Chương trình giáo dục và sách giáo khoa phổ thông ở nước ta sau năm 2015 được thiết kế và biên soạn theo những định hướng đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển bền vững đang được đẩy mạnh. Đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông tất yếu cần đổi mới nội dung và hình thức đào tạo cho phù hợp ở các cơ sở ĐTGV. Vì vậy, trong giai đoạn mới, chiến lược ĐTGV trong các trường\khoa sư phạm phải thay đổi nhằm thực hiện mục tiêu cơ bản và ưu tiên là tạo lập cho giáo viên những năng lực mới, thích ứng với những đổi mới của GDPT sau năm 2015. Chuyên đề nêu lên những vấn đề lý luận về quan điểm đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam nói chung và một số định hướng đổi mới đào tạo của các cơ sở ĐTGV đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông; các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ĐTGV trong giai đoạn hiện nay làm tiền đề nghiên cứu lý luận trong việc đổi mới chương trình và mô hình ĐTGV.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÍ GIÁO DỤC
- -TRƯƠNG TẤN ĐẠT
CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ : 62 14 01 14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền
2 PGS.TS Nguyễn Văn Đệ
Trang 2Hà Nội - Năm 2016
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Những nội dung cơ bản của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo ở Việt Nam 2
1.1 Những quan điểm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo 2
1.2 Những quan điểm về đổi mới chương trình, sách giáo khoa 5
1.3 Định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 6
2 Vai trò của các trường đại học đối với đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh đổi mới và hội nhập 8
2.1 Trường đại học trong hội nhập quốc tế và xu thế toàn cầu hóa 8
2.2 Đào tạo nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế 12
2.3 Trường đại học với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam đến năm 2020 15
3 Xu hướng đổi mới đào tạo giáo viên thế kỷ 21 19
3.1 Đổi mới mục tiêu đào tạo sư phạm theo tiếp cận chuẩn nghề nghiệp giáo viên 19
3.2 Đổi mới nội dung đào tạo sư phạm theo tiếp cận đổi mới nội dung giáo dục phổ thông 22
3.3 Đổi mới chương trình đào tạo theo tiếp cận đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học và sử dụng phương tiện dạy học của giáo dục phổ thông 24
3.4 Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong đào tạo giáo viên 27
3.5 Đổi mới công tác quản lý thực hiện chương trình 28
3.6 Một số yêu cầu về đổi mới chương trình đào tạo giáo viên 29
4 Quan điểm đổi mới mô hình ĐTGV 32
4.1 Quan điểm đổi mới 32
4.2 Mô hình mới về đào tạo sư phạm 32
5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ĐTGV trong giai đoạn hiện nay 34
5.1 Nhóm các yếu tố khách quan 34
5.2 Nhóm các yếu tố chủ quan 43
KẾT LUẬN 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTĐT : Chương trình đào tạo
ĐTGV : Đào tạo giáo viên
ĐNGV : Đội ngũ giáo viên
Trang 5MỞ ĐẦU
Chương trình giáo dục và sách giáo khoa phổ thông ở nước ta sau năm
2015 được thiết kế và biên soạn theo những định hướng đổi mới nhằm đápứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tếtrong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển bền vững đang được đẩy mạnh Đổimới chương trình và sách giáo khoa phổ thông tất yếu cần đổi mới nội dung
và hình thức đào tạo cho phù hợp ở các cơ sở ĐTGV Vì vậy, trong giai đoạnmới, chiến lược ĐTGV trong các trường\khoa sư phạm phải thay đổi nhằmthực hiện mục tiêu cơ bản và ưu tiên là tạo lập cho giáo viên những năng lựcmới, thích ứng với những đổi mới của GDPT sau năm 2015
Chuyên đề nêu lên những vấn đề lý luận về quan điểm đổi mới giáodục và đào tạo ở Việt Nam nói chung và một số định hướng đổi mới đào tạocủa các cơ sở ĐTGV đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông; các yếu tố ảnhhưởng đến quản lý ĐTGV trong giai đoạn hiện nay làm tiền đề nghiên cứu lýluận trong việc đổi mới chương trình và mô hình ĐTGV
Trang 6NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI
CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
1 Những nội dung cơ bản của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
- đào tạo ở Việt Nam
1.1 Những quan điểm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo
Một số nội dung cần nhấn mạnh trong quá trình triển khai thực hiệnNghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứngyêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa”[Bộ GD&ĐT (2015), “Đổi mới công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ quản lý và giáo viên phổ thông của các cơ sở ĐTGV”]:
(1) Đổi mới toàn diện là đổi mới những vấn đề cấp thiết, từ quan điểm,
tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiệnđảm bảo thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nướcđến các hoạt động quản trị của cơ sở giáo dục đào tạo và việc tham gia củagia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậchọc, ngành học
Cơ sở ĐTGV cần triển khai đổi mới toàn diện các hoạt động của đơn vịtheo tinh thần của nghị quyết: từ nhận thức, tư tưởng của từng cán bộ, giảngviên; thống nhất quan điểm chỉ đạo trong các tổ chức, bộ phận của đơn vị; đổimới mục tiêu đào tạo, phương thức đào tạo; đánh giá chất lượng đào tạo; đổimới cơ chế quản lý và chính sách đãi ngộ phát triển đội ngũ …
(2) Đổi mới căn bản là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, đổi mới vềchất, đổi mới từ gốc rễ, đổi mới có tính chất bước ngoặt với tinh thần và thái
độ kiên quyết để tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo
dục Nội dung cốt lõi của đổi mới căn bản (căn bản của căn bản):
Trang 7- Đổi mới cách tiếp cận mục tiêu giáo dục: Chuyển trọng tâm quá trìnhgiáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức, kỹ năng sang phát triển toàn diệnphẩm chất và năng lực người học Cơ sở ĐTGV cần chuyển từ trang bị nộidung kiến thức, nghiệp vụ sư phạm sang phát triển năng lực khoa học, nănglực giáo dục cho sinh viên
- Xây dựng một hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập, họctập suốt đời: Các cơ sở đào tạo giáo viên cần xây dựng được môi trường tựhọc để đảm bảo cả thầy và trò phải biết tự học, có tinh thần học tập suốt đời,thông qua đó để hướng dẫn, rèn luyện cho sinh viên biết tự học, được học tậptốt cả trong và ngoài nhà trường để đảm bảo cả thầy và trò phải biết tự học, cótinh thần học tập suốt đời
- Phát huy quyền tự chủ, cơ sở ĐTGV cần chủ động, sáng tạo trong cáchoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, tìm nhiều nguồn lực về tàichính từ nghiên cứu khoa học, chú trọng thực hiện chức năng - nhiệm vụ bồidưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý, tích cực liên hệ với địa phương phát huy vaitrò của cơ sở đào tạo trong công tác bồi dưỡng giáo viên, lôi cuốn hệ thốngGDPT vào hoạt động đào tạo của trường sư phạm
Trong quá trình xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, vai trò củagiáo dục thường xuyên ngày càng trở nên quan trọng trong hệ thống giáo dụcquốc dân, đặt ra nhiệm vụ phải bồi dưỡng cho giáo viên giáo dục thườngxuyên về nhiều mặt, trong đó quan trọng nhất là kỹ năng hoạt động cộngđồng, phương pháp giáo dục người lớn
(3) Giải pháp then chốt đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đối với
cơ sở ĐTGV:
Phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục: Tăng cườngbồi dưỡng nâng cao ý thức trách nhiệm, rèn luyện đạo đức nhà giáo và nhữngphẩm chất và năng lực cần thiết của người giảng viên sư phạm; chú trọng hoạtđộng học tập, bồi dưỡng khắc phục những năng lực còn thiếu, còn yếu của
Trang 8giảng viên; quy định giảng viên cùng tham gia một số hoạt động chuyên môn,nghiệp vụ và phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên phổ thông; Có cơ chếcho giảng viên tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh hoạt độngnghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong cơ sở ĐTGV; giảng viên đượcbồi dưỡng, tự bồi dưỡng tăng cường năng lực tổ chức các hoạt động đào tạo,phương pháp kiểm tra đánh giá mới, tăng cường các hoạt động thực tiễn …
Đổi mới cơ chế quản lý theo hướng dân chủ hóa, phát huy sức mạnh tập
thể, sức mạnh từng cá nhân Nghị quyết 29/NQ-TW nêu rõ yêu cầu “ Đổi mới
căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng” Cơ sở ĐTGV được giao quyền tự chủ (Quy định tại
Điều 32 Luật giáo dục đại học, Điều 5 Quyết định 70/2014/TTg ban hành Điều
lệ trường đại học, Thông tư số 01/2015/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trườngcao đẳng) vì vậy cần thực hiện quyền tự chủ theo hướng đổi mới:
Xác định rõ mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển của nhà trườngphù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo và đổi mới GDPT: xây dựng,công bố chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, khẳng định công khai chất lượnggiáo dục, công khai chiến lược phát triển của nhà trường …;
Tổ chức các khoa, các phòng, ban trên cơ sở xác định chức năng,nhiệm vụ phù hợp với thực hiện mục tiêu, chương trình đào tạo mới, thànhlập bộ máy tổ chức, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý trên cơ sởchiến lược và quy hoạch phát triển nhà trường;
Quản lý đội ngũ giảng viên trên tinh thần quản lý năng lực và hiệu quảcông việc, tránh “chủ nghĩa bình quân”; chú trọng gắn hoạt động đào tạo vớiquy hoạch nguồn nhân lực giáo dục phổ thông của từng địa phương để tiến tớikhắc phục tình trạng đào tạo thừa, thiếu cục bộ
Trang 9Các cơ sở ĐTGV cần phối hợp với nhau để đổi mới công tác đào tạo sưphạm nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, tuy nhiên, phải chútrọng đến cách thức và nội dung phối hợp sao cho hiệu quả nhất
(4) Đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá là khâu đột phá trong đổi mới cănbản và toàn diện giáo dục, từ đó thay đổi được cách học, cách dạy Cần tăngcường đánh giá sinh viên qua các tình huống thực tiễn, các kết quả tham giahoạt động xã hội, nghiên cứu đề tài, dự án …
1.2 Những quan điểm về đổi mới chương trình, sách giáo khoa
(1) Quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước về đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới chương trình, sách giáo khoanói riêng
- Tiếp tục quán triệt, thực hiện các quan điểm trong văn kiện của Đảng:giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực,bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nềnvăn hóa và con người Việt Nam…
- Tuân thủ qui định về chương trình, sách giáo khoa trong Luật Giáo dục
- Thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020
- Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốchội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
(2) Phát triển năng lực người học đảm bảo hài hòa giữa “dạy chữ”,
“dạy nghề” và định hướng nhề nghiệp
(3) Cấu trúc, nội dung chương trình, sách giáo khoa phải đảm bảochuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và đảm bảo tính chỉnh thể, linhhoạt, thống nhất, khả thi
(4) Đẩy mạnh đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dụcnhằm phát triển năng lực học sinh
(5) Đổi mới đánh giá kết quả giáo dục theo yêu cầu phát triển năng lựccủa người học
Trang 10(6) Quản lý việc xây dựng và thực hiện chương trình đảm bảo linh hoạt,phù hợp với đối tượng và vùng miền.
1.3 Định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
1.3.1 Xây dựng chương trình theo hướng phát triển năng lực
Chương trình mới tiếp cận theo hướng hình và phát triển năng lực chongười học; không chạy theo khối lượng tri thức mà chú ý khả năng vận dụngtổng hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, động cơ… vào giải quyếtcác tình huống trong cuộc sống hàng ngày
Tiếp cận theo hướng năng lực đòi hỏi học sinh làm/vận dụng được gìhơn là học sinh biết những gì Tránh được tình trạng biết rất nhiều nhưng làm/vận dụng không được bao nhiêu; biết những điều rất cao siêu, nhưng khônglàm được những việc rất đơn giản trong cuộc sống thường nhật…
1.3.2 Đổi mới toàn bộ các thành tố của quá trình dạy học
Do đổi mới cách tiếp cận nên hệ quả là toàn bộ các thành tố củachương trình giáo dục thay đổi:
- Mục tiêu thay đổi;
- Nội dung, cấu trúc của chương trình tổng thể và chương trình mônhọc thay đổi;
- Phương pháp dạy học thay đổi;
- Kiểm tra, đánh giá thay đổi
1.3.3 Chương trình được xây dựng hệ thống và nhất quán
Chương trình mới được thiết kế thành một hệ thống xuyên suốt và nhấtquán từ lớn 1 đến lớp 12; sẽ tránh được những hạn chế của chương trình hiệnhành: bớt được sự trùng lặp, thấy được sự phát triển rõ từ thấp đến cao, bổsung được những nội dung mới do cuộc sống yêu cầu… góp phần hạn chếquá tải
Trang 111.3.4 Chương trình vừa bảo đảm nền tảng cơ bản và phân hóa sâu
Chương trình mới chủ trương tất cả học chung một mặt bằng tri thức,giai đoạn giáo dục cơ bản từ lớp 1 đến lớp 9 được trang bị một vốn học vấn
cơ bản để học sinh có thể học tiếp lên bậc cao hơn hoặc đi vào học nghề, laođộng Lên THPT phân hóa sâu bằng việc học ít môn bắt buộc, dành nhiều thờigian cho học sinh tự chọn các môn học/các chủ đề gắn với nghề nghiệp, cầncho nghề sau này
1.3.5 Giảm gánh nặng học hành cho học sinh
Chương trình hiện hành yêu cầu học sinh cùng một thời điểm (trong 1học kì) học quá nhiều môn học và các hoạt động Chương trình sau 2015 chủtrương giảm mạnh đầu các môn học bắt buộc
Chương trình hiện hành nghiêng nhiều về kiến thức hàn lâm, coi trọngtính hệ thống của khoa học chuyên ngành, môn học ở nhà trường như là thunhỏ các giáo trình đại học… Chương trình mới chủ trương chỉ lựa chọn một sốnội dung thiết thực, gần gũi với cuộc sống nhằm hình thành năng lực, giúp họcsinh biết giải quyết các vấn đề và tình huống trong cuộc sống thường nhật
1.3.6 Cập nhật và hội nhập với xu thế quốc tế về phát triển chương trình giáo dục phổ thông
Cập nhật về cách tiếp cận, xây dựng chương trình theo định hướng hìnhthành và phát triển năng lực – Đây là xu hướng phát triển chương trình giáodục mà nhiều nước châu Âu (EU), Hoa Kì, Canada, Hàn Quốc… đã bắt đầuvận dụng từ đầu thế kỷ XXI đến nay
Cập nhật về quy trình xây dựng và phát triển chương trình giáo dục.Hầu hết các bước đi của một qui trình phát triển chương trình giáo dục mà cácnước thực hiện đã được chương trình sau 2015 của Việt Nam chú ý vận dụng
1.3.7 Chú trọng tính khả thi và điều kiện thực hiện
Trước hết đó là việc coi trọng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên saocho bắt kịp và đáp ứng được những thay đổi của chương trình giáo dục phổ
Trang 12thông Pháp chế hóa các hoạt động tổ chức, chỉ đạo và giám sát quá trình đổimới chương trình và sách giáo khoa; chú trọng phát triển nguồn lực cho việcxây dựng chương trình và sách giáo khoa; chú ý tới điều kiện và đối tượngvùng/miền.
Trong định hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới, haivấn đề được quan tâm nhiều đó là các chuyên đề học tập và hoạt động trảinghiệm sáng tạo
2 Vai trò của các trường đại học đối với đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh đổi mới và hội nhập
2.1 Trường đại học trong hội nhập quốc tế và xu thế toàn cầu hóa
Bước vào thế kỷ 21 cùng với quá trình gia tăng quy mô giáo dục đạihọc (GDĐH) trên phạm vi toàn thế giới từ 14 triệu sinh viên (1960) lên hơn
90 triệu sinh viên, hiện nay vai trò và vị trí của hệ thống GDĐH nói chung vàcác cơ sở ĐTGV nói riêng đã có những thay đổi căn bản
Trong bối cảnh sôi động của các xu hướng phát triển của đời sống xãhội hiện đại, GDĐH ở các nước đã và đang phải đối mặt với nhiều cơ hội vàthách thức to lớn đặc biệt là vấn đề giải quyết các mối quan hệ giữa quy mô -chất lượng và hiệu quả đào tạo; giữa đào tạo và nghiên cứu, dịch vụ; giữa nhucầu và nguồn lực cho phát triển.v.v Để giải quyết các yêu cầu đó GDĐH ởcác nước đã và đang thực hiện các cuộc đổi mới sâu rộng với các xu hướngsau [Phạm Đỗ Nhật Tiến (2013), “Đổi mới đào tạo giáo viên trước yêu cầuđổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam”, NXB Giáo dục Việt Nam,tr34-39]:
(1) Xu hướng đại chúng hóa: Chuyển từ giáo dục tinh hoa (Elite) sang
giáo dục đại chúng và phổ cập (Massification & Univerzalization) Qui môGDĐH tăng nhanh
(2) Xu hướng đa dạng hoá (Diversification): Phát triển nhiều loại hình
trường với cơ cấu đào tạo đa dạng về trình độ và ngành nghề theo huớng hàn
Trang 13lâm (Academy) hoặc nghề nghiệp & công nghệ nặng về thực hành(proffessional).
(3) Tư nhân hoá (Privatization): Để tăng hiệu quả đào tạo và thu hút
nhiều nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước cho GDĐH nhiều nước như Mỹ,Nhật Bản, Philipine v.v Phần lớn các trường đại học là đại học tư
(4) Bảo đảm chất lượng (Quality Assurance) và nâng cao khả năng
cạnh tranh Tập đoàn hoá và công nghiệp hoá (Corporatization andIndutrialization) hệ thống GDĐH
(5) Phát triển mạng lưới các đại học nghiên cứu để trở thành các Trung
tâm sản xuất, sử dụng, phân phối, xuất khẩu tri thức và chuyển giáo công nghệmới, hiện đại Thông qua đào tạo và nghiên cứu để phát hiện và thu hút nhân tàikhoa học & công nghệ
(6) Đẩy mạnh các loại hình dịch vụ đào tạo nhân lực quốc tế và khu
vực Các trường đại học trở thành các cơ sở dịch vụ đào tạo nhân lực thu hútvốn đàu tư vào đào tạo từ nhiều nước đặc biệt là các nước đang phát triển cónhu cầu tiếp cận với công nghệ hiện đại
Theo sự biến đổi định hướng mà UNESCO dự đoán, vai trò của nhàtrường ĐH hiện đại cần đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:
Là một trung tâm đào tạo chất lượng cao
Chủ yếu tiếp nhận những người có năng lực trí tuệ, có khả năng thamgia vào các chương trình của nhà trường, quan tâm đến những vấn đề côngbằng xã hội
Một trung tâm nghiên cứu, sáng tạo, phổ biến tri thức, tích cực đưa racác phát minh công nghệ để ứng dụng vào cuộc sống
Một trung tâm bồi dưỡng cập nhật hóa, hoàn thiện tri thức về trình độ nghềnghiệp cho những người đã tốt nghiệp một cách thường xuyên và có nề nếp
Trang 14Một trung tâm học tập có chất lượng, hiệu quả, dựa vào đó nhữngngười tốt nghiệp có ý chí học tập suốt đời, có ý thức trách nhiệm vận dụngkiến thức đã học phục vụ cho sự phát triển xã hội.
Một trung tâm tham gia giải quyết một cách khoa học những vấn đềcủa địa phương, khu vực và thế giới
Một trung tâm tư vấn khoa học cho các cấp chính quyền và các cơquan nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn, đáng tin cậy
Một cộng đồng gắn bó với những nguyên tắc của tự do ĐH, tham giatích cực vào xây dựng văn hóa hòa bình
Một cộng đồng trong đó sự hợp tác giữa công nghiệp, dịch vụ cho sựphát triển kĩ thuật đất nước và khu vực được khuyến khích và bảo vệ tích cực
Một nhà trường thích ứng với những nhịp điệu của cuộc sống hiện đạivới những nét riêng biệt của từng vùng và của từng nước
Vai trò của nhà trường ĐH trong nền giáo dục hiện đại với những yêucầu đặt ra trên đây, có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hệ thống tổ chức và quitrình đào tạo Nó đòi hỏi các trường ĐH phải nhanh nhạy chuyển từ đào tạodiện hẹp sang đào tạo diện rộng để phục vụ sự phát triển KT - XH; thích nghi
và đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhànước theo định hướng XHCN Mặt khác, các trường ĐH cần bám sát thựctiễn, nhu cầu xã hội và tính đặc thù của các địa phương để triển khai công tácđào tạo, NCKH ứng dụng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của các quốc gia
và vùng lãnh thổ
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2006; từ việc tham gia Hiệp hộicác quốc gia Đông Nam Á và tiến tới thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN
2015 Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tếthế giới với nhiều cơ hội và thách thức Trên thực tế, giáo dục Việt Nam cũngđang chuyển mình theo hướng hội nhập Khái niệm “đổi mới” đang trở thành
Trang 15tâm điểm của hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, thu hút sự chú ý củagiới doanh nhân nước ngoài không chỉ ở lĩnh vực kinh tế, mà còn ở các hoạtđộng giáo dục của các trường ĐH, các trung tâm đào tạo khu vực và thế giới,nhằm tạo ra một “thị trường mở” cho sự liên doanh, liên kết, mở lớp đào tạo,trường đào tạo 100% vốn nước ngoài Đồng thời, nó cũng tạo cơ hội cho SVViệt Nam phát huy khả năng học tập hoặc du học trong điều kiện tài chínhcho phép, đảm bảo.
Bằng con đường hội nhập và đổi mới, cơ hội tiếp cận với nền giáo dụctiên tiến, hiện đại của thế giới đã được khai thông, sự hợp tác quốc tế đượcnâng cao và mở rộng nhằm hướng tới đẩy nhanh đến quá trình hòa nhập Vớiphương châm hội nhập để phát triển và phát triển để tiến tới hòa nhập, trên cơ
sở sự tiếp thu có chọn lọc những kiến thức, kinh nghiệm tiên tiến của thế giới,giáo dục Việt Nam tất yếu phải lựa chọn những “mẫu hình” thích hợp để từmột nền giáo dục còn nhiều non kém tiến tới hoàn thiện hệ thống giáo dụcquốc dân phát triển bền vững, từng bước xây dựng một nền giáo dục ViệtNam tiên tiến, hiện đại, có ảnh hưởng đến tầm khu vực và quốc tế, trên cơ sởmột triết lí giáo dục bền vững, nhân văn và mang đậm bản sắc dân tộc
Như vậy, trong khung cảnh mới của sự biến đổi KH&CN, của hội nhậpkinh tế quốc tế và nền kinh tế tri thức, GDĐH có liên quan với mọi người,mọi lứa tuổi, tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, có vaitrò hướng dẫn hình thành các giá trị đích thực trong xã hội, trong các cộngđồng dân tộc trên toàn trái đất: “Nếu giáo dục là con chủ bài để đưa xã hộitiến lên trong kỉ nguyên mới, thì GDĐH là chỗ dựa của giáo dục để thực hiện
sứ mệnh nói trên” [Lâm Quang Thiệp (2000), Việc dạy và học ở ĐH và vai trò
của nhà giáo ĐH trong thời đại thông tin, Tài liệu báo cáo chuyên đề, ĐH Đà
Nẵng]
Trang 162.2 Đào tạo nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
Khi đề cập đến đào tạo nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường,người ta thường quan tâm đến một số qui luật của kinh tế thị trường là: Quiluật cung - cầu, qui luật cạnh tranh, qui luật giá trị
Cung - cầu nhân lực qua đào tạo được thể hiện thông qua mối quan hệgiữa đào tạo và sử dụng nhân lực Nhu cầu về nhân lực là nhu cầu về sốlượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề cho những loại công việc trong xãhội, theo yêu cầu của thị trường lao động, những cơ sở sử dụng lao động vànhu cầu của mỗi cá nhân trong cộng đồng Nhu cầu về nhân lực biến độngtrong từng thời kỳ dưới tác động của sự phát triển KT-XH và sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của từng vùng, địa phương
Cung về nhân lực là khả năng cung ứng của hệ thống đào tạo nhân lựccho thị trường lao động và các đơn vị sử dụng lao động về số lượng, cơ cấu vàchất lượng lao động Cung về nhân lực được quyết định bởi nhu cầu đào tạocủa cá nhân, phụ thuộc trình độ phát triển của quốc gia, ngân sách nhà nướcđối với phát triển đào tạo nhân lực trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vàmục tiêu phát triển con người, hệ thống thể chế trong đào tạo nhân lực vàtrình độ phát triển của nền kinh tế
Qui luật cung - cầu trong điều kiện kinh tế thị trường đòi hỏi phải gắnđào tạo với nhu cầu lao động trên thị trường lao động Để thích ứng với kinh
tế thị trường, hệ thống giáo dục nghề nghiệp phải thỏa mãn lợi ích của tất cảcác bên tham gia thị trường lao động, đồng thời phải đảm bảo tính hiệu quả và
sự bình đẳng, công bằng xã hội trong giáo dục Mọi thông tin về sự thay đổicủa cầu lao động về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động trên thị trườnglao động đều phải được nhận biết, phân tích, xem xét và điều chỉnh trong đàotạo nhân lực Đây là sự thay đổi căn bản nhất của giáo dục nghề nghiệp trongnền kinh tế thị trường so với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thời bao cấp
Trang 17Theo Vũ Ngọc Hải [Vũ Ngọc Hải (2007), “Cung - cầu giáo dục”, Tạpchí Khoa học Giáo dục số 24], mối quan hệ cung- cầu giữa đào tạo và sử dụngnhân lực được biểu hiện dưới các mức độ sau:
- Mức độ đáp ứng rất thấp: Hệ thống đào tạo nhân lực hoàn toàn không
có khả năng đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho thị trường lao động Đào tạo
và thị trường lao động hoàn toàn tách biệt nhau;
- Mức độ đáp ứng thấp: Hệ thống đào tạo nhân lực về cơ bản khôngđáp ứng được nhu cầu nhân lực của thị trường lao động về chất lượng, sốlượng và cả về cơ cấu ngành nghề Nhân tố thị trường lao động hoặc mờ nhạthoặc không được xuất hiện trong quá trình đào tạo nhân lực;
- Mức độ đáp ứng trung bình: Hệ thống đào tạo nhân lực chỉ có khảnăng đáp ứng một phần nhu cầu nhân lực cho thị trường lao động kể cả về sốlượng, chất lượng và cả về đáp ứng cho từng vùng, miền;
- Mức độ đáp ứng cao: Về cơ bản hệ thống đào tạo nhân lực gắn với thịtrường lao động và phát triển KT-XH Nhân lực qua đào tạo cơ bản đáp ứngđược về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình độ , cơ cấu ngành nghề, cơ cấuvùng, miền, tuy chưa thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu đòi hỏi;
- Mức độ đáp ứng rất cao: Hệ thống đào tạo nhân lực đáp ứng và làmthỏa mãn hoàn toàn nhu cầu của thị trường lao động về cả số lượng, chất lượng,
cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền và những đòi hỏi khác Mức này chứng
tỏ đào tạo đã đạt tới đỉnh cao là hoàn toàn gắn được với thị trường lao động
Dựa vào lý thuyết cung - cầu và quản lý nguồn nhân lực, có thể thấy đàotạo đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực của thị trường lao động được xác định:
Thứ nhất, dựa trên xu thế và chiến lược phát triển kinh tế và xã hội củacủa quốc gia/địa phương, xác định được yêu cầu về cơ cấu ngành/nghề nhânlực cần đào tạo của thị trường lao động hiện tại và tương lai Sau đó, căn cứvào chiến lược phát triển của trường đại học (dựa trên so sánh năng lực đào tạocủa mình hiện tại và tương lai), xác định được tổng số chương trình đào tạo
Trang 18được chi tiết theo từng loại ngành/nghề đào tạo mà năng lực đào tạo của trườngđại học có thể đáp ứng
Tiếp theo, dựa trên yêu cầu về chất lượng hay khung năng lực đầu ra cần
có của từng loại nhân lực theo ngành/nghề cần đào tạo của thị trường lao động,trường đại học thiết kế nội dung chương trình đào tạo theo từng ngành/nghề màthị trường lao động cần; và từ đó xác định được cơ cấu và khung năng lực củatừng loại giảng viên để thực hiện thành công từng loại chương trình đào tạo
Thứ ba, số lượng tuyển sinh được xác định dựa trên số lượng của từngloại nhân lực mà thị trường lao động cần và năng lực đào tạo của trường đạihọc có thể đáp ứng
Cuối cùng, xác định các điều kiện đảm bảo để thực hiện thành côngchương trình đào tạo, như: số lượng giảng viên căn cứ tỷ lệ giảng viên/sinhviên; cơ cấu giảng viên dựa trên cấu trúc nội dung của chương trình đào tạo; và
cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài chính dựa trên đặc trưng của chương trìnhđào tạo theo ngành/nghề
Để đáp ứng nhu cầu thị trường, đào tạo nghề phải tuân theo các quyluật của thị trường, đó là:
- Qui luật cạnh tranh của thị trường lao động thể hiện ở việc ai có khảnăng đáp ứng các yêu cầu lao động nghề nghiệp mà người sử dụng lao độngđòi hỏi sẽ là người có nhiều cơ hội việc làm trong thị trường lao động Các cơ
sở GDNN phải tuân theo qui luật cạnh tranh để tồn tại và phát triển, tất nhiên
sự cạnh tranh phải lành mạnh thông qua việc đào tạo có chất lượng và tạođộng lực cho sự phát triển
- Qui luật giá trị trong thị trường lao động đòi hỏi GDNN phải lấy chấtlượng đào tạo là sự sống còn và xem đào tạo là sự gia tăng giá trị của nhânlực để giành lợi thế trong thị trường lao động Sư linh hoạt và thích ứng củathị trường lao động đòi hỏi giáo dục nghề nghiệp phải thường xuyên điều
Trang 19chỉnh nội dung chương trình đảm bảo tính linh hoạt cao và khả năng thíchứng cao hơn cho người l ao động.
- Qui luật cung - cầu, qui luật cạnh tranh và qui luật giá trị trong nềnkinh tế thị trường đòi hỏi phải có mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở GDNN với
cơ sở sử dụng lao động dưới những hình thức đa dạng, phong phú và phù hợp
Trong bối cảnh hiện nay, thị trường lao động ở nước ta chưa thật sự pháttriển, việc làm trong xã hội còn thiếu, doanh nghiệp có nhiều cơ hội tuyển chọnsong lại ít trách nhiệm với đào tạo; hệ thống thông tin dự báo, thông tin thịtrường lao động hoạt động chưa hiệu quả nên v iệc định hướng ngành nghề vàqui mô đào tạo rất khó khăn Đây là những thách thức đối với hệ thống GDNN,đòi hỏi những người liên quan đến GDNN phải nhanh chóng đổi mới tư duyđào tạo dưới thời bao cấp sang tư duy kinh tế thị trường
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, để đủ sức cạnh tranh chúng
ta phải xây dựng được một hệ thống đào tạo chất lượng cao để đào tạo nhânlực các trình độ lao động kỹ thuật, các công nghệ gia, các nhà nghiên cứu đạtchuẩn khu vực, chuẩn quốc tế cho một số ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọncủa đất nước Đây chính là lực lượng nòng cốt để chúng ta có thể tiếp nhậnmột cách sáng tạo công nghệ hiện đại, kinh nghiệm về sản xuất và quản lý củacác nước đi trước, để đón đầu và chủ động trong quá trình cạnh tranh, hộinhập và chuẩn bị tiền đề cho nền kinh tế tri thức Chúng ta đang thiếu hụtnghiêm trọng loại hình lao động kỹ thuật này, hệ thống các trường cao đẳngnghề với ĐNGV đạt chuẩn sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu đào tạo lao động kỹthuật chất lượng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế
2.3 Trường đại học với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam đến năm 2020
Đào tạo cử nhân có trình độ là một nhiệm vụ chủ yếu của GDĐH;nghiên cứu và đào tạo thế hệ các giảng viên và nhà nghiên cứu là một nhiệm
vụ khác Hiện nay, các sơ sở đào tạo đại học buộc phải nâng cao chất lượng
Trang 20giảng dạy cho phù hợp hơn với người học và nhu cầu của thị trường lao động,cung cấp nghiên cứu và phát triển cho sự phát triển của doanh nghiệp và cộngđồng, góp phần quốc tế hóa và cạnh tranh quốc tế.
Bản chất của GDĐH là kiến tạo tri thức và thực hành phổ biến tri thức.Bất kì một hoạt động nào về giáo dục, đặc biệt là việc ĐTGV, các bước hoạchđịnh nguồn nhân lực, các chiến lược quản lí, xây dựng mô hình, cơ cấu ngànhđào tạo đều xem đấy là xuất phát điểm cho một hệ thống các qui trình, các lộtrình phát triển dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn
Chúng ta lại đang ở thế kỉ XXI, thế kỉ của xã hội thông tin, của tri thứchiện đại, và của nền kinh tế với những sản phẩm của nó tích hợp một hàmlượng chất xám cao Trong bối cảnh đó, chắc chắn phải xây dựng và phải cónền giáo dục chất lượng, một hệ thống giáo dục quốc dân hiện đại để có thểvượt qua được các thách thức, và biến chúng thành những cơ hội nhằm gópphần đưa xã hội nhanh chóng nhập cuộc với các nước phát triển
Theo Nghị quyết 14/2006/NQ-CP ngày 02/11/2006 của Chính phủ,mục tiêu đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020
sẽ hướng đến là:
- Hoàn chỉnh mạng lưới các cơ sở GDĐH trên phạm vi toàn quốc, có sựphân tầng về chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bảo đảm hợp lí cơ cấu trình độ, cơcấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền, phù hợp với chủ trương xã hội hóa giáodục và qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH của cả nước và của các địaphương;
- Mở rộng qui mô đào tạo, đạt tỉ lệ 200 SV/1 vạn dân vào năm 2010 và
450 SV/1 vạn dân vào năm 2020, trong đó khoảng 70-80% tổng số SV theohọc các chương trình nghề nghiệp - ứng dụng, vào khoảng 40% tổng số SVthuộc các cơ sở GDĐH ngoài công lập;
- Xây dựng ĐNGV và cán bộ quản lí GDĐH đủ về số lượng, có phẩmchất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong
Trang 21cách giảng dạy tiên tiến; đảm bảo tỉ lệ SV/GV của hệ thống GDĐH khôngquá 20 Đến năm 2010 có ít nhất 40% GV đạt trình độ thạc sĩ và 25% đạttrình độ tiến sĩ; đến năm 2020 có ít nhất 60% GV đạt trình độ thạc sĩ và 35%đạt trình độ tiến sĩ;
- Nâng cao rõ rệt qui mô và hiệu quả hoạt động KH&CN trong các
cơ sở GDĐH Các trường đại học lớn phải là các trung tâm NCKH mạnhcủa cả nước
Theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chínhphủ về Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2010, xác định rõ các mục tiêu:
- Về giáo dục nghề nghiệp và GDĐH: Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáodục nghề nghiệp và đại học; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đàotạo, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực, nâng cao chấtlượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; đàotạo ra những con người có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, trách nhiệmcông dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỷ luật laođộng, tác phong công nghiệp, năng lực tự tạo việc làm và khả năng thích ứngvới những biến động của thị trường lao động và một một phận có khả năngcạnh tranh trong khu vực và thế giới
Đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếpnhận 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạonghề nghiệp và đại học đạt khoảng 70%; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạotrên một vạn dân vào khoảng 350 - 400
- Về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
+ Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản vàtoàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành độingũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chươngtrình giáo dục phổ thông sau năm 2015 Tập trung đầu tư xây dựng các trường
Trang 22sư phạm và các khoa sư phạm tại các trường đại học để nâng cao chất lượngđào tạo giáo viên.
+ Đảm bảo từng bước có đủ giáo viên thực hiện giáo dục toàn diện theochương trình giáo dục mầm non và phổ thông, dạy học 2 buổi/ngày, giáo viêndạy ngoại ngữ, giáo viên tư vấn học đường và hướng nghiệp, giáo viên giáodục đặc biệt và giáo viên giáo dục thường xuyên
+ Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tácphong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh, sinh viên
Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo để đến năm
2020, 100% giáo viên mầm non và phổ thông đạt chuẩn trình độ đào tạo,trong đó 60% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học, 88% giáo viêntrung học cơ sở và 16,6% giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ đào tạotrên chuẩn; 38,5% giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 60% giảng viên caođẳng và 100% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sỹ trở lên; 100% giảngviên đại học và cao đẳng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ
Thực hiện đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ các trường đạihọc, cao đẳng với phương án kết hợp đào tạo trong và ngoài nước để đến năm
2020 có 25% giảng viên đại học và 8% giảng viên cao đẳng là tiến sỹ
+ Thực hiện các chính sách ưu đãi về vật chất và tinh thần tạo động lựccho các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, nhất là với giáo viên mầm non;
có chính sách đặc biệt nhằm thu hút các nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia
có kinh nghiệm và uy tín trong và ngoài nước tham gia phát triển giáo dục
Như vậy, theo chúng tôi, đổi mới GDĐH không chỉ phản ánh sự thayđổi kì vọng của xã hội đối với GDĐH mà còn là sự đáp ứng với bối cảnh củathời đại; điều đó, cũng đã dẫn đến sự thay đổi nhiệm vụ và vai trò của ngườigiáo viên Vấn đề đào tạo đội ngũ giáo viên trở thành mối quan tâm hàng đầucủa các trường ĐH trong quá trình thực hiện mục tiêu đổi mới; bởi vì, đội ngũ
Trang 23giáo viên là nhân tố quan trọng, là “sản phẩm” của các cơ sở ĐTGV, buộc các
cơ sở ĐTGV phải thực sự quan tâm đến nguồn nhân lực được đào tạo có đápứng nhu cầu xã hội, có được thị trường chấp nhận hay không - là một trongnhững yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả của nhà trường đối với xã hội
3 Xu hướng đổi mới đào tạo giáo viên thế kỷ 21
Chương trình GDPT mới (sau đây gọi là chương trình) thể hiện mụctiêu giáo dục phổ thông; quy định những yêu cầu về phẩm chất và năng lựccủa học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, phạm vi và cấu trúc nội dung giáodục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cáchthức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục ở mỗilớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông; chương trình bao gồm chươngtrình tổng thể và các chương trình môn học (Nghị quyết số 88/2014/QH13 vàQuyết định số 404/QĐ-TTg)
Đổi mới ở trường sư phạm gắn bó chặt chẽ, hài hoà và song hành cùngđổi mới giáo dục phổ thông Đổi mới sư phạm là điều kiện thành công cho đổimới phổ thông Ngược lại, đổi mới phổ thông cũng đặt ra yêu cầu, "bài toán"cho đổi mới sư phạm về: Mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp vàhình thức đào tạo, kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo và quản lý thực hiệnchương trình Các trường phổ thông phải thực sự tham gia vào quá trình đàotạo giáo viên
3.1 Đổi mới mục tiêu đào tạo sư phạm theo tiếp cận chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Mục tiêu ĐTGV phải xuất phát từ đổi mới cách tiếp cận và thực hiệnmục tiêu giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng theo hướng là pháttriển phẩm chất và năng lực người học, trên tinh thần đổi mới giáo dục toàndiện là phát triển hài hòa đức, trí, thể, mỹ nhằm phát triển tốt nhất tiềm năngriêng của từng học sinh
Trang 24Mục tiêu của đào tạo giáo viên là hình thành và phát triển phẩm chất,năng lực của sinh viên, đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên; có khảnăng phát triển và thích ứng với các điều kiện dạy học khác nhau.
Chuẩn đầu ra được xác định rõ ràng và cụ thể hóa trong chương trìnhđào tạo bao gồm: Kiến thức, thái độ và kỹ năng cơ bản; kiến thức, thái độ và
kỹ năng nghề nghiệp mà người tốt nghiệp cần đạt để hình thành một cách bềnvững những phẩm chất và năng lực đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của xãhội cũng như khả năng học lên cao, học suốt đời, phát triển nghề nghiệp,chuyển đổi nghề và phát triển nhân cách cho người tốt nghiệp
Xây dựng chuẩn đầu ra của các cơ sở đào tạo giáo viên thấp nhất cũngphải đạt mức tối thiểu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên Theo đó, nhữngphẩm chất và năng lực cơ bản của sinh viên sư phạm cần đạt được sau khi tốtnghiệp (theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên hiện hành và dự thảo chỉnh sửa bổsung) gồm:
- Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống: Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy
học, có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; có kĩ năng làm việcnhóm, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp để cùng thực hiện mục tiêu vàchương trình giáo dục
- Năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà trường, phát triểnchương trình môn học, phát triển các chủ đề dạy học trải nghiệm sáng tạo,phát triển chương trình dạy học ở cấp độ bài học theo hướng mở rộng kiếnthức phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh nhằm giúp cho việc học của họcsinh trở nên thiết thực, gắn với thực tế cuộc sống, gắn với địa phương, vùngmiền và tạo cơ hội học tiếp ở trình độ cao hơn
- Năng lực dạy học: Năng lực tổ chức dạy học theo tiếp cận năng lựccủa người học; năng lực thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề liên môn;năng lực phát triển môi trường học tập cho học sinh; năng lực tư vấn, hướngdẫn học sinh; năng lực dạy học phân hóa sâu ở cuối cấp trung học; năng lực
Trang 25đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực; năng lực phảnhồi thông tin tới người học để điều chỉnh quá trình dạy học
- Năng lực giáo dục: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáodục, Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo chohọc sinh; năng lực tổ chức, quản lý hội đồng tự quản của học sinh; năng lựcgiáo dục học sinh yếu thế và học sinh có hoàn cảnh đặc biệt; năng lực giáodục hòa nhập; năng lực phối hợp các lực lượng giáo dục để giáo dục học sinh;năng lực phát triển môi trường giáo dục học sinh; năng lực đánh giá kết quảrèn luyện của học sinh và sử dụng đánh giá đồng đẳng trong đánh giá kết quảrèn luyện của học sinh
- Năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức triển khai nghiên cứu khoahọc ứng dụng ở trường phổ thông: Năng lực phát hiện các vấn đề nghiên cứukhoa học gắn với nhu cầu của thực tiễn, năng lực phối hợp các lực lượngtrong nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu, đánh giá kết quả nghiên cứukhoa học, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học trong giáo dục nhàtrường và thực tế cuộc sống
- Năng lực hoạt động xã hội: Năng lực tham gia và tổ chức các hoạt động
xã hội, thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng, huyđộng trẻ em đến trường; năng lực trợ giúp những người yếu thế trong xã hội …
- Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục: Có phương phápthu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh,
sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục; có phương pháp thuthập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hìnhchính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thuđược vào dạy học, giáo dục
- Năng lực phát triển nghề nghiệp: Năng lực tự đánh giá, tự học và tự
rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằmkhông ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục; năng lực
Trang 26phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghềnghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục.
3.2 Đổi mới nội dung đào tạo sư phạm theo tiếp cận đổi mới nội dung giáo dục phổ thông
a) Nội dung giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo hướng tinh
giản, hiện đại, thiết thực với cuộc sống, phù hợp với lứa tuổi, trình độ học
sinh Nội dung giáo dục phổ thông gồm các môn học/lĩnh vực giáo dục, trong
đó mỗi lĩnh vực giáo dục liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với một nhóm mônhọc, hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo Các môn học/lĩnh vực giáo dục,chuyên đề học tập và hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo được cấu trúcthành một hệ thống chỉnh thể, thống nhất từ cấp tiểu học đến cấp trung họcphổ thông và được chia thành 2 loại: bắt buộc và tự chọn
b) Chương trình giáo dục phổ thông thiết kế nội dung dạy học phù hợp
với từng lĩnh vực giáo dục nhằm rèn luyện học sinh năng lực tự học, tìm tòikiến thức, cách thức vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học được; hướng tớihình thành và phát triển các phẩm chất của học sinh, gồm: yêu gia đình, quêhương, đất nước; nhân ái, khoan dung; trung thực, tự trọng, chí công vô tư; tựlập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó; có trách nhiệm với bản thân, cộngđồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; tôn trọng, chấp hành kỉluật, pháp luật và nghĩa vụ đạo đức Trên cơ sở đó hình thành và phát triểncác năng lực chung và năng lực đặc thù môn học của học sinh như: tự học,sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề; giao tiếp và hợp tác; sử dụng côngnghệ thông tin và truyền thông
Coi trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh qua đó pháthiện được năng khiếu, sở thích và đam mê của từng em để bồi dưỡng phát triển
c) Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ thực hiện trong 12 năm, chia
thành 2 giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (cấp tiểu học 5 năm và THCS 4năm) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp THPT 3 năm)