ngũ

“Competency” được các nhà khoa học phương Tây mở rộng nội hàm của kháiniệm, không dừng ở khả năng của con người mà là “cái làm cho con người cóthể làm được các công việc của nghề đó” [Nguyễn Đức Trí (1996), Tiếp cậnđào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề,Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ B93-52-24, Viện nghiên cứu và phát triển giáodục, Hà Nội] Theo quan niệm này, NLTH là thuộc tính cơ bản của một conngười, nó dẫn đến sự thực hiện những công việc cụ thể của nghề một cách

Trang 9

hiệu quả, theo tiêu chuẩn đặt ra [Character Education Partnership (2003),Character Education Quality Standards, www.character.org ngày 12/5/2008].

Ở Anh, người ta dùng thuật ngữ “Competency” hay “Competence” để

đề cập đến các nhóm kỹ năng và kiến thức được áp dụng để thực hiện mộtnhiệm vụ hoặc chức năng, phù hợp với các yêu cầu đặt ra bởi công việc[Nguyễn Đức Trí (1996), Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện

và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ B93-52-24,Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục, Hà Nội], [Curtis R Finch (2009),Vocational Teacher Education in an era of change: The United Statesexperience, Virgina Polytechnic Institute and State Univesity,http://ajte.education.ecu.edu.au/ISSUES/PDF/232/Finch.pdf ngày 20/9/2009]

Ở Australia, NLTH được hiểu là một cấu trúc gồm tất cả các thuộc tínhnhân cách tạo nên khả năng thực hiện thành thạo công việc NLTH còn đượchiểu là khả năng thực hiện được các nhiệm vụ hoặc công việc cụ thể của mộtnghề theo tiêu chuẩn mong đợi [Nguyễn Đức Trí (1996), Tiếp cận đào tạonghề dựa trên năng lực thực hiện và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề, Báo cáotổng kết đề tài cấp Bộ B93-52-24, Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục, HàNội], [Jaap Scheerens (2005), The Quality of Education at the begingig of the

21ST century, Paper for the UNESCO Education for All Global MonitoringReport]

Ở Việt Nam, tiếp cận NLTH cũng được nhiều nhà khoa học giáo dụcquan tâm trong thời gian gần đây, nên khái niệm về NLTH cũng được làm rõ

Theo đề tài “Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và việcxây dựng tiêu chuẩn nghề”, các tác giả đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn vềNLTH: “Năng lực thực hiện là khả năng thực hiện được các hoạt động (nhiệm

vụ, công việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ côngviệc đó” [Nguyễn Đức Trí (1996), Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực

Trang 10

thực hiện và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề, Báo cáo tổng kết đề tài cấp BộB93-52-24, Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục, Hà Nội].

Năng lực thực hiện là sự tương ứng giữa những thuộc tính tâm, sinh lýcủa con người với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra Năng lực nghềnghiệp được cấu thành bởi 3 thành tố: tri thức chuyên môn, kỹ năng hànhnghề và thái độ đối với nghề Ở mỗi nghề nghiệp khác nhau sẽ có những yêucầu cụ thể về tri thức, kỹ năng và thái độ khác nhau

Bên cạnh khái niệm năng lực, khái niệm năng lực thực hiện cũng hayđược đề cập đến trong hoạt động đào tạo và bồi dưỡng Năng lực thực hiện là

là khả năng thực hiện được các hoạt động (nhiệm vụ, công việc) trong nghềtheo tiêu chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ, công việc đó

Năng lực thực hiện là các kỹ năng, kiến thức, thái độ đòi hỏi đối vớimột người để thực hiện hoạt động có kết quả ở một công việc hay một nghề

Năng lực thực hiện bao gồm: Các kỹ năng thực hành, giao tiếp, giảiquyết vấn đề và các kỹ năng trí tuệ; thể hiện đạo đức lao động nghề nghiệptốt; có khả năng thích ứng để thay đổi; có khả năng áp dụng kiến thức củamình vào công việc; có khát vọng học tập và cải thiện; có khả năng làm việccùng với người khác trong tổ, nhóm

Năng lực nói chung và năng lực nghề nghiệp nói riêng không có sẵn mà

nó được hình thành và phát triển qua hoạt động học tập và lao động trong hoạtđộng nghề nghiệp Học hỏi và lao động không mệt mỏi là con đường pháttriển năng lực nghề nghiệp Cần lưu ý rằng: kiến thức là cơ sở để hình thànhnăng lực, nhưng những kiến thức được tiếp thu thụ động không tạo ra nănglực Kiến thức làm cơ sở để rèn luyện năng lực là những kiến thức do ngườihọc tự kiến tạo, tự khám phá do đó để có năng lực trong những hoạt động cụthể con người phải tích cực, chủ động học tập và rèn luyện Các hoạt động bồidưỡng phải căn cứ vào yêu cầu năng lực nghề nghiệp mà nghề đòi hỏi để xácđịnh nội dung bồi dưỡng và thực hiện theo phương pháp tích cực, hướng dẫn,

Trang 11

hỗ trợ để người học nghiên cứu và khám phá, tìm cách vận dụng sáng tạo kiếnthức vào giải quyết vấn đề Có như vậy người học sau khi tham gia hoạt độngbồi dưỡng mới có được năng lực tác nghiệp đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

1.1.3 Tiếp cận năng lực trong giáo dục, đào tạo

Tiếp cận năng lực trong giáo dục (CBE - competency based education)tập trung vào năng lực hành động, nhắm tới những gì người học dự kiến phảilàm được hơn là nhắm tới những gì họ cần phải học được

Tiếp cận năng lực trong giáo dục xuất hiện tại Hoa Kì trong những năm

1970 gắn với một trào lưu giáo dục chủ trương xác định mục tiêu giáo dụcbằng cách mô tả cụ thể để có thể đo lường được những kiến thức, kĩ năng vàthái độ mà người học cần phải đạt được sau khi kết thúc khóa học

Tiếp cận năng lực trong giáo dục cũng có thể được định nghĩa là mộtchiến lược giảng dạy, trong đó quá trình học tập dựa trên năng lực thực hiện(performance-based learning) Người học chứng minh mức độ nắm kiến thứccủa mình thông qua khả năng thực hiện những hành động cụ thể

Những quan tâm đến tiếp cận dựa trên năng lực đang tăng lên Nhữngngười chuyên làm công tác đào tạo và phát triển đang sử dụng mô hình nănglực nhằm xác định một cách rõ ràng những năng lực cụ thể của từng tổ chức

Đánh giá nhu cầu người học

Đánh giá

chọn năng lực

Mục đích bài học

Sơ đồ: Tiếp cận năng lực trong giáo dục (Weddel, 2006)

Trang 12

để nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc thực hiện nhiệm vụ và thốngnhất các khả năng của cá nhân với các năng lực cốt lõi của tổ chức Các nhàgiáo dục và các nhà hoạch định chính sách đang sử dụng các mô hình nănglực như những phương tiện để xác định một cách rõ ràng và để gắn kết nhữngđòi hỏi của thực tiễn với các chương trình giáo dục và đào tạo.

1.1.4 Chương trình đào tạo đại học

Chương trình đào tạo được hiểu là: “Văn bản chính thức quy định mụcđích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung, kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các

bộ môn, kế hoạch lên lớp và thực tập theo từng năm học, tỷ lệ giữa các bộmôn, giữa lý thuyết và thực hành, quy định phương thức, phương pháp,phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của cơ sở giáodục và đào tạo” [Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Từđiển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội]

Theo nghĩa hẹp, chương trình đào tạo là hệ thống các môn học thể hiệnmục tiêu đào tạo, quy định chuẩn kiến thức, kĩ năng, phẩm chất đạo đức (tháiđộ), phạm vi và cấu trúc nội dung đào tạo, phương pháp và hình thức đào tạo,cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độđào tạo của bậc đào tạo

Các bộ phận cấu thành của một CTĐT (môn học): Mục tiêu đào tạo;Nội dung đào tạo; Phương pháp, quy trình đào tạo; Đánh giá kết quả đào tạo

1.1.5 Chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện

Theo công trình nghiên cứu của các tác giả Boyatzis [Boyatzits, R.E.,

Cowen, S.S., Klob, D.A.et al (1995), Innovation in Professional Education:

Steps on Journey from Teaching to Learning, Jossey-Bass, San Francisco,

CA., USA], Nguyễn Minh Đường [Nguyễn Minh Đường (2004), Đào tạo

theo năng lực thực hiện Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Hà Nội], để phát triển

các CTĐT theo NLTH cần xử lý một cách có hệ thống ba khía cạnh: Xác địnhcác năng lực; Phát triển các năng lực và Đánh giá các năng lực một cách

Trang 13

khách quan Để xác định được các năng lực, điểm bắt đầu là những kết quảđầu ra (outcomes) và định hướng đầu ra là đặc điểm cơ bản nhất, có ý nghĩatrung tâm của đào tạo theo NLTH; nó định hướng và chú trọng vào kết quả,vào đầu ra của quá trình đào tạo, nghĩa là: Mỗi người học có thể làm được cái

gì trong một tình huống lao động nhất định theo tiêu chuẩn đề ra Quá trìnhdạy học theo NLTH được đặc trưng bởi hai thành phần:

- Dạy và học các “năng lực thực hiện”

- Đánh giá và xác nhận các “năng lực thực hiện”

Dạy và học các năng lực thực hiện Việc dạy và học các NLTH đượcthiết kế và thực hiện theo nguyên tắc:

- Kiến thức lý thuyết được học ở mức độ cần thiết đủ để hỗ trợ cho việchình thành và phát triển các NLTH Lý thuyết và thực hành được dạy và họctích hợp với nhau Học liệu được soạn thảo và chuẩn bị thích hợp với cácNLTH;

- Mỗi người học phải liên tục có được các thông tin phản hồi cụ thể về

sự hình thành và phát triển NLTH của mình, trên cơ sở đó điều chỉnh nhịp độhọc tập phù hợp với từng người học;

- Người học phải có đủ điều kiện học tập cần thiết, đặc biệt là điều kiệnthực hành nghề;

- Người học có thể học hết CTĐT của mình ở các mức độ kết quảkhác nhau

Thông thường, nội dung CTĐT theo NLTH được cấu trúc thành các môđun Mô đun ở đây được hiểu là một đơn vị học tập liên kết tất cả các thànhphần kiến thức liên quan trong các môn học lý thuyết (ít nhất là các môn lýthuyết chuyên môn nghề) với các kỹ năng để tạo ra một năng lực chuyên mônnhằm thực hiện một công việc nhất định trong nghề Mô đun có những đặctrưng chủ yếu sau:

+ Định hướng vấn đề cần giải quyết, đó là NLTH công việc

Trang 14

+ Định hướng trọn vẹn vấn đề thông qua tích hợp nội dung

+ Định hướng làm được theo nhịp độ người học

+ Định hướng đánh giá liên tục, hiệu quả trong quá trình dạy học nhằmbảo đảm học tập thành công, không rủi ro

+ Định hướng cá nhân hoặc nhóm nhỏ người học

+ Định hướng lắp ghép phát triển bảo đảm sự kế thừa, liên thông

1.2 Đào tạo theo năng lực thực hiện

Quan niệm đào tạo “Lấy người học làm trung tâm” hay “Tập trung vàongười học”, quan điểm phải có đủ thời gian cho từng người học (do khả nănghọc của từng người là khác nhau) trong thuyết “Học thông thạo” (MasteryLearning)… dẫn đến một phương thức đào tạo nghề khác với truyền thống, đó

là phương thức đào tạo theo NLTH với triết lý: Đào tạo dựa chủ yếu vàonhững tiêu chuẩn quy định cho một nghề và đào tạo theo những tiêu chuẩn đóchứ không dựa vào thời gian” [Nguyễn Đức Trí, Phan Chính Thức (2010),

Một số vấn đề về quản lý cơ sở dạy nghề, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà

Trang 15

không phải học lại những điều đã học một khi đã được công nhận là thôngthạo, có khả năng thực hiện chúng theo tiêu chuẩn quy định.

Mục tiêu của đào tạo theo truyền thống là cơ bản, toàn diện và tiềmnăng phát triển thì mục tiêu đào tạo theo NLTH là khả năng thích ứng và giảiquyết vấn đề trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp

Nội dung đào tạo: Đào tạo theo NLTH dựa trên cơ sở phân tích nghề,phân tích công việc và đặt trọng tâm vào các nội dung chủ yếu sau:

- Việc giải quyết vấn đề, hơn là tập trung vào giải quyết nội dung

- Việc đánh giá kết quả học tập của SV dựa vào các tiêu chuẩn quyđịnh đối với từng nhiệm vụ và công việc (các tiêu chuẩn này xuất phát từ thực

tế nghề nghiệp)

- Sự thành công của chương trình được đánh giá theo tỉ lệ người học tìmđược việc làm đúng nghề, đáp ứng được năng lực hơn là dựa trên tỷ lệ SV tốtnghiệp đạt khá giỏi

Khi đào tạo theo NLTH, các tiêu chuẩn theo kết quả hay đầu ra (chính

là các NLTH) luôn được sử dụng làm cơ sở để lập kế hoạch, thực hiện vàđánh giá quá trình đào tạo cũng như kết quả học tập Đào tạo nghề theoNLTH chứa đựng trong nó những yếu tố cải cách, thể hiện ở chỗ nó gắn rấtchặt chẽ với yêu cầu của chỗ làm việc, của người sử dụng lao động, của cácngành nghề

1.2.1 Triết lý của đào tạo theo năng lực thực hiện

Triết lý của đào tạo theo NLTH bao gồm các yếu tố:

- Học để thành thạo các công việc của nghề, để có cơ hội tìm được việc làmTheo triết lý này, mục tiêu của dạy học trong quá trình đào tạo nghềnghiệp là làm sao để người học sau khi học xong khóa đào tạo sẽ có cơ hội đểtìm việc làm Điều này có thể hiểu là học nghề không phải chỉ để biết mà cáichính là để làm, người học phải có được những kiến thức, kỹ năng và thái độ

Trang 16

cần thiết với mức độ thành thạo các công việc của nghề phù hợp với yêu cầucủa nhà tuyển dụng và yêu cầu của vị trí việc làm.

- Chuẩn nghề nghiệp là thức đo của sự thành thạo công việc của nghề,

là cái đích cần đạt

Triết lý này đề ra yêu cầu về thành thạo công việc của nghề là phải đạtđược những tiêu chuẩn quy định, thường được gọi là chuẩn nghề nghiệp.Những chuẩn này được xác định dựa trên đặc thù công việc, của nghề theoyêu cầu của “sản xuất” là yêu cầu mà mọi người lao động và người học nghềphải đạt được

- Để thành thạo công việc cần có những điều kiện nhất định

Triết lý này đề ra một yêu cầu với dạy học theo NLTH là phải có đầy

đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết thì việc dạy học mới có kết quả cao

1.2.2 Một số đặc điểm cơ bản của đào tạo theo năng lực

Đào tạo theo năng lực thực hiện có các đặc điểm sau:

Người học được coi là hoàn thành chương trình đào tạo khi chứng tỏ là

đã thông thạo tất cả các năng lực thực hiện quy định trong chương trình,không phụ thuộc vào thời lượng học tập

Người học có thể học theo năng lực và nhịp độ riêng của từng cá nhân

Vì vậy người học có thể nhập học và kết thúc quá trình học tập ở các thờiđiểm khác nhau

Bằng cấp, chứng chỉ của người học được thể hiện đầy đủ nội dung vàkết quả học tập theo CTĐT cơ sở để chuyển đổi, liên thông với những chươngtrình kế tiếp có liên quan hoặc ở trình độ cao hơn

Quá trình đào tạo chú trọng hình thành NLTH (các công việc, nhiệm vụchuyên môn của nghề) theo các chuẩn mực, tiêu chuẩn hành nghề đặt ra

Phát triển CTĐT theo năng lực đáp ứng được các xu hướng đào tạotheo phương thức tín chỉ là: hướng tới người học; liên thông; linh hoạt và mở;hình thành năng lực hành nghề cụ thể

Trang 17

Tuy nhiên đào tạo theo mô hình này cũng có các hạn chế nhất định như:

- Người học khó thích ứng nhanh với thay đổi của công việc trong laođộng nghề nghiệp do đào tạo hướng sâu, cụ thể vào một hoặc vài công việcchuyên môn

- Phải có điều kiện (trang thiết bị, vật liệu, tài liệu kỹ thuật) và môitrường gắn đào tạo với việc làm/chuyên môn trực tiếp

- Tổ chức đào tạo phức tạp do chương trình đào tạo linh hoạt và có tính

cá nhân hóa cao

1.2.3 Cấu trúc nội dung đào tạo theo năng lực thực hiện

1.2.3.1 Phân tích nghề

Cấu trúc nội dung đào tạo theo NLTH bắt đầu từ việc phân tích nghềthành các nhiệm vụ, công việc, sau đó tiến hành phân tích chi tiết các côngviệc và cuối cùng là cấu trúc, biên soạn nội dung đào tạo

Nội dung phân tích nghề được thực hiện theo 6 bước sau [Nguyễn ĐứcTrí (1996), Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và việc xâydựng tiêu chuẩn nghề, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ B93-52-24, Viện nghiêncứu và phát triển giáo dục, Hà Nội]:

a) Xác định chính xác tên nghề, phạm vi hoạt động của nghề Đưa ramột định nghĩa ngắn gọn nhưng đủ để hiểu rõ về nghề;

b) Xác định nhiệm vụ (duty) của nghề Nhiệm vụ của nghề được hiểu lànhững phần việc, nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ lớn trong một nghề baogồm một nhóm các công việc có mối liên hệ với nhau;

c) Xác định các công việc (task) phải thực hiện trong từng nhiệm vụcủa nghề Công việc được hiểu là những phần việc nhỏ, cần thiết để hoànthành một nhiệm vụ cụ thể;

d) Đánh giá mức độ quan trọng của các nhiệm vụ, công việc;

đ) Sắp xếp nhiệm vụ, công việc theo các mức độ quan trọng;

e) Phân tích chi tiết các công việc

Ngày đăng: 01/06/2019, 12:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Bộ GD&ĐT (2015), “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên phổ thông của các cơ sở ĐTGV” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản"lý và giáo viên phổ thông của các cơ sở ĐTGV
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Năm: 2015
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngân hàng Phát triển Châu Á (2014), “Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý Khoa/Phòng trường đại học, cao đẳng”, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tài liệu"bồi dưỡng cán bộ quản lý Khoa/Phòng trường đại học, cao đẳng
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngân hàng Phát triển Châu Á
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2014
[3]. Trần Khánh Đức (2014), “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI”, Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong"thế kỷ XXI”
Tác giả: Trần Khánh Đức
Năm: 2014
[4]. Nguyễn Minh Đường (2004), “Đào tạo theo năng lực thực hiện”. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo theo năng lực thực hiện”
Tác giả: Nguyễn Minh Đường
Năm: 2004
[5]. Phan Văn Kha (1998), “Xây dựng chiến lược phát triển giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp ở Việt Nam - một số điểm tiếp cận”, Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xây dựng chiến lược phát triển giáo dục kỹ"thuật nghề nghiệp ở Việt Nam - một số điểm tiếp cận”
Tác giả: Phan Văn Kha
Năm: 1998
[6]. Trần Kiểm (2016), “Quản lí và lãnh đạo Nhà trường hiệu quả (Tiếp cận năng lực)”, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản lí và lãnh đạo Nhà trường hiệu quả (Tiếp cận"năng lực)”
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2016
[7]. Phạm Minh Hạc (2001), Tâm lý học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2001
[8]. Nguyễn Vũ Bích Hiền (Chủ biên), Nguyễn Thị Thu Hằng, Phạm Ngọc Long (2015), “Phát triển và Quản lí chương trình giáo dục”, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển và Quản lí chương trình giáo dục
Tác giả: Nguyễn Vũ Bích Hiền (Chủ biên), Nguyễn Thị Thu Hằng, Phạm Ngọc Long
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2015
[9]. Nguyễn Tiến Hùng (2014), “Bản chất và khung quản lý chất lượng của cơ sở giáo dục”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 107, tháng 08 năm 2014, tr.4-7, 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bản chất và khung quản lý chất lượng của cơ"sở giáo dục”
Tác giả: Nguyễn Tiến Hùng
Năm: 2014
[10]. Nguyễn Tiến Hùng (2014). “Quản lý nguồn nhân lực chiến lược dựa vào năng lực”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 110, tháng 11 năm 2014, tr. 1- 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản lý nguồn nhân lực chiến lược dựa vào"năng lực”
Tác giả: Nguyễn Tiến Hùng
Năm: 2014
[11]. Vũ Xuân Hùng (2011), “Rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật trong thực tập sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện”, Luận án Tiến sĩ QLGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên đại"học sư phạm kỹ thuật trong thực tập sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện”
Tác giả: Vũ Xuân Hùng
Năm: 2011
[12]. Nguyễn Thiện Nhân (2008), “Đào tạo theo nhu cầu xã hội một giải pháp chiến lược để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo hiện nay”, Tạp chí Dạy và học ngày nay (số 3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đào tạo theo nhu cầu xã hội một giải pháp"chiến lược để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo hiện nay”
Tác giả: Nguyễn Thiện Nhân
Năm: 2008
[13]. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật Giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục
Tác giả: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáodục
Năm: 2009
[14]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2014), Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới chương trình, sách giáo
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2014
[15]. Nguyễn Đức Trí (1996), “Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề”, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ B93-52-24, Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực"hiện và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề”
Tác giả: Nguyễn Đức Trí
Năm: 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w