1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ sở lý LUẬN về GIÁM sát tài CHÍNH DOANH NGHIỆP và GIÁM sát tài CHÍNH CÔNG TY cổ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

58 193 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 83,59 KB

Nội dung

Do đó bản chấtcủa hoạt động giám sát của chủ sở hữu là việc thực hiệnquyền sở hữu của người góp vốn trong phạm vi tài sản đượcchuyển giao cho doanh nghiệp sử dụng và định đoạt nhằmmục đí

Trang 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

VÀ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH

CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Trang 2

- Khái quát chung về giám sát tài chính doanh nghiệp Khái niệm giám sát tài chính doanh nghiệp

Khái niệm về giám sát trong nội bộ doanh nghiệp

Trong kinh doanh, giám sát nội bộ là nhu cầu tất yếu củamọi doanh nghiệp Thuật ngữ giám sát nội bộ được hiểu làhoạt động giám sát của chủ sở hữu, giám sát của chủ nợ trongviệc sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp

Cổ đông là chủ sở hữu của công ty, là người “rót vốn”đầu tư vào công ty nhằm mục đích lợi nhuận Do đó bản chấtcủa hoạt động giám sát của chủ sở hữu là việc thực hiệnquyền sở hữu của người góp vốn trong phạm vi tài sản đượcchuyển giao cho doanh nghiệp sử dụng và định đoạt nhằmmục đích lợi nhuận Cùng với quá trình phát triển của thịtrường, quy mô vốn tăng lên, quy trình quản lý phức tạp hơn,

sở hữu buộc phải tách rời quản lý Không phải tất cả ngườigóp vốn đều có thể tham gia quản lý, điều hành để trực tiếp sửdụng vốn và tài sản của doanh nghiệp tạo nên sự phân táchgiữa sở hữu và quản lý, sở hữu và điều hành Theo đó, tổ chức

và cá nhân góp vốn sẽ thực hiện quyền giám sát một cách trực

Trang 3

tiếp hoặc gián tiếp thông qua tổ chức được ủy quyền thựchiện Điều này tạo nên cơ chế giám sát nội bộ nhằm mục đíchđảm bảo tính hợp lý, hợp pháp trong các quyết định tạo lập,

sử dụng vốn và tài sản của cơ quan và người có thẩm quyềntrong quản lý, điều hành, hoạt động doanh nghiệp, bảo vệ tàisản công ty, lợi ích của chủ sở hữu và chủ nợ

Cơ quan chủ sở hữu thực hiện quyền giám sát của mìnhtrực tiếp bằng hoạt động giám sát của hội đồng quản trị, hoạtđộng này được tiến hành thường xuyên đối với người điềuhành nhằm chỉ đạo, kiểm tra, xem xét quyết định của ngườiđiều hành, quản lý trong quá trình hoạt động của công ty Chủ

sở hữu có thể thông qua cơ quan kiểm soát giám sát các vấn

đề tài chính doanh nghiệp mang tính chuyên môn quá trình sửdụng vốn, quản lý chi phí, doanh thu, lợi nhuận… Đồng thời,giám sát nội bộ việc tuân thủ pháp luật, điều lệ công ty, thựchiện nghị quyết, quyết định của cơ quan chủ sở hữu, cơ quanquản lý, cơ quan điều hành Thông qua đó kịp thời phát hiện

và ngăn chặn các hành vi vi phạm, kiến nghị xử lý đối vớinhững chủ thể có hành vi vi phạm

Như vậy, giám sát nội bộ doanh nghiệp chính là hoạtđộng của chủ sở hữu và các cơ quan có thẩm quyền trong nội

Trang 4

bộ doanh nghiệp nhằm kiểm tra, xem xét tính hợp lý, hợppháp của hoạt động quản lý, điều hành kinh doanh của doanhnghiệp và việc tuân thủ pháp luật, điều lệ, nghị quyết, quyếtđịnh và quy chế do cơ quan có thẩm quyền ban hành

Giám sát tài chính doanh nghiệp

Khái niệm tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp, dưới góc độ kinh tế, được cácchuyên gia kinh tế hiểu theo nhiều cách khác nhau Theo Giáotrình Tài chính doanh nghiệp của Đại học kinh tế quốc dân đó

là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thểtrong nền kinh tế, bao gồm: Quan hệ giữa doanh nghiệp vớiNhà nước; quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tàichính; quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác vàquan hệ trong nội bộ doanh nghiệp[1, tr.87] Còn theo Giáotrình Tài chính doanh nghiệp của Đại học Kinh doanh và côngnghệ Hà Nội các quan hệ này chỉ bao gồm: Quan hệ kinh tếgiữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước; quan hệ kinh tếgiữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế - xã hội và quan hệkinh tế trong nội bộ doanh nghiệp[2, tr.87]

Trang 5

Nhìn chung, xét về hình thức, các quan hệ này đều là cácquan hệ tài chính - tiền tệ phát sinh trong quá trình tạo lập,quản lý và sử dụng nguồn vốn và tài sản nhằm thực hiện hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp, mục đích của chủ sở hữu

và các chủ thể có liên quan Tài chính doanh nghiệp đóng vaitrò huy động vốn, đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả, đóng vai trò

là công cụ quan trọng để kiểm soát, chỉ đạo hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Tất cả các hoạt động trên đều hướngtới kết quả là lợi nhuận phát sinh thông qua các giao dịch, tối

đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu

Quản trị tài chính doanh nghiệp

Để đạt được các mục tiêu tài chính, doanh nghiệp cầnphải thỏa mãn được tất cả các vấn đề về quản lý tài chínhdoanh nghiệp bao gồm các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dàihạn đồng thời quản lý có hiệu quả vốn hoạt động thực có củadoanh nghiệp, và đây là trách nhiệm của các nhà quản lý công

ty Theo đó, với tư cách là nhà đầu tư, chủ sở hữu sẽ là chủthể thực hiện quá trình quản trị tài chính doanh nghiệp sẽ lựachọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiệnnhững quyết định thông qua quá trình quản lý công ty đó

Trang 6

nhằm đạt được mục tiêu trong hoạt động của doanh nghiệp.Quản trị tài chính doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ vớiquản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính là một bộ phận củaquản trị doanh nghiệp, quá trình quyết định tài chính dựa trênnhững nguyên tắc quản trị doanh nghiệp và do cơ quan quảntrị nội bộ quyết định theo thẩm quyền được quy định trongLuật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan

Giám sát tài chính doanh nghiệp

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, Giám sát tài chínhđược hiểu là việc theo dõi, kiểm tra, thanh tra, đánh giá cácvấn đề về tài chính chấp hành chính sách pháp luật về tàichính của doanh nghiệp (Khoản 1, Điều 4, Quy chế ban hànhkèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm

2013 của Chính phủ) Qua khảo cứu cho thấy các định nghĩađều mô tả hoạt động, cơ chế giám sát nói chung, mà hầu nhưkhông có định nghĩa chính xác về giám sát tài chính Dựa trênnhững yêu cầu của sự minh bạch, và đặc điểm của hoạt độnggiám sát là một chủ thể thứ ba có quyền, lợi ích và nghĩa vụliên quan thực hiện việc theo dõi, đánh giá và can thiệp đểđảm bảo hoạt động nào đó thì có thể hiểu giám sát tài chính

cụ thể là các phương thức đánh giá và hoạt động giám sát đối

Trang 7

với các định chế tài chính, thị trường tài chính, công cụ tàichính và hạ tầng cơ sở tài chính được thực hiện từ bên trongbởi các tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và

từ bên ngoài bởi các cơ quan quản lý nhà nước thẩm quyền.Nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định quản lý hiện hànhđối với khu vực tài chính, với mục đích cuối cùng là để duy trìtính ổn định của thị trường tài chính

Mục tiêu cuối cùng của quá trình giám sát này nhằmđảm bảo sự ổn định, vận hành thông suốt của hệ thống tàichính và nền kinh tế; đảm bảo sự lành mạnh và an toàn củacác thể chế tài chính; đảm bảo đạo đức kinh doanh thị trường,tính liêm chính của thị trường và bảo vệ quyền lợi của các bênliên quan và cả người tiêu dùng[3, tr.87]

Trong doanh nghiệp, hoạt động giám sát tài chính phụthuộc vào mục đích, chủ thể và đối tượng giám sát mà sửdụng các hình thức và phương pháp khác nhau, nhằm đạtđược hiệu quả cao nhất mà chủ thể quản lý đặt ra Giám sát tàichính doanh nghiệp là yếu tố tất yếu và quan trọng, luôn songhành với tất cả các hoạt động trong quản trị tài chính doanhnghiệp

Trang 8

Trước tiên là hoạt động giám sát tài chính của bản thândoanh nghiệp hay còn được coi là hình thức tự giám sát Hoạtđộng tài chính doanh nghiệp chính xác là đối tượng giám sátcủa các cơ quan nội bộ doanh nghiệp Với tư cách là chủ thểhoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải tự mình thực hiệnhoạt động giám sát, nhằm thực hiện có hiệu quả các quyếtđịnh tài chính, kinh doanh của mình Quyền giám sát sử dụngvốn được thực hiện bởi chủ nợ phát sinh trên cơ sở thỏa thuậntrong hợp đồng hoặc cam kết sử dụng vốn trong phương ánphát hành trái phiếu doanh nghiệp Hoạt động giám sát tàichính được tiến hành bởi cơ quan chủ sở hữu, cơ quan quản lýhoặc các cơ quan chuyên trách là ban kiểm soát Ngoài ra,doanh nghiệp cũng có thể thuê các tổ chức bên ngoài nhưcông ty kiểm toán hoặc kiểm toán viên thực hiện kiểm tra,xem xét các vấn đề tài chính theo yêu cầu của chủ thể giámsát Đối tượng của hoạt động kiểm soát chính là các thông tintrong báo cáo tài chính về tình trạng sử dụng vốn, tài sản,doanh thu, chi phí, lợi nhuận Các dữ liệu này liên quan trựctiếp đến quyết định vay, mua bán tài sản của cơ quan quản lý,người điều hành

Trang 9

Cụ thể, hoạt động tự giám sát tài chính dựa trên cơ sởthông tin liên quan đến các hoạt động tài chính của doanhnghiệp Hoạt động này gắn liền với với việc thực hiện quyềnhạn, nghĩa vụ của ban kiểm soát, và được thực hiện thông quahoạt động kiểm toán nội bộ Việc công khai hóa các hoạtđộng tài chính để người lao động, chủ sở hữu doanh nghiệpnắm bắt được thông tin và kiểm tra, đồng thời chủ nợ có thểthực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốnnhằm bảo đảm khả năng thu hồi nợ Cơ chế kiểm toán nội bộđược lập ra nhằm đánh giá chất lượng và độ tin cậy của cácthông tin tài chính, sự tuân thủ các quy định tài chính

Ngoài ra còn có các thể chế hỗ trợ giám sát tài chính từphía bên ngoài của các cơ quan quản lý nhà nước Giám sáthoạt động tài chính của cơ quan quản lý nhà nước đứng trênhai góc độ: Một là với tư cách chủ sở hữu doanh nghiệp (cáccông ty có vốn nhà nước bao gồm cổ đông là Nhà nước), hai

là với tư cách cơ quan quản lý doanh nghiệp Đồng thời, đốivới doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành và lĩnh vựcđặc thù có ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển kinh tế nóichung cơ quan quản lý nhà nước cũng trực tiếp thực hiệnquyền giám sát tài chính tại các doanh nghiệp này theo quy

Trang 10

định của pháp luật doanh nghiệp và chuyên ngành Cụ thể là,hoạt động giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổchức tín dụng, giám sát của Bộ Tài chính đối với công ty bảohiểm và giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối vớicông ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư Các cơquan trên thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn, quátrình kinh doanh, sự tuân thủ pháp luật về các giới hạn an toàntài chính của các doanh nghiệp.

Tóm lại, giám sát tài chính doanh nghiệp theo nghĩarộng là hoạt động giám sát đối với quá trình tạo lập, phân phối

và sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp được tiến hành bởichủ sở hữu, chủ nợ, cơ quan, tổ chức nội bộ và cơ quan quản

lý nhà nước có thẩm quyền Còn theo nghĩa hẹp, giám sát tàichính doanh nghiệp là hoạt động của tổ chức nội bộ nhằmkiểm tra, xem xét tính hợp lý, hợp pháp trong quyết định tạolập, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của cơ quan quản lý, điềuhành doanh nghiệp[4, tr.87]

Trang 11

Đặc điểm giám sát tài chính doanh nghiệp

Chủ sở hữu doanh nghiệp thực hiện quyền giám sát một cách trực tiếp hoặc gián tiếp

Như đã nêu ở trên, các tổ chức cá nhân góp vốn vàodoanh nghiệp trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp có quyềntrực tiếp giám sát việc sử dụng, quản lý vốn góp của mìnhtrong doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp hiệnhành thông qua việc nắm bắt các thông tin về hoạt động kinhdoanh của công ty trong các báo cáo tại cuộc họp hội đồngthành viên, đại hội đồng cổ đông thường niên Đồng thời, cơquan chủ sở hữu thực hiện hoạt động giám sát của mình mộtcách trực tiếp dựa trên sự ủy quyền quản lý cho cơ quan quản

lý giám sát đối với cơ quan điều hành Cơ quan quản lý trựctiếp này là hội đồng thành viên trong công ty trách nhiệm hữuhạn, là hội đồng quản trị trong công ty cổ phần mà các thànhviên được chủ sở hữu trực tiếp biểu quyết bổ nhiệm Hoạtđộng giám sát của hội đồng thành viên hay hội đồng quản trịđối với cơ quan điều hành phát sinh trong quá trình giám sátthực hiện quyết định thuộc thẩm quyền theo quy chế nội bộ

do các doanh nghiệp này ban hành nhưng được không trái vớicác quy định chung của Luật doanh nghiệp Cơ chế giám sát

Trang 12

nội bộ này bao gồm hai quá trình tương tác qua lại lẫn nhau.

Cơ quan điều hành cụ thể là tổng giám đốc và ban giám đốccông ty có thẩm quyền điều hành hoạt động kinh doanh hằngngày theo nghị quyết hoặc quyết định của cơ quan quản lý, vàngược lại, cơ quan quản lý thông qua đối chiếu nội dung nghịquyết, quyết định và các tiêu chuẩn đặt ra để xem xét đánh giákết quả điều hành, tính hợp lý và hợp pháp của quyết địnhđiều hành

Ngoài ra, chủ sở hữu và cơ quan chủ sở hữu doanhnghiệp có thể thực hiện quyền giám sát thông qua cơ quanchuyên môn là ban kiểm soát và các thành viên của ban Kiểmsoát viên được bầu ra theo trình tự thủ tục do pháp luật quyđịnh để thực hiện quyền kiểm tra, giám sát đối với hoạt độngcủa cơ quan quản lý, cơ quan điều hành và người quản lý,điều hành một cách độc lập và chuyên nghiệp

Giám sát tài chính trong nội bộ doanh nghiệp là hoạt động mang tính chuyên môn đặc thù

Đối tượng của các quyết định của chủ sở hữu, cơ quanquản lý và điều hành trong doanh nghiệp chính là quá trìnhtạo lập, sử dụng vốn, quyết định chi phí, doanh thu và lợi

Trang 13

nhuận Hoạt động kinh doanh diễn ra thường xuyên mà kếtquả là các giao dịch được ghi chép, tập hợp thành các dữ liệuthống kê về vốn, tài sản, doanh thu, chi phí và lợi nhuận Toàn

bộ hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến các quá trìnhtrên sẽ được thể hiện bằng các báo cáo kinh doanh và báo cáotài chính thường niên Vì vậy, ngoài việc đánh giá tính hợp lý,hợp pháp của quyết định quản lý, điều hành cơ quan có thẩmquyền giám sát còn cần phải giám sát tổng thể hoạt động quản

lý, điều hành thông qua đánh giá kết quả của báo cáo kinhdoanh và báo cáo tài chính này Giám sát hoạt động tài chínhdoanh nghiệp dựa trên kết quả được ghi chép, tổng hợp bởi tổchức kế toán doanh nghiệp và được ghi nhận trong báo cáocủa cơ quan điều hành Mà đối với một người góp vốn thôngthường không đủ trình độ chuyên môn để xem xét, đánh giácác thông tin này Vì vậy, cơ quan chủ sở hữu lập ra ban kiểmsoát bao gồm những thành viên có chuyên môn là kế toánviên hoặc kiểm toán viên để xem xét và thẩm định các báocáo kinh doanh, tài chính theo pháp luật quy định

Trang 14

Khái quát về công ty cổ phần và giám sát tài chính trong công ty cổ phần

Lý luận cơ bản về công ty cổ phần

Khái niệm và đặc điểm công ty cổ phần

Công ty cổ phần là hình thức công ty đối vốn đầu tiên

và phát triển nhất hiện nay tổn tại dưới nhiều tên gọi khácnhau ở các quốc gia khác nhau Ở Pháp là công ty vô danh(anonymous Company), Ở Anh là công ty với trách nhiệmhữu hạn (Company LTD), ở Mỹ nó được gọi là công ty kinhdoanh (Commercial Coporation), và ở Nhật Bản gọi là công

ty chung cổ phần (Kabushiki Kaisha) [5, tr.87] Theo phápluật doanh nghiệp Việt Nam hiện hành thì: Công ty cổ phần

là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiềuphần bằng nhau gọi là cổ phần, các cổ đông là cá nhân, tổchức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty với số lượng tốithiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa Cổ đông chỉchịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản kháccủa doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanhnghiệp và có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình

Trang 15

cho người khác trừ các trường hợp pháp luật không cho phép(Khoản 1, Điều 110, Luật doanh nghiệp 2014).

Tuy nhiên, nhìn chung công ty cổ phần có thể được nhậndạng thông qua một số đặc điểm cơ bản sau:

Đặc điểm đầu tiên đặc trưng nhất là công ty cổ phần làloại hình công ty đối vốn, người sở hữu chịu trách nhiệm hữuhạn trong giới hạn vốn góp.Và yếu tố vốn góp của thành viênđược coi trọng chứ không phải là yếu tố nhân thân hay sựquen biết của các thành viên trong công ty Ví dụ điển hình làcác công ty lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia với hàng trăm,hàng nghìn, có khi lên đến hàng triệu cổ đông Trên thế giới

có Walmart, McDonald, Apple, IBM, Microsoft, Amazon,Emirates, Coca Cola, Visa, Facebook, Samsung tất cả công

ty đều rất lớn và nổi tiếng nhưng hầu hết cổ đông của cáccông ty này không hề quen biết nhau Ở Việt Nam, một sốcông ty có số lượng nhiều cổ đông nhiều nhất phải kể đếnTổng Công ty Dầu Khí Việt Nam (mã chứng khoán GAS),Tập đoàn Viễn thông quân đội (chưa niêm yết), Tập đoàn điệnlực Việt Nam (chưa niêm yết), Tập đoàn xăng dầu Việt Nam(chưa niêm yết), Công ty cổ phần sữa Việt Nam (mã chứngkhoán VNM), Công ty cổ phần FPT (mã chứng khoán FPT),

Trang 16

Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán VIC), hay Ngân hàngThương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (mã chứngkhoán (VCB) [6, tr.87]

Cụ thể, cổ đông trong công ty cổ phần chỉ chịu tráchnhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản kháccủa công ty giới hạn trong số vốn đã góp vào và về nguyêntắc không phải đem tài sản cá nhân trả nợ cho công ty Nghĩa

là cổ đông chỉ chỉ có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ vànghĩa vụ tài sản khác của công ty giới hạn trong số vốn đãgóp vào công ty mà không phải đem tài sản cá nhân ra trả nợcho công ty Đây chính là điểm hấp dẫn khiến loại hình công

ty cổ phần trở thành một trong những loại hình doanh nghiệpphát triển nhất hiện nay

Đặc điểm thứ hai là bản thân công ty là thương nhân, là

tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập, các thành viên haynhững người quản trị công ty đều không có tư cách thươngnhân Về lý thuyết, trong một công ty, tư cách thương nhânchỉ được trao cho những thành viên chịu trách nhiệm vôhạn Ở công ty cổ phần, các thành viên chỉ phải chịu tráchnhiệm hữu hạn, chỉ có công ty là trách nhiệm vô hạn đối với

Trang 17

các khoản nợ của mình Những người có thẩm quyền giaodịch với bên ngoài chỉ là những người đại diện cho công ty.

Thứ ba, công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức khoa học, hợp

lý với cơ chế tập trung cao, có sự tách biệt giữa quyền sở hữu

và cơ chế quản lý Các cơ quan thẩm quyền được phân táchriêng biệt và có cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau một cáchchặt chẽ Cổ đông sẽ bầu ra Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát

và Giám đốc Hội đồng quản trị và Ban giám đốc sẽ thay mặtcác cổ đông quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty cổ phần Trong khi đó Ban kiểm soát sẽ thay mặtcác cổ đông giám sát việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyếtcủa Đại hội đồng cổ đông của Hội đồng quản trị, Giám đốccông ty Đặc điểm này của công ty cổ phần phù hợp với điềukiện quản lý các doanh nghiệp có qui mô lớn nhằm mục đíchđảm bảo quyền lợi của các cổ đông, thúc đẩy công ty pháttriển có hiệu quả

Thứ tư, việc chuyển nhượng các phần vốn góp đượcthực hiện một cách tự do Công ty cổ phần được phép pháthành chứng khoán để huy động vốn, là loại hình công ty duynhất huy động vốn trên sàn giao dịch chứng khoán Vốn củacông ty cổ phần được chia thành các phần nhỏ bằng nhau và

Trang 18

được dễ dàng chuyển nhượng tự do Đây là lợi thế cho công

ty trong việc huy động vốn trung và dài hạn và giảm thiểu rủi

ro khi chuyển nhượng với sự tham gia kiểm soát, giám sát củacác thể chế luật định

Chính nhờ những ưu điểm có tính vượt trội mà công ty

cổ phần được xem là một trong những loại hình công ty tiến

bộ, phát triển nhất trên thế giới hiện nay Số lượng công ty cổphần luôn chiếm số lượng lớn trong cơ cấu các loại hình công

ty hiện nay ở Việt Nam mà còn trên thế giới

Phân loại công ty cổ phần

Cách thức tổ chức và phân tách nhiệm vụ giữa các cơquan trong hoạt động giám sát tài chính công ty cổ phần phụthuộc vào loại hình công ty cổ phần Xem xét những tiêu chíphân loại khác nhau, có nhiều loại công ty cổ phần khác nhau:

Căn cứ vào số lượng cổ đông và tính chất các mối quan hệ giữa các cổ đông

Công ty cổ phần có thể được chia thành hai loại gồm:

Trang 19

- Công ty cổ phần với phần lớn các cổ đông có mối quan

hệ gần gũi với nhau (hay còn được biết đến là công ty giađình trị) và

- Công ty cổ phần với phần lớn các cổ đông không cómối quan hệ gần gũi với nhau

Theo đó, loại hình công ty “gia đình trị” có một lượng cổphần đáng kể được nắm giữ bởi các thành viên trong gia đình,dòng tộc hoặc những người có sự quen biết lẫn nhau, gia đình

đó có thể ảnh hưởng đến những quyết định quan trọng củadoanh nghiệp, đặc biệt là khi lựa chọn chủ tịch hoặc ngườiquản lý Điểm mạnh của công ty gia đình là quan hệ hợp tácgiữa các thành viên chủ chốt có quan hệ huyết thống

Còn đối với các công ty cổ phần các cổ đông không cóquan hệ gần gũi thì đặc trưng của loại hình này là mối liên hệgiữa các cổ đông không chỉ giới hạn trong phạm vi cùng mộtgia đình, dòng tộc mà đa dạng về thành viên và số lượng cổphần nắm giữ, các quyết định quan trọng trong công ty không

bị ảnh hưởng bởi một gia đình nào (thuần túy là những công

ty đối vốn), nhất là những công ty đã niêm yết trên sàn chứngkhoán

Trang 20

Do có sự khác nhau về thành phần cổ đông như vậy nênmối quan hệ giữa các cổ đông, cơ cấu tổ chức và yêu cầuquản lý trong hai loại hình công ty cổ phần này cũng có điểmkhác nhau khá rõ ràng Loại hình công ty cổ phần thuần túyđối vốn có giá trị thực tế của các quy định pháp luật, đảm bảotính minh bạch trong quản lý Trong khi với các công ty giađình quy định chi có giá trị về lý thuyết, sự phân nhiệm, vaitrò chức năng của Đại Hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị

và Ban kiểm soát hầu như không có ranh giới Đồng thời,cách phân loại này cũng có ý nghĩa thực tiễn hơn Bởi trênthực tế, các công ty cô phần kiểu gia đình trị vẫn chiếm một

số lượng không nhỏ cả Việt Nam và trên thế giới (ở Mỹkhoảng 33%, ở Pháp Đức khoảng 40%, tổng doanh thu củacác công ty này đạt hơn 1 tỷ USD mỗi năm)[7, tr.86]

Căn cứ vào tiêu chí quy mô vốn điều lệ và quy mô cổ đông lớn

Công ty cổ phần được phân tách thành hai loại, đó là:

- Công ty cổ phần là công ty đại chúng và

- Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng

Trang 21

Theo Điều 25 Luật chứng khoán năm 2006, sửa đổi, bổsung năm 2010, Công ty cổ phần là công ty đại chúng khi:

Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng; Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịchchứng khoán;

Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sởhữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và cóvốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên

Trong Công ty cổ phần đại chúng tiếp tục phân ra làmhai loại gồm:

+ Công ty cổ phần đại chúng chưa niêm yết là các công

ty cổ phần đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng hoặc

là công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sởhữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và cóvốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên

+ Công ty cổ phần đại chúng đã niêm yết trên sàn giaodịch chứng khoán là công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sởgiao dịch chứng khoán

Trang 22

Như vậy, quy mô công ty lớn hay nhỏ không hề chobiết một công ty có là đại chúng hay không Ví dụ như một

số các công ty xuyên quốc gia trên thế giớinhư Deloitte Touche Tohmatsu, Ernst and Young (E&Y),PricewaterhouseCoopers (PwC)… hay những công ty lớn ởViệt Nam như Nguyễn Kim, Novaland ở Việt Nam vốnkhông phải công ty đại chúng

Để trở thành công ty đại chúng công ty phải thỏa mãncác điều kiện về số lượng cổ đông và điều kiện chào bánchứng khoán ra công chúng theo pháp luật hiện hành (Điều 12Luật Chứng khoán 2006 được sửa đổi bổ sung năm 2010)

Tiếp theo, để cổ phiếu tăng thêm tính hấp dẫn và tăngkhả năng huy động vốn thì một Công ty đại chúng có thể tiếnđến việc niêm yết chứng khoán, tức là đưa chứng khoán có đủđiều kiện vào giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán hoặcTrung tâm Giao dịch chứng khoán và trở thành Công ty cổphần niêm yết (Khoản 17, Điều 6, Luật Chứng khoán 2006)

Công ty cổ phần niêm yết

Như đã trình bày, công ty cổ phần niêm yết trước tiênphải là công ty đại chúng thỏa mãn điều kiện cổ phiếu của

Trang 23

công ty được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặcTrung tâm Giao dịch chứng khoán Khi đó các công ty niêmyết sẽ do Ủy ban Chứng khoán trực tiếp quản lý Câu hỏi đặt

ra là tại sao công ty cổ phần cần phải niêm yết? Là quy địnhbắt buộc hay lợi ích gì công ty nhận được từ việc niêm yết cổphần?

Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán xuất phát

từ nhu cầu của các công ty cổ phần cần mở rộng, phát triểnkinh doanh và cần huy động nguồn vốn lớn hơn, linh độnghơn mà vẫn đảm bảo các mục tiêu an toàn tài chính Niêm yếttrên sàn chứng khoán là công cụ giúp công ty huy động vốn từcông chúng và cải thiện năng lực quản trị để tồn tại cùng thịtrường Khi tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứngkhoán, doanh nghiệp có thể huy động vốn một cách nhanhchóng, thuận tiện, dễ dàng từ việc phát hành cổ phiếu dựa trêntính thanh khoản cao và uy tín của doanh nghiệp được niêmyết trên thị trường Huy động theo cách này, doanh nghiệpkhông phải thanh toán lãi vay cũng như phải trả vốn gốcgiống như việc vay nợ, từ đó sẽ rất chủ động trong việc sửdụng nguồn vốn huy động được cho mục tiêu và chiến lược

Trang 24

dài hạn của mình Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất khiquyết định niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

Ngoài ra, việc niêm yết chứng khoán cũng giúp chodoanh nghiệp khuếch trương uy tín của mình Bởi lẽ, để đượcniêm yết chứng khoán, doanh nghiệp phải đáp ứng đượcnhững điều kiện chặt chẽ về mặt tài chính, hiệu quả sản xuất -kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức Những công ty đượcniêm yết trên thị trường thường là những công ty có hoạtđộng sản xuất - kinh doanh tốt Thực tế đã chứng minh, niêmyết chứng khoán là một trong những cách thức quảng cáo tốtcho doanh nghiệp, từ đó thuận lợi cho hoạt động kinh doanh,tìm kiếm đối tác…Đồng thời, khi doanh nghiệp niêm yết trênthị trường chứng khoán sẽ giúp các cổ đông của doanh nghiệp

dễ dàng chuyển nhượng cổ phiếu đang nắm giữ, qua đó tăngtính hấp dẫn của cổ phiếu

Khi niêm yết chứng khoán cũng làm tăng tính thanhkhoản cho cổ phiếu của doanh nghiệp, giúp các cổ đông củadoanh nghiệp dễ dàng chuyển nhượng cổ phiếu đang nắm giữ,qua đó tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu

Trang 25

Xét về dài hạn, giá cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yếtthường tăng so với mức giá tại thời điểm trước khi niêm yết

do đó làm gia tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp

Đồng thời, quá trình niêm yết chứng khoán cũng tạo nênmột số điểm khác biệt ở công ty niêm yết đó là:

- Công ty niêm yết phải công bố đầy đủ và công khai cácthông tin định kỳ và bất thường theo quy định là báo cáo tàichính kiểm toán năm, báo cáo tài chính soát xét sáu tháng đầunăm, nghị quyết đại hội cổ đông thường niên, thay đổi thànhviên hội đồng quản trị, ban giám đốc, mua bán tài sản có giátrị lớn hơn 15% tổng tài sản công ty, v.v

- Tất cả các công ty niêm yết đều phải có trang thông tinđiện tử riêng để công bố thông tin công khai cho cổ đôngđược biết nhằm đảm bảo quyền tiếp cận thông tin bình đẳnggiữa các cổ đông công ty Đồng thời, tất cả các thông tin cũngphải được gửi đến Ủy ban Chứng khoán để báo cáo, giám sát

và công bố trên sàn giao dịch chứng khoán

- Công ty niêm yết cần phải bảo đảm quyền lợi của mọi

cổ đông, đối xử công bằng giữa các cổ đông, không đượcphân biệt cổ đông lớn và cổ đông nhỏ lẻ Chi trả cổ tức tiền

Trang 26

mặt sẽ căn cứ vào số lượng cổ phiếu mà mỗi cổ đông nắm giữ

để trả Các cổ đông nội bộ là các thành viên hội đồng quản trịhay tổng giám đốc, phó tổng giám đốc công ty cũng là các cổđông khi mua bán cổ phiếu của chính công ty mình cần phảithông báo trước khi giao dịch, báo cáo kết quả giao dịch đểđảm bảo sự công bằng về thông tin đối với các cổ đông bìnhthường khác

- Công ty niêm yết phải bảo đảm tiêu chí cốt lõi khitham gia Thị trường chứng khoán là việc công khai, minhbạch mọi hoạt động của công ty Bởi lẽ, chỉ khi có đầy đủthông tin để phân tích, đánh giá, tổng hợp tiềm năng và triểnvọng thì cộng đồng nhà đầu tư mới có thể rót vốn đầu tư qua

đó giúp công ty thị trường chứng khoán huy động vốn thànhcông trên thị trường chứng khoán

- Công ty niêm yết cũng phải thực hiện đăng ký, lưu kýchứng khoán tập trung tại Trung tâm lưu ký Chứng khoánViệt Nam VSD theo quy định Một cách tóm tắt, mỗi công tyniêm yết có một mã chứng khoán riêng để có sự quản lýchung của Nhà nước, kiểm soát các giao dịch thông qua thịtrường chứng khoán

Trang 27

Như vậy để thấy, công ty niêm yết cần phải tuân thủnhiều quy định khắt khe, chặt chẽ hơn để có thể huy động vốntốt hơn trên sàn giao dịch chứng khoán Do đó điều này đã đặt

ra các yêu cầu giám sát tài chính công ty phức tạp hơn cácloại hình doanh nghiệp khác nhằm đảm bảo vốn và tài sảncông ty và quyền lợi, lợi ích của các bên liên quan

Giám sát tài chính trong công ty cổ phần

Yêu cầu, mục đích giám sát công ty cổ phần

Bảo vệ quyền lợi của cổ đông

Cổ đông công ty cổ phần là tổ chức hoặc cá nhân nắmgiữ quyền sở hữu hợp pháp một phần hoặc toàn bộ phần vốngốp của công ty Về bản chất, cổ đông là thực thể đồng sở hữucông ty cổ phần chứ không phải là chủ nợ của công ty do vậyquyền lợi và nghĩa vụ của họ gắn liền với kết quả hoạt độngcủa doanh nghiệp Quyền của cổ đông cũng như nghĩa vụ gắnliền với loại cổ phiếu mà họ sở hữu

Theo đó, cổ đông sáng lập là những cổ đông đầu tiêngóp vốn để hình thành nên công ty cổ phần Cổ đông đặc biệt

là cổ đông (thường là Nhà nước) mặc dù chỉ nắm một số

Trang 28

lượng cổ phần rất ít ỏi chỉ mang tính chất tượng trưng nhưng

có quyền phủ quyết trong một số quyết sách quan trọng đượcquy định trong điều lệ công ty của công ty cổ phần hay là cổđông ưu đãi biểu quyết Cổ đông ưu đãi là những cổ đôngđược ưu tiên một quyền nào đó thường là quyền hưởng một tỷ

lệ cổ tức cố định trước khi lợi nhuận được phân phối cho các

cổ đông khác, quyền nhận lại giá trị của cổ phần khi có yêucầu Cổ đông thường là các cổ đông còn lại

Khi các nhà đầu tư này đóng góp vốn vào công ty là họmong đợi nhận được giá trị gia tăng từ phần vốn góp đó haychính là lợi nhuận sản sinh khi công ty kinh doanh có lãi Mụctiêu lợi nhuận của người góp vốn chỉ có thể đạt được khidoanh nghiệp có doanh thu đủ để bù đắp chi phí và có lãi,nghĩa là công ty phải sử dụng nguồn vốn có hiệu quả Nóicách khác, các quyết định kinh doanh của cơ quan quản lý và

cơ quan điều hành phải tuân thủ pháp luật, điều lệ công ty đểbảo vệ lợi ích của cổ đông hạn chế tình trạng công ty thua lỗ

và phá sản

Mặt khác, công ty cổ phần thông thường hoạt động dựatrên nguyên tắc phân tách giữa sở hữu và quản lý Tuy với tưcách là chủ sở hữu nhưng cổ đông không trực tiếp tham gia

Trang 29

hoạt động quản lý mà thông qua đại hội đồng cổ đông bầu racác thành viên hội đồng quản trị và ủy thác hoạt động quản lýcho hội đồng quản trị và các thành viên này

Do đó, hoạt động giám sát công ty cổ phần cần phảiđược tổ chức chặt chẽ, có hiệu quả nhằm bảo vệ cổ đông, bảođảm các quyền cơ bản về biểu quyết, về thông tin để cổ đôngnắm được tình hình quản lý, sử dụng số vốn họ đã đóng góptrong công ty, bảo đảm quyền lợi và lợi ích của họ với tư cách

là chủ sở hữu công ty

Bảo vệ vốn và tài sản của công ty

Ở khía cạnh tài chính, vốn là thể hiện bằng tiền của toàn

bộ tài sản Khi vốn bằng tiền đã chuyển thành tài sản, thì bảotoàn tài sản mang ý nghĩa duy trì giá trị sử dụng của tài sản

Cụ thể hơn, bảo toàn vốn cũng chính là bảo toàn tài sản nhằmduy trì và làm gia tăng giá trị của nó thông qua hoạt động đầu

tư, kinh doanh

Các tổ chức và cá nhân khi góp vốn thành lập doanhnghiệp đều mong muốn đạt được các mục tiêu lợi nhuận Vốncủa chủ sở hữu và vốn vay được sử dụng để tạo lập tài sản cốđịnh hoặc dùng làm vốn lưu động Khi vốn đã đầu tư vào tài

Ngày đăng: 18/04/2019, 22:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w