1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài tìm hiểu công ty cổ phần theo pháp luật việt nam, lý luận và thực tiễn

29 499 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 3,86 MB

Nội dung

Trang 1

A PHAN MO DAU

Việt Nam chúng ta là một nước được xếp hạng có mức thu nhập

bình quân đầu người khá thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới Nguyên nhân của tình trạng này là do khu vực kinh tế quốc doanh vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện nay Những doanh nghiệp này mặc dù được Nhà nước đầu tư một khối lượng vốn khá lớn Song do cơ chế quản lý cứng nhắc, thiếu năng động, tính cạnh tranh thấp, đầu tư còn giàn trải, công tác quản lý còn kém, một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, hiện tượng "lái giả" "lỗ thật" vẫn còn xảy ra ở một số doanh nghiệp quốc doanh

Để có một nền kinh tế phát triển, đủ sức cạnh tranh trong khu

vực và quốc tế thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải thực hiện tốt vấn đề cổ phần hoá Cũng như đẩy nhanh tiến trình cổ phần của các doanh nghiệp có như vậy mới góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng

sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo ra loại hình doanh nghiệp có

nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo là người lao động, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp, để sử dụng có hiệu quả vốn của Nhà nước và của doanh nghiệ Mặt khác cổ phần

hoá doanh nghiệp sẽ giúp đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp

và thực sự phát huy được vai trò làm chủ của người lao động, của các cổ đông, tăng cường sự giám sát cả nhà đầu tư và người lao động

Chính những ưu điểm vượt trôi nêu trên của Công ty Cổ phần mà Phó

Thủ tướng: Nguyễn Tấn Dũng đã hơn 3 lần nhắc đến việc phải "đã sở

Trang 2

trường là giải pháp cơ bản và quan trọng nhất Vậy để biết rõ được

Công ty cổ phần là gì và phải thực hiện những điều gì để có thể cổ

phần hố Cơng ty thì chúng ta phải nghiên cứu nó và mục đích của bài tiểu luận này là vậy Để đưa nên kinh tế nhanh chóng phát triển thì

phải cổ phần hoá, thoát khỏi kinh tế Nhà nước lạc hậu chậm phát triển Vậy viện nghiên cứu Công ty Cổ phần cũng là một chiến lược lâu

Trang 3

* KET CAU BAI LAM:

A Phan mo dau

B Noi dung

1 Một số vấn đề chung về Công ty Cổ phần 1.1 Khái niệm và đặc điểm của Công ty Cổ phần 1.2 Điều kiện và thủ tục thành lập công ty cổ phần 1.3 các đặc trưng cơ bản của Công ty Cổ phần

1.4 Cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức quản lý Công ty Cổ phần

2 Quá trình thành lập và thực trạng hoạt động của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Nghệ An

2.1 Vốn, điều lệ, cổ phần, cổ đông sáng lập

2.2 Quyền hạn Công ty

2.3 Hội đồng cổ đông

2.4 Hội đồng quản trị

2.5 Giám đốc và bộ máy g1úp việc

2.6 Ban kiểm soát C Kết luận

Trang 4

B NOI DUNG

1 Một số vấn đề chung về Công ty Cổ phan

1.1 Khái niệm và đặc điểm của Công ty Cổ phần a Khái niệm:

Công ty Cổ phần là loại hình đặc trưng của Công ty đối vốn, vốn của Công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần,

người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các

khoản nợ của Công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu

b Đặc điểm: + Uu điểm:

- Trách nhiệm pháp lý có giới hạn: Trách nhiệm của các cổ đông chỉ giới hạn ở số tiền đầu tư của họ

- Công ty Cổ phần có thể tồn tại ổn định và lâu bền

- Tính chất ổn định, lâu bền , sự thừa nhận hợp pháp, khả năng

chuyển nhượng các cổ phần và trách nhiệm hữu hạn, tất cả cộng lại, có

nghĩa là nhà đầu tư mà không sợ gây nguy hiểm cho những tài sản cá nhân khác và có sự đảm bảo trong một lĩnh vực nào đó giá trị vốn đầu tư sẽ tăng lên sau l năm Điều này đã tạo khả năng cho hầu hết các

Công ty cổ phần tăng vốn tương đối dễ dàng

- Được chuyển nhượng quyền sở hữu: Các cổ phần hay quyền sở

hữu Công ty có thể dược chuyển nhượng dễ dàng, chúng được ghi vào

danh mục, chuyển nhượng tại Sở giao dịch chứng khoản và có thể mua

hay bán trong các phiên mở một cách nhanh chóng Vì vậy các cổ đông có thể duy trì tính thanh khoản của cổ phiếu và có thể chuyển nhượng các cổ phiếu một cách thuận tiện thì họ cần tiền mặt

Trang 5

- Công ty Cổ phần phải chấp hành chế độ kiểm tra và báo cáo

chặt chẽ

Khó giữ bí mật vì lợi nhuận của cổ đông và để thu hút các nhà

đầu tư tiềm tàng, công ty thường phải tiết lộ những tin tức tài chính quan trọng, những thôn tin này có thể bị đối thủ cạnh tranh khai thác

Phía các cổ đông thường thiếu quan tâm đúng mức, rất nhiều cổ đông chỉ lo nghĩ để lãi cổ phiếu hàng năm và ít hay không quan tâm đến cổ phiếu này, đã làm cho một số Ban lãnh đạo chỉ nghĩ đến mục

tiêu trước mắt chữ không phải thành đạt lâu dài Với nhiệm kỳ hữu hạn

Ban lãnh đạo có thể chỉ muốn bảo toàn hay tăng lãi cổ phiếu để nâng

cao uy tín cho bản thân mình

Công ty Cổ phần bị đánh thuế 2 lần: Lần thứ nhất thuế đánh vào Công ty Sau đó khi lợi nhuận được chia nó lại phải chịu thuế đánh vào

thu nhập cá nhân của từng cổ đông

1.2 Điều kiện và thủ tục thành lập Công ty Cổ phần

* Điều kiện thành lập Công ty Cổ phần:

Theo quy định tại điều 77 Luật doanh nghiệp các tổ chức cá nhân khi tham gia thành lập Công ty Cổ phần số lượng cổ đông tối thiểu là 3, không hạn chế số lượng tối đa

Ngoài ra các tổ chức, chức năng tham gia thành lập Công ty Cổ

phần phải đáp ứng được các điều kiện sau (Điều 13 Luật doanh nghiệp

2005)

1) Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và qủan lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này

Trang 6

a) Cơ quan Nhà nước, đơn vi lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản Nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh

thu lợi nhuận cho cơ quan đơn vị mình

b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ công

chức

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công

an nhân dân Việt Nam

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu Nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uy quyén dé quan lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác

đ) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất hành vi năng lực dân sự

e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị toà án cấm

hành nghề kinh doanh

ø) Các trường hợp khác theo quy định của Pháp luật về phá sản

3) Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của Công ty Cổ phần,

góp vốn vào Công ty TNHH, Công ty hợp danh theo quy định của luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 điều này

4) Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của Công ty Cổ phần góp vốn vào Công ty TNHH, Công ty hợp danh theo quy định của luật này:

a) Cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt

Trang 7

b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức

* Thủ tục thành lập Công ty Cổ phần:

Theo quy định tại Điều 19 Luật doanh nghiệp các tổ chức cá nhân khi tham gia thành lập doanh nghiệp phải chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

1) Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh

2) Dự thảo điều lệ Công ty (được người đại diện theo pháp luật các cổ đông sáng lập hoặc người đai diện theo uỷ quyền của các cổ đông sáng lập ký từng trang)

3) Danh sách cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần

+ Đối với cổ đông là cá nhân: Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác (có công chứng)

+ Đối với cổ đông là tổ chức: Bản sao quyết định thành lập, giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức, văn bản uỷ quyền giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền có công chứng

+ Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy chứng

nhân đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh (có công chứng

1.3 Các đặc trưng cơ bản của Công ty Cổ phần * Vốn và chế độ tài chính:

Trang 8

Khi thành lập, Công ty phải có vốn điều lệ Vốn điều lệ của Công

ty trong một số ngành nghề nhất định không được thấp hơn vốn pháp định Vốn điều lệ của Công ty phải thể hiện một phần dưới dạng cổ phần phổ thông các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất

20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán của Công ty Vốn điều lệ của Công ty có thể có một phần là cổ phần ưu đãi Người được mua cổ phần ưu đãi do pháp luật quy định (đối với cổ phần ưu đãi biểu

quyết) và do điều lệ Công ty quy định hoặc do đại hội đồng cổ đồng quyết định (đối với các loại cổ phần ưu đãi khác)

Khi chào bán cổ phần, hội đồng quản trị định giá chào bán cổ

phần Giá chào bán cổ phần không được thấp hơn giá trị trị thị trường

tại thời điểm chào bán trừ các trường hợp (cổ phần chào bán lần đầu tiên sau khi đăng ký kinh doanh, cổ phần chào bán cho các cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ ở Công ty và cổ phần chào bán cho

người mô giới hoặc người bảo lãnh) Cổ phần được bán và người mua cổ phần trở thành cổ đông của Công ty khi ghi đúng và đủ những thông

tin về tên cổ đông, địa chỉ, số lượng cổ phần từng loại của cổ đông, ngày đăng ký cổ phần và sổ đăng ký cổ đông của Công ty

Cổ phần phải được thanh toán đủ 1 lần Sau khi thanh toán đủ cổ

phần đăng ký mua, cổ đông có quyền yêu cầu công ty cấp cổ phiếu cho mình, trường hợp cổ phiếu bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác cổ đông phải báo ngay cho Công ty và có quyền yêu cầu Công ty cấp lại cổ phiếu

Thủ tục và trình tự chào bán cổ phiếu được thực hiện theo quy

định của pháp luật về chứng khoán

Người sở hữu cổ phần có quyển chuyển nhượng cổ phần của

Trang 9

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác Cổ phần phổ thông của cổ đông

sáng lập có thể chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông nếu được sự chấp nhận của đại hội đồng cổ đông cổ đông dự bị chuyển

nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó Sau thời hạn 3 năm kể từ ngày Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều bãi bỏ

Cổ phần được coi là đã chuyển nhượng khi ghi đúng và đủ vào sổ

đăng ký cổ đông các thông tin về trên, địa chỉ người nhận chuyển

nhượng số lượng cổ phần từng loại, ngày đăng ký cổ phần Kể từ thời

điểm đó, người nhận chuyển nhượng cổ phần trở thành cổ đông của Công ty

Cổ động biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại Công

ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại điều lệ Công ty, có quyền yêu cầu Công ty mua lại cổ phần của mình, Công ty phải

mua lại cổ phần trong trường hợp này Trong thời hạn 90 ngày kể từ

ngày nhận được yêu cầu

Công ty cổ phần có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần loại khác đã bán

Công ty chỉ được quyền thanh toán cổ phần mua lại cho cổ đông nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, Công ty vẫn đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác Các

cổ phần được mua lại được coi là cổ phần chưa bán trong số cổ phần

được quyền chào bán của Công ty Sau khi thanh toán hết số cổ phần

mua lại, nếu tổng giá trị tài sản của Công ty (ghi trong sổ kế toán)

Trang 10

biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thanh toán hết số cổ phần mua

lại

Trong quá trình hoạt động, Công ty Cổ phần có quyền phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật để đáp ứng nhu cầu vốn cho

kinh doanh công ty có thể phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi

và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và điều lệ Công ty Hội đồng quản trị Công ty quyết định loại trái phiếu và thời điểm phát hành

Việc thanh toán tổ tức cho các cổ đông của Công ty Cổ phần chỉ được tiến hành khi công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và ngay khi trả hết số cổ tức đã định Công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả

Công ty Cổ phần là loại doanh nghiệp có chế độ tài chính rất phức tạp, nó đòi hỏi một chế độ kế toán, kiểm toán thống kê chặt chẽ và thích hợp để bảo vệ quyền loại của các chủ thể có liên quan Được

doanh nghiệp đã đưa ra nhiều quy định về chế độ tài chính của Công ty Cổ phần khắc phục những thiếu sót của Luật Công ty trước đây Công ty phải lập sổ kế toán ghi chép sổ kế toán, hoá đơn chứng từ và lập báo

cáo tài chính trung thực, chính xác Công ty phải kê khai định kỳ và báo cáo đây đủ, chính xác các thông tin về Công ty và tình hình tài chính của Công ty với cơ quan đăng ký kinh doanh báo cáo tài chính hàng năm của Công ty do Đại hội đồng cổ đông xem xét và thông qua Đối với Công ty Cổ phần và pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán, thì báo

cáo tài chính hàng năm phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận

Trang 11

Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền xem xét hoặc sao chép báo cáo tài chính hàng năm của Công ty tại cơ quan đăng ký kinh doanh

* Cổ phần, cổ phiếu:

- Cổ phần là phần chia nhỏ nhất vốn điều lệ của Công ty được thể

hiện dưới hình thức cổ phiếu Giá trị mối cổ phần (mệnh giá cổ phần)

do Công ty quyết định và ghi vào cổ phiếu Mệnh giá cổ phần có thể

khác với giá chào bán cổ phần, giá chào bán cổ phần do hội đồng quản trị của Công ty quyết định nhưng không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm giao bán, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật doanh nghiệp

Cổ phần của Công ty cổ phần có thể tồn tại đưới hai loại là:

Cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi Công ty phải có cổ phần phổ thông Người sở hữu cổ phần phổ phông gọi là cổ đông phổ thông Công ty có thể có cổ phần ưu đãi Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là

cổ đông ưu đãi Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau:

Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông Số phiếu biểu quyết của một cổ

phần ưu đãi biểu quyết do điều lệ Công ty quyết định

Chỉ có tổ chức được chính phủ uỷ quyền và Cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày Công ty được

cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Sau thời hạn đó Cổ phần ưu

đãi biểu quyết của Cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ

thông

Cổ phần ưu đãi cổ tức: Là cổ phần được trả cổ tức được trả cổ tức với mức cao hơn cổ tức hàng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức hưởng

Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của Công ty

Trang 12

Mức tổ chức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ thức thường được ghi tên cổ phiếu

Cổ phần ưu đãi hoàn lại: Là cổ phần sẽ được công ty bàn lại vốn góp bất cứ ky nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều

kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại

Cổ phần ưu đãi khác do điều lệ Công ty quy định

Cổ phần phổ thông của Công ty Cổ phần không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi Nhưng cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ

phần phổ thông (theo quyết định của đại hội đồng cổ đông)

Cổ phần là căn cứ pháp lý chứng minh các thành viên Công ty bất kể họ có tham gia thành lập Công ty hay không từ cổ phần phát sinh quyền và nghĩa vụ của các thành viên Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau

Cổ phiếu là chứng chỉ do Công ty Cổ phần phát hành hoặc bút

toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của Công

ty đó Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên Luật Công ty một số nước quy định mệnh giá tối thiểu của một cổ phiếu (giá trị các cổ phần

được phản ánh trong cổ phiếu) và nguyên tắc làm tròn số Luật doanh nghiệp của Việt Nam không có quy định này nhưng người ta thường

phát hành các cổ phiếu có mệnh giá tương đương để dễ dàng so sánh

trên thị trường chứng khoán

Cổ phiếu là giấy tờ có giá trị chứng minh tư cách chủ sở hữu cổ

phần và đồng thời là tư cách thành viên công ty của người có cổ phần ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển người ta không dùng giấy

tờ ghi chép cổ phiếu mà đưa các thông tin về cổ phiếu vào hệ thống máy tính Các cổ đông có thể mở tài khoản cổ phiếu tại ngân hàng và

Trang 13

cổ phiếu có thể là chứng chỉ (tờ cổ phiếu hoặc bút toán ghi sổ) Trong trường hợp là bút toán ghi sổ những thông tin về cổ phiếu được ghi

trong sổ đăng ký cổ đông của Công ty Số đăng ký cổ đông có thể là văn bản hoặc tập dữ liệu điện tử hoặc cả hai

Cổ phiếu có thể mua bằng tiên Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, và giá trị quyển sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công

nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác quy định lại điều lệ Công ty và phải được thanh toán 1 lần

1.4 Cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức quản lý Công ty Cổ phần

Công ty Cổ phần là loại Công ty thông thường có rất nhiều thành viên và việc tổ chức qủan lý rất phức tạp Do đó, cần phải có một cơ

chế quản lý chặt chẽ Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần gồm có: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và giám đốc (Tổng Giám đốc), đối với Công ty Cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc cổ đông là tổ

chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của Công ty phải có Ban kiểm soat

a) Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết Cổ đông có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp tại Đại hội đồng cổ đông

Là cơ quan tập thể Đại hội đồng cổ đông không làm việc thường

xuyên mà chỉ tồn tại trong thời gian họp và ra quyết định trên cơ sở biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến của các cổ đông có quyền biểu

quyết bằng văn bản

Đại hội đồng cổ đông có quyên xem xét và quyết định những vấn

đề chủ yếu quan trọng nhất của Công ty Cổ phần như: Loại cổ phần và

Trang 14

thành viên Hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát (nếu có), quyết

định sửa đổi bổ sung điều lệ Công ty, quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty, các quyền nhiệm vụ cụ thể của Đại hội đồng cổ đông được quy định trong luật doanh nghiệp và điều lệ Công ty Đại hội đồng cổ

đông họp ít nhất mỗi năm | lan va được triệu tập bởi hội đồng quản trị Chủ tịch Hội đồng quản trị chủ toạ cuộc họp Đại hội đồng cổ đông

Thủ tục triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, điều kiện thể thức tiến

hành họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thực hiện

theo quy định tại các điều từ điều Ø7 đến điều 106 Luật doanh nghiệp

năm 2005

b) Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan qủan lý Công ty có không ít hơn 3 thành viên và không quá II thành viên Số lượng thành viên phải thường trú ở Việt Nam do Điều lệ Công ty quy định Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định thực hiện các quyền

và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ

đông.Các quyền và nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng quản trị được quy trinh trong luật doanh nghiệp và điều lệ Công ty Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng theo quy định tại điều lệ Công ty Nếu Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch thì Hội đồng quản trị bầu 1 người (trong số thành viên Hội đồng quản trị) làm chủ tịch Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc (Tổng Giám đốc) Công ty, trừ trường hợp điều lệ Công ty quy định khác Hội đồng quản trị chịu trách

nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm trong quản lý, vi

phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho Công ty

Trang 15

Giám đốc (Tổng Giám Đốc) là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc

thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao

Giám đốc, Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và có thể là thành viên Hội đồng quản trị hoặc không phải là thành viên Hội đồng quản trị Giám đốc (Tổng Giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của Công ty nếu điều lệ Công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty có tư cách này Các quyển và nhiệm vụ cụ thé của Giám đốc (Tổng Giám đốc) được quy định trong luật doanh

nghiệp và điều lệ Công ty đ) Ban kiểm sốt

Cơng ty Cổ phần có trên II cổ đông phải có Ban kiểm soát gồm từ 3 - 5 thành viên Các kiểm soát viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra

Ban kiểm soát phải có hơn 1 nửa số thành viên thường trú tại Việt

Nam Ban kiểm soát thay mặt các cổ đơng kiểm sốt các hoạt động của

Công ty, chủ yếu là các vấn đề tài chính, vì vậy phải có ít nhất 1 kiểm soát viên có trình độ chuyên môn về kế toán Ban kiểm soát bầu 1 thành viên làm trưởng ban Quyền và nhiệm vụ của trưởng ban kiểm

soát do điều lệ Công ty quyết định Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm

soát được quy định trong luật doanh nghiệp và điều lệ Công ty Ban

kiểm soát chiụ trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về việc thực

hiện và nhiệm vụ quyền hạn được giao Để đảm bảo tính độc lập vô tư trong hoạt động của Ban kiểm soát và kiểm soát viên, những người sau đây không được làm thành viên ban kiểm soát:

- Thành viên hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng Giám đốc, người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị của Giám đốc (Tổng giám đốc) kế toán trưởng

Trang 16

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị toà án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp

luật

- Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát, chế độ làm việc và thù lao cho các thành viên Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông quyết định hoặc

được quy định trong điều lệ Công ty

Như vậy, cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần có sự phân công các chức năng cụ thể cho từng cơ quan khác nhau, giám sát lẫn nhau trong mọi cơng việc

2 QÚA TRÌNH THÀNH LẬP VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỤNG

NGHỆ AN

Tén Cong ty:

CONG Ty TU'VAN DAU TUVA XAY DUNG NGHE AN

Tên giao dịch quốc tế:

NGHE AN CONSULTANCY FOR INVERTEMENT AND CON TRUTION JOINT STOCK COMPANY

Thanh lập ngày 19 tháng 12 nam 2006

2.1 Vốn - Cổ phần - Cổ phiếu - Cổ đông sáng lập

Mục I: + Vốn điều lệ

+ Vốn điều lệ được đóng góp bằng tiền Việt Nam (VNĐ) ngoại

tệ (USD) hoặc hiện vật và được quy đổi theo một đơn vị thống nhất là đồng tiền Việt Nam (VNĐ)

+ Vốn điều lệ của Công ty 200.000.000đ

Trang 17

1 Ong: Tran Nam Anh - Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị Sinh ngày: 23/05/1968 Trú tại: Nhà số 4 - Ngõ số 6 - Đường Chu Văn An - TP Vinh - Nghệ An Số CMND: 180414327 Cấp ngày: 22/06/1995

Phần vốn góp: Tổng số cổ phần 100, trị giá 1 trăm triệu đồng

2 Ông: Phạm Văn Hùng - Chức vụ: Giám đốc Sinh ngày: 26/12/1968 Trú tại: Nhà số 6 - Đường Phan Bội Châu -TP Vinh - Nghệ An Số CMND: 1816558322 Cấp ngày: 8/5/2004 Phần vốn góp: Tổng số cổ phần 70, trị giá 70 triệu đồng 3 Ông: Võ Đình Sơn - Chức vụ: Uỷ viên Hội đồng QT Sinh ngày: 12/04/1972 Trú tại: Khối 16 - P Lê Lợi - TP Vinh - Nghệ An Số CMND: 182174525 Cấp ngày: 09/03/1996 Phần vốn góp: Tổng số cổ phần 30, trị giá 30 triệu đồng + Mục 2: Cổ phần - Cổ phiếu :

- Vốn điều lệ của Công ty được chia làm 2 trăm cổ phần bằng

nhau, mỗi cổ phần trị giá Itriệu đồng ngang nhau về mọi mặt Số cổ phần phổ thông bằng 100

+ Hình thức cổ phiếu

- Cổ phiếu của Công ty được phát hành theo mẫu thống nhất của

Bộ Tài chính nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Mọi cổ phiếu phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và có dấu của Công ty

Công ty Cổ phần - phát hành 2 loại cổ phiếu: Cổ phiếu ghi danh và cổ phiếu không ghi danh Cổ phiếu ghi danh: Ghi rõ tên, địa chỉ, số

Trang 18

tiền, số phiếu của cá nhân hay phạm nhân sở hữu Là loại cổ phiếu của các sáng lập viên, thành viên Hội đồng quản trị nắm giữ Cổ phiếu không ghi danh: Cho các cổ đông không thuộc đối tượng trên

- Mệnh giá cổ phiếu là I triệu đồng

- Nếu cổ phiếu bị mất, bị rách, hư hỏng, cổ đông phải báo ngay

cho Công ty và yêu cầu Công ty cấp lại cho Chủ sở hữu Người được

cấp lại cổ phiếu trả chi phí cho việc cấp lại cổ phiếu + Phát hành cổ phiếu

- Việc phát hành cổ phiếu phải được Đại hội đồng cổ đông quyết định và cơ quan Nhà nước có thẩm quyên chấp nhận

Cổ phiếu phát hành thêm phải ghi đủ các nội dung của Nhà nước

và phải đăng ký vào danh sách cổ đông + Chuyển nhượng cổ phần:

- Cổ phần của Công ty được chuyển nhượng, thường kế theo các

quy định của pháp luật và điều lệ của Công ty Cổ đông muốn mua, bán, chuyển hượng cổ phần phải đăng ký tại trụ sở chính của Công ty

- Cổ phiếu của các thành viên Hội đồng quản trị trong thời gian

đương nhiệm là 2 năm sau khi thôi giữ các chức danh trên không được

chuyển nhượng (trừ hoàn cảnh đặc biệt)

- Việc chuyển nhượng cổ phiếu ghi danh phải được sự chấp nhận

của Hội đồng quản trị Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được đơn của các cổ đông xin chuyển nhượng cổ phần, Hội đồng quản trị xem xét, xử lý việc chuyển nhượng Trường hợp không chấp thuận cho chuyển nhượng cổ phần Hội đồng quản trị thông báo rõ cho các cổ đông đó

- Cổ phiếu không ghi danh được tự do chuyển nhượng theo quy

Trang 19

- Cổ đông của Công ty không được dùng cổ phiếu của mình và

việc thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh cho bất cứ trường hợp nào

- Trong thời gian đầu thị trường chứng khốn chưa hồn chỉnh, để việc mua, bán, chuyển nhượng cổ phần của Công ty dễ dàng, Công ty sẽ nhận nhiệm vụ làm mô giới tạo điều kiện giúp đỡ cho người mua

và người muốn bán cổ phần của Công ty

- Trong lúc cổ phiếu của Công ty chưa có điều kiện giao dịch trên thị trường chứng khoán mà một số cổ đông có hoàn cảnh đặc biệt (nghỉ theo chế độ BHXH) thì làm đơn gửi hội đồng quản trị xem xét, Công ty sẽ tạo điều kiện mua lại cổ phiếu này theo giá thoả thuận giữa

hai bên,

+ Thừa kế cổ phần:

- Trường hợp cổ đông qua đời, Công ty nhận những người sau đây có quyền sở hữu một phần hay toàn bộ cổ phần của người đã mất

- Người thừa kế duy nhất theo luật định

- Trường hợp có nhiều người cùng thừa kế hợp pháp thì họ phải

cử đại diện sở hữu duy nhất bằng thủ tục, uỷ quyên có công chứng,

Công ty không giải quyết những trường hợp tranh chấp giữa những người thừa kế theo pháp luật

- Người có sở hữu hoặc thừa kế hợp pháp đăng ký làm chủ sở hữu

các cổ đông mà họ kế quyền

Trang 20

2.2 Hội đồng cổ đông

Mục 1: Họp đại hội đồng cổ đông:

- Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất một năm 1 lần

- Đại hội đồng cổ đông được triệu tập họp theo quyết định của hội đồng quản trị

Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% số cổ phần phổ thông hoặc của ban kiểm soát trong trường hợp thuộc hội

đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người quản lý

Mục 2: Thể thức triệu tập và tiến hành họp đại hội cổ đông:

- Thông báo triệu tập họp đại hội đồng cổ đông phải được gửi

bằng thư cho các cổ đông có quyên biểu quyết trước 20 ngày và thông

báo trên các phương tiện thông tin đại chúng Thông báo triệu tập đại hội đồng cổ đông phải kèm theo dự thảo chương trình nghị sự, thời gian và địa điểm đại hội

- Cổ đông không đến dự hội nghị được, được phép uỷ quyền cho

đại diện thay thế (bằng văn bản)

- Ban tổ chức đại hội có nhiệm vụ kiểm tra xác nhận tư cách của

cổ đông hoặc người đại diện tham dự đại hội đồng cổ đông, lập danh sách hiện diện (ghi số cổ phần sở hữu, cổ phần đại diện)

- Đại hội thường niên hoặc đại hội bất thường do Chủ tịch Hội

đổng quản trị vắng mặt có thể uỷ nhiệm phó chủ tịch hoặc một uỷ viên

Hội đồng quản trị làm chủ toa

- Đại hội phải bầu thư ký và Ban kiểm phiếu

- Biên bản đại hội đồng cổ đông phải được ghi vào biên bản có chữ ký của chủ toạ, thư ký và hai kiểm phiếu sau phiên họp Các trích lục biên bản phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc hai uỷ

viên hội đồng quản trị

Trang 21

- Cuộc họp đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% số cổ phần có quyền biểu quyết

- Trường hợp họp lần I không đủ điều kiện quy định tại khoản I điều này thì được triệu tập lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuộc họp thứ nhất dự định khai mạc, cuộc họp lần này được tiến

hành khi có số cổ đông dự hop đại diện ít nhất 30% số cổ phần có quyền biểu quyết

- Trường hợp họp lần 2 không đủ điều kiện tiến hành theo quy

định tại khoản 2 điều này thì được triệu tập họp lần thứ 3 trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày cuộc họp lần thứ 2 dự định khai mạc Trong trường hợp này, cuộc họp đại hội đồng cổ đông không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp

- Chỉ có đại hội đồng cổ đông mới có quyền thay đổi chương

trình họp đã được gửi kèm theo giấy mời họp 2.3 Hội đồng quản trị

1 Thanh phan và nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị

a Thành phần Hội đồng quản trị: Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông: Trân Nam Anh

Uỷ viên Hội đồng quản trị: Ông: Phạm Văn Hùng

b Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị:

- Nhiệm kỳ của mỗi thành viên Hội đồng quản trị là 3 năm, các

thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại

- Việc thay thế thành viên Hội đồng quản trị theo nguyên tắc kế thừa đảm bảo cho Hội đồng quản trị có ít nhất 1/3 thành viên cũ

Trang 22

- Trong nhiệm kỳ, đại hội đồng cổ đông có thể bãi miễn và bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị để đảm nhiệm công việc cho

nhiệm kỳ

2 Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đông quản trị

- Quyết định chiến lược phát triển công ty

- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán

của từng loại

- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định huy động vốn theo hình

thức khác

- Quyết định phương án đầu tư

- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế tốn của cơng ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ

- Bổ nhiệm; bãi nhiệm; cách chức giám đốc (tổng giám đốc) và

cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty, quyết định mức lương và lợi ích khác của cán bộ quản lý đó

- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác

- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên đại hội đồng

cổ đông

- Kiến nghị mức cổ tức, được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh - Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty, định giá tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển

Trang 23

- Duyệt chương trình nội dung tài liệu phục vụ họp đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp đại hội đồng cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục

hỏi ý kiến để đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định

- Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán của từng

loại

- Kiến nghị việc tổ chức lại các giải thể công ty

- Các quyền và nghĩa vụ khác quy định tại luật doanh nghiệp và

bản điều lệ này

3 Chủ tịch Hội đồng quan tri

- Chủ tịch Hội đồng quản trị có nhiệm vụ điều hành các công việc thuộc trách nhiệm Hội đồng quản trị

- Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm giám đốc điều hành - Khi vắng mặt Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể uỷ quyên cho

phó chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc uỷ viên Hội đồng quản trị thay mặt đảm trách việc quản trị công ty Việc uỷ quyên phải bằng văn bản và không uỷ quyền lại

4 Các cuộc họp của Hội đông quản trị

- Hội đồng quan trị họp thường kỳ | thang I lần, trong trường hợp đặc biệt khoảng cách giữa hai kỳ họp không quá 3 tháng

- Các hình thức thông qua quyết định của Hội đồng quản trị là:

+ Hội đồng quản trị có quyền thông qua các quyết định bằng

việc tiến hành họp bằng văn bản, có chữ ký của tất cả các thành viên Hội đồng quản trị hoặc bằng hỏi ý kiến thông qua thư tín, Fax

+ Cuộc họp của Hội đồng quản trị hợp lệ có ít nhất 2/3 số thành

viên tham dự

+ Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua theo đa số

vốn thành viên dự họp đồng ý

Trang 24

+ Trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị là quyết định cuối cùng

+ Mọi nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị trong mọi phiên họp đều phải ghi trong biên bản và biên phải thông qua mọi

thành viên tham dự và ít nhất có 2/3 chữ ký của các thành viên

2.4 Ban Giám đốc và bộ máy giúp việc

1 Tổ chức bộ máy quản lý

Giám đốc là người quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty, giúp việc cho giám đốc có phó giám đốc do giám đốc đề nghị và Hội

đồng quản trị quyết định

- Kế toán trưởng (kiêm thư ký)

2 Quyền và nghĩa vụ của giám đốc

- Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, nghị quyết của đại hội đồng cổ đông, điều lệ công ty và tuân thủ pháp luật

- Bảo toàn và phát triển vốn thực hiện theo phương án kinh doanh

đã được Hội đồng quản trị phê duyệt và thông qua đại hội cổ đông - Xây dựng và trình Hội đồng quản trị kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn và kế hoạch hàng năm

- Quyết định giá mua, giá bán nguyên liệu, sản phẩm (trừ những sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước quy định)

- Quyết định các biện pháp, hình thức tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, các khuyến khích mở rộng sản xuất

- Dé nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật các chức danh phó giám đốc, kế toán trưởng

Trang 25

kỷ luật hoặc cho thôi việc đối với người lao động phù hợp với bộ luật lao động

- Ký kết các hợp đồng kinh tế theo luật định

- Báo cáo trước Hội đồng quản trị tình hinh hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

- Đại diện công ty trong việc khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi của công ty khi được Hội đồng quản trị uỷ quyên bằng văn bản

- Từ chối thực hiện những quyết định của chủ tịch, phó chủ tịch hay các thành viên Hội đồng quản trị nếu thấy trái pháp luật, trái điều lệ và trái nghị quyết của đại hội cổ đông; đồng thời phải có trách nhiệm thông báo ngay cho các kiểm soát viên

- Được quyết định các biện pháp thẩm quyền của mình trong những trường hợp khẩn cấp như: Thiên tai, dịch hoạ, hoả hoạn, sự cố và chịu trách nhiệm về những quyết định này, đồng thời báo ngay cho

Hội đồng quản trị

- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, đại hội cổ đông và pháp luật về những sai phạm gây tổn thất cho công ty do chủ quan gây

ra

3 Từ nhiệm và mất tư cách giám đốc

Trang 26

- Trong trường hợp Giám đốc bị mất tư cách, Hội đồng quản trị phải tạm cử người thay thế Trong thời hạn tối đa 30 ngày, Hội đồng quản trị phải tiến hành các thủ tục để bổ nhiệm giám đốc mới

Trang 27

2.5 Ban kiểm soát

a Ban kiểm soát:

- Khi công ty có trên 11 cổ đông thì có thêm Ban kiểm soát Ban kiểm soát thay mặt cổ đơng để kiểm sốt mọi hoạt động kinh doanh,

quản trị và điều hành của cơng ty

- Ban kiểm sốt có người do Đại hội đồng cổ đông bầu và

bãi nhiệm với đa số bằng thể thức trực tiếp và bỏ phiếu kín

- Các thành viên Ban kiểm soát bầu 1 người là trưởng ban kiểm

soát

- Sau khi công ty được thành lập, tiến hành Đại hội đồng cổ

đơng, Ban kiểm sốt thực hiện việc kiểm soát quá trình triển khai và

hoàn tất thủ tục thành lập công ty

b Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát:

- Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát cùng nhiệm kỳ với thành viên Hội

đồng quản trị và kéo dài thêm 90 ngày để giải quyết các công việc tồn

đọng

- Trong nhiệm kỳ nếu bị khiếm khuyết thành viên Ban kiểm soát

thì Đại hội đồng cổ đông gần nhất phải bầu để thay thế theo thể thức

bầu trực tiếp và bỏ phiếu kín

c Quyên và nghĩa vụ của thành viên Ban kiểm soát:

- Trưởng ban kiểm soát có trách nhiệm phân công các thành viên phụ trách từng loại công việc

- Thành viên Ban kiểm soát có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: + Kiểm soát các hoạt động kinh doanh, kiểm tra các sổ sách kế

toán, tài sản, các báo cáo, quyết toán năm tài chính của công ty và kiến nghị khắc phục sai phạm (nếu có)

+ Được quyền yêu cầu các phòng ban nghiệp vụ của công ty cung cấp tình hình, số liệu và thuyết minh các hoạt động của công ty

Trang 28

+ Trình Đại hội cổ đông báo cáo thẩm tra bản tổng kết năm tài

chính

+ Báo cáo với Đại hội cổ đông về những sự kiện tài chính bất

thường, những ưu khuyết điểm trong quản lý tài chính của Hội đồng quản trị và giám đốc theo ý kiến độc lập của mình, chịu trách nhiệm cá

nhân về những đánh giá và kết luận của mình Nếu biết sai phạm mà

không báo cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về trách nhiệm

của kiểm sốt viên

+ Thơng báo định kỳ tình hình, kết quả kiểm soát của Hội đồng quản trị

+ Được tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị, phát biểu ý kiến và có kiến nghị nhưng không tham gia biểu quyết Nếu có ý kiến trái với quyết định của Hội đồng quản trị thì có quyền yêu cầu ghi ý kiến của mình vào biên bản và được trực tiếp báo cáo trước Đại hội cổ đông gần nhất

+ Trường hợp trưởng ban kiểm soát có quyền yêu cầu Hội đồng

quản trị họp phiên bất thường hoặc yêu cầu Hội đồng quản trị triệu tập

Đại hội đồng cổ đông bất thường

- Trưởng ban được hưởng thù lao theo quyết định của Đại hội cổ

đông Chi phí cho hoạt động của Ban kiểm soát được hoạch toán vào

Trang 29

C KET LUAN

Đến nay đã có một số công ty cổ phần, chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá Theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương về kết quả hoạt động của 850 doanh nghiệp cổ phần hoá đã hoạt động trên một năm cho thấy, vốn điều lệ tăng 40%, doanh thu bình quân tăng

23,6%, lợi nhuận thực hiện bình quân tăng 139,/76% Trên 90% số

doanh nghiệp sau cổ phần hoá hoạt động kinh doanh có lãi, nộp ngân sách Nhà nước bình quân tăng 24.9%, thu nhập của người lao động bình quân tăng 12%

Nhưng nhiều công ty cổ phần chưa có sự đổi mới thực sự trong quản trị công ty, phương pháp quản lý, lề lối làm việc, tư duy quản lý vẫn còn như doanh nghiệp Nhà nước Hạn chế này cũng do Việt Nam chúng ta đang còn giữ những cách thức kinh doanh cũ Chúng ta cần

tìm hiểu rõ về công ty cổ phần, đó cũng chính là chiến lược phát triển

nền kinh tế nước ta Một chiến lược quan trọng và cực kỳ cấp thiết để xây dựng một nền kinh tế phát triển đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và rộng hơn nữa là các nước trên thế giới

Ngày đăng: 18/10/2014, 19:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w