Kiến thức: - Hiểu giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Cảnh khuya và bài thơ chữ Hán Rằm tháng riêng Nguyên tiêu của chủ tịch Hồ Chí Minh.Sơ giản về HCM,Tình yêu thiên nhi
Trang 1TUẦN 12 - BÀI 12 TIẾT 45- VB: CẢNH KHUYA - RẰM THÁNG GIÊNG
-Hồ Chí
Minh-A, Mục tiêu cần đạt:
1 Kiến thức:
- Hiểu giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Cảnh khuya và bài thơ chữ Hán Rằm tháng riêng ( Nguyên tiêu) của chủ tịch Hồ Chí Minh.Sơ giản về HCM,Tình yêu thiên nhiên và tình cảm cách mạng của chủ tịch HCM, tâm hồn chiến sĩ, nghệ sĩ tài hoa tinh tế, ung dung bản lĩnh cách mạng lạc quan Nghệ thuật tả cảnh , tả tình
2 Kĩ năng:
- Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới
mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh
3 Thái độ:
- Có tình yêu quê hương đất nước
B Chuẩn bị :
- Gv: Soạn giáo án, tìm hiểu những bài thơ trong tập thơ: NKTT, máy chiếu
- Hs: Đọc, tìm hiểu, soạn bài
C Tiến trình lên lớp
1 ổn định tổ chức.
2 Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá và cho
biết nỗi khỗ nào của nhà thơ được đề cập đến trong đoạn hai của bài thơ?
3 Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1* Giới thiệu bài
Trang 2Chúng ta đã được học nhiều bài thơ cổ của Việt Nam và Trung Quốc, hôm nay chúng ta cùng học hai bài thơ hiện đại Việt Nam nhưng vẫn mang màu sắc cổ điển, đó là Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của chủ tịch Hồ Chí Minh Chiếu tranh Bác Hồ để giới thiệu.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh
tìm hiểu chung
H: đọc chú thích, cho hs trình bày một
vài nét về tác giả?
- Gv tổng kết lại
G? 2 bài thơ được sáng tác trong hoàn
cảnh nào?
H: TL
GV: đọc chậm rãi, vui, nhịp nhàng thể
hiện được tình cảm thanh thản, trong
sáng.GV đọc mẫu, gọi HS đọc-> NX
G? Phương thức biểu đạt của văn bản là
gì?
H: XĐ
G? Hai bài thơ được viết theo thể loại
gì?
HG: XĐ
G? Đối chiếu bản phiên âm chữ Hán và
bản dịch thơ của Xuân Thủy Em thấy
so với nguyên tác bản dịch có gì khác?
I Tìm hiểu chung:
1 Tác giả:
- Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh( 1890-1969)
- Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam
- Là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ lớn
2 Hoàn cảnh sáng tác: Hai bài thơ
được viết trong chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
3.Phương thức biểu đạt: kết hợp miêu
tả với biểu cảm
4.Thể loại:
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Bài Cảnh khuya viết bằng chữ Việt
- Bài Rằm tháng riêng viết bằng chữ
Hán
Trang 3H: nguyên tác: thất ngôn tứ tuyệt
Bản dịch: lục bát
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài thơ
GV nói thêm về bố cục bài: 4 câu:
khai-thừa- chuyển- hợp
H: đọc câu 1
G? Biệp pháp NT nào đã được sử dụng
ở câu thơ này? Cách so sánh có gì độc
đáo?-> Miêu tả âm thanh tiếng suối
bằng cách so sánh chính xác và đặc
sắc=> sự sống thanh bình của núi
rừng trong đêm=> cảnh đẹp, gợi cảm.
Tiếng suối trở lên gần gũi với con
người hơn và có sức sống trẻ trung.
G? tác dụng của từ “ hát xa” là gì?
H: cảm nhận bằng thính giác
G: So sánh với tiếng suối trong bài thơ
Bài ca Côn Sơn
Cách so sánh của Bác làm cho tiếng
suối gần gũi với con người hơn, có sức
sống trẻ trung.
G? Trong câu thơ từ nào được lặp lại?
Có t/d gì?
H: từ lồng
G? Em hãy hình dung ra bức tranh đó?
H: cảm nhận = thị giác
II Phân tích:
A Bài: Cảnh khuya
1 Câu khai- thừa:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
- So sánh: tiếng suối - tiếng hát xa
- So sánh độc đáo -> tiếng suối trở nên gần gũi với con người hơn Có sức sống, trẻ trung
- Điệp từ “ lồng ” -> sự hoà hợp, quấn quýt
- Tiểu đối: cái thực với cái hư Cái to lớn gồ ghề -> cái mỏng manh đẹp
-> Bức tranh nhiều tầng lớp, hình khối, đường nét đa dạng
Trang 4G:? Nhận xét gì về vẻ đẹp của cảnh
trăng rừng trong hai câu qua nghệ thuật
sử dụng?
H: NX
-Bức tranh có hình dáng vươn cao,
xum xuê của vòm cổ thụ, lấp loáng ánh
trăng ở trên cao; bóng lá bóng cây
được ánh trăng soi rọi in trên mặt đất
-> khoảng sáng tối -> bông hoa lấp
lánh.
- Từ “ lồng”: điệp từ còn tạo nên sự
hoà hợp, quấn quýt.
G?Hai câu cuối tả cảnh hay tình?
H: NX
G? Biệp pháp NT nào đã được sử dụng
ở câu thơ này?
H: điệp ngữ
G : Điệp ngữ “chưa ngủ” có ý nghĩa gì?
G? Theo em: “người chưa ngủ” vì lý do
gì?
H: TL
G? Qua đó em hiểu gì về con người
Bác?
G? Vậy qua bài thơ em cảm nhận được
điều gì?
H: T/y TN, đất nước trong tâm hồn
=> tiếng suối, ánh trăng như có linh hồn, có sức sống, có sự vận động
=> thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng, gần gũi, gợi niềm vui sống cho con người
3 Câu chuyển - hợp:
- Cảnh khuya như vẽ Người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Tâm trạng nhà thơ
- Sd điệp từ: -> như một bản lề mở ra hai phía tâm trạng của nhà thơ
- Câu thứ 4 mở ra vẻ đẹp chiều sâu nội tâm mới trong tâm hồn nhà thơ: không ngủ vì lo cho vận mệnh dân tộc => yêu nước sâu sắc
-> Hai câu thơ thể hiện vẻ đẹp và chiều dâu tâm hồn của tác giả Chất nghệ sĩ và chất chiến sĩ hoà hợp thống nhất trong nhà thơ
B Bài thơ: Rằm tháng giêng
1 Hai câu đầu
Câu 1: Hình ảnh không gian: cao rộng,
bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống
Trang 5Hoạt động 4: Tìm hiểu bài thơ Rằm
tháng giêng.
G: Gọi Hs đọc
G? Nguyệt chính viên có nghĩa là gì?
G? Hãy nhận xét về không gian và cách
miêu tả không gian trong 2 câu đầu của
bài thơ?
H: NX
G? Nghệ thuật của câu 2 là gì? Có t/d
gì?
H: điệp từ - Có ba từ xuân
G? Giữa cảnh xuân, con người phải
chăng đang ngắm cảnh?
- H: giải thích
Con người không phải khách du ngoạn,
thưởng thức cảnh xuân mà đang bàn
việc quân
G? Tác giả bàn việc quân trong không
gian như thế nào?
Gv liên hệ hoàn cảnh lịch sử:Qua đó em
có nhận xét gì về phong thái Hồ Chí
Minh?
G? Câu thơ cuối gợi cảnh tượng gì?
H:con thuyền trở người k/c – trăng
mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng
Câu 2: Không gian xa rộng, bát ngát
không có giới hạn
- NT: điệp từ - 3 từ xuân=> nhấn mạnh
vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập trời đất Miêu tả toàn cảnh, không miêu tả tỉ mỉ, đường nét
2.Hai câu cuối:
- Bàn việc quân giữa nơi sâu thẳm mịt
mù khói sóng -> hình ảnh đẹp mang tính biểu tượng
- Câu 4: Khi quay về trăng đầy thuyền -> bài thơ kết thúc bằng hình ảnh lãng mạn
* Phong thái ung dung, lạc quan và niềm tin chiến thắng
=> gắn bó hòa hợp với thiên nhiên, t/y đất nước
Trang 6đang lướt nhanh
G? Qua đó em hiểu gì về vẻ đẹp tâm
hồn Bác?
H: NX
G:? Qua hai bài thơ em biết thêm điều
gì về con người Hồ Chí Minh?
H: phát biểu cảm nhận chung về hai bài
thơ
GV: Hai bài thơ ra đời trong hoàn cảnh
những năm đầu rất khó khăn của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Thể hiện tinh thần lạc quan, phong
thái ung dung cả trong cái nhìn và thái
độ với thiên nhiên, trong hoạt động của
con người.
- Phong thái ấy được toát ra từ giọng
thơ vừa cổ điển vừa hiện đại, khỏe
khoắn, trẻ trung.
G: Gọi HS đọc ghi nhớ
H: đọc ghi nhớ
* Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 5 Củng cố:
- Tóm tắt giá trị nội dung, nghệ thuật của hai bài thơ
- Tìm đọc một số câu thơ, bài thơ của Bác Hồ viết về trăng
Hoạt động 6 Dặn dò- Hướng dẫn tự học :
- Học thuộc hai bài thơ
Trang 7- Nắm nội dung chính hai bài.
- Chuẩn bị KT 1 tiết TV
Rút kinh nghiệm: