1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo hướng phát triển năng lực ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc

144 124 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 2,8 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNGĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRẦN HỒNG VINH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TRẦN HỒNG VINH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TRẦN HỒNG VINH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Mã số: 8140 114

Người hướng dẫn khoa học PGS.TS LÊ TRƯỜNG SƠN CHẤN HẢI

HÀ NỘI, 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự độngviên, khích lệ, hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý kiến nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, cácthầy cô, bạn bè đồng nghiệp

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo trường Đạihọc Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện để học viên hoàn thành chương trình học tậptại trường và thực hiện đề tài này

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo PGS TS Lê Trường SơnChấn Hải, người đã tận tình và dành rất nhiều thời gian cũng như tâm huyếthướng dẫn nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài này

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, nhân viên, các

tổ chức đoàn thể, các em học sinh trong các trường THCS trên địa bàn huyện VĩnhTường, tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ để tác giả có những thông tin, số liệu thực tế về vấn

đề nghiên cứu, giúp đánh giá một cách khách quan và rút ra được những kinh nghiệmthực tiễn vô cùng quý báu cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị cho luận văn

Với sự nỗ lực hết sức của bản thân tác giả đã cố gắng hoàn thành luận văn vớinội dung đầy đủ, sâu sắc, có hướng mở Tuy nhiên, do hạn chế về nhận thức và thờigian nghiên cứu, luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rấtmong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô giáo, các anh chị và các bạn đồngnghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn

Trang 4

Tác giả luận văn

Trần Hồng Vinh

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2018

Tác giả luận văn

Trần Hồng Vinh

Trang 6

MỤC LỤC

1

1 Lý do chọn đề tài .1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu .2

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4.1 Khách thể nghiên cứu 2

4.2 Đối tượng nghiên cứu 2

5 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu .2

6 Giả thuyết khoa học 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 3

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3

7.3 Nhóm phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 4

NỘI DUNG .5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 5

1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 5

1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước 7

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 9

1.2.1 Khái niệm Quản lý 9

1.2.2 Khái niệm Quản lý giáo dục 11

1.2.3 Khái niệm Hoạt động giáo dục thể chất 12

1.2.4 Hoạt động giáo dục thể chất theo hướng phát triển năng lực 14

1.3 Một số vấn đề cơ bản về Quản lý hoạt động giáo dục thể ở trường trung học cơ sở 17

1.3.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về Giáo dục thể chất và Quản lý hoạt động giáo dục thể chất 18

Trang 7

1.3.2 Hoạt động Quản lý giáo dục thể chất theo hướng phát triển năng lực ở các

20

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho họcsinh trung học cơ sở theo hướng phát triển năng lực 241.4.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tổ chức hoạt động giáo dục thểchất cho học sinh theo hướng phát triển năng lực 251.4.2 Năng lực của giáo viên 25

2.2.1 Khái quát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theođịnh hướng phát triển năng lực ở các trường trung học cơ sở .342.2.2 Thực trạng về hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường trunghọc cơ sở trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 352.2.3 Thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh trung học

lực 39

2.2.4 Thực trạng quản lý giáo dục thể chất theo hướng phát triển năng lực họcsinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh VĩnhPhúc 422.2.5 Khảo sát trên học sinh về các hoạt động giáo dục thể chất các em đã thamgia 602.2.6 Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục thể chất theo hướng pháttriển năng lực học sinh 632.3 Đánh giá chung 642.3.1 Ưu điểm 64

chế 66

Trang 8

2.3.3 Nguyên nhân của mặt hạn chế 68

Trang 9

Kết luận chương 2

70

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC 72

3.1 Nguyên tắc lựa chọn biện pháp .72

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục thể chất 72

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 72

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 73

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 73

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Vĩnh Tường 74

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về hoạt động giáo dục thể chất theo hướng phát triển năng lực .74

3.2.2 Bồi dưỡng năng lực đội ngũ giáo viên dạy môn thể dục về kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa, kỹ năng tổ chức giờ dạy thể dục theo hướng phát triển năng lực học sinh 76

3.2.3 Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo hướng phát triển năng lực học sinh trong nhà trường trung học cơ sở 78

3.2.4 Đổi mới kiểm tra đánh giá đánh giá kết quả giáo dục thể chất học sinh theo hướng phát triển năng lực ở trường trung học cơ sở 81

3.2.5 Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học cơ sở 84

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất .87

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 89

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 89

3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm 90

3.4.3 Thang đánh giá khảo nghiệm .90

3.4.4 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 90

Kết luận chương 3 .94

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95

1 Kết luận 95

2 Khuyến nghị .97

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Trang 11

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CBQL : Cán bộ quản lý

CNH, HĐT : Công nghiệp hóa, hiện đại hóaCSVC : Cơ sở vật chất GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GDNGLL : Giáodục ngoài giờ lên lớp GDTC : Giáodục thể chất

GVCN : Giáo viên chủ nhiệm

Trang 13

1 BẢNG

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1 Quy mô trường lớp, giáo viên, HS cấp THCS của huyện Vĩnh

Tường, tỉnh Vĩnh Phúc ……… 30Bảng 2.2 Thống kê số lượng giáo viên GDTC của các trường THCS trên

địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc ……… 32Bảng 2.3 Thống kê số tiết học môn Thể dục tại các trường THCS trên địa

bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2017 – 2018 ………… 33Bảng 2.4 Bảng quy điểm số của các biến ……… 35Bảng 2.5 Ý nghĩa của điểm số bình quân ……… 35Bảng 2.6 Nhận thức của CBQL, giáo viên và HS về tầm quan trọng của

GDTC đối với học sinh THCS ……… 36Bảng 2.7 Nhận thức của CBQL về nội dung GDTC cho học sinh THCS 37Bảng 2.8 Thực trạng nhận thức của giáo viên về nội dung GDTC theo

hướng PTNL ở các trường THCS huyện Vĩnh Tường ……… 38Bảng 2.9 Thực trạng tổ chức các hoạt động GDTC cho học sinh THCS

theo hướng PTNL ……… 39Bảng 2.10 Thực trạng các hoạt động GDTC cho HS theo hướng PTNL … 40Bảng 2.11 Nhận thức của cán bộ quản lý về khái niệm GDTC ………… 43Bảng 2.12 Nhận thức của CBQL về nội dung quản lý hoạt động GDTC

cho HS theo hướng PTNL ……… 44Bảng 2.13 Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy môn thể dục ……… 46Bảng 2.14 Thực trạng lập kế hoạch dạy môn thể dục ở trường THCS … 48Bảng 2.15 Thực trạng quản lý hoạt động ngoại khoá GDTC cho HS theo

hướng PTNL ……… 49Bảng 2.16 Thực trạng quản lý hoạt động ngoại khóa GDTC cho HS ở các

trường THCS……… 52Bảng 2.17 Thực trạng quản lý các hoạt động học tập của HS theo hướng 52PTNL………

Bảng 2.18 Thực trạng giáo viên tham gia tổ chức các hoạt động tập thể,

hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động câu lạc bộ thể thao cho HS ……… 54Bảng 2.19 Thực trạng quản lý nội dung chương trình GDTC theo hướng

PTNL cho học sinh các trường THCS huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 55Bảng 2.20 Thực trạng tham gia phát triển chương trình GDTC của giáo

Trang 14

56theo

575Bảng

60Bản

61Bản

62ho

ạt

63Bảng

90Bả

ng 92

2 S

Bi

ểu 91Bi

ểu 93

Trang 15

1

Trang 16

1 Lý do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

GDTC trong trường học là một mặt quan trọng không thể thiếu được trong sựnghiệp GD&ĐT, góp phần thực hiện mục tiêu: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, để mỗi công dân có điều kiện phát triển cao về trítuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức Đápứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đấtnước đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà trong đó yếu tố sức khỏe

là quan trọng nhất

Giáo dục nước ta trong những năm qua đã có nhiều thành tựu phát triển vượtbậc, trong đó phải kể đến lĩnh vực TDTT và công tác GDTC cho đối tượng HStrong các nhà trường nói chung và trong nhà trường THCS nói riêng điều đó thểhiện ở chương trình dạy học đã được chuẩn hóa và được bổ sung theo hướng tiêntiến, khoa học và sát với thực tiễn; Số lượng đội ngũ giáo viên thể dục trong các nhàtrường tương đối đủ về số lượng và không ngừng được bồi dưỡng chuyên môn đểnâng cao chất lượng trong công tác giảng dạy và đặc biệt các phong trào TDTTtrong các nhà trường hoạt động ngày càng hiệu quả với nhiều nội dung phong phú vàđáp ứng được nhu cầu của người học

Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã chỉ đạo cần xã hội hóamạnh mẽ công tác giáo dục, hướng vào nhu cầu xã hội và nâng cao chất lượng giáodục Nghị quyết cũng chỉ rõ những yếu kém trong quản lý nhà trường Đó chính làvấn đề bức xúc của thực tiễn QLGD và quản lý nhà trường

GDTC cho HS ở các THCS gần đây đã được quan tâm nhưng vẫn gặp nhiềukhó khăn thách thức Hoạt động quản lý GDTC ở các trường học chưa được quantâm đúng mức, nhận thức của nhiều CBQL các trường cũng như nhiều giáo viên,phụ huynh HS về vai trò của GDTC còn chưa đúng, đội ngũ GVTD, CSVC phục

Trang 17

vụ cho giảng dạy, tập luyện TDTT trong các trường chưa được đầu tư thỏa đáng.Bên cạnh đó các hoạt động GDTC đối với người học chưa được thực hiện theohướng PTNL Chính vì vậy kết quả hoạt động GDTC ở cấp THCS hiện nay chưaphản ánh đúng và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của chiến lược xây dựng nguồnnhân lực chất lượng cao cho xã hội.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên, để góp phần nâng cao chất

lượng dạy - học trong nhà trường tác giả chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo hướng phát triển năng lực ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc” để nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động GDTC theo hướng PTNL HS ởcác trường THCS nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường và chấtlượng giáo dục

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về Quản lý hoạt động GDTC ở các trườngTHCS trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

3.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động GDTC và quản lý hoạt độngGDTC của phòng GD&ĐT đối với các trường THCS trên địa bàn huyện VĩnhTường, tỉnh Vĩnh Phúc

3.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDTC theo hướng PTNL đốivới HS các trường THCS của Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý GDTC ở trường THCS theo hướng PTNL của HS

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động GDTC theo hướng PTNL HS ở các trường THCS huyệnVĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

5 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung nghiên cứu:

Trang 18

Quản lý hoạt động GDTC theo hướng PTNL HS của ở các trường THCS trênđịa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Về địa bàn khảo sát

Đề tài được nghiên cứu trên 6 trường THCS thuộc 6 cụm chuyên môn trên địabàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

6 Giả thuyết khoa học

Chất lượng và hiệu quả của công tác GDTC ở các trường THCS thuộc huyệnVĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc còn nhiều hạn chế Nguyên nhân cơ bản của thực trạng

đó là do công tác quản lý hoạt động GDTC chưa được thực hiện một cách hợp lý vàkhoa học

Nếu các biện pháp quản lý hoạt động GDTC được đổi mới theo hướng PTNL

HS thì chất lượng học tập của HS sẽ được nâng cao và đáp ứng mục tiêu giáo dụctoàn diện cho HS THCS

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa đểnghiên cứu các tài liệu lý luận, nghiên cứu các văn kiện, chính sách của Đảng, Nhànước; Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đềnghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát: Phương pháp này sử dụng để thu thập dữ liệu từ thựctiễn hoạt động GDTC và thực tiễn quản lý hoạt động GDTC

Phương pháp điều tra phiếu hỏi: Tiến hành xây dựng các phiếu điều tra bằng

hệ thống câu hỏi để khảo sát các đối tượng: cán bộ quản lý ở các nhà trường, tổchuyên môn, giáo viên bộ môn thể dục và một số đối tượng có liên quan

Phương pháp chuyên gia: Dùng để tham khảo, lấy ý kiến của các chuyên gia,những nhà quản lý có nhiều năm kinh nghiệm

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm hoạt động GDTCcủa giáo viên trực tiếp giảng dạy, kinh nghiệm công tác quản lý hoạt động GDTCcủa CBQL các cấp đặc biệt là những người đang trực tiếp làm quản lý ở các trườngTHCS

Trang 19

7.3 Nhóm phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu

Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lí tổng hợp số liệu xử dụng thống

kê mô tả và thống kê suy luận để rút ra kết luận vừa có ý nghĩa định tính, vừa có ýnghĩa định lượng

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, khuyến nghị , tài liệu tham khảo vàphụ lục luận văn được trình bày trong 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản lý hoạt động GDTC theo hướng

PTNL ở trường THCS

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động GDTC theo hướng PTNL ở

các trường THCS trên địa bàn hu yện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động GDTC theo hướng PTNL HS

ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 20

NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

Khổng Tử - nhà giáo dục lỗi lạc của Trung Quốc cho rằng: Giáo dục là cầnthiết cho mỗi người, một thành tố không thể thiếu được của mỗi quốc gia, mỗi dântộc Về phương pháp giáo dục, Khổng Tử coi trọng việc tự giáo dục, tự rèn luyện,phát huy mặt tích cực, sáng tạo của người học Khổng Tử cho rằng người học phải

có nhu cầu nhận thức, ham hiểu biết, khám phá cái mới; phải độc lập suy nghĩ vàsáng tạo trong quá trình nhận thức Người dạy không chỉ truyền đạt tri thức mà cơbản là dạy năng lực sáng tạo, dạy phương pháp để người học tự tìm đến tri thức

Ông nói: “Kẻ nào không cố công tìm kiếm, ta chẳng chỉ vẽ Kẻ nào không bộc lộ tư tưởng của mình, ta chẳng khai sáng cho Kẻ nào ta dạy mà không biết hay ta chẳng dạy” Tư tưởng về phương pháp giáo dục của Khổng Tử đến nay vẫn còn nguyên

giá trị

Từ thế kỷ XIV, vấn đề dạy học và quản lý dạy học đã được nhiều nhà giáo dụcnghiên cứu và công bố nhiều công trình có giá trị như: Các nhà giáo dục Xô ViếtV.A Xu khomlinxki; V.Pxtrezicondin; Zakharôp… đã công bố nhiều tác phẩm nổitiếng về công tác quản lý trường học V.A Xu khomlinxki rất coi trọng dự giờ -phân tích giờ dạy, bồi dưỡng đội ngũ để giáo viên nâng cao trình độ.V.Pxtrezicondin đi sâu phân tích công tác kế hoạch hoá trong quá trình quản lý, bồidưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên Về quản lý quá trìnhdạy học, Zakharôp rất quan tâm thu thập, phân tích những số liệu, chỉ số phản ánhtình hình giảng dạy, học tập, việc phối hợp trong Ban giám hiệu nhằm giúp đỡ giáoviên tiến bộ về phương pháp dạy học

Trang 21

Trong các công trình nghiên cứu, các tác giả đã khẳng định Hiệu trưởng nhàtrường là người lãnh đạo toàn diện và chịu trách nhiệm trong công tác quản lý nhàtrường; xây dựng được đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, chuyên môn vững,sáng tạo trong lao động, ngày càng hoàn thiện tay nghề sư phạm là yếu tố quyếtđịnh thành công trong quản lý hoạt động dạy học; kết quả dạy học của nhà trườngphụ thuộc nhiều vào biện pháp quản lý đúng đắn và hợp lý của người Hiệu trưởng.Trong công tác quản lý nhà trường phổ thông thì quản lý hoạt động dạy học làmột nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nhất Quản lý hoạt động dạy học là bộ phận cấuthành chủ yếu của QLGD Kết quả quản lý nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc

tổ chức đúng đắn và hợp lý hoạt động dạy học

Vấn đề dạy học theo hướng PTNL người học được quan tâm và phát triển từnhững năm 50 của thế kỷ XX Đến những năm 70 của thế kỷ XX, các nước Xã hộiChủ nghĩa có nhiều công trình nghiên cứu năng lực nghề nghiệp cho người họctrong việc tổ chức hoạt động dạy học trong các nhà trường

Trong tác phẩm “Khoa học sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển cácnăng lực ở nhà trường”, Xavier Roegiers cho rằng: ngoài khía cạnh kiến thức đơnthuần, nhà trường trước hết phải tập trung cố gắng dạy cho HS sử dụng kiến thứccủa mình vào các tình huống có ý nghĩa đối với HS, hay nói cách khác nhà trườngcần phát triển những năng lực ở HS [41]

Ở một số quốc gia ở Châu Á, vấn đề phát triển năng lực người học gắn với cáchoạt động trải nghiệm thực tiễn được nhiều quốc gia quan tâm và đã có nhiều côngtrình khoa học nghiên cứu chuyên sâu Điển hình như tiến sĩ giáo dục học Raija(người Ấn Độ) trong cuốn: “Nền giáo dục cho thế kỷ XXI, những triển vọng củaChâu Á Thái Bình Dương” đã khẳng định trong tổ chức dạy học phải xác địnhnhững giá trị và kỹ năng mong muốn mà mục đích của quá trình truyền đạt tri thứccần phát triển HS phải rèn cho HS năng lực phán đoán, suy luận, giải quyết vấn đề,

kỹ năng hợp tác làm việc, làm việc trong một tổ chức, có sáng kiến…

Trang 22

Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho thấy vấn đề dạy học và quản lýhoạt động dạy học được nghiên cứu một cách hệ thống, cơ sở lý luận đó được đúckết từ thực tiễn quản lý, phát triển theo từng giai đoạn lịch sử; khẳng định giáo dụcgiữ vai trò chủ đạo trong phát triển nhân cách con người và có vai trò quan trọngđối với sự phát triển của xã hội Kết quả giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào công tácquản lý hoạt động dạy học nhân tố người thầy và tính tích cực, chủ động của họctrò.

1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước

Trước những đòi hỏi của đổi mới GD&ĐT, vấn đề đổi mới phương pháp dạyhọc được nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo dục trong nước quan tâm

Trong công trình nghiên cứu “Những đặc trưng cơ bản của chương trình hiệnđại” công bố trên Tạp chí Phát triển giáo dục, tác giả Nguyễn Hữu Chí khẳng định

“Hiện tượng nhồi nhét quá tải về kiến thức, giảng dạy theo lối truyền thụ một chiều hạn chế tính năng động, tự chủ, sáng tạo của người học, kiến thức nặng về lý thuyết, chú trọng tính hàn lâm, không đáp ứng nhu cầu các tình huống sống và làm việc của người học” [13, tr.4] Ông cho rằng cần phải có sự mạnh dạn trong đổi mới,

thiết kế chương trình dạy học Đó là: “Thay vì quá chú trọng truyền thụ kiến thức,cần quan tâm đặc biệt đến phát triển năng lực của người học, tạo cho người học cókhả năng tự chiếm lĩnh tri thức, có thể tự giải quyết vấn đề nảy sinh trong cuộcsống” [13, tr.4] Tác giả Nguyễn Hữu Chí cũng lưu ý việc quan tâm phát triển nănglực của HS thông qua việc giảm thời lượng truyền thụ kiến thức ở trường và tăngthời gian để HS hoạt động trải nghiệm, sáng tạo Theo đó đề xuất xu hướng chungcủa chương trình hiện đại là lựa chọn hợp lý các chủ đề học tập, tránh quá tải về kiếnthức, dành đủ thời gian cho các hoạt động của HS nhằm rèn luyện kỹ năng [13, tr.5].Trong công trình nghiên cứu “Động lực học tập và tạo động lực học tập” công

bố trên Tạp chí giáo dục, tác giả Bùi Văn Quân cho rằng muốn thực hành đượcnhững tri thức, phải cụ thể hóa chúng trong từng lĩnh vực hoạt động thực tiễn cụ thể[30]

Trang 23

Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT công bốtháng 7 năm 2017 thì năng lực HS là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triểnnhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy độngtổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềmtin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mongmuốn trong những điều kiện cụ thể.

Vấn đề đổi mới quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường, được nhiều tácgiả nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống như: Tác giả Trần Kiểm với côngtrình nghiên cứu “Khoa học QLGD, một số vấn đề lý luận và thực tiễn” đã đưa ranhững nguyên tắc cơ bản, cần thiết cho chủ thể quản lý vận dụng trong quá trìnhquản lý nhà trường [26] Tác giả Nguyễn Kỳ trong “Một số vấn đề QLGD” (Trườngbồi dưỡng CBQLGD, năm 1998) thì phân tích tổng quan các nội dung quản lý nhàtrường Các tác giả Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc,Nguyễn Quang Kính, Phạm Đỗ Nhật Tiến (2007) trong công trình “Cẩm nang nângcao năng lực quản lý nhà trường” thì tập trung phân tích các yếu tố ảnh hướng đếncông tác quản lý nhà trường và chỉ ra các biện pháp để nâng cao năng lực, hiệu quảquản lý nhà trường cho chủ thể quản lý [3] Một số tác giả đi sâu nghiên cứu quản

lý nhà trường bằng phương pháp tâm lý sư phạm như tác giả Vũ Dũng trong côngtrình “Tâm lý xã hội với quản lý” công bố năm 1995, tác giả Nguyễn Bá Dươngtrong công trình “Tâm lý học dành cho người lãnh đạo” công bố năm 1995

Về phạm trù GDTC trong nhà trường, trong cuốn Tuyển tập nghiên cứu khoahọc GDTC, y tế trường học (Bộ GD&ĐT, NXB TDTT năm 2006), đã công bốcông trình nghiên cứu của các tác giả trong lĩnh vực GDTC và y tế trường học.Trong số các nghiên cứu này có thể kể đến công trình của Ngũ Duy Anh và VũĐức Thu trong đề tài: Định hướng chiến lược tăng cường GDTC, bảo vệ, chăm sócsức khoẻ học sinh trong nhà trường phổ thông các cấp đến năm 2010 Trong đề tàinày, các tác giả đã đưa ra mục tiêu định hướng lâu dài, mục tiêu trước mắt 2003 -

2010 và đồng thời đưa ra các giải pháp chiến lược nhằm thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra Trong nghiên cứu khoa học của tác giả Ngũ Duy Anh và Trần Văn Lam

Trang 24

với nội dung nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao công tác GDTC trườnghọc các tác giả đã đánh giá thực trạng về các hoạt động GDTC đồng thời vạch ranhững khó khăn yếu kém và đề ra mục tiêu, giải pháp để khắc phục những hạn chếcòn tồn tại Phạm vi nghiên cứu đề tài này thực hiện trên các địa phương cả nước

do đó nó thể hiện được bức tranh tổng thể công tác GDTC Nhưng hạn chế của nó

là chưa thể hiện được sự khác biệt giữa các vùng miền, địa phương và các giải pháptương ứng

Các tác giả đã nghiên cứu thực trạng GDTC, nghiên cứu lý luận về GDTC,đưa ra các tiêu chí đánh giá GDTC, xây dựng một số biện pháp tác động, đánh giákết quả các biện pháp Đây là những công trình nghiên cứu có chiều sâu về lý luận

và phần thực trạng, đưa ra các biện pháp, thực nghiệm công phu Nhìn chung cáctác giả đã nghiên cứu đề cập đến lĩnh vực GDTC song chủ yếu mang tính tổng quáttrên phạm vi rộng hoặc các biện pháp áp dụng cho việc vận dụng phương pháp, sửdụng các bài tập cụ thể Việc nghiên cứu để đề xuất các hoạt động quản lý hoạtđộng GDTC cho cấp học THCS nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động GDTCtheo hướng PTNL HS là chưa được đề cập nhiều Các thành quả nghiên cứu nêutrên của các nhà khoa học trong và ngoài nước là những tri thức làm cơ sở cho việcnghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý GDTC theo hướng PTNL HS trong trườngTHCS

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Khái niệm Quản lý

Theo tác giả Đặng Thành Hưng: “Quản lí là một dạng lao động đặc biệt nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển, phối hợp lao động của người khác hoặc của nhiều người khác trong cùng tổ chức hoặc cùng công việc nhằm thay đổi hành vi và ý thức của họ, định hướng và tăng hiệu quả lao động của họ, để đạt mục tiêu của tổ chức hoặc lợi ích của công việc cùng sự thỏa mãn của những người tham gia” [23].

Như vậy quản lý bao gồm các yếu tố cơ bản sau:

- Chủ thể quản lý (có thể một hoặc nhiều người)

Trang 25

- Đối tượng bị quản lý (có thể một hoặc nhiều người, sự vật, sự việc…).

- Mục tiêu quản lý nhằm thay đổi hoạt động của tổ chức, trạng thái hoạt động

và nâng cao hiệu quả lao động

- Chủ thể tiến hành các tác động quản lý bằng các công cụ quản lý và cácphương pháp quản lý

- Quản lý về cơ bản là tác động lên con người, sự vật để điều hành các hoạtđộng có lợi cho tổ chức và đạt được những mục tiêu tổ chức đặt ra Để quản lý tốttrước hết cần hiểu sâu sắc về con người, sự vật với tư cách là đối tượng của quản lý,sau đó phải được đào tạo huấn luyện cách thức tác động đến con người, sự vật; quản

lý là tìm cách, biết cách ràng buộc một cách thông minh, tế nhị việc thỏa mãn nhucầu cho con người, trên cơ sở đó khích lệ con người đem hết năng lực thực hiệncông việc được giao

- Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điều tiết phốihợp các hoạt động của cấp dưới; Đó chính là thực hiện các chức năng của quản lý

- Quản lý là thiết lập, khai thông các quan hệ cụ thể để hoạt động chung đượchình thành, tiến hành trôi chảy, đạt hiệu quả cao, bền lâu và không ngừng phát triển

- Quản lý là chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý một cách gian tiếphoặc trực tiếp nhằm thu được những diễn biến, thay đổi tích cực của cá nhân, tổchức theo mục tiêu mong đợi

Có thể hiểu: Quản lý là một quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích tạo ảnh hưởng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.

Như vậy bản chất của quản lý là sự tác động có mục đích có kế hoạch của lựclượng quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản của quảnlý

Trang 26

1.2.2 Khái niệm Quản lý giáo dục

Tác giả Hồ Văn Liên cho rằng QLGD là sự tác động có ý thức của chủ thểquản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dụcđạt kết quả mong muốn một cách có hiệu quả nhất Tùy theo việc xác định đốitượng quản lý mà QLGD được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau

Tác giả Đặng Quốc Bảo quan niệm rằng: QLGD theo nghĩa tổng quan là hoạtđộng điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế

hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dụcthường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người;Tuy nhiên vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên QLGD được hiểu là sự điều hành hệthống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân

Ta có thể khái quát: QLGD là sự tác động có chủ đích, có căn cứ khoa học,hợp quy luật và phù hợp các điều kiện khách quan của chủ thể quản lý tới đốitượng quản lý nhằm phát huy sức mạnh các nguồn lực giáo dục để đảm bảo cho cáchoạt động của tổ chức giáo dục vận hành tối ưu đạt được các mục tiêu đề ra với chấtlượng, hiệu quả cao nhất

Dựa vào phạm vi quản lý, người ta chia ra hai loại QLGD:

- Quản lý hệ thống giáo dục: QLGD ở tầm vĩ mô, phạm vi toàn quốc, trên địabàn lãnh thổ (tỉnh, thành phố)

- Quản lý nhà trường: QLGD ở tầm vi mô, trong phạm vi một cơ sở GD&ĐT

Có thể khẳng định, giáo dục và QLGD là hai quá trình cùng tồn tại song hành.Nếu nói giáo dục là hiện tượng xã hội tồn tại lâu dài cùng với xã hội loài người thìcũng có thể nói như thế về QLGD Giáo dục xuất hiện nhằm thực hiện cơ chếtruyền kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người, của thế hệ đi trước cho thế hệsau và để thế hệ sau có trách nhiệm kế thừa, phát triển nó một cách sáng tạo, làmcho xã hội, giáo dục và bản thân con người phát triển không ngừng Để đạt đượcmục đích đó, quản lý được coi là nhân tố tổ chức, chỉ đạo việc thực thi cơ chế nêutrên

Trang 27

Từ những khái niệm nêu trên về QLGD ta thấy bản chất đặc thù của hoạt độngQLGD chính là sự hoạt động có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức củachủ thể quản lý lên đối tượng quản lý theo những quy luật khách quan nhằm đưahoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn.

1.2.3 Khái niệm Hoạt động giáo dục thể chất

Hoạt động GDTC là một hoạt động giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạyhọc vận động và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người Nhưvậy hoạt động GDTC trong các nhà trường THCS đóng vai trò rất quan trọng trongviệc hình thành và phát triển về: Đức - Trí - Thể - Mỹ cho các em Nó góp phầngiúp các em phát triển cân bằng và toàn diện

Theo từ điển thể thao Nga Việt của Nguyễn Văn Hiếu chủ biên (1979) thì

“Hoạt động GDTC được hiểu là một loại hình giáo dục lấy nhiệm vụ chủ yếu là phát triển thể lực tăng cường thể chất làm chính, thông qua tham gia các môn thể thao để thực hiện” [20, tr.198].

Nôvicốp và Mátvêép thì cho rằng “Hoạt động GDTC là hoạt động cơ bản cóđịnh hướng TDTT trong xã hội, là một quá trình tổ chức để truyền thụ và tiếp thunhững giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục, giáo dưỡng chung ở nhà trườngcác

cấp”

Còn các nhà lý luận TDTT của Việt Nam như Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốnthì cho rằng do bắt nguồn từ gốc hán nên có người gọi tắt hoạt động GDTC là thểdục theo nghĩa tương đối hẹp vì theo nghĩa rộng của từ Hán cũ Thể dục còn cónghĩa là TDTT Bởi vậy theo hai tác giả trên thì hoạt động GDTC là một trongnhững hình thức hoạt động cơ bản có định hướng rõ của TDTT trong xã hội, mộtquá trình có tổ chức để truyền thụ và tiếp thu những giá trị của TDTT trong hệthống giáo dục và giáo dưỡng chung (chủ yếu trong các nhà trường) Trong quátrình GDTC ngoài giáo dưỡng thể chất thì việc giáo dục phẩm chất đạo đức chongười học cũng hết sức quan trọng [37, tr.32]

Cũng theo hai tác giả trên thì đặc trưng cơ bản và chuyên biệt thứ nhất củagiáo dưỡng thể chất là dạy học vận động và đặc trưng thứ hai là sự tác động có chủ

Trang 28

đích đến sự phát triển theo định hướng các tố chất thể lực nhằm nâng cao sức vận

động của con người Từ đó hai tác giả đã đưa ra định nghĩa: “Hoạt động GDTC là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người” [37, tr.24].

Như vậy, theo tác giả: hoạt động GDTC là một quá trình được tổ chức mộtcách có mục đích, có kế hoạch thực hiện với chức năng chuyên biệt nhằm phát triểncác kỹ năng vận động, các tố chất vận động và phát triển thể lực cho người học.Ngày nay, nghĩa hàm của hoạt động GDTC với nghĩa rộng lớn là một quá trình giáodục đồng thời cũng là một hoạt động văn hóa - xã hội, lấy sự phát triển cơ thể, tăngcường thể chất, nâng cao sức khỏe làm đặc trưng cơ bản Nó là một hiện tượng xãhội đặc thù, bao hàm hoạt động GDTC, TDTT thành tích cao và rèn luyện thân thể.TDTT là những hoạt động phụ vụ cho một nền kinh tế, chính trị, xã hội nhất địnhđồng thời cũng chịu sự ảnh hưởng và hạn chế của nền kinh tế, chính trị, xã hội đó.GDTC cho HS theo hướng phát triển năng lực là cách tiếp cận theo chuẩn vềsản phẩm đầu ra, nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng mà chủ yếu làkhả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ họctập đạt tới một chuẩn nào đó GDTC cho HS theo hướng phát triển năng lực theocách hiểu này đòi hỏi phải đáp ứng hai điều kiện chính là phải có sản phẩm đầu ra

và sản phẩm đó phải đạt được một chuẩn nào đó theo yêu cầu

Nhìn chung, chúng ta có thể hiểu:

- GDTC cho HS theo hướng PTNL không chỉ chú trọng việc thực hiện nhiệm

vụ học tập của HS mà phải hướng tới khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái

độ của HS để thực hiện nhiệm vụ học tập theo một chuẩn nhất định

- GDTC cho HS theo hướng PTNL phải dựa trên việc miêu tả rõ một yêu cầu

về đầu ra cụ thể, chuẩn đầu ra được cả giáo viên và HS nhận thức được một cáchđầy đủ, giáo viên và HS có thể đánh giá được sự tiến bộ đạt được của HS dựa vàomức độ hoàn thiện sản phẩm đầu ra ở HS

Trang 29

Từ những yêu cầu cơ bản vừa nêu GDTC theo hướng PTNL, bên cạnh việcmiêu tả rõ ràng cho HS biết về sản phẩm đầu ra, điều hết sức quan trọng mà giáoviên cần làm là xác lập một tiêu chuẩn nhất định để đánh giá năng lực học sinhthông qua việc thực hiện sản phẩm đó Trong lĩnh vực giáo dục thang độ tư duyđược xem là nền tảng để xây dựng nên các mục tiêu giáo dục, xây dựng chươngtrình, hệ thống hóa hệ thống bài tập, bài kiểm tra cũng như đánh giá quá trình họctập của HS.

1.2.4 Hoạt động giáo dục thể chất theo hướng phát triển năng lực

1.2.4.1 Cấu trúc của năng lực của HS THCS

Theo quan điểm của các nhà sư phạm Đức, cấu trúc của năng lực hành độngđược mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần sau:

Các thành phần cấu trúc của năng lực

Năng lực chuyên môn: Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môncũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp

và chính xác về mặt chuyên môn Trong đó bao gồm cả khả năng tư duy lôgic, phântích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khả năng nhận biết các mối quan hệ hệ thống và quátrình Năng lực chuyên môn hiểu theo nghĩa hẹp là năng lực, nội dung chuyên môn,theo nghĩa rộng bao gồm cả năng lực phương pháp chuyên môn

Năng lực phương pháp: Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch,định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề Năng lựcphương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn.Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánhgiá, truyền thụ và trình bày tri thức

Năng lực xã hội: Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xãhội xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp sự phối hợpchặt chẽ với những thành viên khác

Năng lực cá thể: Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triểncũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu cá nhân, xây dựng và

Trang 30

thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các ứng xử và hành vi.

Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể cụ thể hoá trong từng lĩnh vựcchuyên môn, nghề nghiệp khác nhau Mặt khác, trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệpngười ta cũng mô tả các loại năng lực khác nhau

Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục theo hướng PTNLkhông chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năngchuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực

cá thể Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ Nănglực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này

Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể cụ thể hoá trong từng lĩnh vựcchuyên môn, nghề nghiệp khác nhau

Cấu trúc năng lực GDTC của HS cấp THCS theo chương trình giáo dục phổ

thông mới (Theo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể tháng 7 năm 2017):

Trang 32

Đánh giá hoạt động vận

động

Biết đánh giá và thực hành các hoạt động vậnđộng để xử lý các tình huống cụ thể trong cuộcsống một cách hợp lý, tự tin, tự trọng, có tráchnhiệm và hòa đồng với mọi người, môi trườngsống và xã hội

1.2.4.2 Mục tiêu giáo dục thể chất

GDTC là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, vànằm trong hệ thống giáo dục quốc dân GDTC được hiểu là: Quá trình sư phạmnhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng caokhả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người

Mục tiêu quản lý GDTC của chúng ta là: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài Muốn thực hiện mục tiêu đó, không thể coi thường sức khoẻ vàthể chất của thế hệ trẻ Muốn cho các em cùng với cộng đồng có trình độ dân trí tốtngay từ nhỏ thì phải đảm bảo cho các em có sức khoẻ tốt để các em học hành, phấnchấn trong học tập, phát huy được trí thức mà các thầy giáo truyền thụ cho các em

Tổ chức các hoạt động GDTC nhằm giúp HS có kiến thức về kỹ năng vậnđộng, kĩ năng và trải nghiệm kỹ năng vận động, bởi chính bản thân các em

1.2.4.3 Nội dung hoạt động GDTC theo hướng PTNL cho HS

Theo quy định của chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể được BộGD&ĐT thông qua vào tháng 7/2017 môn GDTC trở thành môn học bắt buộc, theo

đó môn GDTC được thiết kế thành các học phần Như vậy, việc xác định các nộidung GDTC cho HS theo hướng PTNL là rất quan trọng và cần thiết, là cơ sở đểnhà trường lựa chọn, thiết kế, xây dựng và phát triển chương trình nhà trường Nộidung của GDTC được xác định trên cơ sở phân tích vai trò của hoạt động GDTCđối với sự phát triển thể lực của HS THCS, chuẩn bị cho HS THCS có những kỹnăng sống lành mạnh, sống khỏa và sống có ích cho xã hội

1.2.4.4 Hình thức GDTC theo hướng PTNL cho HS

Hiện nay các nhà trường, các GVTD khi tiến hành tổ chức hoạt động GDTC cho

HS đều theo hai hình thức nội khoá và ngoại khoá

Trang 33

- Tổ chức nội khóa của môn thể dục: Là những giờ dạy, những buổi tập theophân phối chương trình, theo thời khoá biểu của nhà trường, chương trình quy định,theo quỹ thời gian, có kiểm tra đánh giá cho điểm Trong các giờ học nội khoá, tiếnhành giảng dạy kỹ thuật các môn thể thao trong chương trình môn học và được tiếnhành trong giờ dạy học môn thể dục.

Quá trình thiết kế kế hoạch dạy học môn Thể dục trong nhà trường có thể căn

cứ vào mức độ và năng lực vận động hiện có của HS, nhu cầu, sở thích và hứng thúcủa người học để thiết kế nội dung giờ học linh hoạt và phong phú trên cơ sở đảmbảo mục tiêu chương trình môn học Quá trình tổ chức giờ học trên sẽ giúp HS cảmthấy được hoạt động, chơi hoặc tham gia dưới bất kỳ hình thức hoạt động nào mà

họ không cảm thấy khiên cưỡng, thông qua đó nhiệm vụ và mục tiêu môn học đượcthực hiện

- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá của môn thể dục: Ngoại khóa môn thể dụcrất phong phú và thường được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau Tổ chứccuộc thi, hội thi thể dục thể thao giữa các nhóm/đội chơi cùng môn thể thao nào đónhư: bóng rổ, bóng đá, cầu lông, … hoặc là các trò chơi tập thể mang tính chất vậnđộng

Tổ chức các hoạt động GDNGLL: Bất kỳ hình thức và hoạt động giáo dục nàođược tổ chức trong phạm vi nhà trường đều có ý nghĩa giáo dục HS hoặc về kiếnthức khoa học/xã hội; hoặc là sự trải nghiệm cá nhân học sinh về một dạng hoạtđộng nào đó, khó khăn đòi hỏi người học nỗ lực hoạt động để trưởng thành như các

kỹ năng xã hội, tổ chức,… Trong quá trình đó, các hoạt động đều được thiết kế dựatrên mục tiêu giáo dục cần đạt, đặc điểm nhu cầu và hứng thú của các em Quá trìnhnày bao gồm trong đó cả các hoạt động rèn luyện và GDTC cho các em như: tínhkiên trì, một số phẩm chất vận động cơ bản như nhanh nhẹn, hoạt bát, phản xạnhanh,… và như thế một số hình thức sau đây thường được tổ chức trong phạm vinhà trường có tác dụng GDTC cho HS THCS: Tổ chức hoạt động lao động; hoạtđộng tập thể; hoạt động văn hóa văn nghệ và TDTT,…

1.3 Một số vấn đề cơ bản về Quản lý hoạt động giáo dục thể ở trường trung học cơ sở

Trang 34

1.3.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về Giáo dục thể chất và Quản

lý hoạt động giáo dục thể chất

Trong suốt các chặng đường lãnh đạo của cách mạng Việt Nam, Đảng taluôn coi trọng GDTC là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩanhằm đào tạo thế hệ trẻ pháp triển toàn diện, có tri thức, đạo đức và hoàn thiện vềthể chất Quan điểm này của Đảng đã được thể hiện trong văn kiện các lần đại hội

Đảng toàn quốc từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Đảng ta đã nêu rõ: “… Con người là vốn quý nhất của chế độ Xã hội Chủ nghĩa, bảo vệ và bồi dưỡng sức khoẻ của con người là nghĩa vụ và mục tiêu cao quý của ngành y tế, TDTT…” [14].

Năm 1961 trong nghị quyết TW8 khoá III, Đảng ta đã chỉ thị: “Bắt đầu đưa việc dạy thể dục và một số môn thể thao cần thiết vào chương trình học tập của các trường phổ thông, chuyên nghiệp và đại học” [14].

Tháng 6 năm 1975, khi miền Nam mới được giải phóng, Đảng ta đã ra chỉ thị

221 CT/TW về công tác giáo dục ở miền Nam sau ngày giải phóng Chỉ thị đã nêu

rõ: “Nội dung giáo dục phổ thông phải toàn diện, bao gồm giáo dục chính trị và đạo đức cách mạng, giáo dục văn hoá khoa học, giáo dục kỹ thuật, giáo dục lao động và GDTC” [6].

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV năm 1976, Tổng Bí thư Lê Duẩn lại

một lần nữa nhấn mạnh “… cần nâng cao chất lượng toàn diện của nội dung giáo dục, hiện đại hoá chương tình học tập khoa học và kỹ thuật, mở rộng kiến thức quản

lý kinh tế Coi trọng đúng mức giáo dục thẩm mỹ, TDTT và tập luyện quân sự” [15].

Năm 1986 trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành TW Đảng khoá VI đã

tiếp tục nhấn mạnh: “Mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào TDTT… nâng cao chất nước GDTC trong các trường học” [16]

Trong Văn kiện hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành TW Đảng khoá VII

năm 1991, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “… cần coi trọng nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học” [17]

Qua quan điểm đường lối thể hiện qua các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, ta cóthể nhận thấy Đảng ta luôn nhất quán quan điểm coi trọng công tác GDTC trong

Trang 35

trường học các cấp Coi GDTC là một bộ phận quan trọng trong nền giáo dục Xãhội Chủ nghĩa, là một nội dung không thể thiếu trong chương trình đào tạo ở cáctrường học Đó chính là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý GDTC trong cácnhà trường nói chung và Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường nói riêng.

Các văn bản pháp quy của Nhà nước về công tác GDTC

Trong quá trình thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp giáo dụcnói chung và GDTC nói riêng, Quốc hội, Chính phủ và Bộ GD&ĐT đã ban hànhnhiều văn bản pháp quy để chỉ đạo cho công tác giáo dục và GDTC Trước hết ta cóthể nhận thấy tính chất pháp lý của hoạt động GDTC thể hiện qua điều 41 Hiến

pháp nước Việt Nam năm 1992 đã ghi rõ: “Quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học các cấp” [35]

Tính chất pháp lý của hoạt động GDTC còn được thể hiện rất rõ ở các điều

22, 27, 33, 39 của Luật giáo dục ngày 4/6/2005 Các điều luật này đã xác định rõmục tiêu phát triển toàn diện Đức, Trí, Thể, Mỹ cho đối tượng giáo dục

Luật quy định: “Nhà nước coi trọng TDTT trường học nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh, thiếu niên nhi đồng GDTC là nội dung bắt buộc với HS sinh viên được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học” [35]

Tính chất pháp lý của hoạt động GDTC còn thể hiện ở các thông tư, chỉ thị, cácquy chế, quyết định về công tác GDTC của Bộ GD&ĐT, cụ thể các chỉ thị như sau:

Chỉ thị 14/TDQS ngày 24/6/1971 của Bộ GD&ĐT về việc thực hiện chế độrèn luyện thể thao theo lứa tuổi trường học các cấp [6]

Thông tư liên Bộ GD&ĐT-TDTT số 403 ngày 17/6/1975 ban hành tiêuchuẩn rèn luyện thân thể [6]

Ngày 10/01/1990 Thông tư liên Bộ GD&ĐT-TDTT-Tài chính lao độngthương binh xã hội số 01/TT đã quy định chế độ bồi dưỡng và trang phục thể thao

Thông tư liên tịch số 04-93/GD&ĐT-TDTT ngày 17/6/1993 về việc xây dựng

kế hoạch đồng bộ, xác định mục tiêu, nội dung, biện pháp nhằm cải tiến công tác tổchức quản lý TDTT và GDTC trong trường học các cấp đến năm 2025 [6, tr 95]

Trang 36

Chỉ thị ngày 2/5/2004 của Bộ GD&ĐT và quyết định ngày 1/9/2004 của BộGD&ĐT nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT nói chung và GDTC nói riêng [6,tr125].

Tất cả các cơ sở về quan điểm và đường lối chỉ đạo công tác GDTC của Đảng

và Nhà nước ta, các văn bản pháp quy, thông tư, chỉ thị, quy chế của Nhà nước và

Bộ GD&ĐT là những cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động GDTC ở các trường học ởnước ta

1.3.2 Hoạt động Quản lý giáo dục thể chất theo hướng phát triển năng lực

ở các trường trung học cơ sở

1.3.2.1 Mục tiêu quản lý hoạt động GDTC cho HS

Mục tiêu quản lý hoạt động GDTC cho HS theo hướng PTNL là hệ thốngnhững tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đếnkhách thể quản lý nhằm đưa hoạt động quản lý đạt mục tiêu đã đề ra

Mục tiêu quản lý hoạt động quản lý hoạt động GDTC cho HS theo hướngPTNL của các trường nói chung về cơ bản đều có điểm chung là để nhà trường quản

lý thực hiện các chức năng quản lý Qua đó để nắm bắt, đánh giá tình hình hoạtđộng GDTC cho HS và các vấn đề liên quan đến hoạt động này để tìm ra các biệnpháp tác động trở lại với hiệu quả hoạt động GDTC; từ đó nâng cao hiệu quả hoạtđộng GDTC nhằm đạt tới mục tiêu, hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục toàn diện củanhà trường: giáo dục HS hòa hợp và thân thiện, vừa có tri thức vừa có sức khỏe, trởthành người lao động đáp ứng nhu cầu xây dựng công cuộc đổi mới cho quê hương.Nhìn ở một khía cạnh khác thì quản lý hoạt động GDTC theo hướng PTNL còngiúp cho nhà trường triển khai có hiệu quả việc tổ chức các hoạt động giáo dục,nhằm giáo dục toàn diện HS

1.3.2.2 Nội dung quản lý hoạt động GDTC cho HS

a QLHĐ giảng dạy môn thể dục

Căn cứ trên kế hoạch giảng dạy của tổ chuyên môn, chương trình GDTCthông qua dạy học môn thể dục, giáo viên dạy môn thể dục thiết kế kế hoạch dạy

Trang 37

học môn môn học (giờ lý thuyết và thực hành), quá trình thiết kế kế hoạch dạy học

có tính đến việc vận dụng phương pháp, phương tiện và dụng cụ dạy học Quá trìnhdạy học đảm bảo việc thực hiện đạt kết quả môn học, mục tiêu GDTC theo tiếp cậnnăng lực Cụ thể: HS được rèn luyện và phát triển các kỹ năng vận động, phát triểnthể lực, tạo điều kiện cho HS đảm bảo tốt về điều kiện thể lực để thực hiện cácnhiệm vụ học tập và rèn luyện

Quản lý hoạt động giảng dạy môn thể dục trong nhà trường THCS được thểhiện thông qua: Quản lý việc lập kế hoạch dạy học theo chương trình môn học,quản lý các hoạt động tổ chức thực hiện kế hoạch và nội dung chương trình trên cơ

sở tính đến đặc điểm của người học và các điều kiện vật chất phục vụ việc tổ chứccác hoạt động dạy học môn thể dục

GDTC về cơ bản là tạo mọi điều kiện đồng thời tổ chức các loại hình hoạtđộng đa dạng, phong phú để HS tham gia qua đó được rèn luyện thể lực Tổ chứcdạy môn thể dục bằng cách dạy HS chơi các môn thể thao là cách làm mới, thựchiện nhiệm vụ GDTC cần thiết, nên trước hết phải có nội dung thích hợp để pháttriển được các tố chất thể lực và phối hợp vận động cho HS THCS Đồng thời, giúpcác em có trình độ nhất định để tiếp thu được các kỹ thuật động tác TDTT

Thông qua tổ chức dạy hoặc cho HS tham gia chơi các môn thể thao trongtrường n ó i c h u n g v à t r o n g t r ư ờ n g THCS nhằm xúc tiến quá trìnhđào tạo năng lực đạt thành tích trong thể chất và thể thao của HS, phát triển các tốchất thể lực, phát triển năng lực tâm lý, tạo ý thức tập luyện TDTT thường xuyên,giáo dục được đức tính cơ bản và lòng nhân đạo cho HS

Giờ học thể dục có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc quản lý và giáodục con người trong xã hội Việc học tập các bài tập thể dục, các kỹ thuật động tác

là điều kiện cần thiết để con người phát triển cơ thể một cách hài hoà, bảo vệ vàcủng cố sức khoẻ, hình thành năng lực chung và chuyên môn cho HS

b Quản lý các hoạt động ngoại khoá

Trang 38

Ngoại khóa môn học là hoạt động giáo dục được tổ chức cho HS nhằm gópphần thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục HS Qua hoạt động ngoại khóa và bằnghoạt động ngoại khóa HS không những được củng cố rèn luyện các kỹ năng vậnđộng đã được học, đã được giới thiệu trong các giờ học thể dục chính thông trongnhà trường thì HS còn được rèn luyện các kỹ năng vận động khác như: phản xạ vậnđộng linh hoạt, năng lực chơi các môn thể thao theo sở thích,…

Các hoạt động ngoại khóa môn thể dục hoặc ngoại khóa để GDTC cho HS cóthể là các hoạt động ngoại khóa giải quyết tích hợp nhiều nhiệm vụ giáo dục Tổchức các hoạt động như: lao động công ích, luyện tập thể thao theo hình thức câulạc bộ TDTT,… cũng là cách thức để tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm mục đíchrèn luyện thể lực cho HS đồng thời cũng định hướng HS vào một lĩnh vực hoặc thếmạnh nào đó về thể thao Tổ chức các hoạt động: hình thức câu lạc bộ, tổ chức cácgiải thi đấu TDTT giữa các lớp, khối lớp trong toàn trường và ngoài trường được tổchức hàng năm, các bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày, cũng như giờ

tự luyện tập của HS, phong trào tự tập luyện rèn luyện thân thể,

Tổ chức các hoạt động GDTC trong các trường học là toàn diện, là phươngtiện để hợp lý hóa chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao nănglực hoạt động, học tập của HS trong suốt thời kỳ học tập trong nhà trường, cũngnhư đảm bảo chuẩn bị thể lực chung và chuẩn bị thể lực chuyên môn phù hợp vớinhững điều kiện của nghề nghiệp trong tương lai

Có một cơ thể khỏe mạnh mới giúp các em đủ sức khoẻ để tiếp thu một cáchtốt nhất các kiến thức và tăng sức sáng tạo Hầu hết các trường THCS ở nước tahiện nay đều quan tâm phát triển song kiến thức và chú ý phát triển các kỹ năng vậnđộng, phát triển điều kiện thể chất cho các em Nếu sắp xếp không hợp lý các tiếthọc ngoại khóa, GDTC sẽ khiến các em cảm thấy mệt mỏi

Tâm hồn của các em mẫn cảm và tươi mới thì hãy để chúng hồn nhiên và vô

tự học hành, nô đùa Chúng cần được phát triển bình thường, toàn diện, cần đượcbình đẳng và thậm chí, chúng còn phải được đề cao, trân trọng ở mức tối đa

Trang 39

Với cách hiểu như trên, ngoại khóa bộ môn được xem là một hình thức tổchức dạy học quan trọng, là một trong những con đường để thực hiện đổi mớiphương pháp dạy học theo định hướng phát triển.

c Quản lý và nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ GVTD

- Tăng cường việc xây dựng đội ngũ giáo viên GDTC thông qua đường lối,chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước với yêu cầu, nhiệm vụ phù hợp đối vớigiáo viên GDTC theo hướng PTNL

- Tăng cường hiệu quả GDTC trường học thông qua việc nâng cao chất lượngtuyển dụng đội ngũ giáo viên TDTT; thường xuyên và định kỳ đánh giá, bồi dưỡngtrình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên hiện có theo chuẩn nghềnghiệp

- Quan tâm đầu tư chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên GDTC thôngqua việc tạo điều kiện khuyến khích giáo viên GDTC tham gia các lớp tập huấnchuyên môn do cấp trên tổ chức

- Sử dụng hợp lý và phát huy hiệu quả nguồn nhân lực, trí lực của đội ngũ giáoviên TDTT trong các hoạt động giáo dục chung của nhà trường

Có chính sách phù hợp với đối ngũ giáo viên GDTC tạo điều kiện cho giáoviên đầu tư chuyên môn nhiều hơn

d QLHĐ kiểm tra - đánh giá hiệu quả tổ chức các hoạt động GDTC cho HS

Qua việc quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ngườiquản lý sẽ có cơ sở để đánh giá quá trình và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ dạy củathầy và học của trò Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, là việc làm hếtsức cần thiết của Hiệu trưởng nhằm tác động trực tiếp đến giáo viên thực hiện đầy

đủ và chính xác quá trình kiểm tra, đánh giá, thúc đẩy quá trình nâng cao hiệu quảdạy học theo mục tiêu Đây là một khâu trong chu trình quản lý của người quản lý,công tác kiểm tra có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng vàhiệu quả công tác quản lý, nó bảo đảm cho các kế hoạch đã đề ra được thực hiện

Trang 40

một cách hiệu quả, nhà quản lý kiểm soát được tiến độ thực hiện các công việc, từ

đó kịp thời chấn chỉnh những sai phạm trong quá trình thực hiện đồng thời điềuchỉnh kế hoạch đề ra cho phù hợp với thực tiễn

Kiểm tra hoạt động học tập của HS bao gồm kiểm tra việc thực hiện việcchuẩn bị trước khi lên lớp, thời gian học trên lớp và ngoài giờ lên lớp; Kiểm tra việcthực hiện nội dung học tập của HS xem có đúng với thời khóa biểu, đúng các quyđịnh của nhà trường Mục đính kiểm tra nhằm duy trì kỷ cương, nề nếp học tập, bảođảm giờ nào việc ấy

Mặt khác, công tác kiểm tra hoạt động học tập của HS còn giúp nhà quản lýnắm chắc được chất lượng học tập của HS từ đó điều chỉnh nhiệm vụ, nội dung họctập, thay đổi phương pháp, cách thức quản lý cho phù hợp, đồng thời khích lệ độngviên HS học tập, phát hiện những phương pháp học tập mới, hiệu quả để nhân rộng

ra các lớp, toàn trường

e Quản lý CSVC - trang thiết bị phục vụ dạy hoạt động GDTC

CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy học của nhà trường là hệ thống các phươngtiện vật chất, trang thiết bị được sử dụng để phục vụ cho việc dạy và học của nhàtrường

Quản lý CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy học là một quá trình cung cấp, bảoquản, sử dụng CSVC trang thiết bị dạy học tuân thủ các nguyên tắc sư phạm vànguyên tắc kinh tế

Nội dung quản lý CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy và học trong nhà trường,bao gồm:

Quản lý nội dung chương trình, giáo án, kế hoạch giảng dạy bộ môn của Bangiám hiệu, CSVC phục vụ hoạt động dạy học môn thể dục trên cơ sở kế hoạch vànhiệm vụ năm học của nhà trường

Quản lý CSVC, trang thiết bị phục vụ GDTC, các hoạt động ngoài giờ lên lớp

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh trung học cơ sở theo hướng phát triển năng lực

Ngày đăng: 16/04/2019, 23:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Phạm Đỗ Tiến Nhật (2007), Cẩm nang quản lý nhà trường, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang quản lý nhà trường
Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Phạm Đỗ Tiến Nhật
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2007
4. Đặng Quốc Bảo (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp, NXB, Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề vàgiải pháp
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2004
5. Phạm Đình Bẩm (1999), Giáo trình quản lý TDTT, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý TDTT
Tác giả: Phạm Đình Bẩm
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1999
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), “Các văn bản pháp luật hiện hành về giáo dục đào tạo”, NXB Thống kê Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Các văn bản pháp luật hiện hành về giáo dục đào tạo”
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Thống kê Hà Nội
Năm: 2001
8. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Những cơ sở khoa học về quản lý giáo dục, NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở khoa học về quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Nhà XB: NXB ĐH Quốc gia
Năm: 2005
9. Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường thể thao
Tác giả: Dương Nghiệp Chí
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1991
11. Chính phủ, Nghị định của Chính phủ số 11/2015/NĐ-CP ngày 31/601/2015 “Quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhàtrường
13. Nguyễn Hữu Chí (2004), “Những đặc trưng cơ bản của chương trình hiện đại”, Tạp chí Phát triển GD, số 4, tháng 4/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Những đặc trưng cơ bản của chương trình hiện đại"”, Tạp chí Phát triển GD
Tác giả: Nguyễn Hữu Chí
Năm: 2004
19. Phạm Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học quản lý
Tác giả: Phạm Minh Đạo
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1997
20. Nguyễn Hiếu (1979), Từ điển TDTT Nga Việt, NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển TDTT Nga Việt
Tác giả: Nguyễn Hiếu
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 1979
21. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học TDTT
Tác giả: Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên
Nhà XB: NXBTDTT
Năm: 1995
22. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại: Lý luận – Biện pháp – Kỹ thuật, NXB Đại học Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học hiện đại: Lý luận – Biện pháp – Kỹ thuật
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia
Năm: 2002
23. Đặng Thành Hưng (2014), Tiếp cận quản lý giáo dục hiện đại, Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận quản lý giáo dục hiện đại
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Năm: 2014
24. Trần Bá Hoành (1994). Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, Nghiên cứu giáo dục I Hà Nội, Tr 3-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học lấy học sinh làm trung tâm
Tác giả: Trần Bá Hoành
Năm: 1994
25. Trần Kiểm (2016) Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục, NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục
Nhà XB: NXB ĐHSP
26. Trần Kiểm (2004) Khoa học QLGD, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học QLGD, một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Nhà XB: NXB GD
27. Trần Kiểm (2017) Quản lí và lãnh đạo nhà trường hiệu quả, NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lí và lãnh đạo nhà trường hiệu quả
Nhà XB: NXBĐHSP
28. Trần Đông Lâm (2001), Đổi mới phương pháp dạy thể dục, tuyển tập nghiên cứu khoa học GDTC sức khoẻ trong trường học các cấp, NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy thể dục, tuyển tậpnghiên cứu khoa học GDTC sức khoẻ trong trường học các cấp
Tác giả: Trần Đông Lâm
Nhà XB: NXB TDTT HàNội
Năm: 2001
29. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục.Trường cán bộ QL GD TW 1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1989
30. Bùi Văn Quân (2005), “Động lực học tập và tạo động lực học tập”, Tạp chí GD, số 127 tháng 12 năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Động lực học tập và tạo động lực học tập”
Tác giả: Bùi Văn Quân
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w