1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC

108 254 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà

Trang 1

Lời nói đầu

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để có được chỗ đứng trên thị trường cũng như có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và cải tiến mẫu mã, bao bì Với một bao bì tốt, sản phẩm không những được bảo quản tốt mà còn gây được thiện cảm đối với khách hàng, điều đó sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trong và ngoài nước Nắm bắt được nhu cầu đó của thị trường, công ty Cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà đã được thành lập để chuyên sản xuất vỏ bao bì cho các nhà máy xi măng như Hoàng Thạch, Hoàng Mai, Sông Đà, Phúc Sơn, ChinFon Bên cạnh đó để đẩy mạnh tốc độ phát triển, công ty còn kinh doanh một số ngành nghề khác như sản xuất giấy Việt Nga, kinh doanh vật tư vận tải, xuất nhập khẩu hạt nhựa các loại

Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp quyết định sự tồn tại và phát triển của mình trong môi trường cạnh tranh khốc liệt Các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi đảm bảo có lãi Do vậy tiết kiệm chi phí và hạ giá thành là điều quan trọng để tăng lợi nhuận, mở rộng sản xuất kinh doanh Đứng trên góc độ quản lý, cần phải biết được nguồn gốc, con đường hình thành cũng như bản chất nội dung cấu thành của chi phí và giá thành để có những quyết định phù hợp Một trong những biện pháp giữ vị trí quan trọng không thể thiếu được phải kể đến biện pháp quản lý bằng công cụ kế toán mà cụ thể là kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm

Sau thời gian thực tập tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà, em nhận thấy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty tuy đã tuân theo quy định của chế độ kế toán nhưng vẫn còn một số hạn chế cần khắc

phục Vì thế em đã chọn Luận văn với đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”

Luận văn tốt nghiệp gồm ba chương sau:

Chương 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp

Trang 2

Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà

Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Phạm Thị Gái cùng các nhân viên kế toán tại phòng kế toán tài chính của công ty đã giúp đỡ em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Trang 3

Chương 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp

1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất

Quá trình sản xuất của doanh nghiệp là quá trình bỏ ra các chi phí Chi phí doanh nghiệp bỏ ra bao gồm các chi phí về lao động vật hoá (các loại đối tượng lao động và tư liệu lao động), chi phí về lao động sống (tiền lương và các khoản phải trả cho lao động) Hiểu theo nghĩa thông thường chi phí sản xuất bao gồm các chi phí để tạo ra sản phẩm Còn dưới góc độ tiền tệ, chi phí sản xuất là việc tiêu dùng các yếu tố bao gồm đối tượng lao động, tư liệu lao động, lao động sống và các điều kiện sản xuất khác gắn với quá trình sản xuất sản phẩm thuộc một kỳ sản xuất nhất định.

Như vậy: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về

lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất ra sản phẩm trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).

Trong doanh nghiệp sản xuất chi phí và chi tiêu không hoàn toàn giống nhau Có những trường hợp chi phí không phải là chi tiêu hoặc chi tiêu chưa chắc đã là chi phí Vì thế cần phải phân biệt chi phí và chi tiêu

Thật vậy, chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền doanh nghiệp bỏ ra trong một thời kỳ nhất định bao gồm chi tiêu trong quá trình cung cấp (chi mua sắm vật tư, hàng hoá, tài sản), chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh (chi cho sản xuất chế tạo sản phẩm, chi cho quản lý và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ, chi vận chuyển bốc dỡ) Chi tiêu cho quá trình mua hàng làm tăng tài sản của doanh nghiệp, còn chi tiêu cho quá trình sản xuất làm cho các khoản tiêu dùng trong quá trình sản xuất tăng lên.

Chi phí trong kỳ của doanh nghiệp là bao gồm toàn bộ phần tài sản đã hao mòn, hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ Ngoài ra có các khoản chi phí phải trả không phải là chi tiêu trong kỳ nhưng được tính vào chi phí trong kỳ.

Chi phí và chi tiêu là 2 khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau Chi tiêu là cơ sở phát sinh chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí Chi phí, chi tiêu không những khác nhau về lượng mà còn khác nhau về thời gian Có những khoản chi tiêu kỳ này nhưng chưa được tính vào chi phí trong kỳ (mua nguyên vật liệu

Trang 4

nhập kho) và những khoản tính vào chi phí trong kỳ nhưng thưc tế vẫn chưa chi tiêu Sở dĩ có sự khác biệt đó là do đặc điểm tính chất và phương thức vận động dịch chuyển giá trị cuả từng loại tài sản vào quá trình sản xuất và yêu cầu kỹ thuật hạch toán chúng.

Việc phân biệt giữa chi phí và chi tiêu có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu bản chất, nội dung, phạm vi và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.

Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất bao gồm rất nhiều loại, nhiều khoản khác nhau Chúng tham gia vào quá trình sản xuất dưới những hình thức khác nhau Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán cần thiết phải phân loại chi phí

1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất bao gồm rất nhiều loại, nhiều khoản khác nhau Chúng tham gia vào quá trình sản xuất dưới những hình thức khác nhau Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán cần thiết phải phân loại chi phí

Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định Trên thực tế có rất nhiều cách phân loại khác nhau, tuy nhiên lựa chọn tiêu thức phân loại nào là phải dựa vào yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán.

* Phân loại theo yếu tố chi phí

Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí được chia thành 5 yếu tố:

- Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, động lực sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).

- Yếu tố chi phí nhân công: gồm tổng số tiền lương, phụ cấp lương phải trả cho người lao động và số trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho người lao động tính vào chi phí.

- Yếu tố khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh.

- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh.

- Yếu tố chi phí khác bằng tiền: gồm các chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

* Phân theo các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm

Trang 5

Căn cứ các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm, chi phí bao gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.

- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ cùng với các khoản trích theo tỷ lệ quy định cho các quỹ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn (phần tính vào chi phí).

- Chi phí sản xuất chung: gồm toàn bộ các chi phí còn lại phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi đã loại trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, bao gồm các khoản sau:

+Chi phí nhân viên phân xưởng+Chi phí vật liệu

+ Chi phí dụng cụ sản xuất

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định+ Chi phí dịch vụ mua ngoài+ Chi phí khác bằng tiền

Phân loại CPSX theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh ở doanh nghiệp.

* Phân theo cách thức kết chuyển chi phí

Theo cách thức kết chuyển, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.

- Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra trong một thời kỳ Chi phí sản phẩm bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

- Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong một kỳ kế toán Chi phí thời kỳ không phải là một phần giá trị sản phẩm sản xuất mà chúng là những chi phí, phí tổn cần được khấu trừ ra từ lợi nhuận của thời kỳ mà chúng phát sinh Chi phí thời kỳ bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Trang 6

* Phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành

Theo cách này, chi phí được chia thành biến phí và định phí

- Biến phí: là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành ví dụ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp

- Định phí: là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành, ví dụ các chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng

Phân loại chi phí thành chi phí khả biến và chi phí bất biến có tác dụng lớn đối với quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm tăng hiệu quả kinh doanh.

* Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ và khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí

- Chi phí trực tiếp : Là những chi phí chỉ quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất một loại sản phẩm, một công việc, lao vụ hoặc một hoạt động, một địa điểm nhất định và hoàn toàn có thể hạch toán, quy nạp trực tiếp cho sản phẩm, công việc, lao vụ đó

- Chi phí gián tiếp : Là chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm, công việc, lao vụ, nhiều đối tượng khác nhau nên phải tập hợp, quy nạp cho từng đối tượng bằng phương pháp phân bổ gián tiếp.

Cách phân loại này có ý nghĩa đối với kỹ thuật hạch toán Trường hợp có phát sinh chi phí gián tiếp, bắt buộc phải áp dụng phương pháp phân bổ, lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp.

Ngoài các cách phân loại như trên còn có thể phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định Như vậy, mỗi cách phân loại chi phí sản xuất kinh doanh có ý nghĩa riêng của nó, đồng thời bổ sung cho nhau nhằm quản lý tốt, hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất góp phần quản lý tài sản, vật tư lao động, tiền vốn của doanh nghiệp hiệu quả và đề ra được những biện pháp phấn đấu hạ giá thành sản phẩm.

1.2 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm1.2.1 Khái niệm

Quá tình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm 2 mặt: Mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất Tất cả những chi phí (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.

Trang 7

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.

1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm

* Theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành

Theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành, giá thành được chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.

- Giá thành kế hoạch: giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.

- Giá thành định mức: giá thành định mức được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm Tuy nhiên giá thành định mức khác với giá thành kế hoạch ở chỗ giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, còn giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành.

- Giá thành thực tế: giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.

* Theo phạm vi phát sinh chi phí

Theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ

- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất, bộ phận sản xuất: bao gổm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung

- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Giá thành toàn bộ của sản phẩm được tính theo công thức:Giá thành toàn

Trang 8

1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối liên hệ mật thiết với nhau, chúng giống nhau về bản chất nhưng lại khác nhau ở phạm vi phản ánh.

Chi phí và giá thành là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất Chi phí sản xuất tính tất cả những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và trong một kỳ nhất định, nó không quan tâm đến kết quả của những chi phí này là sản phẩm đă được hoàn thành hay chưa Giá thành sản phẩm, về bản chất cũng là những chi phí sản xuất bỏ ra nhưng nó lại liên quan chặt chẽ với khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành mà không quan tâm đến chi phí ấy được chi ra ở kỳ nào Như vậy, chi phí sản xuất tính trong một kỳ, còn giá thành sản phẩm tính cho sản phẩm có thể liên quan đến chi phí của nhiều kỳ nhưng không bao gồm phần chi phí kỳ này chuyển sang kỳ sau Chi phí sản xuất không quan tâm đến khối lượng, chủng loại sản phẩm hoàn thành nhưng giá thành sản phẩm lại liên quan đến khối lượng, chủng loại sản phẩm hoàn thành.

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất

dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

dang cuối kỳQua sơ đồ trên ta thấy

1.3 Kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp1.3.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là giới hạn và phạm vi để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định phạm vi, giới hạn không gian mà ở đó có các chi phí xảy ra (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ, diện tích kinh doanh ) hay phạm vi, giới hạn của các hoạt động làm

Trang 9

phát sinh chi phí hoặc xác định phạm vi, giới hạn của các đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng ).

Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất một cách hợp lý sẽ là cơ sở cho việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết

Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất phụ thuộc vào các yếu tố sau:- Trình tự, đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ

- Trình độ quản lý và nhu cầu thông tin của quản lý- Yêu cầu thông tin cho việc tính giá thành

- Trình độ và khả năng của bộ máy kế toán

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất (toàn doanh nghiệp), hoặc từng giai đoạn sản xuất, từng phân xưởng hoặc từng nhóm sản phẩm, từng chi tiết, từng sản phẩm

1.3.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí.

Tuỳ theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể có thể vận dụng các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất sau:

- Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp (hay phương pháp giản đơn)

Phương pháp này được áp dụng đối với các chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng hạch toán chi phí đã xác định và được căn cứ trực tiếp vào các chứng từ hạch toán chi phí ban đầu.

Theo phương pháp này, những chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí nào sẽ được ghi trực tiếp cho đối tượng đó và được căn cứ trực tiếp vào các chứng từ hạch toán chi phí ban đầu Do tính trực tiếp cho từng đối tượng nên phương pháp này đảm bảo độ chính xác cao Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công để sản xuất chế tạo sản phẩm thường sử dụng phương pháp này

Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác…Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp này là từng loại sản phẩm hay dịch vụ

Trang 10

- Phương pháp phân bổ gián tiếp

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp các chi phí phát sinh ban đầu liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán chi phí sản xuất nhưng không thể tổ chức ghi chép ban đầu riêng rẽ cho từng đối tượng được

Theo phương pháp này trước hết cần tập hợp chi phí chung cho nhiều đối tượng, sau đó lựa chọn tiêu thức hợp lý để tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan Việc phân bổ được thực hiện theo 2 bước

Trong đó:

Ci: Chi phí phân bổ cho đối tượng i

∑C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cần phân bổ

∑ Ti: Tổng hệ số phân bổ

Ti: Hệ số phân bổ của đối tượng i

Phương pháp phân bổ gián tiếp thường áp dụng đối với chi phí sản xuất chung tuy nhiên các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp khi liên quan đến nhiều đối tượng nếu cần thiết cũng phải phân bổ.

1.3.3 Kế toán chi phí sản xuất

1.3.3.1 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên

Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập - xuất - tồn kho vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán.

Phương pháp kê khai thường xuyên áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh mặt hàng có giá trị lớn.

 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 11

* Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực được xuất dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.

* Cơ sở hạch toán

Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căn cứ vào các chứng từ như phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng thông thường, phiếu chi, ủy nhiệm chi

* Tài khoản sử dụng

Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp” Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng ) tùy theo từng đặc điểm của doanh nghiệp

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632.

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho.

Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.

Trang 12

Trong đó

(1): Xuất nguyên vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm

(2): Mua nguyên vật liệu sử dụng ngay (không qua nhập kho) cho hoạt động sản xuất sản phẩm.

(3): Giá trị nguyên vật liệu không sử dụng hết cuối kỳ nhập lại kho.

(4): Kết chuyển phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường(5): Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp* Nội dung chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, đắt đỏ, độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ ) các khoản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn).

TK 632(1)

(3)

Trang 13

Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán căn cứ vào các chứng từ về lao động tiền lương, chứng từ về các khoản phải nộp cho cơ quan quản lý quỹ và các chứng từ thanh toán như phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn

* Tài khoản sử dụng

Để theo dõi các khoản chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí.

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Bên Nợ:

Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ.

Bên Có:

- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”

- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632.

Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.

* Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.3:Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên

Trang 14

Trong đó

(1): Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho công nhân sản xuất sản phẩm

(2): Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm trên số tiền lương, tiền công phải trả theo chế độ quy định

(3): Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất

(4): Kết chuyển phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường(5): Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp

 Hạch toán chi phí sản xuất chung* Nội dung chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, đội phục vụ sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ gồm: Lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, đội; khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả của nhân viên phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất; khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng, bộ phận sản xuất; chi phí đi vay nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản đang trong quá trình sản xuất dở dang; chi phí sửa chữa và những chi phí khác liên quan đến hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất.

(4)(2)

Trang 15

Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan đến các yếu tố chi phí phát sinh phục vụ sản xuất kinh doanh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất như bảng phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, phiếu chi, uỷ nhiệm chi, hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng thông thường

* Tài khoản sử dụng

Để theo dõi các khoản chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất.

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung

Bên Nợ:

Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.

Bên Có:

- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung

- Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường.

- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”

Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung có 6 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận sản xuất; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận sản xuất; khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất

- Tài khoản 6272 - Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho phân xưởng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ, dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng

- Tài khoản 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ xuất dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất

Trang 16

- Tài khoản 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm và TSCĐ dùng chung cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất

- Tài khoản 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất như chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại

- Tài khoản 6278 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất

* Phương pháp hạch toán

Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung được thể hiện qua sơ đồ sau

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp kê khai thường xuyên

Trang 17

Trong đó

(1): Chi phí nhân viên phân xưởng

(2): Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ(3): Chi phí theo dự toán

(4): Trích khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng, bộ phận sản xuất (5): Các chi phí sản xuất khác mua ngoài

(6): Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí sản xuất chung

(7): Phân bổ (kết chuyển) chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tính giáTK 152, 153

TK 142, 242, 335

TK 154TK 632(1)

TK 111, 112, 331 TK 214

TK 1331(4)

TK 111, 112, 152, 138

(6)

Trang 18

(8): Kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định (không phân bổ) vào giá vốn

 Tổng hợp chi phí sản xuất* Tài khoản sử dụng

Để tổng hợp các chi phí sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 154 "Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" Tài khoản 154 được mở chi tiết cho từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại dịch vụ của bộ phận sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ (kể cả vật tư, sản phẩm, hàng hoá thuê ngoài gia công chế biến).

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Bên Nợ:

Tổng hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

Bên Có:

- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất sản phẩm.

- Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.

Dư Nợ:

Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành.

* Phương pháp hạch toán

Phương pháp tổng hợp chi phí sản xuất được thể hiện qua sơ đồ sau

Sơ đồ 1.5 : Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên

Trang 19

Trong đó

(1): Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(2): Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp(3): Kết chuyển chi phí sản xuất chung (4): Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm

(5): Tổng giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ hoàn thành (nhập kho, gửi bán, tiêu thụ thẳng)

1.3.3.2 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động vật tư, hàng hóa không theo dõi, phản ánh thường xuyên liên tục trên các tài khoản hàng tồn kho Giá trị vật tư, hàng hoá mua vào nhập kho được phản ánh trên một tài khoản riêng (Tài khoản 611 - Mua hàng) Công tác kiểm kê vật tư, hàng hoá được tiến hành cuối mỗi kỳ hạch toán để xác định vật tư, hàng hoá tồn kho thực tế, trên cơ sở đó kế toán phản ánh vào các tài khoản hàng tồn kho Như vậy, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ hạch toán để kết chuyển số dư đầu kỳ và cuối kỳ hạch toán để kết chuyển số dư cuối kỳ.

(4)(2)

Trang 20

Phương pháp kiểm kê định kỳ thường được áp dụng ở những doanh nghiệp nhiều chủng loại vật tư, hàng hoá với quy cách mẫu mã khác nhau, giá trị thấp và được xuất thường xuyên.

 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp* Cơ sở hạch toán

Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căn cứ vào các chứng từ như hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng thông thường, phiếu chi, uỷ nhiệm chi, biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ

* Tài khoản sử dụng

Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp” Các chi phí được phản ánh trên tài khoản 621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng nguyên vật liệu mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán, sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho đang đi đường.

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Trang 21

Trong đó

(1): Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu chưa dùng đầu kỳ(2): Giá trị nguyên vật liệu tăng trong kỳ

(3): Giá trị nguyên vật liệu chưa dùng cuối kỳ

(4): Giá trị nguyên vật liệu dùng sản xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ(5): Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp* Cơ sở hạch toán

Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán căn cứ vào các chứng từ về lao động tiền lương, chứng từ về các khoản phải nộp cho cơ quan quản lý quỹ và các chứng từ thanh toán như phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

* Tài khoản sử dụng

Để theo dõi các khoản chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếpTK 111, 112,

Trang 22

Bên Nợ:

Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ.

Bên Có:

- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”

- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632.

Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.

* Phương pháp hạch toán

Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau

Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Trong đó

(1): Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho công nhân sản xuất sản phẩm

(2): Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm trên số tiền lương, tiền công phải trả theo chế độ quy định

(3): Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất TK 338

TK 335

TK 632TK 631(1)

(4)(2)

Trang 23

(4): Kết chuyển phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường(5): Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp

 Hạch toán chi phí sản xuất chung* Cơ sở hạch toán

Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan đến các yếu tố chi phí phát sinh phục vụ sản xuất kinh doanh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất như bảng phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, phiếu chi, ủy nhiệm chi, hóa đơn GTGT, hoá đơn bán hàng thông thường

* Tài khoản sử dụng

Để theo dõi các khoản chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất.

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung

Bên Nợ:

Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.

Bên Có:

- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung

- Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường.

- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”

Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung có 6 tài khoản cấp 2: Tài khoản 6271,

6272, 6273, 6274, 6276, 6278 có nội dung như trình bày ở trên

* Phương pháp hạch toán

Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung được thể hiện qua sơ đồ sau

Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Trang 24

Trong đó

(1): Chi phí nhân viên phân xưởng

(2): Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ(3): Chi phí theo dự toán

(4): Trích khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng, bộ phận sản xuất (5): Các chi phí sản xuất khác mua ngoài

(6): Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí sản xuất chung

(7): Phân bổ (kết chuyển) chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tính giáTK 611

TK 142, 242, 335

TK 631TK 632(1)

TK 111, 112, 331 TK 214

TK 1331(4)

TK 111, 112, 138

(6)

Trang 25

(8): Kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định (không phân bổ) vào giá vốn

 Tổng hợp chi phí sản xuất* Tài khoản sử dụng

Để tổng hợp các chi phí sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 631 "Giá thành sản xuất" Tài khoản 631 được mở chi tiết cho từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại dịch vụ

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 631 - Giá thành sản xuất

Bên Nợ:

- Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ

- Tổng hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

Bên Có:

- Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ- Tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất sản phẩm.

Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ

* Phương pháp hạch toán

Phương pháp tổng hợp chi phí sản xuất được thể hiện qua sơ đồ sau

Sơ đồ 1.9: Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Trang 26

(5): Giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ

(6): Tổng giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ hoàn thành (nhập kho, gửi bán, tiêu thụ thẳng)

1.4 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp1.4.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc từng sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất và hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành, giá thành đơn vị.

(1)

Trang 27

Xác định đối tượng tính giá thành là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ có thể và cần thiết phải tính giá thành một đơn vị.

Việc xác định đối tượng giá thành trước hết phải căn cứ vào nhu cầu cần tính giá cho loại sản phẩm, dịch vụ nào, sau đó phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức, quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và khả năng tập hợp chi phí.

Đối với sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành sẽ là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ, còn các doanh nghiệp có quy trình sản xuất chế biến phức tạp qua nhiều giai đoạn thì đối tượng tính giá thành có thể là bán thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng Nếu sản xuất, chế tạo song song thì từng chi tiết, từng bộ phận sản xuất hoàn thành cũng có thể là đối tượng tính giá thành.

Có các phương pháp tính giá thành sau:

* Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn)

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ ) Đối tượng hạch toán chi phí ở các doanh nghiệp này là từng loại sản phẩm hay dịch vụ.

* Phương pháp tổng cộng chi phí

Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất.

Trang 28

Theo phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi từ đó, dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.

Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm =

Chi phí SXSP

Chi phí SXSP phát sinh trong kỳ -

Chi phí SXSP dở dang cuối kỳ

Trang 29

Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại =

Giá thành kế hoạch (hoặc định

Tỷ lệ chi phí =

Tổng giá thành thực tế của tất cả sản phẩmTổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của tất cả sản phẩm

x 100

* Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ

Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu đuợc những sản phẩm phụ, để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm.

Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo giá có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch

Tổng giá thành sản phẩm chính

Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ

Tổng chi phí SXSP phát sinh trong kỳ

-Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính

-Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ

* Phương pháp liên hợp

Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau Trên thực tế kế toán có thể kết hợp các phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ sản phẩm phụ

1.4.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu

Sau đây là phương pháp tính giá thành áp dụng trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu:

* Doanh nghiệp sản xuất giản đơn

Doanh nghiệp sản xuất giản đơn là những doanh nghiệp chỉ sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không có hoặc có không đáng kể Do số lượng mặt hàng ít nên đối tượng kế toán chi phí sản xuất được tiến hành theo sản phẩm, mỗi mặt hàng sản xuất được mở một sổ (hoặc thẻ) kế toán chi phí sản xuất Việc tính giá thành thường được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp (giản đơn) hoặc phương pháp liên hợp

* Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng

Trang 30

Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo các đơn đặt hàng của khách hàng, đối tượng kế toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng cụ thể Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng Phương pháp tính giá thành tùy theo tính chất và số lượng sản phẩm của từng đơn đặt hàng sẽ áp dụng phương pháp thích hợp như phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tổng cộng chi phí hay phương pháp liên hợp…

Đặc điểm của việc kế toán chi phí trong các doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng, không kể số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng đó nhiều hay ít, quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp Đối với các chi phí trực tiếp (nguyên vật liệu; nhân công trực tiếp) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì tập hợp trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc (hay bảng phân bổ chi phí) Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp (giờ công sản xuất, nhân công trực tiếp ).

Việc tính giá thành ở trong các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không nhất trí với kỳ báo cáo Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành, toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp theo đơn đặt hàng đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành, tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn đặt hàng và giá thành đơn vị sẽ tính bằng cách lấy tổng giá thành sản phẩm của đơn đặt hàng chia cho số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng.

* Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức

Trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm Đồng thời, hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản xuất và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành ba loại: theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức từ đó tiến hành xác định giá thành thực tế của sản phẩm Trình tự tính giá thành như sau:

- Tính giá thành định mức của sản phẩm

Trang 31

Giá thành định mức được căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành để tính.

- Xác định số chênh lệch do thay đổi định mức

Giá thành định mức sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức, dự toán chi phí hiện hành Việc thay đổi định mức thường tiến hành vào đầu tháng, nên việc tính toán số chênh lệch do thay đổi cần thực hiện đối với số sản phẩm dở dang đầu tháng vì chi phí tính cho số sản phẩm dở dang này (cuối tháng trước) theo định mức cũ Số chênh lệch này bằng định mức cũ trừ đi định mức mới.

- Xác định số chênh lệch so với định mức

Chênh lệch so với định mức là số tiết kiệm hoặc vượt chi so với định mức Việc xác định số chênh lệch so với định mức được tiến hành theo những phương pháp nhất định tùy thuộc vào từng khoản chi phí, song đều được xác định như sau:

Chênh lệch = Chi phí thực tế (từng khoản mục) -

Chi phí định mức (từng khoản mục)- Tính giá thành thực tế của sản phẩm

Chênh lệch do thoát ly định mức

* Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục

Trong những doanh nghiệp này, phương pháp kế toán chi phí thích hợp nhất là kế toán theo bước chế biến (giai đoạn công nghệ) Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó Riêng với chi phí sản xuất chung sau khi được tập hợp theo phân xưởng sẽ được phân bổ cho các bước theo tiêu thức phù hợp.

Tùy theo tính chất hàng hoá của bán thành phẩm và yêu cầu công tác quản lý, chi phí sản xuất có thể được tập hợp theo phương án có tính giá thành bán thành phẩm và phương án không tính giá thành bán thành phẩm Phương pháp tính giá thành thường là phuơng pháp trực tiếp kết hợp phương pháp tổng cộng chi phí hay hệ số (hoặc tỷ lệ).

- Tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm

Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm bán ra ngoài Đặc điểm của phuơng án hạch toán này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước trước chuyển sang bước sau được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí Việc tính giá thành phải tiến hành lần lượt

Trang 32

từng bước 1 sang bước 2 cho đến bước cuối cùng tính ra giá thành thành phẩm nên còn gọi là kết chuyển tuần tự

Có thể khái quát phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm qua sơ đồ sau:

Trang 33

Sơ đồ 1.10: Sơ đồ tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm

Giá thành bán thành phẩm bước 1

Giá thành bán thành phẩm bước (n-1)

- Tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm

Trong những doanh nghiệp mà yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ không cao hoặc bán thành phẩm chế biến ở từng bước không bán ra ngoài thì chi phí chế biến phát sinh trong các giai đoạn công nghệ được tính nhập vào giá thành thành phẩm một cách đồng thời, song song nên còn gọi là kết chuyển song song

Giá trị vật liệu chính

Giá trị vật liệu chính sử dụng để sản xuất sản phẩm

Số lượng

Số lượng sản phẩm dở dang bước 1

thành phẩm

Chi phí chế biến bước i phân bổ cho thành phẩm

thành phẩm

Trang 34

Giá thành

Chi phí vật liệu chính trong TP +

Chi phí chế biến bước 1 phân bổ cho TP

Chi phí chế biến bước 2 phân bổ cho TP

+

Có thể khái quát phương pháp không tính giá thành bán thành phẩm qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.11: Sơ đồ tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm

1.5 Hình thức ghi sổ kế toán trong các doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán khác nhau thì các loại sổ kế toán sử dụng trong tập hợp chi phí và tính giá thành cũng khác nhau.

* Đối với các doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung” thì Sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ cái TK 621,622,627,111,112,154,155,335,142.

Sổ Nhật ký chung

Sổ kế toán chi tiết gồm: Sổ chi tiết TK 621,622,627,154,155…, các thẻ tính giá thành

* Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ Kế toán “Nhật ký sổ cái” thì

các loại sổ kế toán sử dụng trong tập hợp chi phí và tính giá thành cũng khác nhau Sổ tổng hợp : sổ nhật ký sổ cái

Sổ chi tiết gồm : Sổ chi tiết TK 621, 622, 627, 154,155, …,các thẻ tính giá thành.

* Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức “Chứng từ ghi sổ”Chi phí vật liệu tính cho thành phẩm

CPCB bước 1 tính cho thành phẩm

CPCB bước 2 tính cho thành phẩm

CPCB bước n tính cho thành phẩm

Tổng giá thành

sản phẩm

hoàn thành

Trang 35

Sổ chi tiết : Sổ chi tiết TK 621,622,627,154,155,142,335, các thẻ tính giá thành.

Trang 36

Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà2.1 Tổng quan về công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của công ty

Công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà có tiền thân là Xí nghiệp sản xuất bao bì Công ty chuyên sản xuất các loại bao bì và kinh doanh một số loại vật tư Công ty hoạt động và phát triển như ngày nay được chia làm hai giai đoạn chính sau:

Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2003

Với sự phát triển của các ngành xây dựng kéo theo là sự phát triển của các công ty sản xuất xi măng thì nhu cầu về bao bì ngày càng tăng lên Từ một Xưởng sản xuất bao bì được Tổng Giám đốc Tổng Công ty Sông Đà quyết định thành lập Xí nghiệp sản xuất Bao Bì số 05 TGĐ/TCT ngày 22 tháng 11 năm 1996 với chức năng sản xuất kinh doanh vỏ bao bì có công suất 5 triệu vỏ/năm, có giá trị đầu tư tài sản tới năm 1997 là : 3.234.000.000 đồng Sự ra đời của xí nghiệp gắn liền với ý nghĩa vô cùng to lớn nhằm giải quyết công ăn việc làm cho hơn 600 cán bộ công nhân viên sau khi công trình xây dựng nhà máy thuỷ điện Sông Đà kết thúc.

Công ty được Giám đốc sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Hà Tây cấp giấy phép kinh doanh số 307119 ngày 20 tháng 11 năm 1997 Địa chỉ tại: Phường Quang Trung - Hà Đông - Hà Tây Tháng 3 năm 2002 công ty xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 Như vậy công ty ngày càng phát triển và mở rộng cả về quy mô và nguồn vốn đầu tư cũng như công suất

Giai đoạn từ năm 2003 đến năm nay

Trang 37

Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, ngày 07/04/2003 được sự quan tâm của Lãnh đạo Tổng công ty Sông Đà, Công ty Sông Đà 12, cộng với sự cố gắng nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã tiến hành chuyển đổi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi công ty sản xuất bao bì thành Công ty cổ phần Bao Bì Sông Đà theo quyết định số 383 QĐ/BXD, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0303000082 ngày 18/04/2003 của Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây Tại thời điểm cổ phần hóa, vốn điều lệ của công ty là 4 tỷ đồng Vốn điều lệ của công ty tăng một cách nhanh chóng từ 4 tỷ đồng lúc mới cổ phần hóa đến ngày 06/04/2007 vốn điều lệ lên 15 tỷ đồng nhờ đó giúp công ty ngày càng mở rộng sản xuất kinh doanh về cả quy mô và chủng loại.

Ngày 03 tháng 05 năm 2007 công ty đổi tên từ Công ty Cổ phần Bao bì Sông Đà thành Công ty Cổ phần Công nghiệp Thương mại Sông Đà theo giấy đăng ký kinh doanh số 0303000082 sửa đổi lần 5 Từ một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất bao bì, sau khi cổ phần hoá Công ty từng bước mở rộng hoạt động sản xuất và kinh doanh Đó là những ngành nghề chủ yếu sau: sản xuất kinh doanh bao bì, kinh doanh vật tư vận tải, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp vừa và nhỏ, xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất, bao bì các loại, sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bì, khai thác quặng kim loại quý hiếm (trừ những loại Nhà nước cấm)

Đặc điểm sản xuất kinh doanh, ngành nghề kinh doanh

Công ty sản xuất các loại bao bì và kinh doanh một số loại vật tư nhưng sản phẩm bao bì vẫn là sản phẩm chủ yếu Sản phẩm bao bì của công ty bao gồm 3 loại chính sau:

Vỏ bao 03 lớp KPK (Kraft - PP - Kraft): Lớp ngoài là lớp giấy kraft được phức

hợp với 01 lớp vải dệt PP, lớp lót trong cùng là giấy kraft

Vỏ bao PP: Gồm 01 lớp vải dệt PP có tráng hoặc không tráng nhựa, đầu bao

được gấp, may bằng chỉ may PE

Vỏ bao KP: (Kraft - PP) gồm 01 lớp giấy kraft phức hợp với 01 lớp vải dệt PP,

sau đó may đầu bao bằng chỉ may PE có băng nẹp giấy.

Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong một vài năm gần đây

Trang 38

Công ty đang ngày càng làm ăn hiệu quả, ta có thể thấy rõ điều đó qua một số chỉ tiêu tài chính trong các năm gần đây

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính của công ty CPCNTM Sông Đà

Trang 39

Chỉ tiêuNăm 2005Năm 2006Năm 2007

Doanh thu thuầnLợi nhuận từ HĐKDThu nhập khácLợi nhuận trước thuếThuế thu nhập DNLợi nhuận sau thuếTỷ lệ LN trả cổ tức (%)Tỷ lệ trả cổ tức(% vốn điều lệ)

Nguồn:Báo cáo tài chính 2005,2006,2007 đã kiểm toán và báo cáo tài chính

Qua bảng các chỉ tiêu tài chính dưới đây ta thấy công ty đang ngày càng hoạt động hiệu quả Các chỉ tiêu kinh tế tài chính đang ngày càng tăng cao qua các năm Cụ thể ta thấy doanh thu của công ty tăng dần lên theo từng năm Bên cạnh đó lợi nhuận và thu nhập bình quân đầu người của một người lao động tăng theo các năm Đặc biệt ta thấy lợi nhuận năm 2007 đã tăng gấp trên hai lần so với năm 2006 Điều đó chứng tỏ công ty đang có rất nhiều tiềm lực phát triển sản xuất kinh doanh Đó chính là kết quả của sự cố gắng của Ban giám đốc công ty, cùng các phòng ban trong công ty và cán bộ công nhân viên trong việc tạo ra sản phẩm chất lượng với giá thành phù hợp Đồng thời Công ty đã đầu tư nhiều dây truyền công nghệ mới cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động đặc biệt là khâu mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao chất lượng sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành

2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Công ty Cổ phần Công nghiệp Thương mại Sông Đà được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp ngày 29/11/2005, Luật Chứng khoán, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty Do là một công ty cổ phần và là công ty trực thuộc trong

Trang 40

Tổng công ty Sông Đà, công ty có tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, mỗi phòng ban có chức năng, nhiệm vụ riêng

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực có thẩm quyền cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất 01 lần Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định Đặc biệt, Đại hội đồng cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, sẽ bầu hoặc bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Công ty.

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc và các cán bộ quản lý khác Hiện tại Hội đồng quản trị của công ty có 5 thành viên

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG TỔNG

PHÒNG VẬT TƯ – THỊ TRƯỜNG

PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ

TOÁNBAN KIỂM

SOÁT

Ngày đăng: 22/10/2012, 15:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kiểm kê  định kỳ - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Sơ đồ 1.7 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Trang 22)
Sơ đồ 1.10: Sơ đồ tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Sơ đồ 1.10 Sơ đồ tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm (Trang 33)
1.5. Hình thức ghi sổ kế toán trong các doanh nghiệp - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
1.5. Hình thức ghi sổ kế toán trong các doanh nghiệp (Trang 34)
Sơ đồ 1.11: Sơ đồ tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Sơ đồ 1.11 Sơ đồ tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm (Trang 34)
Qua bảng các chỉ tiêu tài chính dưới đây ta thấy công ty đang ngày càng hoạt động hiệu quả - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
ua bảng các chỉ tiêu tài chính dưới đây ta thấy công ty đang ngày càng hoạt động hiệu quả (Trang 39)
Tổng công ty Sông Đà, công ty có tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, mỗi phòng ban có chức năng, nhiệm vụ riêng - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
ng công ty Sông Đà, công ty có tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, mỗi phòng ban có chức năng, nhiệm vụ riêng (Trang 40)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty (Trang 40)
Công ty sản xuất dưới loại hình phân xưởng, có 2 xưởng sản xuất và mỗi phân xưởng thực hiện chỉ một số công đoạn nhất định trong quy trình sản xuất sản phẩm - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
ng ty sản xuất dưới loại hình phân xưởng, có 2 xưởng sản xuất và mỗi phân xưởng thực hiện chỉ một số công đoạn nhất định trong quy trình sản xuất sản phẩm (Trang 42)
Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất vỏ bao xi măng của công ty CPCNTM Sông  Đà - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Sơ đồ 2.2 Quy trình công nghệ sản xuất vỏ bao xi măng của công ty CPCNTM Sông Đà (Trang 42)
Kế toán vật tư và tài sản cố định: hàng ngày giám sát tình hình nhập-xuất-tồn vật tư và ký xác nhận về số lượng, chủng loại vật tư thực nhập, thực xuất, đối chiếu phiếu  xuất kho cho từng phân xưởng với bảng định mức vật tư cấp, phát hiện và đề xuất biện  - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
to án vật tư và tài sản cố định: hàng ngày giám sát tình hình nhập-xuất-tồn vật tư và ký xác nhận về số lượng, chủng loại vật tư thực nhập, thực xuất, đối chiếu phiếu xuất kho cho từng phân xưởng với bảng định mức vật tư cấp, phát hiện và đề xuất biện (Trang 44)
Sơ đồ 2.3: Bộ máy kế toán của công ty - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Sơ đồ 2.3 Bộ máy kế toán của công ty (Trang 44)
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức Nhật ký chung tại công ty - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức Nhật ký chung tại công ty (Trang 46)
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức Nhật ký chung tại công ty - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức Nhật ký chung tại công ty (Trang 46)
Hình 2.1. Hạch toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên máy - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Hình 2.1. Hạch toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên máy (Trang 54)
Bảng 2.2. Sổ nhật ký chung tháng 2/2008 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Bảng 2.2. Sổ nhật ký chung tháng 2/2008 (Trang 54)
Hình 2.1. Hạch toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên máy Bảng 2.2. Sổ nhật ký chung tháng 2/2008 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Hình 2.1. Hạch toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên máy Bảng 2.2. Sổ nhật ký chung tháng 2/2008 (Trang 54)
Bảng 2.3. Sổ cái tài khoản 621 tháng 2/2008 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Bảng 2.3. Sổ cái tài khoản 621 tháng 2/2008 (Trang 55)
Bảng 2.3. Sổ cái tài khoản 621 tháng 2/2008 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Bảng 2.3. Sổ cái tài khoản 621 tháng 2/2008 (Trang 55)
Bảng 2.4: Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Bảng 2.4 Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (Trang 61)
Bảng 2.4: Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Bảng 2.4 Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (Trang 61)
Hình 2.2. Hạch toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp trên máy - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Hình 2.2. Hạch toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp trên máy (Trang 63)
Hình 2.2. Hạch toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp trên máy - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Hình 2.2. Hạch toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp trên máy (Trang 63)
6271 36.452.628 Chi phí nhân viên quản lý 6421 132.995.388 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
6271 36.452.628 Chi phí nhân viên quản lý 6421 132.995.388 (Trang 64)
Bảng 2.6. Sổ cái TK 622 tháng 2/2008 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Bảng 2.6. Sổ cái TK 622 tháng 2/2008 (Trang 64)
Bảng 2.6. Sổ cái TK 622 tháng 2/2008 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Bảng 2.6. Sổ cái TK 622 tháng 2/2008 (Trang 64)
Bảng 2.7. Bảng thanh toán lương bộ phận quản lý xưởn gI - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Bảng 2.7. Bảng thanh toán lương bộ phận quản lý xưởn gI (Trang 72)
Bảng 2.7. Bảng thanh toán lương bộ phận quản lý xưởng I - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Bảng 2.7. Bảng thanh toán lương bộ phận quản lý xưởng I (Trang 72)
Bảng 2.8. Sổ nhật ký chung tháng 2/2008 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Bảng 2.8. Sổ nhật ký chung tháng 2/2008 (Trang 76)
Bảng 2.8. Sổ nhật ký chung tháng 2/2008 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Bảng 2.8. Sổ nhật ký chung tháng 2/2008 (Trang 76)
Bảng 2.8. Sổ nhật ký chung tháng 2/2008 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Bảng 2.8. Sổ nhật ký chung tháng 2/2008 (Trang 76)
Bảng 2.9. Sổ cái TK154 tháng 2/2008 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Bảng 2.9. Sổ cái TK154 tháng 2/2008 (Trang 77)
Bảng 2.10. Biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Bảng 2.10. Biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang (Trang 80)
Bảng 2.10. Biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Bảng 2.10. Biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang (Trang 80)
Bảng 2.12. Bảng tính giá thành theo công đoạn - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Bảng 2.12. Bảng tính giá thành theo công đoạn (Trang 93)
Bảng 2.12. Bảng tính giá thành theo công đoạn - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
Bảng 2.12. Bảng tính giá thành theo công đoạn (Trang 93)
MẪU BIỂU: BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHÂN XƯỞNG. - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”.DOC
MẪU BIỂU: BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHÂN XƯỞNG (Trang 99)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w