1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ÔN THI MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ HỌC

4 655 11

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 61 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TLH NHÓM NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA GIÁO DỤC NGÀNH TÂM LÝ HỌC VD Tên đề tài: Hứng thú trong học tập theo nhóm của sinh viên các trường

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TLH

NHÓM NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA GIÁO DỤC NGÀNH TÂM LÝ HỌC

VD Tên đề tài: Hứng thú trong học tập theo nhóm của sinh viên các trường Đại học tại TP.HCM

1 Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài)

* Trình bày được 2 ý chính:

- Lý do lý luận: khái quát tính chất, vị trí, tầm quan trọng của vấn đề (đối tượng) nghiên cứu trong đề tài

- Lý do thực tiễn: khái quát những yếu kém, bất cập trong thực tiễn so với vị trí, yêu cầu nêu trên

-> Nêu lý thuyết, mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực tiễn -> Lý do chọn đề tài

VD: Trong đề tài trên thì lý do chọn đề tài chúng ta cần có những ý sau:

- Nêu lên tính bức thiết của vấn đề nghiên cứu

+ Giá trị của việc học tập theo nhóm

+ Giá trị của hứng thú

- Việc học tập theo nhóm có đáp ứng yêu cầu của giảng viên và người học không?

2 Mục đích nghiên cứu (đi liền với nhiệm vụ)

- Bắt đầu bằng 1 động từ

- Kết thúc trong 1 câu

VD: Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú trong học tập theo nhóm của sinh viên các Trường Đại học tại TP.HCM, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hứng thú trong học tập theo nhóm của sinh viên tại các Trường Đại học tại TP.HCM

3 Đối tượng, khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: là tiêu điểm, là vấn đề mà đề tài cần tập trung nghiên cứu giải quyết Đối tượng nghiên cứu của một đề tài có thể là thực trạng, nguyên nhân, biện pháp, giải pháp,… về vấn đề nghiên cứu (NÓI THÊM THÔI)

VD: Hứng thú trong học tập theo nhóm

- Khách thể nghiên cứu

VD: Sinh viên các Trường Đại học tại TP.HCM

* Nếu có 2 khách thể: Trong đề tài trên nếu chọn 2 khách thể để nghiên cứu thì phải trình bày

cả 2 khách thể

- Khách thể nghiên cứu chính

Trang 2

VD: Sinh viên

- Khách thể nghiên cứu phụ

VD: Giảng viên

4 Giả thuyết nghiên cứu: đi liền (dựa vào) với nhiệm vụ nghiên cứu (mục đích nghiên cứu) VD: Trong đề tài trên thì giả thuyết nghiên cứu sẽ là:

- Mức độ hứng thú trong học tập theo nhóm của sinh viên các Trường Đại học tại TP.HCM ở mức độ: cao, thấp, trung bình (có 3 mức để các bạn chọn -> thích cái nào viết cái đó) -> Thực trạng hứng thú

KHÔNG CÓ MỨC ĐỘ: CHƯA CAO, HƠI THẤP VÀ DƯỚI TRUNG BÌNH NHA vì đây là những mức độ không xác định được (trong thang đo chỉ có các mức độ: rất cao, cao, trung bình, thấp và rất thấp) và không mang tính khoa học

- Nguyên nhân tạo ra hứng thú trong học tập theo nhóm của sinh viên là rất nhiều Tuy nhiên, những nguyên nhân chính tạo ra hứng thú là (Ý KIẾN CHỦ QUAN CỦA NGÂN THÔI NHA): + Không bị gò bó

+ Không bị ràng buộc về thời gian

+ Được giao tiếp thoải mái

+ Được học tập thêm kinh nghiệm xã hội

- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú trong học tập theo nhóm của sinh viên tại các Trường Đại học tại TP.HCM, trong đó:

+ Yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất là:

+ Yếu tố ảnh hưởng yếu nhất là:

- Nếu chúng ta có giải pháp phù hợp sẽ thúc đẩy mức độ hứng thú của sinh viên lên mức độ cao hơn

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thường chia thành 3 nhiệm vụ:

* Nhiệm vụ lý luận (luôn luôn có)

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan tới vấn đề nghiên cứu (đối tượng nghiên cứu)

của đề tài -> Hệ thống hoá lý luận về đối tượng nghiên cứu.

* Nhiệm vụ thực tiễn

- Mô tả thực trạng, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu

-> Khảo sát về đối tượng nghiên cứu: thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng,…

- Đề xuất các biện pháp, giải pháp, khuyến khích (khuyến nghị) -> Đề xuất giải pháp, biện pháp.

VD: Theo đề tài trên thì nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

- Hệ thống hoá lý luận về hứng thú trong học tập theo nhóm của sinh viên các Trường Đại học tại TP.HCM

Trang 3

- Khảo sát thực trạng hứng thú trong học tập theo nhóm của sinh viên tại các Trường Đại học tại TP.HCM

- Khảo sát nguyên nhân tạo ra hứng thú trong học tập theo nhóm của sinh viên tại các Trường Đại học tại TP.HCM

- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú trong học tập theo nhóm của sinh viên tại các Trường Đại học tại TP.HCM

- Đề xuất giải pháp nâng cao hứng thú trong học tập theo nhóm

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là sự xác định (khu biệt, giới hạn, cụ thể hoá) đối tượng nghiên cứu của

đề tài (NÓI THÊM THÔI) Sự xác định phạm vi nghiên cứu thường thể hiện ở các mặt:

- Thời gian nghiên cứu: Thực hiện trong năm học nào? Trong thời gian bao lâu? -> Nghiên cứu chỉ có giá trị trong thời gian đó mà thôi

VD: Nghiên cứu sinh viên các trường ĐH tại TP.HCM trong năm học 2018- 2019

- Không gian nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu? Nghiên cứu bao nhiêu khu vực cần thiết? VD: Trường nào? Bao nhiêu trường?

- Nội dung nghiên cứu

VD: Hứng thú có bao nhiêu mức độ?

Các dạng học tập theo nhóm

- Khách thể nghiên cứu

VD: Sinh viên ngành gì? Bao nhiêu người?

Nếu có giảng viên thì bao nhiêu giảng viên? Giảng viên của các ngành nào?

7 Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu (ghi tên phương pháp ra)

- Nguyên tắc quyết định luận duy vật các hiện tượng tâm lý

- Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức và hoạt động

- Nguyên tắc phát triển của tâm lý

- Nguyên tắc tiếp cận nhân cách

8 Phương pháp nghiên cứu (ghi tên phương pháp phù hợp với đề tài nghiên cứu)

- Phương pháp nghiên cứu là công cụ nghiên cứu khoa học trong thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu khoa học do mục đích và đối tượng nghiên cứu quyết định (cái này KHÔNG cần ghi nha tui chỉ cung cấp thêm thông tin thôi)

- Phương pháp nghiên cứu: trình bày các phương pháp mà ta sử dụng Gồm có một số phương pháp như sau:

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu (đề tài nào cũng có)

+ Phương pháp quan sát

+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Trang 4

+ Phương pháp phỏng vấn

+ Phương pháp xử lý, phân tích thống kê thông tin nghiên cứu

+ Phương pháp chọn mẫu

+ Phương pháp trắc nghiệm tâm lý

+ Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động (sử dụng khi nghiên cứu với khách thể là trẻ mầm non)

+…

-> Trong các phương pháp nêu trên, chúng ta CÓ THỂ chỉ ra (không cần thiết chỉ sử dụng ở các nghiên cứu LỚN thôi)

Phương pháp nào là chủ đạo

Phương pháp nào là bổ trợ

9 Đóng góp mới của nghiên cứu (rút ra từ kết quả nghiên cứu)

Ngày đăng: 17/04/2019, 16:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w