1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề xuất biện pháp tạo hứng thú trong dạy học môn mĩ thuật cho một số trường tiểu học thành phố sơn la

72 242 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT CHO MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ SƠN LA

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT CHO MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC

THÀNH PHỐ SƠN LA

Nhóm ngành khoa học: Nghệ thuật

Sơn La, tháng 5 năm 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT CHO MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC

THÀNH PHỐ SƠN LA

Nhóm ngành khoa học: Nghệ thuật

Sinh viên thực hiện: Quàng Thị Hà Giới tính: Nữ Dân tộc: Thái

Hà Thị Thủy Giới tính: Nữ Dân tộc: Thái Quàng Thị Huyền Trang Giới tính: Nữ Dân tộc: Thái Lớp: K56 ĐHGD Tiểu học A Khoa: Tiểu học – Mầm non

Năm thứ 3/ số năm đào tạo: 4

Trang 3

Mẫu 13 Thông tin kết quả nghiên cứu của đề tài

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Khoa: Tiểu học – Mầm non

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1 Thông tin chung:

- Tên đề tài: Đề xuất biện pháp tạo hứng thú trong dạy học môn Mĩ thuật cho một số trường Tiểu học thành phố Sơn La

- Sinh viên thực hiện:

1 Quàng Thị Hà

2 Hà Thị Thủy

3 Quàng Thị Huyền Trang

- Lớp: K56 ĐHGD Tiểu học A Khoa: Tiểu học Mầm non Năm thứ: 3 Số năm

đào tạo: 4

- Người hướng dẫn: ThS Vũ Thị Đức Hạnh

2 Mục tiêu đề tài:

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

3 Tính mới và sáng tạo: ……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

Trang 4

4 Kết quả nghiên cứu:

……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

5 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: ……….………

……….………

……….………

……….………

……….………

6 Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): Ngày tháng năm 2018 Sinh viên chịu trách nhiệm chính (Ký và ghi rõ họ, tên) Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):

Ngày tháng năm 2018

(Ký và ghi rõ họ, tên)

Trang 5

Mẫu14 Thông tin về sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài

Sinh ngày: 19 tháng 05 năm 1997

Nơi sinh: Sông Mã – Sơn La

Lớp:K56 ĐHGD Tiểu học A Khóa: 2015 - 2019

Khoa:Tiểu học - Mầm non

Địa chỉ liên hệ: Sông Mã – Sơn La

Điện thoại: 01662 477 782 Email:hathuy97py@gmail.com

II QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm

Ngành học: Giáo dục Tiểu học Khoa: Tiểu học - Mầm non

Kết quả xếp loại học tập: Giỏi

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Đề tài nghiên cứu khoa học được hoàn thành dựa trên sự hướng dẫn khoa học của cô giáo, Thạc sĩ Vũ Thị Đức Hạnh Chúng em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu

sắc tới cô giáo, Thạc sĩ Vũ Thị Đức Hạnh - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp

đỡ tận tình cho chúng em trong quá trình thực hiện đề tài này

Chúng em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới phòng Quản lý khoa học

và Hợp tác quốc tế, các thầy, cô giáo trong khoa Tiểu học Mầm non, Thư viện trường Đại học Tây Bắc đã giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này

Đồng thời chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban Giám hiệu, các thầy

cô giáo cùng các em học sinh của trường Tiểu học Chiềng Sinh, thành phố Sơn La đã tận tình giúp đỡ chúng em trong quá trình thực hiện đề tài này

Với nội dung đề tài này chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn !

Chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn!

Sơn La, ngày 10 tháng 5 năm 2018

Quàng Thị Hà

Hà Thị Thủy Quàng Thi Huyền Trang

Trang 7

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4

5 Giả thuyết khoa học 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Phạm vi nghiên cứu 5

8 Đóng góp của đề tài 6

NỘI DUNG 7

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 7

1.1 Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu 7

1.1.1 Các sách, bài viết về hứng thú 7

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 7

1.2.1 Quá trình dạy học 7

1.2.1.1 Khái niệm 7

1.2.1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa dạy và học 8

1.2.1.3 Vai trò của giáo viên trong quá trình dạy học Mĩ thuật 9

1.2.2 Hứng thú 11

1.2.2.1 Khái niệm hứng thú 11

1.2.2.2 Phân loại hứng thú 12

1.2.2.3 Cấu trúc của hứng thú 13

1.2.2.4 Vai trò của hứng thú 14

1.2.3 Hứng thú học tập 15

1.2.3.1 Khái niệm hứng thú học tập 15

1.2.3.2 Những thành tố tâm lý cấu thành hứng thú học tập 15

1.2.3.3 Sự hình thành và phát triển hứng thú học tập 16

1.2.3.4 Một số đặc điểm của hứng thú học tập 17

1.2.3.5 Các biểu hiện của hứng thú học tập 17

1.2.3.6 Tác dụng của hứng thú học tập 18

1.2.4 Khái niệm biện pháp 19

1.3 Đặc điểm môn Mĩ thuật ở Tiểu học 19

1.3.1 Khái niệm môn Mĩ thuật 19

Trang 8

1.3.2 Đặc điểm môn Mĩ thuật ở Tiểu học 20

1.3.2.1 Mục tiêu của giáo dục Mĩ thuật ở Tiểu học 20

1.3.2.2 Nhiệm vụ của giáo dục Mĩ thuật ở Tiểu học 20

1.3.2.3 Cấu trúc chương trình Mĩ thuật ở Tiểu học 23

1.3.2.4 Vai trò của giáo dục Mĩ thuật 24

1.3.3 Đặc điểm tâm - sinh lý và sự phát triển ngôn ngữ tạo hình của đứa tuổi học sinh Tiểu học 27

1.3.3.1 Đăc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học 27

1.3.3.2 Đặc điểm ngôn ngữ tạo hình lứa tuổi học sinh Tiểu học 29

Kết luận chương 1 29

Chương 2: THỰC TRẠNG HỨNG THÚ TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN MĨ THUẬT CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC CHIỀNG SINH THÀNH PHỐ SƠN LA 30

2.1 Khái quát về khách thể và địa bàn nghiên cứu 30

2.2 Mục đích điều tra 30

2.3 Nội dung khảo sát 30

2.3 Đối tượng điều tra 30

2.4 Mô tả phiếu điều tra 31

2.5 Cách xử lý kết quả điều tra 31

2.6 Kết quả điều tra 32

2.6.1 Về thái độ của học sinh đối với môn Mĩ thuật 32

2.6.2 Về nhận thức của học sinh đối với môn Mĩ thuật 33

2.6.3 Về hành vi : Hoạt động của học sinh trong và ngoài giờ Mĩ thuật 35

2.6.4 Nhận thức, thái độ của giáo viên Mĩ thuật về tạo hứng thú trong dạy học Mĩ thuật 39

Kết luận chương 2 40

Chương 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC 41

MÔN MĨ THUẬT 41

3.1 Cơ sở khoa học của việc đề xuất các biện pháp 41

3.2 Một số biện pháp tạo hứng thú trong dạy học môn Mĩ thuật 41

3.2.1 Biện pháp 1: Dạy học tích hợp theo chủ đề dựa trên nội dung các bài học trong chương trình môn Mĩ thuật hiện hành 41

3.2.2 Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy môn Mĩ thuật ở tiểu học 44

3.2.2.1 Một số phần mềm đồ họa cơ bản 44

3.2.2.2 Tác dụng khi ứng dụng thông tin phần mềm công nghệ vào môn Mĩ thuật 44

Trang 9

3.2.2.3 Lưu ý khi sử dụng 45

3.2.3 Biện pháp 3: Giáo dục Mĩ thuật dựa vào các thiên hướng trí tuệ 45

3.2.3.1 Tác dụng 47

3.2.4 Biện pháp 4: Kể chuyện Mĩ thuật 47

3.2.4.1 Tác dụng: 47

3.2.4.2 Cách kể chuyện gây hứng thú 48

3.2.4.3 Một số câu chuyện Mĩ thuật 48

3.2.5 Biện pháp 5: Dạy học bằng hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa dạng 51

3.2.6 Biện pháp 6: Đưa sự hài hước vào bài học 51

3.2.6.1 Vai trò của hài hước trong dạy học 51

Kết luận chương 3 52

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 54

1.Kết luận 54

1.1 Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài 54

1.2 Tìm hiểu thực trạng việc gây hứng thú học tập Mĩ thuật ở trường Tiểu học 54

1.3 Đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú trong dạy học môn Mĩ thuật ở Tiểu học 55

1.3.1 Biện pháp 1: Dạy học tích hợp theo chủ đề dựa trên nội dung các bài học trong chương trình môn Mĩ thuật hiện hành 55

1.3.2 Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy môn Mĩ thuật ở Tiểu học 55

1.3.3 Biện pháp 3: Giáo dục Mĩ thuật dựa vào thiên hướng trí tuệ 55

1.3.4 Biện pháp 4: Kể chuyện Mĩ thuật 55

1.3.5 Biện pháp 5: Dạy học bằng hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa dạng 56

1.3.6 Biện pháp 6: Đưa sự hài hước vào bài học 56

2 Khuyến nghị 56

2.1 Đối với trường Tiểu học 56

2.2 Đối với giáo viên 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Số lƣợng phiếu thăm dò thực trạng hứng thú học tập môn Mĩ thuật của 31

học sinh 31

Bảng 1.2 Số lƣợng phiếu thăm dò thực trạng tạo hứng thú trong dạy học môn Mĩ thuật của giáo viên 31

Bảng 1.3 Điểm quy đổi các mức độ trả lời của phiếu thăm dò 32

Bảng 1.4 Điều tra thái độ của học sinh đối với môn Mĩ thuật 33

Bảng 1.5 Điều tra ý kiến của học sinh về môn Mĩ thuật 34

Bảng 1.6 Ý kiến của học sinh về môn Mĩ thuật (Tính theo X ) 34

Bảng 1.7 Điều tra hoạt động tích cực của học sinh trong và ngoài giờ học môn 35

Mĩ thuật 35

Bảng 1.8 Mức độ cần thiết tạo hứng thú trong dạy học Mĩ thuật 39

Bảng 1.9 Thái độ của giáo viên đối với việc tạo hứng thú trong dạy học Mĩ thuật 40

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Tỉ lệ thái độ của học sinh đối với môn Mĩ thuật 33

Biểu đồ 2: Hoạt động tích cực của học sinh trong giờ học Mĩ thuât 36

Biểu đồ 3:Hoạt động tích cực của học sinh ngoài giờ Mĩ thuật 38

Biểu đồ 4: Mức độ cần thiết tạo hứng thú trong dạy học Mĩ thuật 39

Trang 11

Môn Mĩ thuật nằm trong nhiều loại hình nghệ thuật với đặc điểm và ngôn ngữ riêng Thông thường người ta hay dùng từ Mĩ thuật để biểu thị đặc trưng cho nghệ thuật hội họa, điêu khắc Đó là một loại hình nghệ thuật sáng tạo cái đẹp bằng cách sử dụng đường nét, màu sắc, hình thể hòa quyện với tư tưởng tình cảm của người nghệ

sĩ tạo nên những tác phẩm Mĩ thuật

Mĩ thuật có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người nói chung và đối với sự phát triển của học sinh Tiểu học nói riêng

Mĩ thuật đối với cuộc sống của con người

Mác Xim Gooc ky, nhà văn hào lớn của giai cấp vô sản nói: “Con người bản tính là nghệ sĩ, bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào con người cũng muốn đưa cái đẹp vào cuộc sống” Thật đúng như vậy, ngay từ buổi bình minh của nhân loại, khi con người phát hiện ra vẻ đẹp của thiên nhiên, sự nhận thức thế giới hiện thực được mở rộng, với

ý thức tự giác và ngưỡng mộ thì con người đã đưa cái đẹp vào phục vụ cuộc sống Con người đã biết chế tác và trang trí các công cụ lao động bằng đá, bằng đồng từ dáng hình đơn sơ đến tiện dụng và thẩm mĩ Cũng từ đó Mĩ thuật luôn gắn bó khăng khít với lịch sử phát triển của con người và ngày càng đạt đến mức độ nghệ thuật cao từ những hoa văn trang trí đơn sơ, mộc mạc trên đồ gốm, đến những họa tiết trang trí tinh

vi, phong phú trên các mặt trống đồng Đông Sơn, trống đồng Miếu Môn (Việt Nam)

và các nét, các kiểu y phục với các họa tiết, màu sắc, của các tộc người xuyên qua các thời đại đã chứng minh cụ thể điều đó Ngày nay, xã hội mới nhu cầu thẩm mĩ trong cuộc sống xã hội ngày càng nhiều vẻ, nhiều mặt yêu cầu Mĩ thuật cũng khác trước về chất lượng và kiểu dáng

Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn tiếp xúc với ngôn ngữ Mĩ thuật, đó

Trang 12

là đường nét, màu sắc, mảng, hình khối… có thể nói xung quanh ta đầy ắp ngôn ngữ

Mĩ thuật Mĩ thuật tạo điều kiện cho con người có khả năng làm việc khoa học: làm việc có suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo để có năng suất lao động cao, có sản phẩm đẹp Điều

đó rất có lợi cho học sinh – con người lao động trong tương lai

Tóm lại: Đời sống xã hội ngày nay ở mọi nơi, mọi lúc đều cần đến vẻ đẹp “kịp thời” của mĩ thuật và nghệ thuật Đó là một nhu cầu chính đáng cần thiết của con người

Mĩ thuật đối với sự phát triển của học sinh ở Tiểu học

Trong những năm gần đây, chương trình giảng dạy trong các trường học đang dần thiên về học đọc và học toán Vậy còn môn Mĩ thuật thì sao? Mặc dù nhiều phụ huynh cho rằng, học Mĩ thuật là chưa cần thiết, tuy nhiên Mĩ thuật lại đóng một vai trò quan trọng và mang những lợi ích lâu dài đối với học sinh Đầu tiên chúng ta phải kể

đến vai trò “kỹ năng vận động” Việc cầm cọ hay vẽ nghuệch ngoạc lên giấy bằng bút

màu, tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất cần thiết đối với sự phát triển kỹ năng vận động tinh ở học sinh Ngay từ bậc học Mầm non, chương trình đã trú trọng cho bé chơi với đất nặn và tập sử dụng kéo làm thủ công, vì nó sẽ giúp bé rèn luyện sự khéo léo của đôi tay, cần thiết cho bé tập viết sau này Làm quen với việc sử dụng kéo sẽ giúp

bé tăng sự khéo léo, cẩn thận khi cần thiết

Ngoài ra học môn Mĩ thuật có thể rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện ở học sinh Học sinh được trải nghiệm đưa ra những sự lựa chọn, những quyết định khi học Mĩ thuật, học sinh sẽ mạnh dạn hơn trong việc đưa ra quyết định và giải quyết các tình huống thực tế trong cuộc sống Tiếp theo chúng ta phải kể đến vai

trò “Tư duy hình tượng” việc vẽ tranh, nặn hình kích thích phát triển tư duy về thị

giác, không gian Trước khi biết đọc học sinh đã biết tiếp nhận thông tin thị giác qua những hình ảnh minh họa, những vật thể Học sinh cần được biết nhiều về thế giới hơn

là chỉ học về những con số hay chữ cái Mĩ thuật có thể giúp học sinh hiểu, bình phẩm,

sử dụng thông tin thị giác để đưa ra lựa chọn hợp lý Kiến thức về hội họa, hiểu biết về những biểu tượng

Tiếp đến là vai trò về “Óc sáng tạo” khi học sinh được khuyến khích thể hiện

bản thân, mạnh dạn khám phá, thử nghiệm những điều mới trong khi học mĩ thuật, chúng sẽ phát triển kỹ năng tìm tòi, đổi mới, điều cực kỳ quan trọng khi chúng trở

thành người lớn Ngoài ra học sinh còn có thể “Hiểu biết về nền văn hóa” chúng ta

Trang 13

đang sống Trong một xã hội đa dạng về văn hóa, thông qua các tác phẩm nghệ thuật học sinh có thể hình thành nhận thức và hiểu biết về văn hóa Học sinh được tìm hiểu

và trải nghiệm về văn hóa Việt Nam và thế giới thông qua những tiết Thường thức Mĩ thuật

Vẽ thúc đẩy não tiếp nhận và xử lý thông tin hình ảnh nhanh hơn, chính vì vậy, các bậc phụ huynh hãy khuyến khích học sinh học vẽ vì môn học này sẽ giúp học sinh khả năng quan sát và tính nhạy cảm đối với cuộc sống Vẽ là một trong những hoạt động trí tuệ giúp học sinh thể hiện ra bên ngoài những suy nghĩ của mình và cụ thể hóa những quan sát hay trí tưởng tượng của học sinh về thế giới xung quanh Do đó, thường xuyên vẽ sẽ kích thích khả năng quan sát, giúp học sinh nâng cao nhận thức và phát triển thị giác, thúc đẩy các kỹ năng vận động, óc sáng tạo tất cả những điều này

sẽ giúp não học sinh phát triển và giúp các em thông minh hơn Ta có thể thấy trẻ em đều biết vẽ trước biết viết, biết hát trước biết nói Khi khả năng ngôn ngữ chưa phát triển chưa hoàn thiện vẽ là phương tiện để biểu đạt hiệu quả và lý thú nhất Vì vậy giáo dục thẩm mĩ cho học sinh là một trong những vai trò quan trọng của môn học Thông qua môn học chúng ta có thể giáo dục về cái hay cái đẹp cho học sinh, giáo dục học sinh yêu mến cái đẹp, hình thành tình cảm thẩm mĩ cho học sinh

Trên đây là về tầm quan trọng và vai trò của môn Mĩ thuật đối với con người nói chung và với học sinh bậc Tiểu học nói riêng

1.2 Cơ sở thực tiễn

Hiện nay việc giảng dạy Mĩ thuật nói chung chưa phát huy tính tích cực, chủ động bởi nhiều nguyên nhân như: Cơ sở vật chất, hứng thú của học sinh, đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế và bất cập Do vậy, những tình trạng trên thường tác động nhiều đến hứng thú học tập môn Mĩ thuật của học sinh

Hiện nay, vấn đề tạo hứng thú trong dạy học đã được quan tâm và chú trọng trong các trường Tiểu học với tất cả các môn học Môn Mĩ thuật cũng vậy, đã nắm bắt được tầm quan trọng của việc tạo hứng thú trong dạy học Mĩ thuật, tuy nhiên hứng thú học tập của học sinh chưa thực sự cao Một trong những nguyên nhân đó trước tiên phải kể đến: “Nhận thức của phụ huynh học sinh’’ chưa coi trọng môn học, còn cho rằng đó là môn phụ, cho nên đồ dùng học sinh còn thiếu thốn, ít đầu tư Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: Phòng học chưa có đủ đồ dùng cần thiết để phục vụ môn học, bài giảng của nhiều thầy cô đã tạo nhiều hứng thú cho học sinh, tuy nhiên

Trang 14

nhiều học sinh chưa thực sự hứng thú vào bài giảng của giáo viên

Với những lý do trên, chúng em chọn đề tài nghiên cứu là: “Đề xuất biện pháp

tạo hứng thú trong dạy học môn Mĩ thuật cho một số trường Tiểu học thành phố Sơn La” Với đề này này, chúng em hi vọng được đóng góp một phần nhỏ bé của

mình vào việc tạo hứng thú trong dạy học môn Mĩ thuật ở Tiểu học

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất biện pháp tạo hứng thú trong dạy học môn Mĩ thuật cho một số trường

Tiểu học thành phố Sơn La

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu lý thuyết có liên quan đến môn Mĩ thuật và các biện pháp tạo hứng thú dạy học môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học Chiềng Sinh, Thành Phố Sơn La

3.2 Khảo sát một số hiện trạng dạy và học môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học Chiềng Sinh nhằm đi đến đánh giá khách quan về hiện trạng dạy và học môn Mĩ thuật,

để có cơ sở đề xuất các biện pháp phù hợp

3.3 Đề xuất biện pháp

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hứng thú học tập môn Mĩ thuật của học sinh Tiểu học

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết:

Đọc tài liệu, phân tích tài liệu, tổng hợp tài liệu từ đó hệ thống hóa các nội dung cần nghiên cứu để tạo thành một chỉnh thể hoản chỉnh

Trang 15

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về quá trình dạy học

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về hứng thú và gây hứng thú học tập

- Nghiên cứu các biện pháp gây hứng thú học tập môn Mĩ thuật

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.3 Phương pháp điều tra

6.2.3.1 Trưng cầu ý kiến giáo viên Mĩ thuật nhằm tìm hiểu thực trạng hứng thú trong dạy học môn Mĩ thuật trường Tiểu học Chiềng Sinh thành phố Sơn La

6.2.3.2 Trưng cầu ý kiến học sinh nhằm tìm hiểu hứng thú học tập môn Mĩ thuật của học sinh trường Tiểu học chiềng Sinh thành phố Sơn La

6.2.4 Phương pháp thống kê toán học

Trong các phương pháp trên đây thì phương pháp phân tích và tổng hợp lý luận cùng với phương pháp điều tra là hai phương pháp chính được chúng em sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài

7 Phạm vi nghiên cứu

7.1 Lí luận nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của mình, chúng em tập trung giải quyết vấn

đề Đề xuất biện pháp tạo hứng thú trong dạy học môn Mĩ thuật cho một số trường

Tiểu học thành phố Sơn La Chúng em chủ yếu là đề xuất biện pháp tạo hứng thú trong

dạy học môn Mĩ thuật, không có thực nghiệm sư phạm

7.2 Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện thời gian có hạn chúng em chỉ tiến hành nghiên cứu tại trường Tiểu học Chiềng Sinh thành phố Sơn La Chúng em chọn ngẫu nhiên để đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu khoa học

Trang 16

7.3 Thời gian nghiên cứu

Năm học 2016-2017 đến năm học 2017-2018

8 Đóng góp của đề tài

Bước đầu đề xuất biện pháp tạo hứng thú trong dạy học môn Mĩ thuật cho một

số trường Tiểu học thành phố Sơn La

Trang 17

NỘI DUNG Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1 Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu

Hứng thú là đối tượng được nghiên cứu khá sớm và phổ biến trên thế giới, từ các nhà tâm lý học đến các nhà giáo dục học Mỗi người với mỗi quan niệm về hứng thú, mỗi người với mỗi cách tiếp cận riêng biệt nhưng điểm chung duy nhất nhận thức được tầm quan trọng của hứng thú trong hoạt động của con người Sau đây là một số tài liệu quý giá nghiên cứu về vấn đề này

1.1.1 Các sách, bài viết về hứng thú

Các sách, bài viết về hứng thú xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 70 của thế kỉ

XX, chủ yếu là sách của Liên Xô cũ được biên dịch lại

Sau đây là một số sách nghiên cứu về hứng thú được phát hành rộng rãi tại Việt Nam

* “Từ hứng thú đến tài năng” của tác giả L.X.XÔ-LÔ-VÂY-TRICH (biên dịch

bởi Lê Khánh Trường, do nhà xuất bản phụ nữ Hà Nội phát hành năm 1975) [31] Tuy sách không trình bày cơ sở lý luận của hứng thú nhưng lại là cuốn sách hay về hứng thú và tài năng Mối liên hệ giữa hứng thú và tài năng được làm sáng tỏ thông qua những câu chuyện có thật trong cuộc sống Nội dung sách đơn giản, dễ hiểu và cách diễn đạt sinh động và có thể vận dụng giúp giáo viên, học sinh tìm thấy hứng thú, phát huy tài năng

* Năm 1976, N.G.Marôzôva đã nghiên cứu vấn đề “Tác dụng của việc giảng dạy nêu vấn đề đối với hứng thú nhận thức của học sinh” [18] Trong tài liệu này,

ngoài việc đưa ra cấu trúc tâm lý của hứng thú, tác giả còn phân tích những điều kiện

và khả năng giáo dục hứng thú trong quá trình học tập và lao động của học sinh cũng như tác dụng của việc giảng dạy nêu vấn đề đối với hứng thú nhận thức của học sinh

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Quá trình dạy học

1.2.1.1 Khái niệm

Trong “Lý luận dạy học” [1] tác giả Nguyễn An có nêu: “Quá trình dạy và học

là sự tác động qua lại có chủ đích được thay đổi một cách có trình tự giữa giáo viên và học sinh nhằm thực hiện các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục cộng sản chủ nghĩa và

Trang 18

phát triển nhân cách cho học sinh”

Quá trình dạy và học là một quá trình toàn vẹn bao gồm ba thành phần không thể thiếu và có quan hệ mật thiết với nhau đó là: Môn học, việc dạy và việc học

Ngoài ra, còn có thể định nghĩa theo tác giả Phan Trọng Ngọ: “Quá trình dạy học

là chuỗi liên tiếp các hành động dạy, hành động của người dạy và người học đan xen

và tương tác với nhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định, nhằm thực hiện các nhiêm vụ dạy học” [1, trang 14]

1.2.1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa dạy và học

Quá trình dạy học không phải là phép cộng máy móc hai quá trình giảng dạy

và học tập Tính toàn vẹn của quá trình ấy nằm ở mục đích chung của dạy và học ở khả năng không thể tồn tại nếu chỉ có dạy mà không có học

Dạy học là sự điều khiển tối ưu quá trình học sinh chiếm lĩnh khái niệm, kiến thức khoa học từ đó hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh

Dạy và học là loại hình hoạt động hai chiều, nó đòi hỏi nhất thiết phải có tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh Tác động ấy diễn ra trong những điều kiện nhất định (điều kiện vật chất – học tập, điều kiện vệ sinh, điều kiện tâm lý, đạo đức, thẩm mỹ ) Dạy và học không thể thiếu tác động qua lại biện chứng giữa giáo viên và học sinh Nếu sự tích cực truyền đạt của giáo viên mà không có sự tích cực hoạt động

để tiếp thu kiến thức của học sinh thì quá trình dạy và học thực tế không diễn ra Do

đó, bất kì giáo viên nào, dạy bộ môn gì đều phải nhận thức được bản chất của việc học tích cực và xác định đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa dạy và học

Mối quan hệ đó được khẳng định như sau:

- Cách dạy quyết định cách học do đó người giáo viên có vai trò quyết định

- Mọi hoạt động dạy của giáo viên (soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá ) phải nhằm phục vụ cho việc học của từng học sinh trong lớp

- Các nhà tâm lý học dạy học, qua các công trình nghiên cứu của mình đã khẳng định rằng sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh, diễn ra trong quá trình dạy học ở trường, chịu sự quy định của năng lực người thầy Thầy giỏi trò sẽ giỏi, đó là một quy luật Do đó, những năng lực cần thiết ở người giáo viên:

+ Trình độ hiểu biết sâu sắc những tri thức bộ môn mình dạy và những hiểu biết cần thiết những bộ môn liên quan, cũng như những hiểu biết nhất định (càng sâu càng tốt) thực tiễn cuộc sống liên quan đến bộ môn Năng lực này của giáo viên quy định

Trang 19

trực tiếp đến độ sâu, độ rộng (khối lượng) và tính thực tiễn của những khái niệm và tri thức khoa học được hình thành ở học sinh Người giáo viên phải không ngừng nâng cao trong học hỏi lý thuyết, tiếp cận với những tri thức khoa học hiện đại, nghiên cứu khoa học và tìm hiểu thực tiễn, không bao giờ bằng lòng với vốn tri thức, hiểu biết của mình

+ Trình độ về phương pháp giảng dạy bộ môn, phương pháp giảng dạy của thầy quy định phương pháp học tập của trò, quy định cách nhìn và suy nghĩ của trò Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có nhiều trường hợp giáo viên nắm vững tri thức bộ môn nhưng do phương pháp giảng dạy không thích hợp, năng lực truyền tải nguyên xi những tri thức trong tài liệu sách giáo khoa, buộc học sinh phải tiếp thu một cách thụ động, không cần phải phân tích thắc mắc, động não mà chủ yếu ra sức ghi nhớ, học thuộc lòng rồi sau đó lập lại máy móc những gì đã ghi nhớ Học trong điều kiện giảng dạy như vậy chỉ hình thành ở học sinh năng lực nhận thức máy móc, nông cạn, không thể hình thành năng lực tư duy độc lập sáng tạo, tự mình xây dựng tri thức cho mình

Tóm lại, trình độ hiểu biết, đặc biệt là hiểu biết tri thức bộ môn và trình độ phương pháp dạy học bộ môn của giáo viên quy định trình độ hiểu biết và năng lực của học sinh

1.2.1.3 Vai trò của giáo viên trong quá trình dạy học Mĩ thuật

Trước những yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục, với việc ứng dụng hệ thống các phương pháp dạy học tích cực, nhiều trường đang có những biến đổi về chất trong cách dạy và cách học

Học sinh đến trường không phải chỉ để nghe những điều thầy dạy vì “nghe rồi quên, nhìn thì sẽ nhớ, nhưng làm thì mới hiểu” (tục ngữ cổ phương đông) Chỉ có bắt tay vào làm mới có thể hiểu sâu sắc Đúng như Brune đã nhận xét: “kiến thức thu nhận bằng con đường tự khám phá là kiến thức vững chắc nhất, đáng tin cậy nhất”

Để có thể “làm”, học sinh không chỉ làm theo những mẫu có sẵn mà làm theo cái cần thiết, mục đích và yêu cầu đã định Học sinh cần được bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề Chính trong quá trình bồi dưỡng năng lực đó, vai trò của người giáo viên lại càng quan trọng hơn bao giờ hết Trong quá trình đó thầy là người thiết kế, điều khiển để học sinh học tập tự giác và tích cực Thầy kích động và khơi dậy hứng thú học tập của trò, tổ chức và điều khiển để trò chủ động, tích cực học tập Trò được học tập với tư cách đích thị là mình, được nghĩ bằng cái đầu của

Trang 20

mình, được nói bằng lời của mình, được viết theo ý mình, không bị gò ép, áp đặt

Với phương pháp dạy học tích cực, vai trò của giáo viên như một chất xúc tác cho sự phát triển năng lực tư duy sáng tạo của học sinh

Theo các nhà tâm lý học hiện nay, có thể nói đến 4 vai trò chính của giáo viên:

- Vai trò thứ nhất “Người cổ vũ”

Giáo viên cần đánh giá cao óc sáng tạo và cần giúp học sinh cũng có những thái

độ này Nếu chỉ đánh giá cao hành vi phục tùng thầy giáo thì học sinh sẽ cảm thấy sự

cố gắng tìm tòi cái mới của mình là vô ích Các em sẽ làm “điều mà thầy muốn” rập khuôn theo cách nghĩ, cách giải của thầy Trái lại một thái độ cởi mở, trân trọng của thầy đối với những tìm tòi, mới mẻ của học sinh, sự nhanh chóng nhận biết và chấp nhận những giải pháp hay của học sinh sẽ có tác động khuyến khích các em rất lớn Bằng ánh mắt trìu mến, nụ cười khích lệ, giáo viên chuẩn bị cho học sinh bắt tay vào một công việc khó khăn mà các em không cảm thấy lo sợ, lúng túng Thầy cho phép các em được bộc lộ bản thân tìm cách vẽ riêng giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo

- Vai trò thứ hai “Người tổ chức”

Thầy là người tổ chức cho học sinh làm việc, hoạt động tìm tòi phát hiện chân

lý khoa học Thầy giáo không “rót kiến thức vào bình chứa – Học sinh” má “thắp sáng lên từng ngọn nến – Học sinh” Lớp học phải trở thành một “cộng đồng xã hội” trong

đó có sự hợp tác học tập giữa tất cả các thành viên, sao cho mỗi học sinh được phát huy hết năng lực và sư sáng tạo của mình, kết hợp hài hòa học bạn với học thầy Dùng phương pháp đàm thoại gợi mở, giáo viên tổ chức cho học sinh tranh luận tìm tòi, khám phá, phát hiện“cái nút” của đề tài, học sinh chỉ thực sự hứng thú, hiểu kỹ nhớ lâu khi chính các em là người tìm ra “chìa khóa” giải quyết các vấn đề của đề tài đó

Thực tế cho thấy, nhiều học sinh đã đưa ra được những ý tưởng mới mẻ, cách

vẽ độc đáo trong một khung cảnh học tập gợi mở tự do Ở đó mọi người đều có cơ hội bộc lộ tối đa năng lực tư duy sáng tạo của mình Trong khung cảnh ấy giáo viên phải phát động trí tuệ của học sinh bằng cách kích thích sự nghĩ tiếp nối nhằm tìm cho các

em tích cực đào sâu hơn nữa suy nghĩ trong một không khí đầy hứng thú nhiệt tình

Người thầy có thể tổ chức cho học sinh làm việc trong các nhóm nhỏ để các em

có thể trình bày rõ suy nghĩ của mình, đồng thời trao đổi thẳng thắn những điều còn nghi vấn

Trang 21

- Vai trò thứ ba “Người thiết kế”

Giáo viên là người thiết kế, xây dựng nội dung giảng dạy, tạo ra các tình huống để học sinh tự giác đảm nhận nhiệm vụ học tập Trong việc soạn giảng, giáo viên cần đặc biệt quan tâm đến sự phù hợp giữa các mục tiêu trong nhà trường, mục đích yêu cầu của từng tiết học và các quá trình phát triển tâm lý lứa tuổi Nếu giáo viên

cổ vũ các em học tập một cách thông minh, tin tưởng vào khả năng trí tuệ của chúng thì như vậy giáo viên đã coi trọng sức mạnh trí tuệ của học sinh Do đó bằng mọi cách

để kích thích tư duy độc lập và sáng tạo của học sinh

Nếu giáo viên thiết kế được một bài lên lớp, soạn được một nội dung giảng dạy, trong đó có sử dụng khéo léo các câu hỏi và bài tập trực quan sinh động, đáp ứng được nhu cầu trí tưởng tượng, óc tò mò, sự say mê sáng tạo cái mới của các em thì giờ học đó có nhiều thành công

- Vai trò thứ tư “Người đánh giá”

Giáo viên đánh giá tầm quan trọng, xác nhận kiến thức học sinh thu nhận được

và sắp xếp kiến thức đó vào hệ thống tri thức sẵn có của học sinh Sự đánh giá của giáo viên phải thật sự vô tư, khách quan khoa học Chỉ có như vậy giáo viên mới là người “trọng tài” đáng tin cậy của các em

- Tâm lý học hiện đại có khuynh hướng nghiên cứu hứng thú trong mối quan hệ với toàn bộ cấu trúc tâm lý của cá nhân và đã đưa ra định nghĩa tương đối hoàn chỉnh

về hứng thú: “Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với một đối

tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại xúc cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động” [28, trang 187] Ở đây hứng thú thể hiện mối

quan hệ giữa chủ thể với thế giới khách quan, giữa đối tượng với nhu cầu và xúc cảm, tình cảm của chủ thể hoạt động

- Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu hứng thú theo quan điểm duy vật biện

Trang 22

chứng và chỉ ra tính chất phức tạp của hứng thú, xem xét hứng thú trong mối tương quan với các thuộc tính khác của nhân cách (nhu cầu, xúc cảm, ý chí…)

- Như vậy, hứng thú là “Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại xúc cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động”

1.2.2.2 Phân loại hứng thú

- Căn cứ vào hiệu quả của hứng thú, chia ra làm 2 loại:

+ Hứng thú thụ động: Là loại hứng thú tĩnh quan dừng lại ở hứng thú ngắm

nhìn, chiêm ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú, không thể hiện mặt tích cực để nhận thức sâu hơn đối tượng, làm chủ đối tượng

+ Hứng thú tích cực: Không chỉ chiêm ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú, mà

lao vào hoạt động với mục đích chiếm lĩnh được đối tượng Nó là một trong những nguồn kích thích sự phát triển nhân cách, hình thành kỹ năng kỹ xảo, nguồn gốc của sự sáng tạo

- Căn cứ vào nội dung đối tượng, nội dung hoạt động, chia ra làm 5 loại:

+ Hứng thú vật chất: Là loại hứng thú biểu hiện thành nguyện vọng như muốn

có chỗ ở đầy đủ, tiện nghi, ăn ngon, mặc đẹp,…

+ Hứng thú Mĩ thuật: Hứng thú về cái hay, cái đẹp…như văn học, phim ảnh,

âm nhạc, hội họa…

- Căn cứ vào khối lượng của hứng thú, chia ra 2 loại:

+ Hứng thú rộng: Bao quát nhiều lĩnh vực, nhiều mặt thường không sâu

+ Hứng thú hẹp: Hứng thú với từng mặt, từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể…

Trong cuộc sống cá nhân đòi hỏi có hứng thú rộng - hẹp, vì chỉ có hứng thú hẹp mà không có hứng thú rộng thì nhân cách của họ sẽ không toàn diện, xong chỉ có hứng thú rộng thì sự phát triển nhân cách cá nhân sẽ hời hợt thiếu sự sâu sắc

- Căn cứ vào tính bền vững, chia ra làm 2 loại:

+ Hứng thú bền vững: Thường gắn liền với năng lực cao và sự nhận thức sâu

Trang 23

sắc nghĩa vụ và thiên hướng của mình

+ Hứng thú không bền vững: Hứng thú thường bắt nguồn từ nhận thức hời hợt

đối với đối tượng hứng thú

- Căn cứ vào chiều sâu của hứng thú chia ra làm 2 loại:

+ Hứng thú sâu sắc: Thường thể hiện thái độ thận trọng có trách nhiệm với hoạt

động, công việc Mong muốn đi sâu vào đối tượng nhận thức, đi sâu nắm vững đến mức hoàn hảo đối tượng của mình

+ Hứng thú hời hợt bên ngoài: Đây là những người qua loa đại khái trong quá

trình nhận thức, trong thực tiễn Họ là những người nhẹ dạ nông nổi

- Căn cứ vào chiều hướng của hứng thú, chia ra làm 2 loại:

+ Hứng thú trực tiếp: Hứng thú đối với bản thân quá trình hoạt động, hứng thú với quá trình nhận thức, hứng thú với quá trình lao động, và hoạt động sáng tạo

+ Hứng thú gián tiếp: Loại hứng thú đối với kết quả hoạt động

1.2.2.3 Cấu trúc của hứng thú

Phân tích cấu trúc của hứng thú, tiến sĩ tâm lý học L G Marôzôva đã đưa ra 3 yếu tố, đặc trưng cho hứng thú:

- Có xúc cảm sâu sắc, đúng đắn với đối tượng gây ra hứng thú

- Cá nhân nhận thức được đối tượng đã gây ra hứng thú

- Có hành động vươn tới chiếm lĩnh đối tượng

Ba thành tố trên có liên quan chặt chẽ với nhau, tương tác lẫn nhau trong hứng thú của cá nhân Trong cấu trúc hứng thú, sự tồn tại của từng mặt riêng lẻ không có ý nghĩa đối với hứng thú, không nói lên mức độ của hứng thú Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của hứng thú, mỗi thành tố đó có thể nổi lên mạnh hay yếu, ít hay nhiều

Xúc cảm là yếu tố không thể thiếu được trong hứng thú của cá nhân Nhưng nếu chỉ dừng lại ở mức độ xúc cảm đối với đối tượng thì chưa phải là hứng thú Nếu chỉ nói đến mặt nhận thức thì mới là sự hiểu biết của con người với đối tượng Còn khi nói đến mặt hành động là chỉ để đề cập đến hình thức biểu hiện bên ngoài, không thấy được xúc cảm, tình cảm của họ với đối tượng đó

Bất kì hứng thú nào cũng là thái độ xúc cảm tích cực của chủ thể với đối tượng, đó là sự thích thú với bản thân đối tượng; còn nhận thức là tiền đề cho việc hình thành xúc cảm Khi cá nhân có xúc cảm thực sự với đối tượng muốn chiếm lĩnh, có niềm vui tìm hiểu và nhận thức đối tượng thì họ mới tích cực hành động Do đó, hứng

Trang 24

thú phải là sự kết hợp giữa xúc cảm, nhận thức và hành động tích cực, nghĩa là có sự kết hợp giữa sự hiểu biết về đối tượng với sự thích thú và tính tích cực hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng

1.2.2.4 Vai trò của hứng thú

- Đối với hoạt động nói chung:

Trong quá trình hoạt động của con người, cùng với nhu cầu, hứng thú kích thích hoạt động làm cho con người say mê hoạt động đem lại hiệu quả cao trong hoạt động của mình Hứng thú hình thành và phát triển dẫn đến nhu cầu trong lĩnh vực đó phát triển dễ dàng hơn Nhu cầu và hứng thú có quan hệ mật thiết với nhau, nhu cầu là tiền đề, cơ sở của hứng thú, khi có hứng thú với một cái gì thì cá nhân sẽ hoạt động tích cực chiếm lĩnh đối tượng để thỏa mãn nhu cầu trong cuộc sống, lúc đó xuất hiện nhu cầu mới cao hơn

Công việc nào có hứng thú cao thì con người thực hiện nó dễ dàng hơn, có hiệu quả cao, tạo ra xúc cảm dương tính mạnh mẽ đối với người tiến hành hoạt động đó, và

họ sẽ tìm thấy niềm vui trong công việc, công việc trở nên nhẹ nhàng, ít tốn công sức,

có sự tập trung cao Ngược lại, người ta cảm thấy gượng ép, mệt mỏi, công việc trở nên nặng nhọc khó khăn, chất lượng hoạt động giảm rõ rệt khi làm việc không có hứng thú

- Đối với hoạt động nhận thức:

Hứng thú là động lực giúp con người tiến hành hoạt động nhận thức có hiệu quả, hứng thú tạo ra động cơ quan trọng của hoạt động Hứng thú làm tích cực hóa các quá trình tâm lý (tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng…)

- Đối với năng lực:

Khi chúng ta được làm việc phù hợp với hứng thú, thì dù phải vượt qua muôn ngàn khó khăn, người ta vẫn cảm thấy thoải mái làm cho năng lực trong lĩnh vực hoạt động ấy dễ dàng hình thành, phát triển

Năng lực phụ thuộc vào sự luyện tập, nhưng chỉ có hứng thú mới cho phép người ta say sưa làm một việc gì đó tương đối lâu dài không mệt mỏi mà không sớm thỏa mãn mà thôi Hứng thú làm cho năng khiếu thêm sắc bén

Đối với người học, việc hình thành năng lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong

đó, hứng thú của người học đối với môn học là rất quan trọng Trong qúa trình giảng dạy, giáo viên phải thu hút được người học vào bài giảng làm cho người học có hứng

Trang 25

thú với môn học Hứng thú là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển năng lực cá nhân Hứng thú và năng lực có quan hệ biện chứng với nhau, cái này làm tiền đề cho cái kia và ngược lại Hứng thú và năng lực là một cặp không tách rời khỏi nhau, có nghĩa là tài năng sẽ bị thui chột nếu hứng thú không thực sự sâu sắc, đầy đủ; hứng thú không được nuôi dưỡng lâu dài nếu không có những năng lực cần thiết để thỏa mãn hứng thú

1.2.3 Hứng thú học tập

1.2.3.1 Khái niệm hứng thú học tập

Từ định nghĩa về hứng thú của tâm lý học hiện đại thì: “Hứng thú học tập là sự ham thích của học sinh đối với một môn học nào đó, do thấy được ý nghĩa của môn học này đối với cuộc sống và đối với bản thân, đem lại sự hấp dẫn, lôi cuốn trong quá trình học tập bộ môn và kích thích học sinh hoạt động tích cực hơn”

Có hai loại hứng thú trong học tập là hứng thú trực tiếp và hứng thú gián tiếp Hứng thú trực tiếp trong học tập là hứng thú đối với nội dung tri thức, quá trình học tập và những phương pháp tiếp thu, vận dụng nhưng tri thức đó [17, trang 137] Như vậy, hứng thú trực tiếp được hình thành dựa trên sự say mê của học sinh đối với môn học, cũng như cách thức chiếm lĩnh các tri thức và vận dụng tri thức đó

Hứng thú gián tiếp trong học tập là hứng thú với những yếu tố tác động bên ngoài như được giáo viên khen thưởng, được điểm cộng, đạt điểm cao, trong học tập, giáo viên giảng vui, dễ hiểu, do ảnh hưởng của bạn bè… và sẽ biến mất khi những yếu

tố này không còn nữa Hứng thú gián tiếp xuất hiện theo phản ứng có thể rất mạnh nhưng cũng thường ngắn ngủi [17, trang 137]

1.2.3.2 Những thành tố tâm lý cấu thành hứng thú học tập

Căn cứ vào cấu trúc của hứng thú, chúng em xác định cấu trúc của hứng thú học tập bao gồm 3 thành phần chủ yếu sau

- Xúc cảm: Là sự rung động được tạo ra do các em có những tình cảm nhất định khi tiếp xúc với môn Mĩ thuật Như vậy, thành tố xúc cảm trước hết tham gia vào việc chuẩn bị tạo nên một thái độ đúng đắn với môn học Đây là tiền đề tâm lý để hình thành hứng thú học tập môn Mĩ thuật cho học sinh Những xúc cảm khác sẽ xuất hiện trong quá trình hoạt động tìm tòi như niềm vui nhận thức – là thành tố cơ bản và dấu hiệu của hứng thú học tập: Niềm vui đạt thành tích, giải thưởng, lời khen của giáo viên, sự ngưỡng mộ của bạn bè sẽ giúp hình thành hứng thú học tập

Trang 26

- Nhận thức: Là học sinh nhận biết tại sao mình lại thích học môn Mĩ thuật Như vậy, thành tố nhận thức giữ vai trò rất lớn trong việc duy trì hứng thú học tập Học sinh hiểu giá trị và ý nghĩa của môn học từ đó xuất hiện thái độ tự giác trong học tập, giúp củng cố hứng thú học tập ở các em

- Hành động:

+ Ý thức, tính tự giác, quyết tâm dồn sức lực để nhằm đạt được mục đích của mình đó là ý chí Ý chí có một vai trò lớn trong việc giúp học sinh vượt qua những khó khăn khi tiếp thu tri thức hay bài tập khó

+ Động cơ học tập sẽ thôi thúc học sinh suy nghĩ và hành động, giúp kích thích

và duy trì hứng thú học tập ở học sinh

+ Tính tích cực nghĩa là sự hăng hái, năng nổ với công việc Tính tích cực tạo điều kiện cho việc tìm tòi và làm xuất hiện niềm vui trong hoạt động học tập Khi hứng thú học tập xuất hiện sẽ nâng cao tính tích cực và hiệu quả lĩnh hội tri thức, kỹ năng kỹ xảo

1.2.3.3 Sự hình thành và phát triển hứng thú học tập

Theo N.G Marôzôva trong quá trình phat triển cá thể, hứng thú học tập được hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: Kích thích hứng thú học tập cho học sinh

Ở giai đoạn này các em bị cuốn hút bởi nội dụng vấn đề giáo viên trình bày Học sinh chú ý lắng nghe, trực tiếp thể hiện niềm vui khi nhận ra cái mới Những niềm vui đó có thể mất đi khi giờ học kết thúc, nhưng cũng có thể trên cơ sở đó hứng thú được phát triển Ở giai đoạn này học sinh chưa có hứng thú thật sự Hứng thú chỉ xuất hiện khi học sinh mong muốn hiểu biết nhiều hơn, các em đặt ra câu hỏi và vui mừng khi trả lời

- Giai đoạn 2: Hứng thú học tập được duy trì

Ở giai đoạn này học sinh thường xuyên bị lôi cuốn vào tiết học một cách thường xuyên hơn, nhờ đó các em có xúc cảm tích cực với môn học tức là hứng thú được duy trì Thái độ nhận thức xúc cảm với môn học sẽ thúc đẩy học sinh quan tâm tới những vấn đề đặt ra ở cả trong giờ học lẫn sau giờ học đã kết thúc Nói cách khác,

ở các em đã có sự nảy sinh nhu cầu nhận thức, tìm tòi và phát hiện

- Giai đoạn 3: Hứng thú học tập trở nên bền vững

Nếu thái độ tích cực đó được duy trì củng cố, khả năng tìm tòi độc lập ở các em

Trang 27

thường xuyên được khơi dậy thì các em dành nhiều thời gian rảnh rỗi của mình vào việc tìm tòi thêm những những kiến thức có liên quan đến vấn đề mình thích, tham gia hoạt động ngoại khóa, đọc thêm sách, tìm gặp những người cùng quan tâm tới những vấn đề mình quan tâm Hứng thú bền vững là giai đoạn phat triển cao nhất của sự phát triển hứng thú học tập

Để hình thành hứng thú học tập, việc tổ hức hoạt động nhận thức phải thường xuyên chủ động, gắn liền với các mức độ phát triển của nó Do đó các nhà sư phạm phải hiểu rõ các giai đoạn phát triển của hứng thú

- Hứng thú học tập dần có được tính bền vững và có tính không bão hòa

- Hứng thú học tập là động lực thúc đẩy học sinh nghiên cứu đối tượng trong phạm vi của nó

1.2.3.5 Các biểu hiện của hứng thú học tập

Hứng thú học tập được biểu hiện thông qua các dấu hiệu, các chỉ số cụ thể trong hoạt động hoạt tập, trong cuộc sống của các em Giáo viên có thể quan sát và nhận biết được chúng Những biểu hiện này khá phong phú, đa dạng và nhiều khi còn phức tạp chúng có thể đan xen vào nhau đó là:

- Biểu hiện về mặt xúc cảm: Học sinh có xúc cảm tích cực (yêu thích, say mê ) đối với môn học như có niềm vui trong quá trình lĩnh hội kiến thức, mong chờ tiết học, luyến tiếc khi tiết học kết thúc…

- Biểu hiện về mặt nhận thức: Học sinh nhận thức đày đủ, rõ ràng những nguyên nhân của sự yêu thích môn học như nội dung môn học hấp dẫn, phương pháp khám phá kiến thức hấp dẫn, vai trò của môn học có ý nghĩa trong cuộc sống…

- Biểu hiện về mặt hành động: Học sinh học tập tích cực, chủ động sáng tạo, không chỉ trong giờ lên lớp mà còn cả ở ngoài giờ lên lớp hàng ngày như:

* Trong giờ lên lớp

Trang 28

- Say mê học tập, chăm chú nghe giảng

- Ghi chép bài đầy đủ cẩn thận

Tích cực suy nghĩ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, trao đổi ý kiến với bạn bè

và với giáo viên

- Tích cực làm việc cùng nhóm để hoàn thành nhiệm vụ

* Ở ngoài giờ lên lớp

- Độc lập, tự giác trong việc học tập

- Học bài làm bài đầy đủ

- Tự giác làm thêm nhiều bài tập (ngoài yêu cầu của giáo viên)

- Tự sưu tầm, đọc thêm nhiều tài liệu, sách tham khảo có liên quan đến môn học

- Tự tổng kết những phần, những chương mục đã học và tìm ra mối liên hệ bên trong giữa chúng

- Từng bước tập vận dụng những kiến thức môn học vào thực tiễn

- Cố gắng giải nhanh và tìm nhiều cách giải các bài tập…

- Biểu hiện về mặt kết quả hoc tập: kết quả học tập tốt

1.2.3.6 Tác dụng của hứng thú học tập

Chính hứng thú học tập mang lại một số tác dụng đặc biệt như:

- Là yếu tố cần thiết cho sự phát triển nhân cách, tri thức và nhận thức của học sinh

- Làm chỗ dựa cho sự ghi nhớ, cho phép học sinh duy trì sự chú ý thường xuyên

và cao độ vào kiến thức bài học

- Làm cho hoạt động học trở nên hấp dẫn hơn vì các em được duy trì trạng thái tỉnh táo của cơ thể, giúp học sinh phấn chấn vui tươi, học tập lâu mệt mỏi

- Ảnh hưởng đến tính chất, cường độ, diễn biến, kết quả của dạy và học giúp cho hiệu quả của hoạt động này được nâng cao

- Tạo ra và duy trì tính tích cực nhận thức, tích cực hoạt động tiếp thu, tìm hiểu kiến thức

- Giúp điều khiển hoạt động định hướng vì chính cảm xúc hứng thú tham gia điều khiển tri giác và tư duy

- Đóng vai trò trung tâm, tạo cơ sở, động cơ trong các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo

Trang 29

- Góp phần quan trọng trong sự phát triển kỹ năng, kỹ xảo và trí tuệ của học sinh, làm cho hiệu quả của hoạt động học tập được nâng cao

1.2.4 Khái niệm biện pháp

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa – Thông tin thì “Biện pháp” có

nghĩa là: Cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể

1.3 Đặc điểm môn Mĩ thuật ở Tiểu học

1.3.1 Khái niệm môn Mĩ thuật

Đây là một từ Hán Việt, với “Mĩ” nghĩa là đẹp, còn “Thuật” nằm trong từ nghệ thuật Nói một cách dễ hiểu, Mĩ thuật là những cái đẹp từ nghệ thuật, có thể là do con người hoặc là từ tự nhiên tạo nên và có thể nhìn thấy được Chính vì thế mà người ta còn gọi môn này là “nghệ thuật thị giác” – hay còn có tên tiếng Anh là “visual art”

Có nhiều cách hiểu về Mĩ thuật, mỗi cách diễn giải theo lối riêng Có cách ngắn gọn, có cách giải thích dài, dù sao cũng cung cấp những thông tin bổ ích, giúp chúng ta chắt lọc, tổng hợp để hiểu khái niệm này theo cách của mình

- Diễn giải theo cách diễn tả:

Mĩ thuật là một loại hình nghệ thuật tạo nên các sản phẩm trên mặt phẳng (Tranh…) bằng đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt; trong không gian (Tượng…) bằng hình khối, sáng tối, đậm nhạt Mĩ thuật sử dụng chất liệu khác nhau như: giấy, chì, các loại mầu, vải sợi (Hội họa, trang trí); đất, thạch cao, đá, gang, đồng,

xi măng… (Điêu khắc); cao su, đồng, nhôm… (Tranh khắc, tranh gò) Có thể nói vắn tắt: Mĩ thuật là nghệ thuật của mặt phẳng, của không gian

- Diễn giải theo cấu trúc nội dung:

Mĩ thuật là loại hình nghệ thuật gồm các ngành cơ bản như: Hội họa, điêu khắc, kiến trúc và Mĩ thuật ứng dụng

- Diễn giải theo chức năng, tác dụng, đặc điểm:

Mĩ thuật là nghệ thuật của con mắt – nghệ thuật của thị giác (nhìn, nhận ra cái đẹp bằng con mắt) Cũng như nói Âm nhạc là nghệ thuật của tai – nghệ thuật của thính giác (nghe thấy cái hay cái đẹp bằng tai)

- Diễn giải theo ngữ nghĩa:

Theo họa sĩ lão thành Nguyễn Phan Chánh, Mĩ thuật là cách tạo ra cái đẹp Cách diễn đạt này nhằm nói là có nhiều cách để tạo ra cái đẹp, tùy thuộc vào khả năng

tư duy, sáng tạo thị hiếu thẩm mĩ và cảm thụ của người tạo nên nó và người thưởng

Trang 30

thức Cũng như vậy, cách diễn đạt này còn làm sáng tỏ hơn cho phương pháp dạy – học Mĩ thuật ở trường phổ thông: Dạy học sinh cách sáng tạo ra cái đẹp theo khả năng,

ý thích của mình chứ không phải áp đặt rập khuôn, sao chép theo công thức chung nào

đó

1.3.2 Đặc điểm môn Mĩ thuật ở Tiểu học

1.3.2.1 Mục tiêu của giáo dục Mĩ thuật ở Tiểu học

Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa 10 về “Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông”, Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo đã ra quyết định ban hành chương trình mới của Tiểu học và Trung học cơ sở, được thực hiện thống nhất trong cả nước, bắt đầu từ năm học 2002- 2003 Trong chương trình mới này học sinh sẽ được học Mĩ

thuật ngay từ lớp 1 cho đến hết học kì 1 của lớp 9, với thời lượng là 1 tiết/ 1 tuần

Nghị quyết trung ương II khóa VIII tiếp tục khẳng định đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phát triển quá trình hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo

Mục tiêu của giáo dục Mĩ thuật Tiểu học là: “Nhằm giáo dục thẩm mĩ cho học

sinh; tạo điều kiện cho các em tiếp xúc làm quen, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, của đời sống và của các sản phẩm Mĩ thuật, sự hứng thú của bản thân để phục

vụ cho sinh hoạt, học tập hằng ngày và những công việc mai sau Cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về môn Mĩ thuật, hình thành và củng cố các kỹ năng cần thiết để học sinh hoàn thành bài tập trong chương trình Bồi dưỡng năng lực quan sát, phân tích, phát triển trí tuệ, phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, góp phần hình thành nhân cách người lao động mới; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu Mĩ thuật của học sinh”

1.3.2.2 Nhiệm vụ của giáo dục Mĩ thuật ở Tiểu học

Dạy Mĩ thuật ở trường Tiểu học không nhằm đào tạo học sinh trở thành họa sĩ hay những người chuyên làm nghề Mĩ thuật Thông qua những kiến thức sơ đẳng và

cơ bản của Mĩ thuật nhằm khơi dậy và phát huy thẩm mĩ vốn có ở tuổi thơ, đồng thời hướng dẫn môt số phương pháp để các em tập quan sát, tập vẽ, tập nặn, tập trang trí, tiến tới vẽ tranh và xem tranh… nâng cao tầm hiểu biết cho các em về nhiều mặt như đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ…

Từ đó gây cho các em niềm say mê hứng thú tìm cái hay, cái đẹp trong nghệ

Trang 31

thuật tạo hình, từng bước hình thành thị hiếu thẩm mĩ tốt

Các nhiệm vụ của giáo dục Mĩ thuật ở Tiểu học như sau:

* Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh

Đây là nhiệm vụ chủ yếu, hàng đầu – Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với văn hóa thị giác: làm quen với cái đẹp, thưởng thưởng thức cái đẹp và hành động theo cái đẹp, góp phần tạo dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội

- Việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh qua các bài Mĩ thuật rất cụ thể, tạo điều kiện cho các em nhận ra cái đẹp của đối tượng, dù là đơn giản nhất (như cái lá, cái lọ, con đường, dòng sông, lũy tre, ao làng…) thông qua bố cục, đường nét, hình mảng, màu sắc và tương quan đậm nhạt của chúng để tạo nên tổng thể đẹp Có thể ở những bài đầu, một bộ phận nhỏ học sinh không thể hiện ra được ở bài vẽ của mình nhưng các em đã hiểu thế nào là đẹp Điều này rất quan trọng, bởi các em sẽ là những người thưởng thức, nhận biết ra cái đẹp, biết phân tích, đánh giá và vận dụng cái đẹp vào cuộc sống Khi mà các em biết thưởng thức cái hay, cái đẹp sẽ là yếu tố thúc đẩy, tác động đến những người làm ra cái đẹp, và họ sẽ sáng tạo không ngừng để có những sản phẩm đẹp cho xã hội

- Dạy Mĩ thuật ở trường Tiểu học chính là tạo dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội Cũng như dạy nhạc không phải là đào tạo thành những người sáng tác nhạc, mà

là dạy học sinh biết thưởng thức cái hay cái đẹp của âm nhạc Hiểu biết cái hay cái đẹp làm cho tâm hồn thêm yêu cuộc sống Các nhà giáo dục nổi tiếng như Makarenko, Usinxky… đã lấy cái đẹp để giáo dục trẻ thơ Những hình ảnh về cái đẹp sẽ làm dịu đi, làm bớt đi cái xấu, cái hung bạo Cái đẹp, cái thiện có tác dụng rất lớn Yêu cái hay, cái đẹp sẽ dẫn đến tình yêu đất nước, tình yêu con người

- Mĩ thuật là môn học có lợi thế tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc và tìm ra vẻ đẹp của “những vật tầm thường nhất”, gần gũi nhất ở xung quanh trẻ, đó là hình dáng, màu sắc của cỏ cây, hoa lá, hàng cây đến những côn trùng, loài vật và con người… Các em tạo ra cái đẹp bằng cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm thụ của mình bằng khả năng và ý thích riêng trong lĩnh vực Mĩ thuật nói riêng và nghệ thuật nói chung

*Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản về Mĩ thuật

Bước đầu hình thành những kỹ năng cần thiết cho các em để hoàn thành được bài tập theo chương trình:

- Hướng dẫn học sinh bước đầu làm quen với các phương tiện và ngôn ngữ tạo

Trang 32

* Phát triển ở học sinh khả năng tư duy hình tượng và năng lực sáng tạo

Rèn luyện học sinh quan sát, phát triển ở các em phương pháp tư duy hình tượng, khả năng phân tích, so sánh và năng lực sáng tạo Với Mĩ thuật yêu cầu đầu tiên

là cái đẹp, mà cái đẹp lại “muôn hình vạn trang”, muốn có nó thì phải suy nghĩ, phải dám mạnh dạn để tìm ra cái khác, cái lạ, cái mới Phải chăng đây cũng là một trong những phẩm chất của con người lao động trong xã hội văn minh, hiện đại – con người lao động phải động não để có sản phẩm đẹp, mới và tốt

*Tạo điều kiện giúp cho học sinh học tốt các môn học khác

Môn Mĩ thuật nói chung có liên quan tới nhiều môn như: Toán, Tiếng Việt, Lịch sử, Địa lý… chúng hỗ trợ lẫn nhau, “cộng hưởng” lẫn nhau trong quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, làm cho nhận thức của học sinh được phong phú Chúng là

sự hòa của nhiều hương vị giữa “các món ăn” trong bữa ăn Và có lẽ, cũng vì thế mà không có một trường học nào chỉ học một môn, và cũng không một chương trình nào ở phổ thông lại không dạy môn Mĩ thuật Ở môn học này, chính các hình tượng Mĩ thuật rất cô đọng, súc tích, có tính khái quat cao sẽ giúp cho các em học sinh nhận thức nhanh hơn và nhớ lâu hơn

Nề nếp suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, làm việc khoa học ở môn Mĩ thuật đã tạo điều kiện cho học sinh học các môn khác tốt hơn

* Phát hiện bồi dưỡng những tài năng trẻ

Trang 33

Giáo dục Mĩ thuật tạo điều kiện cho một bộ phận nhỏ học sinh có năng khiếu

để sau này các em có thể tiếp tục học ở các trường Mĩ thuật chuyên nghiệp hoặc các ngành học có liên quan đến Mĩ thuật như: Kiến trúc, xây dựng, thời trang, tạo dáng, sư phạm mĩ thuật, sư phạm Mầm non…

Chính nhờ dạy Mĩ thuật ở trường một cách bài bản, hệ thống và rộng khắp như vậy mà đã tạo nên môi trường thẩm mĩ xã hội, và trên cái nền chung này những mầm non nghệ thuật sẽ từng bước nảy nở phát triển, phù hợp với khả năng, sở trường của từng em, rồi những tai năng nghệ thuật ấy sẽ ra hoa, kết trái, đáp ứng được nhu cầu đồi hỏi của xã hội

1.3.2.3 Cấu trúc chương trình Mĩ thuật ở Tiểu học

- Chương trình Mĩ thuật ở Tiểu học được cấu tạo theo nguyên tắc đồng tâm – nghĩa là: Các đơn vị kiến thức được lặp đi lặp lại nhưng có nâng cao dần qua mỗi bài, mỗi lớp đảm bảo tính kế thừa, vừa sức, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh Tiểu học

- Chương trình Mĩ thuật ở Tiểu học gồm các phân môn như: Vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh, tập nặn tạo dáng, thường thức mĩ thuật Các phân môn này được sắp xếp đan xen, theo trình tự từ dễ đến khó để có thể bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau, giúp cho học sinh nắm vững kiến thức hơn Mỗi một phân môn có nội dung đặc điểm riêng,

- Đặc điểm:

Qua phân môn học sinh bước đầu học cách quan sát về tỉ lệ, về hình, về khối và đậm nhạt; và hiểu vẻ đẹp của đối tượng, trên cơ sở đó giúp học sinh học các phân môn khác như vẽ trang trí, vẽ tranh và thưởng thức mĩ thuật được thuận lợi và dễ dàng hơn

* Vẽ trang trí

- khái niệm:

Vẽ trang trí là nghệ thuật sắp xếp đường nét, hình khối, đậm nhạt trên mặt phẳng hay trong không gian để tạo nên vẻ đẹp cho sản phẩm

Trang 34

- Đặc điểm: Giúp học sinh có cái nhìn tinh tế về màu sắc, đường nét, hình mảng

từ đó có thể tạo ra các hình thể đẹp, đồng thời các em cảm thụ được vẻ đẹp truyền thống Vẽ trang trí tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo về bố cục, hình mảng và màu sắc theo ý mình

Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc và làm quen với thế giới xung quanh, tìm ra

vẻ đẹp và đặc điểm của đối tượng để vẽ tranh Qua đó giáo dục tình yêu thiên nhiên, tình yêu con người… cho học sinh

* Tập nặn tạo dáng

Tập nặn tạo dáng nhằm mục đích giúp cho học sinh tập làm quen với hình khối đơn giản, tập tạo ra dáng sinh động cho đối tượng ở các tư thế tự nhiên nhằm phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo của học sinh

* Thường thức Mĩ thuật

Tiếp xúc làm quen với tác phẩm Mĩ thuật, thông qua phân tích, tìm hiểu để cảm nhận cái hay, cái đẹp để thưởng thức các tác phẩm bằng khả năng và ý thích của mình

1.3.2.4 Vai trò của giáo dục Mĩ thuật

* Vai trò của giáo dục Mĩ thuật trong đời sống

Mĩ thuật là một loại hình nghệ thuật mà ngôn ngữ của nó là đường nét, hình mảng, màu sắc và sự sắp xếp… Cái đẹp có ở mọi nơi, mọi trốn: cỏ cây hoa lá, núi non, sông biển, đât nước, mây trời, loài vật và con người đều có vẻ đẹp riêng Đó là cái đep của tạo hóa cho muôn loài Nếu loài vật chỉ biết thừa hưởng những cái gì tạo hóa ban phat cho, thì con người không chỉ hưởng thụ mà còn làm cho thiên nhiên ngày càng phong phú hơn Đồng thời, con người còn biết “học thiên nhiên” để tạo ra những cái đẹp muôn hình vạn trạng, phục vụ cho cuộc sống vật chất và tinh thần của mình ngày càng tốt đẹp hơn Nhờ có sự suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của con người mà xã hội ngày càng phát triển Phải chăng con người với những ước mơ sáng tạo của mình, đã góp phần đáng kể vào sự đi lên của xã hội, vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Ngày nay, trong xã hội hiện đại, Con người – ngoài cái đẹp trong ăn, mặc, ở… thì cái

Trang 35

đẹp về tinh thần đang được đề cao Có thể khẳng định rằng: mọi thứ cần thiết cho cuộc sống vật chất và tinh thần của mỗi người, của cả cộng đồng và của xã hội, từ cái nhỏ nhất đến những công trình to lớn đều cần đẹp Nói cách khác: Thưởng thức cái đẹp do

Mĩ thuật tạo ra là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người

Giáo dục Mĩ thuật có vai trò to lớn trong giáo dục thẩm mĩ cho thiếu nhi nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện con người Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Hoạt động Mĩ thuật giúp cho học sinh hình thành

và phát triển năng lực thẩm mĩ, khả năng tư duy, óc sáng tạo Năng lực này không chỉ cần riêng cho mĩ thuật mà nó còn bổ trợ cho mọi ngành khoa học khác Hoạt động Mĩ thuật sẽ giúp các em biết tìm tòi, phân tích thêm tự tin, biết bộc lộ bản thân, khuyến khích trí tưởng tượng, biết cảm nhận và rung động trước cái đẹp trong nghệ thuật, trong cuộc sống và thiên nhiên xung quanh Nó giúp cho tình cảm, tâm hồn của trẻ thêm đẹp, thêm phong phú và tinh tế, góp phần hoàn thiện nhân cách cho các em Đây chính là cơ sở vững chắc để vun đắp cho tài năng trẻ được vươn lên

* Vai trò của giáo dục Mĩ thuật ở trường

Nghệ thuật tạo hình là một trong những con đường làm phong phú sự tiếp xúc của con người với hiện thực, nó định hướng cho sự hoạt động của con người nhằm nhận thức thế giới

Theo sự diễn giải của họa sĩ lão thành Nguyễn Phan Chánh thì “Mĩ thuật là cách tạo ra cái đẹp” Dạy Mĩ thuật ở trường Tiểu học là dạy cho học sinh nhận ra cái đẹp và vận dụng những hiểu biết của mình về cái đẹp vào học tập, vào sinh hoạt hằng ngày, và cho công việc mai sau – đó chính là giáo dục thẩm mĩ, nó là một trong những yếu tố cần thiết giúp các em hình thành và phát triển một nhân cách toàn diện để trở thành những con người của thời đại mới Vì thế, từ xưa tới nay, các trường học ở mọi nơi trên thế giới đều dạy Mĩ thuật, người ta coi nó là môn học phổ thông, môn học bắt buộc với tất cả học sinh

Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh bằng nghệ thuật tạo hình được thực tiện chủ yếu trong giờ học môn Mĩ thuật Mục đích của giờ học này là phát triển mặt thẩm mĩ trong nhân cách học sinh, hình thành ở các em lập trường thẩm mĩ và lập trường công dân – được biểu lộ trong quan hệ với thiên nhiên, cuộc sống xã hội, văn hóa nghệ thuật của dân tộc mình và của các dân tộc trên thế giới

Trong hoạt động giảng dạy của nhà trường hiện nay, môn Mĩ thuật chiếm vị trí

Trang 36

khá quan trọng Đây là môn học có nhiệm vụ giáo dục cho học sinh thị hiếu thẩm mĩ – một trong những yếu tố cần thiết giúp các em hình thành và phát triển một nhân cách toàn diện để trở thành những con người của thời đại mới Thông qua đó, năng lực quan sát, khả năng tư duy hình tượng, tính sáng tạo của các em được phát triển Các em biết cảm nhận cái đẹp và hơn thế nữa là tạo ra cái đẹp không chỉ cho bản thân mà còn cho mọi người xung quanhh Không những thế, Mĩ thuật còn là môn học mà hầu hết các

em học sinh hứng thú, say mê – đặc biệt là với các em có một chút năng khiếu Hội họa Ngoài ra, môn học Mĩ thuật còn có tác dụng bổ trợ cho các môn học khác, ví dụ như:

- Với môn Tiếng Việt: Các em có thể dễ dàng hơn trong việc cảm thụ cái hay, cái đẹp trong những câu từ của một bài văn, bài thơ bằng cách tưởng tượng những hình ảnh thông qua sự miêu tả bằng lời văn Ngoài ra còn rèn cho trẻ các kỹ năng viết…

- Với môn Toán: Việc học Mĩ thuật sẽ giúp các em có nhiều thuận lợi trong việc tiếp thu những kiến thức thuộc nội dung hình học – được coi là khá trừu tượng với kiểu tư duy cụ thể của các em

- Với môn Thể dục: Môn học này, thoáng qua ta có cảm giác như không có liên quan gì đến hội họa Vậy mà môn Mĩ thuật lại lại có những động tác không nhỏ đến môn thể dục, thể hiện ở chỗ: Khi xem tranh (ảnh) minh họa cho các động tác thể dục, với những em học khá môn Mĩ thuật sẽ thực hành các động tác đó nhanh hơn

- Nhờ môn Mĩ thuật mà các em biết trình bày sản phẩm của mình (như bài văn, bài toán, hoặc các sản phẩm khác) có tính thẩm mĩ cao hơn

Chính vì môn Mĩ thuật có vai trò quan trọng như vậy trong nhà trường (là nơi giúp các em hình thành vá phát triển nhân cách) nên đã có nhiều cuộc thi vẽ tranh cho thiếu nhi được tổ chức ở trong và ngoài nước Hoạt động này có tác dụng bổ trợ rất hiệu quả cho việc giảng dạy bộ môn Mĩ thuật trong nhà trường và cũng là cơ hội để các em có điều kiện bộc lộ khả năng sáng tạo hội họa của mình Thông qua các cuộc thi, các em có điều kiện để giao lưu, học hỏi các bạn cùng trang lứa, được tự do thể hiện những suy nghĩ của mình, được thử nghiệm những ý tưởng mới lạ về cách tạo hình với các kiểu bố cục và cách “đi màu” trên nhiều chất liệu khác nhau – vượt ra khỏi khuân khổ những nội dung trong nhà trường Chính những cuộc thi vẽ tranh đã có tác động không nhỏ tới hoạt động học tập môn Mĩ thuật của học sinh trong nhà trường

Ngày đăng: 23/06/2018, 23:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn An (1996). Lý luận dạy học, Ban Ấn Bản Đại học Sƣ phạm TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học
Tác giả: Nguyễn An
Năm: 1996
2. Trịnh Văn Biểu (2005). Các phương pháp dạy học hiệu quả, Đại học Sƣ phạm TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trịnh Văn Biểu (2005). "Các phương pháp dạy học hiệu quả
Tác giả: Trịnh Văn Biểu
Năm: 2005
3. Côvaliôp. A. G (1971). Tâm lý học cá nhân, Tập I, III, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Côvaliôp. A. G (1971). Tâm" lý học cá nhân
Tác giả: Côvaliôp. A. G
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1971
4. Daparogiet. A. V (1974). Tâm lý học, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Daparogiet. A. V (1974). "Tâm lý học
Tác giả: Daparogiet. A. V
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1974
5. Geoffrey Petyy (2003). Dạy học ngày nay, Nhà xuất bản Stanley Thomes Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học ngày nay
Tác giả: Geoffrey Petyy
Nhà XB: Nhà xuất bản Stanley Thomes
Năm: 2003
6. Đàm Luyện, Đỗ Thuật (1996). Dạy Mĩ thật ở trường tiểu học,NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy Mĩ thật ở trường tiểu học
Tác giả: Đàm Luyện, Đỗ Thuật
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
7. Marcôva. A. K (1978). Động cơ của hoạt động học tập ở học sinh,Tạp chí những vẫn đề tâm lý học, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: arcôva. A. K (1978). "Động cơ của hoạt động học tập ở học sinh
Tác giả: Marcôva. A. K
Năm: 1978
8. Marôzôva. N. G (1989). Hứng thú nhận thức, Tài liệu dành cho giáo viên, Nguyễn Thế Hùng (dịch) NXB Tri thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marôzôva. N. G (1989). " Hứng thú nhận thức
Tác giả: Marôzôva. N. G
Nhà XB: NXB Tri thức
Năm: 1989
9. Nguyễn Quốc Toản, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Lăng Bình (2000). Mĩ thuật và phương pháp dạy học, tập III, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quốc Toản, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Lăng Bình (2000). "Mĩ thuật và phương pháp dạy học
Tác giả: Nguyễn Quốc Toản, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Lăng Bình
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
10. Nguyễn Quốc Toản. Giáo trình Mĩ thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật, NXB Đại học Sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Mĩ thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật
Nhà XB: NXB Đại học Sƣ phạm
11. Trịnh Thiệp, Ƣng Thị Châu (1996). Mĩ thuật và phương pháp dạy học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mĩ thuật và phương pháp dạy học
Tác giả: Trịnh Thiệp, Ƣng Thị Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
12. Su-ki-na (1975). Vấn đề hứng thú nhận thức trong khoa học giáo dục, Nguyễn Văn Diên (dịch), NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề hứng thú nhận thức trong khoa học giáo dục
Tác giả: Su-ki-na
Nhà XB: NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội
Năm: 1975
13. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (1998). Tâm lý học đại cương,NXB Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học đại cương
Tác giả: Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia
Năm: 1998
14. Nguyễn Nhƣ Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (1999). Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa – Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại từ điển tiếng Việt, N
Tác giả: Nguyễn Nhƣ Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w