1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học phổ thông thành phố lai châu, tỉnh lai châu

128 120 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 2,21 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Hà Thị Kim Linh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả khảo sát, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từngđược công bố trong bất cứ công trình nào khác

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những gì mà tôi cam đoan ở trên

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019

Tác giảNgô Mai Phúc

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhậnđược sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các em vàcác bạn Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơnchân thành tới:

Ban Giám hiệu, Quý thầy cô giáo Khoa Tâm lý - Giáo dục, phòng Đàotạo (Bộ phận sau đại học) trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tận tìnhgiúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn

Cô Hà Thị Kim Linh đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, động viên và tạomọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luậnvăn tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Sở GD&ĐT tỉnh LaiChâu, đội ngũ CBQL, GV của các trường THPT thành phố Lai Châu, tỉnh LaiChâu đã tạo mọi điều kiện nghiên cứu và hoàn thành Luận văn

Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp những người luôn sát cánh động viên vàgiúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Do sự hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn, chắc chắn luận vănkhông thể tránh khỏi những hạn chế và khiếm khuyết nhất định Tôi mong nhậnđược sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của thầy cô và đồng nghiệp để luận vănthêm hoàn thiện

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019

Tác giảNgô Mai Phúc

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu đề tài 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc của luận văn 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁCMÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊNTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học 6

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực 8

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 10

1.2.1 Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 10

1.2.2 Năng lực và phát triển năng lực 12

1.2.3 Hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực 14

1.2.4 Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực củangười học 15

Trang 6

1.3 Hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học

phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh 161.3.1 Hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông 161.3.2 Hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở

trường trung học phổ thông 181.3.3 Hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng

phát triển năng lực học sinh trung học phổ thông 231.4 Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định

hướng phát triển năng lực ở trường trung học phổ thông 271.4.1 Mục tiêu quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển

năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông 271.4.2 Nội dung quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên

theo định hướng phát triển năng lực ở trường trung học phổ thông 281.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học các môn khoa

học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực ở trường trung họcphổ thông 371.5.1 Năng lực của cán bộ quản lý 371.5.2 Năng lực giáo viên giảng dạy các môn khoa học tự nhiên 381.5.3 Chất lượng tuyển sinh đầu vào và đặc điểm học sinh trung học phổ

thông 381.5.4 Vai trò của các tổ chức: Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Ban đại diện

cha mẹ học sinh, tổ chuyên môn trong nhà trường 391.5.5 Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học 391.5.6 Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương 39

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂNNĂNG

Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU

41

Trang 7

2.1 Khái quát tình hình giáo dục ở các trường trung học phổ thông thành

phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu 41

Trang 8

2.2 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo

định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học phổ thông

thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu 45

2.2.1 Tổ chức nghiên cứu thực trạng 45

2.2.2 Kết quả khảo sát 46

2.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu 63

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 65

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 65

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 65

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 66

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 66

3.2 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo địnhhướng phát triển năng lực ở các trường trung học phổ thông thành phốLai Châu, tỉnh Lai Châu 67

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý về quản lý hoạt động dạyhọc các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực 67

3.2.2 Tăng cường công tác bồi dưỡng kỹ năng dạy học các môn khoa họctự nhiên theo định hướng phát triển năng lực cho giáo viên 68

Trang 9

3.2.3 Lập kế hoạch hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo

định hướng phát triển năng lực 71

3.2.4 Đổi mới sinh hoạt chuyên môn về dạy học theo định hướng pháttriển năng lực theo hướng nghiên cứu bài học ở tổ tự nhiên 75

3.2.5 Tăng cường các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học các môn khoahọc tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực 77

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 80

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 81

3.4.1 Các bước tiến hành khảo nghiệm 81

3.4.2 Kết quả khảo nghiệm 82

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Bảng thống kê số lượng trường, lớp, HS của 04 trường

THPT qua các năm 2015 - 2018 41Bảng 2.2 Đội ngũ CBQL của các trường THPT thành phố Lai Châu,

năm học 2017 - 2018 41Bảng 2.3 Số lượng, chất lượng GV của các trường THPT thành phố

Lai Châu, năm học 2017 - 2018 42Bảng 2.4 Đặc điểm đội ngũ GV GV của các trường THPT thành phố

Lai Châu, năm học 2017 - 2018 42Bảng 2.5 Đội ngũ giáo viên dạy các môn KHTN năm học 2017 - 2018 43Bảng 2.6 Chất lượng dạy học của các trường THPT thành phố Lai

Châu, năm học 2017 - 2018 43Bảng 2.7 Tổng hợp thực trạng cơ sở vật chất năm học 2017 - 2018 44Bảng 2.8 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mức

độ quan trọng của những năng lực chung cần phát triển chohọc sinh trung học phổ thông 47Bảng 2.9 Thực trạng phương pháp dạy học các môn khoa học tự

nhiên theo định hướng phát triển năng lực 49Bảng 2.10 Thực trạng những năng lực của học sinh được quan tâm

phát triển thông qua tổ chức hoạt động dạy học các mônkhoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực 50Bảng 2.11 Thực trạng lập kế hoạch dạy học các môn khoa học tự nhiên

theo định hướng phát triển năng lực 51Bảng 2.12 Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động dạy học các môn

khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực 55Bảng 2.13 Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học các môn

khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực 57

Trang 12

Bảng 2.14 Thực trạng kiểm tra - đánh giá hoạt động dạy học các môn

khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực 60Bảng 2.15 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy

học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triểnnăng lực 62Bảng 3.1 Tổng hợp đánh giá tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt

động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu 82

Bảng 3.2 Tổng hợp đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt

động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu 83

Trang 13

1 Lý do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

1.1 Xã hội ngày càng phát triển thì việc hình thành các kỹ năng, nănglực để đáp ứng những yêu cầu phát trển đó càng trở nên quan trọng và cần thiết,nó trở thành một trong những vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội nói chungvà trong hệ thống giáo dục nước nhà nói riêng Trong định hướng đổi mớichương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2018 đã nêu rõ:một trong những quan điểm nổi bật là phát triển chương trình theo định hướngnăng lực

Giáo dục hiện đại đang chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận pháttriển năng lực; người học không chỉ biết cái gì mà quan trọng hơn là làm đượccái gì trên cơ sở hiểu biết ấy Đổi mới HĐDH theo định hướng phát triển nănglực HS được coi là nhiệm vụ cơ bản, quan trọng của các trường học, là tiêu chíđể đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện Vì vậy, quản lý HĐDHtheo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT sẽ quyết định việcnâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng,bồi dưỡng nhân cách, phát triển năng lực toàn diện của HS

Bên cạnh đó, trong trường THPT, HĐDH là hoạt động cơ bản, đặc trưngnhất, chất lượng HĐDH quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường Trướcyêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT hiện nay, quản lý HĐDH theođịnh hướng phát triển năng lực HS là một yêu cầu tất yếu đối với các trườngTHPT

1.2 Lai Châu là một tỉnh biên giới thuộc vùng Tây Bắc nước ta, có diệntích lớn thứ 10/63 tỉnh, thành Với mục tiêu tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽvề chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, tỉnh Lai Châu đã huy động sứcmạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ phát triển giáodục, khắc phục những bất cập trong hoạt động giáo dục và đào tạo, đặc biệt là

Trang 14

giáo dục vùng đặc biệt khó khăn Nhờ đó, chất lượng giáo dục của tỉnh LaiChâu nói chung và chất lượng giáo dục của các trường THPT thành phố Lai

Trang 15

Châu nói riêng được nâng lên, hình thành các quan điểm giáo dục hướng tới kếtquả đầu ra, lấy người học làm trung tâm, dạy học phát triển phẩm chất, nănglực người học Công tác quản lý và chỉ đạo dần đi vào chiều sâu, trên cơ sở ápdụng hài hòa giữa khoa học quản lý và thực tiễn Các trường THPT thành phốLai Châu đã chú trọng đổi mới nội dung chương trình, PPDH nhằm nâng caochất lượng học tập, rèn luyện của HS; Đổi mới hoạt động tổ chức dạy học phùhợp với khả năng nhận thức của HS như tạo không khí lớp học nhẹ nhàng, GVgợi mở, dẫn dắt tìm hiểu kiến thức theo lối gần gũi, dễ hiểu, khuyến khích độngviên HS yếu tự tin tham gia học tập Thực hiện đổi mới hình thức kiểm tra đánhgiá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của HS trong đó khuyếnkhích việc sử dụng hình thức trắc nghiệm trong kiểm tra Tuy nhiên, việc quảnlý hoạt động dạy của GV, quản lý hoạt động học của HS, quản lý các điều kiệnđảm bảo cho HĐDH vẫn còn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng tốt yêu cầu đổimới GD, mục tiêu phát triển năng lực HS Đặc biệt công tác quản lý HĐDH cácmôn KHTN tại các trường THPT thành phố Lai Châu vẫn theo hướng tiếp cậnnội dung, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dụcnhư Nghị quyết 29-NQ/TW của Trung ương Đảng.

Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quảnlý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triểnnăng lực ở các trường trung học phổ thông Thành phố Lai Châu, tỉnh LaiChâu” để nghiên cứu, góp phần đề ra các biện pháp quản lý HĐDH mang tính

đồng bộ, khả thi cao

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý HĐDH các mônKHTN theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT trên địa bànthành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu, luận văn đề xuất biện pháp quản lý HĐDHcác môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT củathành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả

Trang 16

dạy học môn KHTN nói riêng, hiệu quả hoạt động dạy học ở các trường THPTcủa TP Lai Châu nói chung.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý HĐDH ở các trường THPT theo định hướng phát triển năng lực

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý HĐDH các môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực ởcác trường THPT thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

4 Giả thuyết khoa học

Nếu nghiên cứu, đề xuất được các biện pháp quản lý HĐDH các mônKHTN theo định hướng phát triển năng lực khả thi, phù hợp với thực tiễn củacác trường THPT thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu sẽ góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý HĐDH theo định hướng pháttriển năng lực ở trường THPT;

5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý HĐDH cac môn KHTN theođịnh hướng phát triển năng lực ở các trường THPT thành phố Lai Châu, tỉnhLai Châu;

5.3 Đề xuất biện pháp quản lý HĐDH các môn KHTN theo định hướngphát triển năng lực ở các trường THPT thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đề tài nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học các môn KHTN theo địnhhướng phát triển năng lực theo tiếp cận chức năng của nhà quản lý;

Việc khảo sát thực trạng được tiến hành ở 03 trường THPT trên địa bànthành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu, gồm: Trường THPT Thành Phố; TrườngTHPT Quyết Thắng; trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Đối tượng khảo sátgồm CBQL, GV

Trang 17

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan, các vănbản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo của các ngành, các cấp có liênquan Từ đó hệ thống hóa, khái quát hóa để xây dựng cơ sở lý luận, xây dựngcác khái niệm cơ bản của đề tài Trên cơ sở đó xây dựng các phương phápnghiên cứu để khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý HĐDH các môn KHTNtheo định hướng phát triển năng lực

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Mục đích điều tra: Thu thập số liệu về hoạt động quản lý và thực trạngquản lý HĐDH các môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực Thăm dòmức độ cần thiết và tính khả thi của một số biện pháp đề xuất

- Nội dung: Sử dụng các phiếu trưng cầu ý kiến nhằm tìm hiểu thực trạnghoạt động dạy của GV, thực trạng hoạt động học của HS Thăm dò mức độ cầnthiết và khả thi của mỗi biện pháp đề xuất và các điều kiện để thực hiện cácbiện pháp đề xuất

- Cách tiến hành: Trao đổi phỏng vấn các chuyên gia và các cán bộ cónhiều kinh nghiệm về thực tế quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT vàcác GV trực tiếp giảng dạy tại các trường THPT thành phố Lai Châu để thiết kếbảng hỏi, điều tra thử để chỉnh sửa bảng hỏi, sau đó điều tra chính thức và xử lýsố liệu thống kê

7.2.2 Phương pháp quan sát sư phạm

Quan sát hoạt động giảng dạy của đội ngũ GV trong nhà trường thôngqua việc dự giờ GV, hoạt động của các tổ trưởng chuyên môn, cùng GV phântích giờ dạy, thông qua hồ sơ sổ sách của nhà trường

7.2.3 Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của lãnh đạo, chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo,các đồng chí hiệu trưởng, GV giảng dạy lâu năm, các nhà quản lý … để cóthêm thông tin tin cậy đảm bảo tính khách quan cho các kết quả nghiên cứu

Trang 18

7.2.4 Phương pháp khảo nghiệm

Tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đã đề xuất để khẳng định tínhkhoa học, cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH theo định hướngphát triển năng lực HS trường THPT

7.2.5 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.

Tiến hành nghiên cứu kế hoạch bài dạy của giáo viên và kết quả học tậpcủa học sinh

7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê

Thực hiện bằng một số thuật toán của toán học thống kê áp dụng trongnghiên cứu giáo dục PP này được sử dụng với mục đích định lượng các kếtquả điều tra, nghiên cứu, đồng thời đánh giá mức độ tin cậy của PP điều tra,trên cơ sở đó rút ra nhận xét khoa học mang tính khái quát

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục

luận văn có cấu trúc 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý HĐDH các môn KHTN theo định

hướng phát triển năng lực ở trường THPT

- Chương 2: Thực trạng quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng

lực ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

- Chương 3: Biện pháp quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng

lực ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

Trang 19

Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁCMÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊNTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học

Ngay từ thời cổ đại, tư tưởng về dạy học và quản lý dạy học đã được thểhiện trong những quan điểm của nhiều nhà triết học đồng thời là nhà giáo dục

Theo J.A Cômenxki (1592-1670), cốt lõi của quá trình đào tạo là không“áp đặt”, không “cưỡng bức” người học Công việc của người thầy giáo là tổchức, điều khiển, điều chỉnh, gợi mở, dẫn dắt hoạt động của người học Bằngcách ấy, HS sẽ tích cực, tự giác trong việc lĩnh hội các tri thức Ông khẳngđịnh: “Thầy dạy ít hơn, nhưng học sinh học được nhiều hơn… để trong trườnghọc không có tiếng kêu la, không có cảm giác sợ và sự lao động bỏ ra một cáchvô ích mà chỉ có niềm vui và sự hi vọng đầy thành tích…” Quan điểm này củaJ.A Cômenxki cho thấy: Ông luôn nhấn mạnh đặc biệt tới tầm quan trọng củaPPDH tích cực GV lên lớp không phải cứ nói thao thao bất tuyệt, truyền thụcàng nhiều nguồn tri thức cho HS là càng tốt mà quan trọng là người học cótích cực, chủ động, sáng tạo và hứng thú với bài học không [19]

Từ những năm gần giữa thế kỉ XX, John Dewey (1859-1952) - nhà giáodục nhà triết học, tâm lý học và nhà cải cách giáo dục người Mỹ đề ra tư tưởng:dạy học là giao việc cho học sinh “làm” chứ không phải giao vấn đề cho họcsinh “học”; còn Tsunesaburo Makiguchi (1871-1944) - nhà cải cách giáo dụcnổi tiếng của Nhật Bản cũng cho rằng: truyền đạt tri thức - không phải vàkhông bao giờ là mục đích của giáo dục Mục đích của giáo dục là hướng dẫnquá trình học tập và đặt trách nhiệm học tập vào trong tay mỗi học sinh Giáodục được xem như là quá trình giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động nhận

Trang 20

thức để “tự phát triển” Vì thế, một trong những mối quan tâm hàng đầu củaông là đào tạo những giáo viên có thể làm những người hướng dẫn có hiệu quảcho học sinh khi học tập chứ không phải là những người truyền thụ "nhữngmảnh tri thức chết" Ông cảnh báo: "người thầy phải thôi nhồi nhét tri thức chohọc sinh và phải hướng dẫn họ tự nỗ lực khai tâm cho mình" Người thầy phảitự quyết định xem mình có phải là người chuyên tổ chức việc truyền đạt tri thứchay là người thức tỉnh mỗi sự quan tâm và sự tò mò của bản thân học sinh.Người thầy quyết định như thế nào về vấn đề này - Tsunesaburo Makiguchiquả quyết - đó sẽ là "tác nhân quan trọng nhất" trong cải cách giáo dục, và hơnthế nữa, trong công cuộc thay đổi toàn bộ quan niệm và phương pháp giáo dục[42].

Ở Việt Nam, các vấn đề có liên quan đến Quản lý HĐDH, PPDH cũngrất được quan tâm, đặc biệt sau năm 1986 (được coi là mốc của đổi mới tưduy) Nhiều tác giả có các công trình nghiên cứu về vấn đề này như: PhạmMinh Hạc, Nguyễn Kỳ, Trần Bá Hoành, Trần Kiều, Nguyễn Hữu Chí, và mộtsố các nhà giáo giàu kinh nghiệm cũng quan tâm đến vấn đề quản lý HĐDH,PPDH và phát triển lý luận dạy học chung vào thực tiễn dạy học ở Việt Nam:Văn Như Cương, Tôn Thân

Về quản lý đổi mới PPDH và quản lý chất lượng, hiệu quả dạy học phảikể đến các công trình nghiên cứu của: Quách Tuấn Ngọc, Trần Kiểm, TrầnKiều, Trần Bá Hoành, luôn lấy người học làm trung tâm với ý tưởng cốt lõilà người học phải tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập Quanđiểm này hoàn toàn phù hợp với tinh thần nghị quyết TW 4 khoá VIII về GD-ĐT Nghị quyết yêu cầu: “Đổi mới mạnh mẽ PPGD, khắc phục lối truyền thụmột chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”

Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cáchmạng khoa học và công nghệ, sự bùng nổ thông tin khoa học và công nghệ,

Trang 21

những tư tưởng trên không những vẫn giữ nguyên giá trị của nó mà còn đượctiếp tục kế thừa và phát triển.

Trang 22

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học theo địnhhướng phát triển năng lực

Vấn đề DH theo hướng phát triển năng lực người học được quan tâm vàphát triển từ những năm 50 của thế kỷ XX Đến những năm 70 của thế kỷ XX,các nước XHCN có nhiều công trình nghiên cứu năng lực nghề nghiệp chongười học trong việc tổ chức HĐDH trong các nhà trường

Trong tác phẩm “Lý luận DH của nhà trường phổ thông trung học” năm1982 của tác giả M.I.Macmutov, M.N.X.katkin, V.Okon đã nêu một số nét đặctrưng của của hoạt động sáng tạo phát triển năng lực: khả năng tư duy độc lập,chuyển kiến thức vào các tình huống mới để vận dụng giải quyết; xây dựngđược cách giải quyết mới khác với cách giải đã biết và không phải là tổ hợp cáccách giải đã biết [21]

Trong tác phẩm “Khoa học sư phạm tích hợp hay làm thế nào để pháttriển các năng lực ở nhà trường”, Xavier Roegiers cho rằng: ngoài khía cạnhkiến thức đơn thuần, nhà trường trước hết phải tập trung cố gắng dạy cho HSsử dụng kiến thức của mình vào các tình huống có ý nghĩa đối với HS, hay nóicách khác nhà trường cần phát triển những năng lực ở HS [40]

Các nước phương Tây vào cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI phát triểnnhiều công trình nghiên cứu về tư duy sáng tạo trong HS THPT như triển khaicác cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thi sáng tạo Robot…

Ở Châu Á-Thái Bình Dương, vấn đề phát triển năng lực người học gắnvới các hoạt động trải nghiệm thực tiễn được nhiều quốc gia quan tâm và đã cónhiều công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu Điển hình như tiến sĩ giáodục học Raija (người Ấn Độ) trong cuốn: “Nền GD cho thế kỷ XXI, nhữngtriển vọng của Châu Á Thái Bình Dương” đã khẳng định trong tổ chức DH phảixác định những giá trị và kỹ năng mong muốn mà mục đích của quá trìnhtruyền đạt tri thức cần phát triển HS phải rèn cho HS năng lực phán đoán, suyluận, giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác làm việc, làm việc trong một tổ chức,có sáng kiến [34]

Trang 23

Ở nước ta, ngay những ngày đầu của nền giáo dục cách mạng Việt Nam,

trong thư gửi cho HS nhân ngày khai trường, Bác Hồ đã viết: “…từ giờ phút

này trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam(…) một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của cácem…’’ Nội dung bức thư như là một định hướng cho sự phát triển của PPDH.

Trong những năm gần đây, đứng trước nhiệm vụ đổi mới giáo dục vàđào tạo nói chung và đổi mới PPDH nói riêng, nhiều nhà nghiên cứu trong đócó những nhà giáo dục học, tâm lí học đã đi sâu nghiên cứu vấn đề đổi mới nộidung dạy học theo hướng nâng cao tính hiện đại và gắn khoa học với thực tiễnsản xuất và đời sống, vấn đề lấy HS làm trung tâm trong HĐDH Có thể kể đếnmột số công trình nghiên cứu như: Tài liệu “Cơ sở của khoa học quản lý giáodục” của tác giả Nguyễn Minh Đạo; tài liệu “Những khái niệm cơ bản về quảnlý giáo dục” của tác giả Nguyễn Ngọc Quang; tài liệu “Quản lý, quản lý giáodục tiếp cận từ những mô hình” của tác giả Đặng Quốc Bảo là những tài liệumà trong đó trình bày về khái niệm quản lý, quản lý giáo dục và quản lý giáodục được tiếp cận từ những mô hình, trong đó có đề cập đến dạy học theo địnhhướng phát triển năng lực

Các tác giả như: Phạm Viết Vượng, Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Ngữ, ĐặngVũ Hoạt… cũng có các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học nóichung và dạy học theo hướng phát huy năng lực người học

Nhìn chung vấn đề quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lựcchủ yếu được nghiên cứu dưới dạng các chuyên đề, các hội thảo và hướng dẫn.Có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu dạy học theo hướng tiếp cận năng lực ápdụng cho các môn học cụ thể như Toán, Ngữ văn, hoặc áp dụng cho các đơn vịcụ thể như Trung tâm Giáo dục thường xuyên hoặc ở một địa phương nào đó

Một số nghiên cứu trong các luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục, Thạc sĩgiáo dục học cũng đã đề cập đến công tác quản lý chuyên môn, quản lý HĐDHtrong các nhà trường phổ thông, các địa phương cụ thể Những đề tài này đã

Trang 24

nêu ra được cơ sở lý luận của việc quản lý chuyên môn và đề xuất được một sốbiện pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học ởmột số cơ sở giáo dục áp dụng cho cơ sở đó và những kinh nghiệm quý báu.

Tuy nhiên ở một cơ sở giáo dục cụ thể, trong một bối cảnh cụ thể, ngoàinhững điểm chung còn mang tính đặc thù nên cần phải có những biện pháp cụthể, riêng và áp dụng các biện pháp một cách linh hoạt, hài hoà thì việc quản lýhoạt động dạy học mới có thể thu được hiệu quả cao Tại các trường THPTthành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu chưa có công trình nghiên cứu về quản lýHĐDH các môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Quản lý giáo dục

1.2.1.1 Quản lý

Trong quá trình hình thành và phát triển của lý luận quản lý, khái niệmquản lý đó được các nhà nghiên cứu đưa ra theo nhiều cách khác nhau, tuỳ theonhững cách tiếp cận khác nhau

Frederik Taylor (1856 - 1915), được coi là “Cha đẻ của thuyết quản lýkhoa học”, là một trong những người mở ra “Kỷ nguyên vàng” trong quản lý đã

thể hiện tư tưởng cốt lõi của mình trong quản lý là:“Mỗi loại công việc dù nhỏ

nhất đều phải chuyên môn hoá và đều phải quản lý chặt chẽ” Ông cho rằng

quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm và làm cái đó nhưthế nào bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất [18]

Các Mác nhận định “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động

chung nào tiến hành trên qui mô tương đối lớn thì ít nhiều cùng đến một sự chỉđạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năngchung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động củanhững khách quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điềukhiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần nhạc trưởng” [18].

Trang 25

Như vậy Các Mác đã lột tả được bản chất quản lý là một hoạt động laođộng, một hoạt động tất yếu vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển củaloài người.

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có

kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung làkhách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [29].

Nhấn mạnh đến tính mục tiêu trong định nghĩa quản lý, theo tác giả Hà

Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: "Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có

mục tiêu, quản lý là một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạtđược mục tiêu nhất định" [28].

Theo tác giả Trần Kiểm: "Quản lý là những tác động có định hướng, có

kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vậnhành tổ chức, nhằm đạt được mục đích nhất định" [23].

Từ nhiều quan niệm trên, tuy khác nhau về cách diễn đạt song khái niệmquản lý có thể phát biểu khái quát: Quản lý là hệ thống tác động có định hướng,có chủ đích, phù hợp quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượngquản lý nhằm khai thác và tận dụng tốt nhất những tiềm năng và cơ hội của đốitượng quản lý để đạt được mục tiêu của quản lý trong một môi trường luôn biếnđộng Hay nói cách khác: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chứcbằng việc thực hiện các chức năng quản lý Quản lý gồm bốn chức năng: Lậpkế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra

1.2.1.2 Quản lý giáo dục

Giống như khái niệm quản lý, khái niệm quản lý giáo dục cũng đượcbiểu đạt một cách rất đa dạng tùy theo những phương diện nghiên cứu và tiếpcận của nhà nghiên cứu về quản lý giáo dục Điều này được thể hiện bới một sốquan niệm về quản lý giáo dục sau:

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: Quản lý giáo dục là hệ thống tác động cómục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ

Trang 26

thống vận hành theo đường lối nguyên lý của Đảng, thực hiện các tính chất củanhà trường XHCN điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệthống giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiến bộ trạng thái về chất.

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan làđiều hành phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ theoyêu cầu phát triển của xã hội Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dụcthường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọingười Cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dụcquốc dân” [9]

Theo MI.Kôndacôp: Quản lý giáo dục là tập hợp các biện pháp tổ chứccán bộ kế hoạch hóa, tài chính, cùng mục tiêu nhằm đảm bảo vận hành bìnhthường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, để tiếp tục phát triển và mởrộng hệ thống cả về mặt chất lượng lẫn số lượng

Từ những định nghĩa trên có thể diễn đạt một cách khái quát như sau:

Quản lý giáo dục là sự tác động có chủ đích, có căn cứ khoa học, hợp quy luậtvà phù hợp các điều kiện khách quan…của chủ thể quản lý tới đối tượng quảnlý nhằm phát huy sức mạnh các nguồn giáo dục, từ đó đảm bảo các hoạt độngcủa tổ chức, hệ thống giáo dục đạt được các mục tiêu giáo dục đã đề ra vớichất lượng, hiệu quả cao nhất.

1.2.2 Năng lực và phát triển năng lực

Trang 27

đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kếtquả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy" [38].

Một cách khái quát, có thể hiểu năng lực là tổng hợp các kiến thức, kỹnăng, thái độ của một con người để thực hiện thành công và đạt kết quả mộtnhiệm vụ hoặc một hoạt động nào đó

Phân loại năng lực: theo tác giả Nguyễn Văn Tuấn, Đại học Sư phạmThành phố Hồ Chí Minh thì năng lực phân làm 2 loại: Năng lực chung và Nănglực chuyên biệt

Năng lực chung: là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi… làmnền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động Một sốnăng lực cốt lõi của HS THPT: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề,năng lực sáng tạo, năng lực tự QL, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, nănglực sử dụng CNTT và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tínhtoán

Năng lực chuyên biệt: Là những năng lực được hình thành và phát triểntrên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong cácloại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiếtcho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạtđộng như Toán học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao, Địa lí,… Một số ví dụ vềnăng lực chuyên biệt của HS thông qua môn toán: năng lực khái quát hóa, tổnghợp hóa, tương tự hóa, vẽ hình, tính toán [37]

1.2.2.2 Năng lực học sinh

Năng lực của HS là khả năng làm chủ hệ thống kiến thức, kĩ năng tháiđộ, phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vàothực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt racho chính các em trong cuộc sống

Ba dấu hiệu quan trọng cần lưu ý về năng lực của HS:

Trang 28

- Năng lực không chỉ là khả năng tái hiện tri thức, thông hiểu tri thức, kĩnăng học được , mà quan trọng là khả năng hành động ứng dụng/vận dụng trithức, kĩ năng học được để giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống.

Trang 29

- Năng lực không chỉ là vốn kiến thức, kĩ năng, thái độ sống phù hợp vớilứa tuổi mà còn là sự kết hợp hài hòa của cả ba yếu tố này, thể hiện ở khả nănghành động hiệu quả, muốn hành động và sẵn sàng hành động đạt mục đích đề ra.

- Năng lực được hình thành, phát triển trong quá trình thực hiện cácnhiệm vụ học tập ở trong lớp học và ở ngoài lớp học Nhà trường là môi trườnggiáo dục chính thống giúp HS hình thành những năng lực chung, năng lựcchuyên biệt phù hợp với lứa tuổi nhưng đó không phải là nơi duy nhất Nhữngmôi trường khác như gia đình, cộng đồng, cùng góp phần bổ sung và hoànthiện các năng lực của các em

1.2.2.3 Phát triển năng lực

Theo Ủy ban Chuyên gia về Hành chính công của Liên Hợp quốc chorằng: “Phát triển năng lực là quá trình mà các cá nhân, tổ chức, thể chế và xãhội phát triển khả năng để thực hiện các chức năng, giải quyết các vấn đề, đặtra và đạt được các mục tiêu” [16]

Nó được thể hiện ở ba cấp độ: cá nhân, tổ chức và xã hội Ở cấp độ cánhân, phát triển năng lực liên quan đến việc thiết lập các điều kiện theo đó conngười có thể tham gia vào một quá trình liên tục học hỏi và thích nghi với thayđổi - xây dựng trên nền tảng kiến thức, kỹ năng hiện có và tăng cường, sử dụngchúng trong những hướng đi mới [16]

1.2.3 Hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Dạy học được hiểu là một bộ phận của quá trình giáo dục (theo nghĩarộng), là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằm giúp chongười học lĩnh hội những tri thức khoa học, kỹ năng hoạt động nhận thức vàthực tiễn, phát triển các năng lực hoạt động sáng tạo, trên cơ sở đó hình thànhthế giới quan khoa học và các phẩm chất nhân cách của người học theo mụcđích giáo dục [36]

Nói cách khác, dạy học là quá trình tổ chức, điều khiển và hướng dẫn củaGV nhằm giúp HS chủ động nắm vững kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo,phát triển trí tuệ và thái độ tích cực theo mục tiêu giáo dục

Trang 30

Chức năng trội của dạy học là hình thành kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo vàphát triển tư duy, trí tuệ cho HS.

Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học là quá trình gồm hai hoạt động thống nhất biệnchứng: Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS Trong đó dưới sự lãnhđạo, tổ chức, điều khiển của GV, người học tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điềukhiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học.Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của GV có vai trò chủ đạo, hoạt độnghọc của HS có vai trò tự giác, chủ động, tích cực Nếu thiếu một trong hai hoạtđộng trên, quá trình dạy học không diễn ra

Hoạt động dạy và hoạt động học gắn liền với hoạt động của con người cómối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện ở mối quan hệ tương tác giữa các thànhtố: mục tiêu, nội dung, phương pháp của hoạt động dạy và hoạt động học

Hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học có thể hiểu làmột chiến lược giảng dạy, trong đó quá trình học tập dựa trên năng lực thựchiện, quá trình giảng dạy dẫn người học đến chỗ làm chủ những kĩ năng cơ bảnvà những kĩ năng sống cần thiết của cá nhân để hòa nhập tốt vào hoạt động laođộng ngoài xã hội [20]

1.2.4 Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực củangười học

Quản lý hoạt động dạy học

Quản lý HĐDH là những tác động có mục đích, có kế hoạch của CBQLtrường học vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi tập thể GV, HS với sự hỗtrợ đắc lực của các lực lượng xã hội) để quá trình dạy học vận động tối ưu gópphần hình thành, phát triển toàn diện nhân cách HS theo mục tiêu giáo dục [27]

Trang 31

Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực củangười học

Quản lý HĐDH là một trong những nội dung quản lý quan trọng nhất ởtrường THPT Việc quản lý HĐDH có thể tiếp cận theo những định hướng khácnhau, tùy thuộc mục đích, yêu cầu của các chủ thể quản lý Nếu theo địnhhướng nội dung, quản lý HĐDH tập trung nhiều vào việc truyền thụ kiến thứccho HS và kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức của các em Còn nếu theo địnhhướng phát triển năng lực HS, quản lý HĐDH tập trung nhiều vào đầu ra củaHS, vào sự tiến bộ của HS trong quá trình dạy học Nói cách khác, quản lýHĐDH ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực HS đòi hỏi, từ xâydựng mục tiêu dạy học, lựa chọn nội dung dạy học, sử dụng phương pháp vàhình thức dạy học đến kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học ở trường THPT phảiđược tổ chức, điều khiển theo định hướng phát triển năng lực HS

Như vậy, quản lý HĐDH ở trường THPT theo định hướng phát triển

năng lực HS là quá trình lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra, đánh giáHĐDH để đảm bảo đạt được mục tiêu phát triển năng lực HS.

1.3 Hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổthông theo định hướng phát triển năng lực học sinh

1.3.1 Hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông

HĐDH nói chung và HĐDH ở trường THPT là một hệ thống toàn vẹnbao gồm các thành tố cơ bản: Mục tiêu dạy học, nội dung, PP, phương tiện,HTTC dạy học, GV với hoạt động dạy, HS với hoạt động học, kết quả dạy học Các thành tố trong quá trình dạy học tác động qua lại quan hệ biện chứng vớinhau và đặt trong sự tương tác với môi trường tạo nên “tính trồi” của hệ thống,

đó chính là chất lượng của quá trình dạy học Điều đó có nghĩa là muốn nâng

cao chất lượng quá trình dạy học từng phải nâng cao chất lượng từng thành tốtrong hệ thống, tạo sự gắn bó chặt chẽ các thành tố thành một khối thống nhất

Trang 32

Trong đó nâng cao chất lượng hai thành tố hoạt động dạy và hoạt động học làkhâu có tính đột phá.

* Mục đích, nhiệm vụ HĐDH ở trường THPT: HĐDH ở trường THPT

nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của dạy học THCS, hoànthiện học vấn phổ thông, có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướngnghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân,tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống laođộng

* Nội dung HĐDH ở trường THPT: HĐDH ở trường THPT cần phải

củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, bảo đảm cho HScó những hiểu biết phổ thông, cơ bản về tiếng Việt, Toán, Lịch sử dân tộc, kiếnthức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ,có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kĩ thuật và hướng nghiệp

* PP HĐDH ở trường THPT: bao gồm các PP dạy học phát huy tính tích

cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớphọc, môn học, đối tượng HS; bồi dưỡng cho HS PP tự học, khả năng hợp tác;rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đemlại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho HS

* HTTC HĐDH ở trường THPT: bao gồm các HTTC dạy học ở trong

phòng học, trong nhà trường, ngoài phòng học, ngoài nhà trường sao cho bảođảm sự cân đối và hài hoà giữa dạy học theo tập thể lớp, nhóm nhỏ, cá nhân;giữa dạy học nội khoá và ngoại khoá, dạy học bắt buộc và tự chọn; giữa pháttriển các năng lực cá nhân của HS và nâng cao chất lượng giáo dục cho mọi đốitượng HS

* Đánh giá kết quả HĐDH ở trường THPT: Đánh giá kết quả dạy học

đối với các môn học ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác

Trang 33

định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cảithiện kết quả dạy học.

Trang 34

1.3.2 Hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ởtrường trung học phổ thông

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực được bàn đến nhiều từnhững năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốctế Dạy học định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu chính không phải làcung cấp kiến thức mà là nhằm phát triển năng lực người học

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhằm đảm bảo chất lượngđầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chấtnhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thựctiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộcsống và nghề nghiệp Khác với dạy học định hướng nội dung, chương trình,quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực chú trọng vai trò củangười học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức, chủ thể hoạt động kiếntạo tri thức

Chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực không quyđịnh những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mongmuốn của quá trình giáo dục, trên cơ sở đó đưa ra những hướng dẫn chung vềviệc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy họcnhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ramong muốn Trong chương trình định hướng phát triển năng lực, mục tiêu họctập, tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tả thông qua hệ thốngcác năng lực (Competency) Kết quả học tập mong muốn được mô tả chi tiết vàcó thể quan sát, đánh giá được HS cần đạt được những kết quả yêu cầu đã quyđịnh trong chương trình Việc đưa ra các chuẩn đào tạo cũng là nhằm đảm bảoquản lý chất lượng giáo dục theo định hướng kết quả đầu ra

Ưu điểm của dạy học định hướng phát triển năng lực là quản lý chấtlượng theo kết quả đầu ra là năng lực của HS Tuy nhiên nếu vận dụng một

Trang 35

cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến cáclỗ hổng tri

Trang 36

thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức Ngoài ra hiệu quả dạy học không chỉthể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện.

Hoạt động dạy học định hướng phát triển năng lực có một số đặc điểmnhư sau:

- Mục tiêu hoạt động dạy học xuất phát từ năng lực của học sinh vàhướng đến phát triển năng lực học sinh Những năng lực cần hình thành ở họcsinh là những năng lực chung, cơ bản cần thiết trong cuộc sống hoặc có thểgiúp học sinh THPT tiếp tục học lên cao hơn

- Nội dung dạy học mang tính tích hợp, nội dung dạy học không chỉ giớihạn trong phạm vi đơn môn mà nội dung dạy học được thiết kế chứa đựng kiếnthức liên môn Do tính chất nội dung dạy học mang tính tích hợp, gắn mật thiếtvới những tình huống của thực tiễn nên quá trình tổ chức hoạt động dạy học đòihỏi được thiết kế dưới dạng các hoạt động sao cho trong quá trình lĩnh hội nộidung người học phải hành động, qua đó mà năng lực được hình thành và pháttriển Do năng lực là sự kết nối tri thức, sự hiểu biết, cảm xúc và hành động xửlý hiệu quả công việc trong cuộc sống Để có được năng lực thực tiễn, chươngtrình dạy học cần được thiết kế gắn mật thiết với thực tiễn cuộc sống, ngườihọc được trải nghiệm, hành động qua đó lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng.Chẳng hạn như năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trongcác tình huống: ví dụ như đọc một văn bản cụ thể Nắm vững và vận dụngđược các phép tính cơ bản; Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyênmôn tạo thành nền tảng chung cho công việc giáo dục và dạy học; Mức độ đốivới sự phát triển năng lực có thể được xác định trong các chuẩn: Đến một thờiđiểm nhất định nào đó, HS có thể/phải đạt được những gì?

- PPDH và HTTC dạy học theo định hướng phát triển năng lực mangtính thực hành, thực tiễn, nói cách khác HS được trải nghiệm, được hoạt độngđể lĩnh hội tri thức Qua các PPDH như vậy người học sẽ nhận thấy những kiến

Trang 37

thức mà chương trình trang bị cho các em không xa dời thực tiễn mà chính làmột phần của cuộc sống các em.

- Kết quả HĐDH theo định hướng phát triển năng lực nhấn mạnh đến sựthay đổi của người học, người học thay đổi sau một quá trình học tập Nếu dạyhọc truyền thống coi trọng kiến thức thì dạy học theo tiếp cận năng lực đặc biệtcoi trọng những năng lực và kỹ năng được hình thành ở các em sau một quátrình dạy học Cũng do tính đặc thù của dạy học theo định hướng phát triểnnăng lực học sinh mà để đánh giá kết quả dạy học không chỉ tập trung vào đánhgiá kết quả sau cùng mà kết hợp với đánh giá quá trình để biết được sự tiến bộcủa người học Một số năng lực thành phần của học sinh được biểu lộ và pháttriển không ngừng trong quá trình học tập như năng lực giao tiếp, năng lựcphản biện khoa học, năng lực hợp tác và chia sẻ,

- Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học ở TrườngTHPT có 3 đặc trưng cơ bản là: Đặc trưng về nội dung dạy học; Đặc trưng vềphương pháp và hình thức dạy học và đặc trưng về kiểm tra đánh giá

* Về nội dung dạy học: Nội dung dạy học theo định hướng phát triểnnăng lực học sinh ở Trường THPT hướng đến mục tiêu là hình thành và pháttriển năng lực cho HS do đó nội dung dạy học các Nội dung dạy học tiếp cậnnăng lực được thiết kế chủ trọng đến mục tiêu năng lực, phát triển năng lực chohọc sinh do đó những kiến thức hình thành cho học sinh đảm bảo gắn liền thựctiễn đời sống của các em hoặc mang tính tích hợp theo chủ đề Với mục tiêuphát triển năng lực chương tình giáo dục phổ thông mới đã đề cập đến vấn đềnày về:

- Phẩm chất cần hình thành ở người học: (1) Yêu gia đình, yêu quê hương đất nước(2) Nhân ái, khoan dung

(3) Trung thực, tự trọng, chí công vô tư(4) Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó

Trang 38

(5) Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng đất nước, nhân loại và môitrường tự nhiên

(6) Thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng chấp hành kỷ luật và pháp luật Những năng lực cần rèn luyện cho HS THPT trong giai đoạn hiện naybao gồm các năng lực:

- Năng lực tự học: HS xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác,chủ động; có khả năng lập và thực hiện kế hoạch học tập nề nếp; thực hiện cáchghi nhớ, cách phân tích nhiệm vụ học tập để lựa chọn được các nguồn tài liệuđọc phù hợp như sách giáo khoa, sách tham khảo, Internet, tóm tắt đề cương,bản đồ khái niệm, từ khóa,

- Năng lực giải quyết vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập,xác định và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất được biệnpháp, giải quyết vấn đề

- Năng lực sáng tạo: Biết đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiệntượng, làm rõ thông tin, ý tưởng mới, phân tích tóm tắt những thông tin liênquan từ nhiều nguồn khác nhau Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thôngtin đã cho, đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phùhợp, so sánh và bình luận được các giải pháp đề xuất Suy nghĩ và khái quáthóa thành tiến trình khi thực hiện một công việc nào đó, tôn trọng các quanđiểm trái chiều, áp dụng điều đã biết vào tình huống tương tự với những điềuchỉnh hợp lí, phát hiện yếu tố mới, tích cực trong ý kiến khác

- Năng lực tự quản lí: Nhận ra được các yếu tố tác động đến hành độngcủa bản thân trong học tập và giao tiếp hàng ngày; kiềm chế được cảm xúc củabản thân trong các tình huống ngoài ý muốn Ý thức được quyền lợi và nghĩavụ của mình, xây dựng và thực hiện được kế hoạch nhằm đạt được mục đích;nhận ra và có ứng xử phù hợp với những tình huống không an toàn Tự đánhgiá, tự điều chỉnh những hành động chưa hợp lí của bản thân trong học tập vàcuộc sống hàng ngày

Trang 39

- Năng lực giao tiếp: Biết đặt ra mục đích giao tiếp, khiêm tốn, lắng nghetrong giao tiếp, nhận ra được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đốitượng giao tiếp, diễn đạt ý tưởng một cách tự tin.

- Năng lực hợp tác: Đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ;xác định được loại công việc cần hợp tác nhóm để hoàn thành tốt nhất; phântích nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạt động cần thực hiện hoạt độngcủa mình, thúc đẩy hoạt động chung; chia sẻ, hợp tác với các thành viên

- Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông: Sử dụng được các thiết bịCNTT và các phần mềm hỗ trợ học tập thuộc các lĩnh vực khác nhau, tổ chứcvà lưu trữ dữ liệu; tìm kiếm được thông tin, lựa chọn thông tin phù hợp, xác lậpmối liên hệ giữa các kiến thức đã biết với các thông tin mới thu thập được vàdùng thông tin đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập và trong cuộc sống

- Năng lực ngôn ngữ: Nghe hiểu nội dung các bài đối thoại, truyện kể,

lời giải thích, đọc hiểu nội dung các văn bản, tài liệu; viết đúng các dạng vănbản; hiểu từ vựng thông dụng…

- Năng lực tính toán: Sử dụng thành thạo các phép tính, kỹ năng về đolường, công thức toán học, tính chất các hình hình học; sử dụng được thống kêtoán học trong học tập và trong một số tình huống đơn giản hàng ngày; sử dụngđược các dụng cụ đo, vẽ, tính toán

* Về đặc trưng PPDH: Dạy học theo hướng phát triển năng lực ngườihọc đòi hỏi GV sử dụng các phương pháp dạy không chỉ chú ý tích cực hóa HSvề mặt trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết vấn đềgắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp;

Dạy học định hướng phát triển năng lực chú trọng đến kỹ năng thực hànhcủa người học, trải nghiệm bằng hành động của người học để qua đó người họcthu nhận kiến thức mới, hình thành kỹ năng hành vi mới,… và thông qua cáchthức đó năng lực dần được hình thành và phát triển Do định hướng mục tiêu làphát triển năng lực học sinh, nội dung dạy học mang tính tích hợp gắn liền kiến

Trang 40

thức thực tiễn nên cách thức tổ chức dạy học là định hướng hành động ngườihọc Theo cách thức này một số phương pháp và cách thức dạy học định hướnghành động của người học được tích cực đưa vào sử dụng như dạy học như dạyhọc dự án, dạy học tích hợp theo chủ đề,…

* Về kiểm tra đánh giá: Hướng vào sự phát triển năng lực của mỗi cánhân HS Nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá phải chú trọng khả năngvận dụng kiến thức kỹ năng với các tình huống khác nhau trong học tập Kếtquả kiểm tra đánh giá căn cứ vào mục tiêu bài học và chuẩn kiến thức kỹ năngtheo định hướng năng lực và mục tiêu giáo dục nhận thức thẩm mĩ đối với HS,không có tính chất so sánh giữa các HS với nhau Chú trọng đánh giá kết quảhọc tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thốngcâu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học) Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá vàđánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu,theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyênnhân và nêu cách sửa chữa các sai sót

1.3.3 Hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng pháttriển năng lực học sinh trung học phổ thông

Ở cấp THPT - đây là giai đoạn giáo dục phân hóa và định hướng nghềnghiệp, các lĩnh vực KHTN được tách thành môn học riêng rẽ: Vật lý, Hóa học,Sinh học, là những môn tự chọn ở các lớp 10, 11 và 12 Nội dung các môn họcnày được thiết kế theo logic tuyến tính tiếp theo giai đoạn giáo dục cơ bản, đảmbảo logic phát triển các kiến thức cốt lõi, nâng cao và chuyên sâu, đáp ứng tốtđịnh hướng nhóm ngành cụ thể sau THPT

Các môn KHTN có sự kết hợp nhuần nhuyễn lý thuyết với thực nghiệm.Vì vậy, thực hành, thí nghiệm trong phòng thực hành, phòng học bộ môn, ngoàithực địa có vai trò và ý nghĩa quan trọng, là hình thức dạy học đặc trưng của cácmôn học này Qua thực hành, thí nghiệm, năng lực tìm tòi, khám phá của HSđược hình thành và phát triển Kiến thức KHTN gần gũi với cuộc sống hằng

Ngày đăng: 11/09/2019, 10:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Thị Ngọc Anh (2017), "Bản chất quá trình dạy học, trong các tư tưởng, ly thuyết giáo dục nước ngoài xưa và nay", Tạp chí giáo dục số 399 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản chất quá trình dạy học, trong các tưtưởng, ly thuyết giáo dục nước ngoài xưa và nay
Tác giả: Đào Thị Ngọc Anh
Năm: 2017
8. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm QLGD, Trường CBQL ĐTTW1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm QLGD
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
10. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quang Kính, Phạm Đỗ Nhật Tiến (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực QL nhà trường, NXB chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nâng cao năng lực QL nhàtrường
Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quang Kính, Phạm Đỗ Nhật Tiến
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
11. Bộ GD và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới GD THPT, NXB GD, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề chung về đổi mới GD THPT
Tác giả: Bộ GD và Đào tạo
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2007
18. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại Cương về quản lý - Đề cương về bài giảng cao học. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Cương về quản lý -Đề cương về bài giảng cao học
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 1996
20. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2015), Quản lý nhà trường, bài giảng dành cho học viên cao học, Học viện QLGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà trường
Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh
Năm: 2015
21. Nguyễn Thanh Huyền (2014), DH môn Công nghệ ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học, Luận văn Thạc sỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: DH môn Công nghệ ở trường phổ thôngtheo định hướng phát triển năng lực người học
Tác giả: Nguyễn Thanh Huyền
Năm: 2014
22. Trần Kiểm (1990), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
Tác giả: Trần Kiểm
Năm: 1990
23. Trần Kiểm (2010), Tiếp cận hiện đại trong QL GD, NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận hiện đại trong QL GD
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2010
24. Trần Kiểm (2012), Những vấn đề cơ bản của khoa học QL GD, NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của khoa học QL GD
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXBĐHSP
Năm: 2012
26. Quy Long, Kim Thư (2012), Sổ tay hướng dẫn đổi mới phương pháp quản lý giảng dạy nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, NXB Lao động - Xa hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay hướng dẫn đổi mới phương pháp quảnlý giảng dạy nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường
Tác giả: Quy Long, Kim Thư
Nhà XB: NXB Laođộng - Xa hội
Năm: 2012
27. Quy Long, Kim Thư (2012), Giúp Hiệu trưởng điều hành quản lý công việc hiệu quả cao, NXB Lao động - Xa hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giúp Hiệu trưởng điều hành quản lý côngviệc hiệu quả cao
Tác giả: Quy Long, Kim Thư
Nhà XB: NXB Lao động - Xa hội
Năm: 2012
28. Hà Thế Ngữ- Đặng Vũ Hoạt (1998), Giáo dục học, tập 1. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học, tập 1
Tác giả: Hà Thế Ngữ- Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
29. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý, Trường cán bộ QL TW, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1989
30. Nguyễn Ngọc Quang (1990), Những khái niệm cơ bản về lý luận QL GD, Trường CBQLGD & ĐTTW1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về lý luận QL GD
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1990
31. Phạm Hồng Quang (2014), Một số vấn đề cơ bản về nghiên cứu khoa học GD, Tài liệu hướng dẫn học tập cho học viên cao học chuyên ngành QL GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cơ bản về nghiên cứu khoa họcGD
Tác giả: Phạm Hồng Quang
Năm: 2014
32. Hoàng Trung Quân (2015), QL HĐDH theo định hướng phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học ở trường THPT Chu Văn An tỉnh Thái Bình, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: QL HĐDH theo định hướng phát triển toàndiện năng lực, phẩm chất người học ở trường THPT Chu Văn An tỉnhThái Bình
Tác giả: Hoàng Trung Quân
Năm: 2015
33. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật GD sửa đổi, bổ sung, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật GD sửa đổi
Tác giả: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2009
34. R.Roy Singh (1997), Nền GD cho thế kỷ 21, những triển vọng ở Châu Á - Thái Bình Dương, Viện Khoa học và GD Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nền GD cho thế kỷ 21, những triển vọng ở Châu Á -Thái Bình Dương
Tác giả: R.Roy Singh
Năm: 1997
35. Nguyễn Thị Tính (2014), Đánh giá và kiểm định chất lượng GD, Tài liệu dung cho học viên Cao học chuyên ngành QLGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá và kiểm định chất lượng GD
Tác giả: Nguyễn Thị Tính
Năm: 2014

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w