1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGUYÊN tắc và BIỆN PHÁP sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG dạy học môn GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

46 272 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 61,47 KB

Nội dung

- Nguyên tắc của việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục Chính trị Trong dạy học môn Giáo dục Chính trị ở Trường Trungcấp sử dụng phương pháp thảo luậ

Trang 1

NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

Trang 2

- Nguyên tắc của việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục Chính trị

Trong dạy học môn Giáo dục Chính trị ở Trường Trungcấp sử dụng phương pháp thảo luận nhóm cần tuân thủ cácnguyên tắc sau:

- Đảm bảo mục tiêu môn học

Môn chính trị là một môn học nằm trong chương trìnhđào tạo hệ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học thuộc hệ thống đàotạo của các môn học Lý luận Chính trị

Chính trị và môn học Giáo dục chính trị: ‘‘Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi

là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ nội dung hoạt động của nhà nước”[5].

Giáo dục Chính trị là bộ phận của khoa học chính trị, bộphận công tác tư tưởng của Đảng, có nội dung chủ yếu là giáodục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh,đường lối của Đảng nhằm hình thành thế giới quan, phương

Trang 3

pháp luận khoa học, bản lĩnh chính trị, niềm tin và năng lực hoạtđộng thực tiễn cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đáp ứng yêucầu xây dựng và phát triển của đất nước.

Giáo dục Chính trị là môn học bao gồm nội dung cơ bản

nhất của Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin,Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đườnglối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Các biện pháp dạy học theo phương pháp thảo luậnnhóm cần bảo đảm hiệu quả học tập của học viên được nângcao so với dạy học truyền thống, thể hiện ở việc lĩnh hội nộidung học tập vững chắc, linh hoạt; khả năng nhận thức cũngnhư các phẩm chất và năng lực tư duy, giải quyết vấn đề đượcphát triển đồng thời phát huy được tính tự giác, tích cực, sángtạo của học viên trong học tập Bên cạnh đó, việc vận dụngcác biện pháp dạy học sẽ giúp cho giáo viên không ngừngnâng cao trình độ và năng lực sư phạm, đáp ứng với yêu cầucủa giáo dục lý luận chính trị hiện nay

Mặt khác, việc vận dụng các biện pháp dạy học theophương pháp thảo luận nhóm phải phù hợp với phân phốichương trình môn học, số tiếc dạy của mỗi học phần

Trang 4

Các biện pháp dạy học theo phương pháp thảo luậnnhóm cũng cần tính đến khả năng có thể mở rộng phạm viứng dụng trong thực tiễn dạy học các chương trình khác trongquá trình bồi dưỡng, đào tạo

Đảm bảo mục tiêu các môn học Giáo dục Chính trị trongChương trình đào tạo Trung cấp có thể khái quát như sau:

Về kiến thức: Học sinh trình bày hiểu biết qua các khái

niệm phạm trù, quy luật về nội dung triết học, kinh tế chínhtrị, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa xã hộikhoa học và đây là cơ sở lý luận cho học sinh tiếp cận nộidung môn học khác Trình bày được nội dung cơ bản nhất vềthế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin;nguồn gốc, nội dung cơ bản và ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh;hiểu biết và trình bày được nội dung cơ bản về đường lối cáchmạng của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ, nhất làđường lối đổi mới của Đảng trên các lĩnh vực từ năm 1986 đếnnay

Về kỹ năng: Học sinh có thể phân tích tổng hợp và so

sánh các quan điểm, các khái niệm, các kỹ năng tư duy logic

từ đó hình thành và phát triển thêm một số kỹ năng khác như:

Trang 5

Kỹ năng phát hiện vấn đề, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng vậndụng giải quyết các vấn đề trong thực tiễn và các lĩnh vực tựnhiên xã hội và tư duy Bước đầu hình thành nhân sinh quan,thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin, vận dụng vào học tập, rèn luyện và công tác sau này;

Hình thành bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức,phấn đấu trở thành người học sinh tốt, người công dân tốt

Về thái độ: Sauk khi học xong môn Giáo dục chính trị này

học sinh xây dựng niềm tin để tin tưởng vào tính đúng đắn củahọc thuyết từ đó bồi dưỡng lý tưởng cách mạng Củng cố niềm

tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Namvà con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Chủ tịch Hồ ChíMinh đã chọn; bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu lao động, rènluyện, đóng góp tích cực vào thắng lợi của sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; rèn luyện được tác phong, lềlối làm việc của người lao động

- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc này không những đòi hỏi nôi dung bàigiảng phải gắn liền với thực tiễn mà còn đòi hỏi phải rènluyện kỹ năng, kỹ xảo, đối với người học

Trang 6

Những nguyên tắc cơ bản trên đây được vận đụng trongmọi cấp học, mọi hình thức và mọi đối tượng học tập Nhữngnguyên tắc sư phạm đó cần phải được sử dụng triệt để trongcông tác Giáo dục lý luận chính trị.

Tính thực tiễn trong hoạt động dạy học gắn với nguyênlý về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn “Thực tiễn làtoàn bộ hoạt động vật chất có tính mục đích, mang tính lịch sử

– xã hội con người nhằm cải tạo giới tự nhiên – xã hội” [3].

Lý luận chính là kinh nghiệm thực tiễn được khái quát tổngthể thành một hệ thống bao gồm các khái niệm phạm trù nhấtđịnh các tri thức về tự nhiên xã hội đã được tích lũy trong quátrình lịch sử

Trong dạy học lý luận nói chung theo tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng khẳng định “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin … lý luận mà không liên hệ với thực tế là lý luận

suông”[27 ] “Nói đi đôi với làm” hay “Lý luận gắn liền với

thực tiễn” là một trong những nguyên tắc cơ bản và tổng quát được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo từ lý luận gắn liền với thực tiễn của Chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn

Trang 7

Người đã khái quát thành lý luận trong hoạt động thực tiễn nước ta và đã trở thành bài học vô giá cho mọi thế hệ ở trong giai đoạn xây dựng và thống nhất đất nước Phương châm “Nói đi đôi với làm” đã trở thành hành động bất diệt trong thời đại Hồ Chí Minh và nó luôn có giá trị thực tiễn sâu sắc, trường tồn, vĩnh cửu Có thể khẳng định rằng, nội dung

“Nói đi đôi với làm” là một trong những biện pháp căn bản nhất, thực tiễn nhất nhằm ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều, chỉ có nói mà không làm Người nói:

“Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế Lý luận mà không áp dụng vào công việc thực tế là lý luận suông Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách“

Chúng ta đi phân tích nguồn gốc, con đường hình thành từ

“Lý luận và thực tiễn” đến “Nói đi đôi với làm”

Để thấy rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng trong việc họctập môn Giáo dục chính trị việc học và nghiên cứu lý luậnchình trị đối với học sinh, học sinh hiện nay thực sự có vaitrò, ý nghĩa rất quan trọng:

Trang 8

Thứ nhất, giúp cho người học hiểu sâu sắc hơn, đầy đủhơn, toàn diện hơn những tri thức lý luận chính trị - hànhchính, từ đó trang bị cho mình vốn tri thức khoa học lý luận.

Thứ hai, việc học tập, nghiên cứu lý luận chính trị nhằmcũng cố niềm tin và bản lĩnh chính trị, ý thức giai cấp và tinhthần yêu nước cho học sinh, học sinh

Thứ ba, việc học tập và nghiên cứu lý luận chính trịnhằm cung cấp cho người học thế giới quan và phương phápluận khoa học, cách mạng, từ đó vận dụng vào thực tiễn cuộcsống và công việc để hoàn thành xuất sắc công việc đượcgiao Hơn hết là xây dựng mối quan hệ giữa người với ngườitrên tinh thần tôn trọng lẫn nhau

Tính thực tiễn: Trong dạy môn Giáo dục chính trị ởtrường trung cấp nhằm phát triển năng lực cho học sinh sửdụng các phương pháp dạy học dưới các hình thức dạy học vàphương pháp kiểm tra đánh giá tăng cường tính tức cực chủđộng phát triển năng lực cho học sinh trọng tâm là bằngphương pháp thảo luận nhóm, giáo viên cần lựa chọn nộidung lên kế hoạch chi tiết, thiết kế các bài tập, xây dựng chủ

Trang 9

đề các tình huống có vần đề thực thực tiễn cao từ đó nhằmphát huy sự tự học của học sinh.

Đảm bảo tính khoa học cập nhật: Thực tiễn còn dòi hỏitrong giảng dạy mỗi bài giảng cần có hệ thống lý luận với kếtcấu chặc chẽ, phản ánh tư tưởng môn học, giáo viên đưa racác vấn đề, từ đó khai thác cho học sinh giải quyết trong thựctiễn nhưng phải hướng đến cùng trọng tâm bản chất vấn đềkhoa học Đồng thời các kiến thức đang học với cuộc sốnghiện thực để học sinh tự học thảo luận, bàn bạc với nhau từ đótim ra các vấn đề cần giải quyết

Tóm lại, những yêu cầu của nguyên tắc tính thực tiễncần thực hiện đồng bộ và có gắn kết với nhau trong hoạt độngdạy và học

- Nguyên tắc tính vừa sức

Là khối lượng kiến thức cung cấp cần phải phù hợp vớiđối tượng và khả năng tiếp thu của người học Đó là tính liên tụcvà tính kế thừa của quá trình giảng dạy Nguyên tắc này bắtnguồn từ nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức trong dạy học đòi hỏigiáo viên không ngừng nâng cao mức độ khó khan trong họctập thông qua việc tuyển chọn các nội dung, sử dụng các hình

Trang 10

thức tổ chức dạy học, dạy học vừa sức là quá trình dạy học luônphải xây dựng những khó khăn gây nên căng thẳng về trí lực,thể lực một cách cần thiết và dưới sự hướng dẫn của người giáoviên, học sinh cố gắng thì có thể giải quyết được.

- Nguyên tắc đảm bảo phát huy vai trò của người dạy và tính chủ động của người học

Trong Chương trình đào tạo trung cấp, giáo viên luônkhuyến khích học viên tự học, tự nghiên cứu Về bản chất tựhọc, tự nghiên cứu là một quá trình học tập, một quá trìnhnhận thức không có người trực tiếp hướng dẫn cho nên quátrình này đòi hỏi sự lao động vất vả hơn

Do bản chất như vậy, cho nên hoạt động tự học, tựnghiên cứu trong Chương trình đào tạo trung cấp nếu đượctiến hành nghiêm túc sẽ thu được những kết quả sau:

Nâng cao thành tích, hoạt động trí tuệ của học viên trongviệc hiểu và tiếp thu tri thức mới

Rèn luyện cho học viên có thói quen độc lập suy nghĩ,độc lập giải quyết vấn đề khó khăn trong việc học, trong nghềnghiệp và trong cuộc sống

Trang 11

Làm cho học viên trở nên năng động hơn, phát huy tínhphản biện, tạo cho học viên khả năng tổ chức nghiên cứu, giảiquyết vấn đề một cách chủ động.

Làm cho học viên phát triển phẩm chất trung thực, kháchquan, củng cố thế giới quan khoa học và xây dựng tác phongcông nghiệp, ý thức đòi hỏi về những việc làm có mục đích,

có kế hoạch

Nâng cao nhận thức, tầm quang trọng của phương phápthảo luận nhóm trong giảng dạy chính trị nhằm nâng cao chấtlượng bài giảng, thông qua đó giáo viên chủ động tạo ra sựtương tác nhịp nhàng với học sinh

Giáo viên luôn chủ động trong nghiên cứu, vận dụng đểáp dụng các phương pháp dạy học tích cực và người thầy phảiluôn là người có kiến thức sâu, rộng, có tâm thế vững vàng,

có tư duy logic…

Giáo viên xây dựng câu hỏi và thu thập tình huống chotừng nội dung trong các bài giảng để tăng tính giao lưu tăngtính tích cực chủ động của học sinh Trong giảng dạy luôn tạokhông khí cởi mở, dân chủ trong thảo luận, tranh luận và giảiquyết vấn đề

Trang 12

Giáo viên phải sử dụng nhuần nhuyễn kỹ năng giảng dạycác phương pháp trong các bài giảng, sử dụng nhuần nhuyễncác phương tiện giảng dạy Trong đó giáo viên chú trọng xâydựng kết cấu bài giảng theo hướng gợi mở và khai thác tối đa

sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại

Học sinh phải đọc tài liệu trước khi lên lớp, tổng hợp cácvấn đề cần lưu ý để vào tiết học có thể chủ động trao đổi cùnggiáo viên, tham gia ý kiến xây dựng bài, trao đổi trong nhómthảo luận

- Những biện pháp sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục Chính trị

- Chuẩn bị bài giảng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học chính trị

Để chuẩn bị cho bài dạy sử dụng phương pháp thảo luậnnhóm cần chuẩn bị kỹ lưỡng, dành nhiều thời gian và côngsức thiết kế bài giảng cho các bài học cụ thể Thiết kế ra bàigiảng chính là công việc soạn giáo án bản thiết kế cho tiếntrình một tiết học, là bản kế hoạch cho giáo viên dự định sẽthực hiện các mục tiêu đề ra hay chưa

Trang 13

Làm bài giảng là khâu rất quan trọng trong quá trình dạyhọc Trước khi thiết kế bài giảng, giáo viên cần phải nghiêncứu kỹ bài giảng, giáo trình, các tài liệu tham khảo có liênquan đến bài giảng Sau đó là xác định mục đích, yêu cầu củabài giảng, giáo viên nên lựa chọn những kiến thức cơ bản,phương tiện và phương pháp dạy học phù hợp, thiết kế cáctrình tự, các hoạt động dạy học theo trình tự logíc của bàigiảng.

Trong qúa trình thiết kế bài giảng môn Giáo dục Chínhtrị, giáo viên cần phải dự kiến các tình huống sư phạm xẩy ratrong quá trình giảng dạy để có cách giải quyết tình huốngphù hợp

Quy trình thiết kế bài giảng sử dụng phương pháp thảoluận nhóm được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Xây dựng cấu trúc bài giảng

Để thiết kế bài giảng theo phương pháp thảo luận nhóm,trước hết giáo viên cần phải xây dựng cấu trúc bài giảng Việcxây dựng cấu trúc bài giảng cụ thể cần phải căn cứ vào mụctiêu, nội dung bài học, phương tiện dạy học, Tuy nhiên

Trang 14

theo yêu cầu chung, bài giảng của môn Giáo dục Chính trịdành cho hệ trung cấp được cấu trúc như sau:

- Mở đầu bài giảng:

Trong phần mở đầu giáo viên thường đưa ra những câuhỏi, những vấn đề kích thích tư duy sáng tạo của học sinh,làm cho học sinh quan tâm, chú ý và tích cực tham gia vàochủ đề bài giảng mà giáo viên hướng đến Bên cạnh đó, giáoviên cần phải làm cho học sinh nắm được tổng thể cấu trúccủa bài giảng, nội dung bài giảng cần được nghiên cứu để từ

đó xác định được nhiệm vụ học tập của mình

- Nội dung bài giảng

Nội dung là phần quan trọng nhất của bài giảng Trongphần này, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tiếnhành thực hiện các nhiệm vụ học tập nhằm chiếm lĩnh trithức Trong phần nội dung, các vấn đề cơ bản được giáo viênthiết kế sắp xếp theo một trình tự logíc nhằm giúp học sinhgiải quyết tốt các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đã đề ra

- Tổng kết bài giảng

Trang 15

Trong phần này, giáo viên đưa ra một số câu hỏi ôn tậpvà một số vấn đề để học sinh suy nghĩ Sau đó yêu cầu họcsinh giải quyết nhằm mục đích giúp HS hệ thống lại, nắmvững các kiến thức và nội dung bài giảng giáo viên nhận xét,đánh giá toàn bộ quá trình giải quyết nhiệm vụ học tập và kếtquả tiếp thu bài giảng của học sinh, đồng thời đưa ra nhữnggợi ý để học sinh tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu và giải quyếtcác câu hỏi ôn tập ở nhà.

Bước 2: Lựa chọn kiến thức

Trong quá trình vận dụng phương pháp thảo luận nhómvào giảng dạy môn Giáo dục Chính trị, giáo viên cần phảiphân loại, sắp xếp nội dung tri thức từng phần, chú trọngnhững kiến thức cơ bản, trọng tâm nhất của bài giảng Để lựachọn những kiến thức cơ bản đó, giáo viên cần phải bám sátmục tiêu và yêu cầu của bài giảng, phân tích toàn bộ hệ thốngtri thức của bài giảng để xác định những tri thức mà HS cầnphải biết và nên biết

Những kiến thức mà học sinh cần phải biết đối với mônGiáo dục Chính trị, đó là những phạm trù, hệ thống các kháiniệm, những nguyên lí, những quy luật trong tự nhiên, trong

Trang 16

xã hội và tư duy, những chính sách xã hội, kinh tế, đường lối,chủ trương của Đảng và Nhà nước, quá trình hình thành, pháttriển của Đảng Cộng sản Việt Nam học sinh cần phải nắmvững những kiến thức này và từ đó chiếm lĩnh toàn bộ tri thứccủa môn học.

Những kiến thức học sinh nên biết là những kiến thứcnảy sinh từ việc nghiên cứu các nội dung cơ bản, cốt lõi củamôn học, từ đó có thể vận dụng lý luận vào việc giải quyếtcác vấn đề thực tiễn bắt gặp trong cuộc sống Từ đó giúp họcsinh hiểu được những giá trị khoa học và thực tiễn của mônhọc, từ đó có thái độ nghiêm túc, tích cực trong học tập

Bước 3: Lựa chọn phương pháp, phương tiện và tài liệu dạy học

Trong quá trình thiết kế bài giảng, sau khi xác định đượcnội dung dạy học, giáo viên tiến hành lựa chọn phương pháp,phương tiện và tài liệu tham khảo phục vụ cho bài giảng Việclựa chọn phương pháp, phương tiện và tài liệu tham khảo làkhâu rất quan trọng, bởi vì nó là trung tâm của việc đổi mớiphương pháp dạy học, là yếu tố quyết định hiệu quả của bàigiảng

Trang 17

Việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong quátrình giảng dạy môn Giáo dục Chính trị nhằm phát huy tínhtích cực, chủ động của học sinh Bên cạnh đó, trong quá trìnhdạy học giáo viên cũng cần phải kết hợp phương pháp thảoluận nhóm với các phương pháp dạy học tích cực khác, nhưnêu vấn đề, vấn đáp,

Việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại như máychiếu, hình ảnh, sơ đồ tư duy, mô hình, sẽ góp phần làmcho bài giảng sinh động hơn, tạo được sự hứng thú và kíchthích được khả năng tư duy, tính tích cực, chủ động, sáng tạocủa HS, góp phần làm tăng hiệu quả của quá trình dạy học

Còn đối với tài liệu giảng dạy, ngoài giáo trình, giáoviên cần tham khảo thêm các tài liệu có liên quan khác như:sách tham khảo, các tài liệu nghiên cứu chuyên môn, tranhảnh, sơ đồ, mo hình hóa tri thức, do giáo viên thiết kế hoặcsưu tầm

Bước 4: Tiến trình hoạt động dạy học

Hoạt động 1: củng cố lại kiến thức bài cũ và giới thiệu

bài mới:

Trang 18

Việc củng cố lại kiến thức cũ bằng cách đặt ra các câuhỏi có liên quan đến bài cũ Hoạt động này nhằm đánh giá lạikết quả nhận thức của học sinh trong quá trình tiếp thu bài cũ.Tuy nhiên hoạt động nayg không nhất thiết phải diễn ra ở đầutiết dạy học mà giáo viên có thể thực hiện một cách linh hoạttrong suốt tiến trình dạy học bài mới.

Giáo viên giới thiệu bài mới bằng các câu hỏi hoặc bằngcác tình huống có vấn đề Mục đích của hoạt động này nhằmhướng học sinh tập trung chú ý vào nội dung bài mới

Hoạt động 2: Dạy bài mới

Đây là hoạt động có vai trò rất quan trọng và có ý nghĩaquyết định đến hiệu quả dạy học Để đạt được kết quả dạy họctốt, bài mới phải được thiết kế một cách đầy đủ, chi tiết cáchoạt động của giáo viên và học sinh, bên cạnh đó cũng cầnphải dự kiến các tình huống có thể xẩy ra trong quá trình thảoluận

Hoạt động 3: củng cố

Trang 19

Hoạt động này nhằm khái quát toàn bộ nội dung bài họcmới thành một hệ thống logic, giúp cho người học có cơ sở đểnắm được những nội dung cơ bản của bài học.

Hoạt động tiếp nối:giáo viên yêu cầu học sinh về nhà trả

lời các câu hỏi trong giáo trình và cho thêm một số câu hỏi

- Tổ chức hoạt động dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm

- Quy trình tổ chức hoạt động dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm

Dựa trên cơ sở thực nghiệm vận dụng phương pháp thảoluận nhóm trong dạy học môn Giáo dục Chính trị ở TrườngTrung cấp Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ, chúng tôi đã xây dựngđược quy trình tổ chức thực hiện phương pháp thảo luận nhómtrong giảng dạy môn học Giáo dục chính trị này như sau:

Giai đoạn 1: Lên kế hoạch thảo luận

- Đối với giáo viên: dựa vào mục đích, yêu cầu, nội dungcủa bài học giáo viên lên kế hoạch thảo luận Kế hoạch chuẩn bịthảo luận gồm các bước sau:

Bước 1: xác định mục tiêu bài học

Trang 20

Bước 2: xây dựng thiết kế nội dung bài học.

Bước 3: lựa chọn các phương pháp và phương tiện dạyhọc

- Đối với học sinh:

Bước 1: xác định nhiệm vụ học tập

Bước 2: đọc trước giáo trình và các tài liệu có liên quanđến nội dung bài học

Bước 3: xác định và lựa chọn phương pháp học tập phùhợp

Giai đoạn 2: Tổ chức thảo luận nhóm:

- Hoạt động của giáo viên

Bước 1: chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.Bước 2: tổ chức thảo luận Trong khi học sinh thảo luậnthì giáo viên có nhiệm vụ quan sát các hoạt động của học sinhvà kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ học sinh khi cần thiết

- Hoạt động của học sinh

Trang 21

Bước 1: gia nhập nhóm và tiếp nhận các nhiệm vụ màgiáo viên giao cho nhóm.

Bước 2: tiến hành thảo luận, trao đổiý kiến với các bạncùng nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập của nhóm

Giai đoạn 3: Kết thúc thảo luận

Bước 1: Đại diện từng nhóm sẽ lên trình bày kết quảthảo luận của nhóm

Bước 2: Các nhóm khác có thể nhận xét và đặt câu hỏicho nhóm trình bày trả lời

Bước 3: Giáo viên đưa ra lời nhận xét đối với nhóm báocáo, hệ thống lại những ý chính và làm rõ các điểm có nhiều ýkiến khác nhau Sau đó giáo viên kết luận và đưa ra nội dungkiến thức chuẩn xác từ các vấn đề thảo luận để học sinh ghinhớ, ghi chép vào tập

Bước 4: Kết thúc buổi thảo luận, giáo viên cần đánh giá,nhận xét chung tình hình, không khí của lớp học trong giờthảo luận, khen thưởng, biểu dương những nhóm và các cánhân làm việc tích cực, nhắc nhở các nhóm, các cá nhân làmviệc chưa có hiệu quả

Trang 22

Phương pháp thảo luận nhóm với quy trình gồm có 3bước ở trên đã thể hiện đầy đủ các bước lên lớp của một buổihọc Tuy nhiên trong quá trình dạy học, tùy vào điều kiện cụthể của lớp học mà giáo viên có thể bỏ qua một giai đoạn nào

đó hoặc kết hợp với các phương pháp dạy học khác để đem lạikết quả dạy – học tốt nhất

- Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực

* Sử dụng phương pháp thuyết trình

“Phương pháp thuyết trình là bao gồm thuyết trình, kể chuyện, diễn giảng và giảng giải Là phương pháp mang tính chất thông báo, tái hiện giải thích, minh họa GV dùng lời để thông báo kiến thức mới, giảng giải trọng tâm bài học”.

Thuyết trình là phương pháp dạy học lâu đời nhất và hiệnnay vẫn là một trong những PP được sử dụng khá phổ biến PPnày được sử dụng hầu như ở tất cả các bộ môn, vì nó vừa giúpgiáo viên cung cấp những tri thức trong sách giáo khoa và bổsung cho HS những tri thức thực tế cuộc sống xã hội

Trang 23

Trong DH môn Giáo dục Chính trị, thuyết trình luônđược lựa chọn để giảng giải và cập nhật, mở rộng những kiếnthức mới cho học sinh Tri thức tiếp thu trước sẽ là tiền đề chotri thức sau Trong thời gian ngắn, thuyết trình có thể cungcấp một khối lượng lớn tri thức, HS có thể lĩnh hội tri thức đómột cách logic và chặt chẽ.

Phương pháp thuyết trình có các loại: thuyết trình kểchuyện (trần thuật), thuyết trình diễn giảng, thuyết trình giảnggiải, thuyết trình Orictic

- Thuyết trình kể chuyện: là một hình thức mà giáo viêndùng lời nói, biểu cảm và các thao tác dẫn dắt học sinh tiếpcận nội dung của tri thức cần truyền thụ Thời gian trình bàyngắn gọn và nội dung ít hơn so với thuyết trình diễn giảng.Chủ yếu dùng để giới thiệu tiểu sử, hiện tượng, nguồn gốcphát sinh HS cần tiếp thu

- Thuyết trình giảng giải: giáo viên dùng lời nói để giải thíchcho HS hiểu các khái niệm, phạm trù, quy luật,…thường được sửdụng để giảng các tri thức mới

Ngày đăng: 30/04/2019, 17:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w