1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGUYÊN tắc và BIỆN PHÁP vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG dạy học KINH tế CHÍNH TRỊ lớp sơ cấp lý LUẬN CHÍNH TRỊ

25 246 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 29,56 KB

Nội dung

- Nguyên tắc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Kinh tế chính trị lớp Sơ cấp lý luận chính trị Để vận dụng các phương pháp dạy học phải căn cứ cácnguyên tắc cụ thể, phù hợ

Trang 1

NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ LỚP SƠ CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Trang 2

- Nguyên tắc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Kinh tế chính trị lớp Sơ cấp lý luận chính trị

Để vận dụng các phương pháp dạy học phải căn cứ cácnguyên tắc cụ thể, phù hợp với từng môn học, cần tuân thủmột số quy luật của việc giảng dạy môn học trong giờ lên lớp

Nguyên tắc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trongdạy học phần Kinh tế chính trị có tính quy luật của lý luận dạyhọc, chi phối một số bước trong thảo luận nhóm Các nguyêntắc này chi phối đến tất cả các hoạt động thảo luận nhóm của

bộ môn, đến tiến trình giảng dạy, để đạt được nhiệm vụ củabài học, giúp học viên tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề một cách

cụ thể, chính xác và phù hợp

- Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu môn học

Kinh tế chính trị là một trong những chuyên đề quantrọng trong dạy học Sơ cấp lý luận chính trị Nhằm trang bịcho học viên về thế giới quan và phương pháp luận khoa họckhách quan trong tư duy và hành động

Để sử dụng phương pháp thảo luận nhóm đạt hiệu quả,

Trang 3

trước hết giảng viên cần nắm vững mục tiêu môn học, chuẩn

bị đầy đủ các nội dung thảo luận để thực hiện mang lại hiệuquả Phải đảm bảo sau khi học xong từng nội dung bài họcđều trang bị cho học viên về kiến thức, kỹ năng, ý thức, nănglực gắn với nhiệm vụ học tập Vì vậy, cần phải bám sát mụctiêu chung của môn học và mục tiêu cụ thể của các nội dung,các phần theo chương trình đã đề ra, mục tiêu cụ thể của từnglĩnh vực nhận thức, kỹ năng, thái độ trong quá trình vận dụngphương pháp thảo luận nhóm Trên cơ sở nắm vững từng mụctiêu cụ thể sẽ rất thuận lợi trong việc tổng kết các khâu thảoluận để từ đó có cơ sở để so sánh với các phần học khác

độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Trang 4

- Về kỹ năng

Bước đầu hình thành nhân sinh quan, thế giới quan vàphương pháp luận chung nhất để vận dụng vào nghiên cứu,tìm hiểu chuyên sâu các hoạt động liên quan đến lĩnh vựcmình học, tạo tiền đề để bản thân tích cực hơn trong việc họctập, nghiên cứu, ứng dụng vào giải quyết các vấn đề thực tiễntrong cuộc sống Cùng với đó, góp phần hình thành khả năng

xử lý các tình huống xảy ra trong tự nhiên, xã hội và trong tưduy, từ đó vận dụng vào học tập, rèn luyện và công tác saunày

- Về thái độ

Nhằm củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộngsản Việt Nam, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội màĐảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn Bên cạn đó cònbồi dưỡng lòng yêu nước, yêu lao động, đóng góp tích cựcvào thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước trong giai đoạn mới Thông qua đó còn góp phầnrèn luyện tác phong công nghiệp, hình thành lề lối làm việckhoa học, kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ

Trang 5

Có thể nói rằng, Kinh tế chính trị là phần học có ý nghĩarất quan trọng trong việc hình thành thế giới quan, nhân sinhquan và phương pháp luận khoa học, giúp học viên nhận thứcmột cách có hệ thống những tri thức cơ bản, cần thiết của Chủnghĩa Mác – Lê nin về nền kinh tế thị trường, định hướng xãhội chủ nghĩa và các quy luật của nền kinh tế thị trường Qua

đó còn trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về lýthuyết và thực hành thảo luận theo nhóm tạo cơ hội, môitrường thích hợp cho học việc nghiên cứu, tìm hiểu Giảngviên là người hướng dẫn, điều hành, phổ biến, giải thích và hỗtrợ học viên

Phần Kinh tế chính trị được bố trí giảng dạy trongchương trình Sơ cấp lý luận chính trị ở các Trung tâm bồidưỡng chính trị cấp huyện Nội dung chương trình học phầngồm 6 bài học

Việc bám sát mục tiêu bài học là một trong những yêucầu quan trọng trong quá trình vận dụng các phương pháp dạyhọc tích cực Trên cơ sở mục tiêu môn học, chúng ta có thểxác định được yêu cầu về kiến thức, thái độ, năng lực, kỹnăng cụ thể mà học viên lĩnh hội qua nghiên cứu phần này, có

kế hoạch dùng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp

Trang 6

Từ mục tiêu phần học giảng viên lựa chọn nội dung thảoluận phù hợp giúp người học phát huy hết khả năng, đồng thờiqua đó rèn luyện tính chủ động, tích cực trong học tập, cùngvới đó là cơ hội để bản thân mỗi học viên giao tiếp, học hỏi.Theo chủ trương đổi mới giáo dục, đề cao vai trò của thựctiễn, đòi hỏi việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trongdạy học Kinh tế chính trị, giảng viên phải bám sát mục tiêu cụthể của phần học để có thể đáp ứng yêu cầu nhận thức của họcviên.

- Nguyên tắc đảm bảo đúng các giai đoạn, các bước thảo luận nhóm

Sử dụng các phương pháp dạy học phải có quy trình nhấtđịnh, để tổ chức dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm,giảng viên và học viên phải tuân thủ các quy trình cụ thể.Theo tác giả Nguyễn Thị Hà, có thể hiểu “Quy trình thảo luậnnhóm trong quá trình dạy học là trình tự các bước, các giaiđoạn được sắp xếp có tổ chức và có mục đích liên tiếp nhautheo một chu trình khép kín nhằm giúp sinh viên đạt được cácmục tiêu học tập”

Đảm bảo cho buổi thảo luận nhóm mang lại hiệu quả,

Trang 7

đòi hỏi cả giảng viên và học viên đều tuân thủ các bước: lên

kế hoạch, thảo luận, tổng kết, đánh giá Nếu thực hiện đầy đủ,đúng các bước cụ thể theo quy thì chất lượng của giờ thảoluận sẽ được nâng cao

Để cho tiết học có thể thoải mái, thu hút sự tham gianhiệt tình, cởi mở của từng học viên, đòi hỏi giảng viênphải vận dụng đủ các bước trong phân công nhiệm vụ chohọc viên đồng thời có sự hướng dẫn, định hướng rõ ràng,kết hợp với việc dự đoán các tình huống có thể diễn ra để

có cách xử lý phù hợp, làm cho giờ học thêm phần sinhđộng, lý thú và đạt hiệu quả như mong đợi

Như vậy sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trongdạy học Kinh tế chính trị đòi hỏi giảng viên phải nghiên cứu,vận dụng đúng quy trình, vận dụng đầy đủ các bước của từnggiai đoạn, từ đó giúp hoạt động thảo luận đạt hiệu quả

- Nguyên tắc đảm bảo vai trò chủ đạo của người dạy

và chủ động của người học

Trong nền giáo dục hiện đại người học đóng vai tròtrung tâm nên người học phải luôn chủ động, tích cực trongmọi hoạt động học tập Ngày nay các phương pháp dạy học

Trang 8

tích cực đều phát huy vai trò của người học vào khám phá trithức và hình thành năng lực đánh giá, xử lý các vấn đề thườngdiễn ra hàng ngày

Tuy nhiên, để người học là trung tâm của quá trình giảngdạy, chúng ta phải luôn đề cao vai trò của người dạy, bỡi vìngười dạy có vai trò định hướng, gợi mở và điều khiển thảoluận của học viên diễn ra trên lớp học Do vậy, người dạyđóng vai trò rất quan trọng, không chỉ là người nắm vững cácyêu cầu, mà còn có khả năng truyền cảm hứng cho người học.Không những thế, người dạy phải biết lắng nghe, đánh giágiúp học viên lĩnh hội tri thức và vận dụng vào thực tiễn cuộcsống

Giảng viên đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động thảoluận theo nhóm, là người hướng dẫn, giám sát giúp học viênchủ động, tích cực hơn trong trải nghiệm môn học, trao đổi và

hỗ trợ nhau trong giải quyết các nội dung liên quan đến phầnhọc Người học tích cực tìm tòi, thu thập thông tin giải quyếtcác vấn đề đưa ra, đồng thời chia sẻ và bổ sung kiến thứccũng như rèn luyện cho mình, kỹ năng, phát huy tinh thần tựhọc, sáng tạo và năng động của từng cá nhân người học

Trang 9

- Biện pháp vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Kinh tế chính trị lớp Sơ cấp lý luận chính trị

- Chuẩn bị bài giảng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Kinh tế chính trị lớp Sơ cấp lý luận chính trị

Xác định mục tiêu bài giảng, mục đích thiết kế bài giảng

sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Kinh tếchính trị lớp Sơ cấp lý luận chính trị ở Trung tâm bồi dưỡngchính trị huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên nhằm giúp học viên:

Phân tích nội dung kiến thức sâu rộng, rõ ràng từ các góc

Trang 10

Giảng viên cần phải yêu cầu các nhóm trưởng gửi nộidung đã phân công chuẩn bị từ trước, báo cáo từng nhóm viên

có tham gia tích cực hay không, hay chỉ một vào học viên trộicủa nhóm chuẩn bị cho giảng viên trước các giờ thảo luận.Giảng viên đưa ra nhận xét, đánh giá sơ bộ hoạt động chuẩn

bị của từng nhóm

Bài giảng vận dụng thảo luận nhóm trải qua các bướcnhư sau:

Tìm hiểu về đối tượng thảo luận: Cần tìm hiểu cụ thể về

đối tượng người học để giảng viên chủ động trong việc lênlớp, vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp, đưa ra nộidung thảo luận sát với người học như trình độ nhận thức, khảnăng tư duy, đặc điểm tâm sinh lý

Đưa ra mục tiêu thảo luận: Trước khi bắt đầu thảo luận,

giảng viên cần phải xác định rõ mục tiêu việc thảo luận, từ đóđịnh hướng cho nội dung, phương pháp, cách thức lên lớp chokhoa học, hợp lý Trong quá trình xác định mục tiêu thảo luậnphải dựa vào mục tiêu của phần học, khả năng nhận thức,năng lực, hiểu biết của người học

Phạm vi kiến thức thảo luận nhóm: Có thể nói phạm vi

Trang 11

kiến thức thảo luận nhóm có vai trò rất quan trọng, có tínhchất quyết định hiệu quả của buổi thảo luận cũng như việc lựachọn chủ đề, nội dung thảo luận Giảng viên thiết kế các nộidung đưa ra thảo luận phải thực tế và phù hợp với đối tượngtham gia thảo luận

Xác định thời gian thảo luận: Một bước cũng không

kém phần quan trọng trong quá trình tổ chức thảo luận nhóm

đó là khâu xác định thời gian thảo luận Trên cơ sở mục tiêu,nội dung cần thảo luận và đối tượng người học mà giảng viênphải phân phân bổ thời gian sao cho phù hợp Bên cạnh đó,giảng viên cũng phải cân đối thời lượng sao cho vừa đủ giữacác phần như: thời gian đặt câu hỏi, thời gian dành cho họcviên trao đổi, thảo luận, thời gian thuyết trình, thời gian thôngtin phản hồi, thời gian tổng kết và thống nhất thông tin bảođảm kết quả trong buổi thảo luận

- Tổ chức dạy học sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy Kinh tế chính trị

- Kỹ thuật chia nhóm thảo luận

Căn cứ vào nội dung và đối tượng để chia nhóm, có thểchia các nhóm nhỏ cụ thể như sau:

Trang 12

- Trao đổi nội dung ngắn thì có thể chia nhóm gồm từ

2-3 học viên ngồi chung một bàn

- Kết hợp các dãy bàn liền kề nhau để tạo thành mộtnhóm lớn hơn, có từ 7 – 9 học viên

- Nhóm “bể cá”: chọn một nhóm thảo luận và trình bàynội dung, các nhóm còn lại trong lớp quan sát, lắng nghe và

có thể trao đổi thêm thông tin phản hồi

- Nhóm “luân phiên”: có bao nhiêu vấn đề cần đưa rathảo luận thì giảng viên chia lớp ra thành bấy nhiêu nhóm.Lần lượt các nhóm cử đại diện lên trình bày vấn đề đã chuẩn

bị, sau đó giảng viên nhận xét, tổng kết

Có thể nói rằng, trong thảo luận nhóm, việc dẫn dắt vấn

đề, duy trì không khí tranh luận sôi nổi, kích thích trí tò mò,nhu cầu tìm kiếm hoặc xác minh lại nội dung, đánh giá nhữngvấn đề từ thực tế trên cơ sở những nội dung lý thuyết cùng vớiviệc xử lý vấn đề của các học viên là rất quan trọng Nhữngviệc làm này kích thích, thu hút người học đam mê khám phátri thức, có cái nhìn nhận mọi vấn đề trở nên khách quan hơn,tham gia tranh luận nghiêm túc, tích cực hơn, qua đó giúp họcviên rèn luyện văn hóa giao tiếp, ứng xử, chú ý lắng nghe

Trang 13

là phương pháp dạy học mà giảng viên truyền đạt kiến thứcbằng lời nói, cử chỉ, ánh mắt Nếu vận dụng dạy học thảoluận nhóm kết hợp với phương pháp thuyết trình tích cực tạođộng lực cho người học tích cực học tập và tham gia thảo luậnsôi nổi hơn, góp phần khắc phục việc dạy học theo kiểu giảngviên trình bày, học viên tiếp thu thụ động

Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm với phương pháp dạy học nêu vấn đề

Trang 14

Phương pháp dạy học nêu vấn đề là phương pháp màgiảng viên đưa ra một hay hai, ba vấn đề để thu hút, lôi cuốnhọc viên tham gia giải quyết, giảng viên chỉ là người hướngdẫn, hỗ trợ cho học viên xử lý và cuối cùng là kết luận chungnhất Còn phương pháp thảo luận nhóm giúp từng học viêntham gia tích cực, chủ động cùng với nhóm, qua đó phát huytinh thần làm việc của tập thể, cùng nhau đưa ra cách xử lývấn đề một cách hợp lý và hiệu quả nhất Qua đó học viênnắm vững nội dung bài học và ứng dụng trong thực tiễn cuộcsống Việc sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm vớiphương pháp nêu vấn đề được thực hiện qua các bước cụ thểnhư sau:

Bước thứ nhất: Giảng viên đưa ra tình huống có vấn đề

và chứa mâu thuẫn Chính vì tình huống chứa mâu thuẫn nênvấn đề nêu ra mới cần được giải quyết, mới kích thích đượchoạt động suy nghĩ, tạo khí thế say mê học tập cho người học

Để lôi cuốn, kích thích trí tò mò, thu hút học viên tham giakhám phá tri thức thì giảng viên phải đưa ra tình huống xuấtphát từ thực tiễn, có tính thực tiễn cao, liên quan đến cuộcsống thường nhật của con người Mặt khác, tình huống đưa ragiải quyết phải gắn với mục đích của bài học Trong quá trình

Trang 15

xây dựng tình huống, giảng viên cũng cần phải chú ý đến tínhvừa sức đối với người học

Bước thứ hai: Sau khi đưa ra tình huống có vấn đề và có

chứa mâu thuẫn, giảng viên điều hành thảo luận Theo đó,từng nhóm sẽ phân công cụ thể từng nhóm viên nghiên cứu,đưa ra những giải pháp tốt nhất, hợp lý nhất để xử lý tìnhhuống đặt ra Đây là bước giúp học viên chủ động, tích cựctìm tòi, tra cứu tài liệu, vốn kiến thức sẵn có, kinh nghiệmthực tiễn để vận dụng xử lý tình huống, qua đó mỗi học viên

sẽ tự bổ sung cho mình vốn kiến thức, kinh nghiệm học đượcthông qua bạn bè trong lóp

Bước thứ ba: Bước cuối cùng là tổng kết bài học Lần

lượt đại diện các nhóm lên trình bày những nội dung nhóm đãchuẩn bị, sau đó giảng viên sẽ tóm lại những nội dung chính,

bổ sung thêm và hoàn thiện các nội dung kiến thức còn chưađầy đủ để cả lớp cùng nắm vững

Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm với phương pháp dạy học bằng xử lý tình huống

Phương pháp dạy học bằng xử lý tình huống là giảngviên nêu ra các tình huống, có thể là tình huống có thật hoặc

Trang 16

là hư cấu Đây là phương pháp giúp học viên trải nghiệm đểtìm ra chân lý bằng chính kinh nghiệm và những suy luận cánhân rút ra sau khi xử lý tình huống Thông qua xử lý tìnhhuống, người học sẽ thu được những tri thức khoa học, kỹnăng, tình cảm, thái độ mà không phải phụ thuộc vào sự ápđặt của người dạy

Để kết hợp hiệu quả thảo luận nhóm với phương phápdạy học xử lý tình huống tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Giảng viên cần xác định mục tiêu của buổi họcBước 2: Lựa chọn tình huống

Bước 3: Gợi ý các hướng giải quyết

Bước 4: Xây dựng các câu hỏi thảo luận

Bước 5: Phân công các nhóm để giải quyết tình huốngBước 6: Báo cáo tình huống

Bước 7: Giảng viên tổng kết, nhận xét và đánh giá cácnhóm

- Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm với các kỹ thuật dạy học tích cực khác

Trang 17

Kỹ thuật dạy học là các cách thức, biện pháp hoạt độngcủa giảng viên và học viên trong các tình huống nhỏ trên lớpnhằm thực hiện quá trình giảng dạy gồm: kỹ thuật “độngnão”, “tia chớp”, “bể cá”, tác động mạnh mẽ đến việc tăngcường tính chủ động, tích cực của học viên vào quá trình dạyhọc, kích thích khả năng sáng tạo, phân tích và phối hợp họctập của học viên Vì vậy cần kết hợp thảo luận nhóm với các

kỹ thuật dạy học tích cực để phát huy tối đa những mặt mạnhcủa phương pháp thảo luận nhóm

Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm với kỹ thuật

“khăn trải bàn”

Sử dụng kỹ thuật “khăn trải bàn” trong thảo luận nhóm,giảng viên chia lớp học ra thành các nhóm nhỏ, có thể mỗinhóm từ 3-4 người hoặc hơn thế, mỗi học viên bố trí chỗ ngồitheo quy định Giảng viên đưa ra chủ đề, học viên nghiên cứutheo thời gian cụ thể, vừa nghiên cứu, học viên vừa lấy giấyviết ra những nội dung ý kiến của mình Từ những ý kiến cánhân, cả nhóm sẽ cùng nhau bàn bạc, đưa ra ý kiến chungnhất và cử đại diện viết vào ô giữa của khăn trải bàn

Trong dạy học phần Kinh tế chính trị cần áp dụng kỹ

Ngày đăng: 30/04/2019, 17:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w