1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Ngữ văn 9 bài 24: Nghĩa tường minh và hàm ý

4 138 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 39,5 KB

Nội dung

a-Em hiểu từ « đồng mình » trong đoạn thơ như thế nào?. bĐoạn thơ trên nói lên những đức tính gì của người đồng mình ?Qua đó người cha mong muốn con điều gì?. *Hình ảnh: - Người đồng mìn

Trang 1

NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

I-Mục tiêu bài dạy.

1-Kiến thức.

-Nắm được khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý

2-Kỹ năng:

Rèn kỹ năng sử dụng hàm ý trong giao tiếp hàng ngày và viết văn 3-Thái độ:

- Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt

II-Phương tiện thực hiện.

- Thầy: Giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ

- Trò: Vở bài tập, sách giáo khoa, vở ghi

III- Cách thức tiến hành.

- Nêu vấn đề, thảo luận

- Phân tích, quy nạp

IV- Tiến trình bài dạy:

A-Tổ chức:

B- Kiểm tra 15 phút:

A-Đề bài: Cho đoạn thơ sau:

Người đồng mình thương lắm con ơi

……… phong tục.

(Trích trong bài “Nói với con” của Y Phương.)

a-Em hiểu từ « đồng mình » trong đoạn thơ như thế nào ?

bĐoạn thơ trên nói lên những đức tính gì của người đồng mình ?Qua đó người cha

mong muốn con điều gì ?

B-Đáp án- thang điểm

Những đức tính của người đồng mình và mơ ước của cha

*Hình ảnh:

- Người đồng mình sống nghèo đói, cực nhọc, lam lũ nhưng mạnh mẽ, khoáng đạt với chí cao, luôn yêu quý tự hào và gắn bó với quê hương

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Trang 2

xuống ghềnh.”

->Người cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương của mình Không phản bội quê hương cho dù quê hương còn nghèo đói vất vả

-Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

phong tục

->Người đồng mình sống mạnh mẽ, giàu chí khí, giàu niềm tin.Tuy thô sơ da thịt,ăn mặc giản dị

áo chàm, khăn piêu nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí, nghị lực và khát vọng xây dựng quê hương Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình chống bão lụt, núi đổ

Họ sáng tạo và lưu truyền phong tục, tập quán tốt đẹp riêng của mình

->Từ đó người cha mong muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương dặn dò con cần tự tin, vững bước trên đường đời

C- Bài mới

- Học sinh đọc đoạn văn ở bài tập 1 phần I

? Câu “Trời ơi, chỉ còn 5 phút” em hiểu

anh thanh niên muốn nói điều gì? vì sao

anh không nói thẳng câu đó với cô gái?

+Tế nhị

? Trong cách nói trên, cách nào mang tính

phổ biến ( có cùng cách hiểu) cách nói nào

chỉ có ông hoạ sĩ và cô gái hiểu?

- Cách 1: Ai cũng hiểu vì nó diễn đạt trực

tiếp bằng từ ngữ trong câu

- Cách 2,3: Chỉ có những người trong cuộc

mới hiểu vì nó là ẩn ý

?Câu “Ô cô còn quên chiếc khăn mùi soa

đây này” có ẩn ý không?

- Không có ẩn ý

?Vậy em hiểu thế nào về nghĩa tường minh

I- Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.

1- Bài tập

- Trời ơi, chỉ còn có 5 phút!

+ Chỉ còn 5 phút là phải chia tay + Tiếc quá không còn đủ thời gian để trò chuyện tâm tình

+ Giá còn thời gian thì tốt biết mấy

- Ô cô còn quên chiếc khăn mùi soa đây này!

>Không có ẩn ý

2 Kết luận

Trang 3

và hàm ý?

- Học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa

trang 75

- Học sinh đọc lại đoạn trích ở mục 1

?Câu nào cho thấy hoạ sĩ chưa muốn chia

tay với anh thanh niên?

- Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy

?Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ cô gái?

Thái độ ấy giúp em đoán ra điều gì liên

quan đến chiếc khăn mùi soa?

- Mặt đỏ ửng

- Học sinh đọc đoạn trích bài tập 2

?Cho biết hàm ý trong câu in đậm?

- Nhà hoạ sĩ già chưa kịp uống nước trà đã

phải đi

?Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích

- Cơm chín rồi

- Học sinh đọc bài tập 4

? Những câu in đậm có phải là câu chứa

hàm ý không?

- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu

- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy

II Luyện tập

1 Bài tập 1

a-Câu “Nhà hoạ sĩ dạy” cụm từ “tặc lưỡi”

cho ta hiểu được rằng

b- “Mặt đỏ ửng” ngượng ngùng khó nói

- Nhận lại chiếc khăn > Một hành động thay cho lời nói cảm ơn

- Vội quay đi: Lúng túng bối rối

2 Bài 2

-Nhà hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đã phải đi

3 Bài 3

- Cơm chín rồi: Ông vô ăn cơm đi

4 Bài 4

- “Hà nắng gớm về nào” >không có hàm

ý mà chỉ là câu đánh trống lảng

- Tôi thấy người ta đồn. >không có hàm ý

mà chỉ là câu nói bỏ lửng

D- Củng cố:

? Thế nào là nghĩa tường minh, hàm ý?

? Tác dụng của nó

? Làm thế nào để biết câu văn chứa hàm ý

? Học sinh thuộc lòng phần ghi nhớ

E- Hướng dẫn học bài

Trang 4

- Hoàn thiện các bài tập trong sách giáo khoa

- Làm bài tập trắc nghiệm

- Viết một đoạn văn diễn dịch ( có nội dung tự chọn) trong đó có chứa hàm ý

Ngày đăng: 17/05/2019, 20:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w