CƠ sở lý LUẬN về HÀNH VI GIAO TIẾP TRÊN MẠNG xã hội của SINH VIÊN CƠ sở lý LUẬN về HÀNH VI GIAO TIẾP TRÊN MẠNG xã hội của SINH VIÊN CƠ sở lý LUẬN về HÀNH VI GIAO TIẾP TRÊN MẠNG xã hội của SINH VIÊN CƠ sở lý LUẬN về HÀNH VI GIAO TIẾP TRÊN MẠNG xã hội của SINH VIÊN
Trang 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI GIAO TIẾP TRÊN MẠNG XÃ HỘI
CỦA SINH VIÊN
Trang 2Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Những nghiên cứu về giao tiếp
*Nghiên cứu về giao tiếp ở nước ngoài
Vấn đề về giao tiếp đã được nghiên cứu từ rất sớm trên thếgiới Thời cổ đại, các nhà triết học như Socrate (470 - 339 TCN),Platon (428 - 347 TCN) đã đề cập đến vấn đề giao tiếp, coi sự đốithoại là sự giao tiếp trí tuệ của những con người biết suy nghĩ, là
sự phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người [14]
Bước vào thời kỳ Phục Hưng, giao tiếp được coi như là mộtphương thức ứng xử có văn hóa của con người và được các nhànghệ thuật coi là đối tượng nghiên cứu Trong đó, tiêu biểu là họa
sĩ thiên tài người Ý Leonardo do Vinci (1452 - 1512) đã miêu tả sựgiao tiếp mẹ - con thông qua các bức tranh nổi tiếng của mình [45]
Thế kỷ XIX, K Mark (1818 - 1833) đã có những nghiên cứusâu sắc về giao tiếp trong “Bản thảo Kinh tế - Triết học”, thể hiện
ở những quan điểm cho rằng giao tiếp là khí quan biểu hiện sinhhoạt và một trong những phương thức chiếm hữu sinh hoạt củacon người, đồng thời, thông qua giao tiếp với người khác mà cóthái độ với chính bản thân mình [24]
Trang 3Bước sang thế kỷ XX, giao tiếp đã được các nhà khoa họcquan tâm với tư cách là một khoa học và được nghiên cứu trênnhiều lĩnh vực: triết học, xã hội học, đặc biệt là tâm lý học với cácnghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống.
Nhà phân tâm học S.Freud (1856 - 1939) đã nghiên cứu vềmối liên hệ giữa giao tiếp và giấc mơ và khẳng định cơ chế đồngnhất hóa đảm bảo mối liên hệ qua lại giữa các chủ thể trong nhóm
xã hội, từ đó tạo ra sự đồng nhất cảm xúc, thấu cảm, tiếp thu tìnhcảm của người khác [31]
Tâm lý học Gestalt quan tâm đến hiện tượng giao tiếp nhưmột cấu trúc trọn vẹn Họ phân tích giao tiếp thành các yếu tố vàđặt chúng trong hệ thống các yếu tố rộng hơn, các quan hệ xã hội.Khi nghiên cứu các yếu tố giao tiếp, nhà tâm lý học Pháp Bateson
đã phân biệt thành hai hệ thống giao tiếp là giao tiếp đối xứng vàgiao tiếp bổ sung Theo ông, mọi giao tiếp đều biểu hiện ra ở mộttrong những phương thức ấy, nó thể hiện tính hệ thống khi thiếtlập được sự bình đẳng hay sự tương hỗ và tính bổ sung khi thểhiện sự khác nhau [31].
Ngành Tâm lý học của Liên Xô (cũ) cũng nghiên cứu vấn đềgiao tiếp nhưng theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau, các hướng
Trang 4nghiên cứu này được tác giả Huỳnh Văn Sơn tóm tắt trong cuốn
“Giáo trình tâm lí học giao tiếp” theo hai hướng
Hướng thứ 1 nghiên cứu lý luận chung về giao tiếp như bảnchất, cấu trúc, cơ chế giao tiếp, phương pháp luận nghiên cứu giaotiếp, mối quan hệ giữa giao tiếp và hoạt động Hướng nghiên cứunày thể hiện trong nhiều công trình nghiên cứu của các nhà tâm lýhọc Liên Xô (cũ) như “Về bản chất giao tiếp người” (1973) củaXacopnhin, “Tâm lý học về các mối quan hệ qua lại trong nhómnhỏ” (1976) của I.L.Kolominxki, “Tâm lý học giao tiếp” (1978)của A.A.Leonchiev, “Giao tiếp trong tâm lý học” (1981) củaK.Platonov, “Phạm trù giao tiếp và hoạt động trong tâm lý học”của B.P.Lomov Hướng nghiên cứu này tồn tại hai luồng quanđiểm khác nhau: Quan điểm thứ nhất cho rằng giao tiếp có thể làmột dạng hoạt động hoặc có thể là một phương thức, điều kiệncủa hoạt động Đại diện cho quan điểm theo xu hướng này làA.A.Leonchiev Còn quan điểm thứ hai lại cho rằng hoạt động vàgiao tiếp là những phạm trù tương đối độc lập trong quá trìnhthống nhất của đời sống con người Phạm trù “hoạt động” phảnánh mối quan hệ giữa chủ thể - khách thể, phạm trù “giao tiếp”phản ánh mối quan hệ chủ thể - chủ thể
Trang 5Hướng thứ 2 nghiên cứu các dạng giao tiếp nghề nghiệptrong đó giao tiếp sư phạm là một loại giao tiếp nghề nghiệp đượcnhiều nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu Có thể kể đến một vàitác giả có những nghiên cứu về giao tiếp sư phạm như A.A.Leonchiev với “Giao tiếp sư phạm” (1979), A.V.Petropxki với
“Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm” và một số tác giảkhác tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo viên và họcsinh trong giao tiếp trường học [33]
Những quan điểm trên mặc dù có cách tiếp cận khác nhaunhưng đều khẳng định vai trò quyết định của giao tiếp trong sựphát triển của loài người nói chung và trong sự phát triển nhâncách của từng cá nhân nói riêng
*Nghiên cứu về giao tiếp ở trong nước
Các công trình nghiên cứu về giao tiếp ở nước ta khá đadạng, phong phú và chia làm nhiều hướng khác nhau
Hướng đầu tiên nghiên cứu vấn đề giao tiếp với các khíacạnh khác nhau về bản chất của giao tiếp, vai trò, vị trí của giaotiếp trong sự hình thành nhân cách.Có thể đề cập đến một số tácgiả như Bùi Văn Huệ “Bàn về phạm trù giao tiếp” (1981); NguyễnSinh Huy, Trần trọng Thủy với “Nhập môn khoa học giao tiếp”(2006)
Trang 6Hướng thứ hai đề cập đến giao tiếp trong nhà trường vớikhái niệm giao tiếp, chức năng, vai trò của giao tiếp, phong cáchgiao tiếp, hệ thống phân loại giao tiếp,… Và các nguyên tắc, quytrình ứng xử trong giao tiếp sư phạm, cung cấp cái nhìn hệ thống
về các vấn đề lý luận và thực tiễn trong giao tiếp sư phạm như
“Giao tiếp và ứng xử sư phạm” (1992) của tác giả Ngô CôngHoàn, “Giao tiếp sư phạm” (1997) của tác giả Hoàng Anh, “Đặcđiểm giao tiếp sư phạm” (1985) của tác giả Trần Trọng Thủy
Hướng thứ ba tập trung vào nghiên cứu các kỹ năng giao tiếptrong nhiều lĩnh vực khác nhau như Trần Trọng Thủy với bài
“Tình người, giao tiếp và văn hóa giao tiếp” (1998) đã đề cập đếnmột số kỹ năng giao tiếp như kỹ năng chỉnh sửa các ấn tượng banđầu của mình về người khác khi mới quen họ, kỹ năng bước vàogiao tiếp với người khác một cách không có định kiến Tác giảNguyễn Văn Đính đề cập đến một số kỹ năng giao tiếp mà ngườihướng dẫn viên cần có khi tiếp xúc với khách du lịch trong “Giáotrình tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh dulịch” (1997) như kỹ năng định hướng, kỹ năng định vị, kỹ năngđiều khiển giao tiếp [8]
Một số công trình nghiên cứu thực tiễn:
Trang 7Bùi Thị Nguyên Hảo (2013) với “Thực trạng kỹ năng giaotiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở thị xã Dĩ An” đãnghiên cứu về thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về sựcần thiết của kỹ năng giao tiếp sư phạm, đánh giá kỹ năng giaotiếp sư phạm của các giáo viên mầm non trong hoạt động chămsóc và giáo dục trẻ, tìm hiểu các khó khăn của họ, lí giải nguyênnhân và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp sưphạm của các giáo viên này [15].
Nguyễn Ngọc Trinh (2013) với “Thực trạng kỹ năng giaotiếp sư phạm của giáo viên với trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở một sốtrường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh” đã đưa ra các tiêuchí và thang đánh giá kỹ năng giao tiếp sư phạm của các giáo viênđối với trẻ 4 - 5 tuổi Dựa vào đó, tác giả tiến hành khảo sát vàđánh giá thực trạng kỹ năng giao tiếp của các giáo viên tại một sốtrường mầm non trên địa bàn thành phố [39]
Nguyễn Huy Toàn (2011) với “Kỹ năng giao tiếp của họcviên Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân II” đã khái quát một sốvấn đề cơ bản về lý luận giao tiếp, kỹ năng, kỹ năng giao tiếp Từ
đó, nghiên cứu thực trạng kỹ năng giao tiếp của học viên trườngTrung cấp Cảnh sát nhân dân II trong hoạt động học tập gồm kỹnăng điều khiển quá trình giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng
Trang 8diễn đạt Đồng thời, đề ra các biện pháp và tổ chức thực nghiệmnhằm đảm bảo tính khả thi của các biện pháp ấy [37].
Những nghiên cứu về hành vi giao tiếp trên mạng xã hội
*Ở nước ngoài
Các nghiên cứu về hành vi giao tiếp
Newcomb và Svehla đã nghiên cứu Thuyết hành vi giao tiếpABX Theo họ, hành vi giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ phầntruyền đến phần nhận Hành vi giao tiếp xảy ra trong tình huốngtác động trực tiếp của các cá nhân; hành vi giao tiếp là hành vi cóchủ định; hành vi giao tiếp nhằm mục đích hướng đến sự lĩnh hội;các thành viên của nhóm trong tâm trạng liên kết với nhau [22]
Tác giả Erhard Thiel trong cuốn “Hành vi giao tiếp” đã chorằng: con người có nhiều cách thể hiện mình Dù muốn haykhông, những suy nghĩ, tình cảm hay khát vọng, ý muốn củachúng ta đều thể hiện qua từng động tác của đôi bàn tay, đôi chân,của đôi mắt, cái nhìn Những hành động đó cho chúng ta biết vềnhững con người mà chúng ta tiếp xúc nhiều hơn ngàn lần nhữngcâu nói [8]
Trong cuốn “Hành vi giao tiếp của người Nga”, hai tác giảJ.Prokhorov và I.Cternin đưa ra các dạng thức biểu hiện hành vi
Trang 9giao tiếp của người Nga như: giao tiếp nội ngôn ngữ, giao tiếpgiao ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ và các loại trắc nghiệmkhảo cứu hành vi lời nói của người Nga trong giao tiếp [36].
Edward T Hall, nhà nhân văn học đã nhấn mạnh khái niệmhành vi không gian giao tiếp Đó là cách thức sử dụng không giantrong giao tiếp giữa các cá nhân Nghiên cứu này được tác giả kỳvọng ứng dụng không chỉ vào trong giao tiếp giữa các cá nhân màcòn ứng dụng trong việc thiết kế, xây dựng, quy hoạch các tòa nhà[46]
Vào năm 1955 Adam Kendon, Albert Scheflen và RayBirdwhistell đã nghiên cứu về hành vi giao tiếp phi ngôn ngữthông qua phương pháp phân tích bối cảnh Từ đó, mở đường chonhững nghiên cứu về giao tiếp phi ngôn ngữ như nghiên cứu vềmối quan hệ giữa giao tiếp bằng mắt và khoảng cách khi đối thoạicủa Argyle và Dean, nghiên cứu về những hành vi phi ngôn ngữtrong các tình huống đàm phán của Nierenberg và Calero, nghiêncứu về phương thức sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ thu hút nhữngngười khác của Fast… [46]
Bên cạnh đó, cũng có những nghiên cứu về mô hình hành vigiao tiếp như mô hình của Weiner, mô hình chức năng củaJacobson, mô hình của Bird Whistell, Perdonici, Shanon, Weaver,
Trang 10… Những nghiên cứu này chỉ ra cách thức hoạt động và các thành
tố của hành vi giao tiếp Mặc dù các tác giả xây dựng các mô hìnhkhác nhau, tuy nhiên đều chỉ ra trong đó các thành tố chung như
bộ phát, bộ thu, bản thông điệp Càng về sau, các mô hình có thêmnhiều yếu tố hơn như môi trường truyền thông, kênh,… [6]
Các nghiên cứu về mạng xã hội
Các tác giả Trần Hữu Luyến, Trần Thị Minh Đức và Bùi ThịHồng Thái (2015) trong “Mạng xã hội với sinh viên” [25] đã tríchdẫn sáu hướng nghiên cứu chủ yếu về mạng xã hội trên thế giới:Quan niệm bạn bè trên mạng xã hội, nhu cầu và lợi ích của việc sửdụng mạng xã hội, bản sắc cá nhân thể hiện trên mạng xã hội, vấn
đề tự công khai và bảo mật thông tin trên mạng xã hội, những rủi
ro và hành vi nguy cơ từ mạng xã hội, sự phụ thuộc mạng xã hội
và nghiện mạng xã hội
Về quan niệm bạn bè trên mạng xã hội, Adriana A Manago
và cộng sự (2007) khẳng định những người bạn trên mạng xã hộitrở thành một phần thiết yếu trong đời sống xã hội của thanh thiếuniên trong khi thực tế họ không có mối quan hệ bạn bè trực diệnnhư ngoài đời Sự dễ dàng của liên lạc điện tử làm cho thành niên
ít quan tâm đến giao tiếp đối mặt với bạn bè của họ
Trang 11Về nhu cầu và lợi ích của mạng xã hội, Subrahmanyam vàGreenfield (2008) chỉ ra tần số giao tiếp và sự tự công khai đóngvai trò trong giao tiếp trung gian qua máy tính và hình thành tìnhbạn trực tuyến giữa các cá nhân giống như họ làm trong tương tácmặt đối mặt và các quan hệ bạn bè ngoại tuyến Richard M Guo(2008) cho rằng ngoài việc hỗ trợ phát triển xã hội, các dịch vụmạng xã hội cũng tạo điều kiện cho việc chia sẻ liên kết web, hìnhảnh và tin tức giúp người dùng kết nối một cách thân thiết và gầngũi hơn với bạn bè ở mọi khoảng cách không gian.
Về bản sắc cá nhân thể hiện trên mạng xã hội, Hayes (2008)
đã đề cập đến ba chức năng của internet đối với bản sắc cá nhân làchức năng công cụ giao tiếp, chức năng nghịch đảo - công bốriêng tư cá nhân và chức năng cho phép những người trẻ tuối thửnghiệm về bản sắc cá nhân Theo Choi (2010), nghiên cứu quy môquốc gia của giáo sư tâm lý học Jean Twenge phát hiện ra rằng:57% người trẻ tuổi tin rằng thế hệ của họ sử dụng trang mạng xãhội nhằm để tự quảng cáo, ái ký và thu hút sự chú ý
Về tự công khai thông tin trên mạng xã hội, Choi (2010) chorằng mạng xã hội có đầy đủ tính năng giúp khắc họa toàn bộ chândung của một cá nhân online như hồ sơ cá nhân, những cập nhập
Trang 12trạng thái cá nhân, tường bài viết, số lượng bạn bè, hình ảnh, clip.Nhờ đó, cá nhân có thể tự thể hiện mình trên mạng xã hội.
Về những rủi ro trên mạng xã hội, các nghiên cứu của Belsey(2006), Campbell (2005), Shaiff (2008) và Willard (2006) đều chỉ
ra rằng việc bắt nạt và quấy rối trên mạng là mô hình hành vi tiêucực phổ biến trong môi trường giao tiếp ảo Một loại các phươngtiện truyền thông được sử dụng bởi các thủ phạm dẫn đến sựkhủng hoảng và chấn thương tâm lý của các nạn nhân.Trong đó,đối tượng bị bắt nạt nhiều nhất là trẻ em và thanh thiếu niên
Về sự phụ thuộc mạng xã hội và nghiện mạng xã hội, Young(1996) đã đưa ra tám tiêu chuẩn, theo đó nếu cá nhân nào có ítnhất năm trong tám tiêu chuẩn đó thì được xác định là nghiệninternet Tám tiêu chuẩn ấy là bận tâm bởi internet; Có nhu cầu sửdụng intermet ngày càng tang để được thỏa mãn; Nỗ lực nhiều lầnnhưng không thành công trong việc kiểm soát, giảm hoặc ngừng
sử dụng; Kích động hoặc dễ bị kích thích khi có xu hướng giảmhoặc ngừng sử dụng; Tiêu tốn thời gian lên mạng xã hội; Các mốiquan hệ quan trọng, hoạt động nghề nghiệp, xã hội, giải trí bị mấthoặc có nguy cơ bị mất do sử dụng internet và các ứng dụng; Nóidối gia đình, nhà trị liệu để che dấu thực trạng sử dụng; Sử dụnginternet để trốn tránh khó khăn hoặc giải tỏa sự hoảng loạn
Trang 13*Ở trong nước
Nghiên cứu về hành vi giao tiếp
Các nghiên cứu về hành vi giao tiếp của nước ta chủ yếu đisâu vào hành vi giao tiếp có văn hóa hay văn hóa giao tiếp Có thể
kể một số các công trình nghiên cứu như:
Tác giả Hồ Sỹ Hùng (2014) với bài viết “Thực trạng giáodục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” đãtìm hiểu về hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ thông qua cácnhóm hành vi là hành vi giao tiếp ứng xử lịch sự, lễ phép, hành vitham gia vào hội thoại và giao tiếp có văn hóa, hành vi biểu đạtnhu cầu với người khác, hành vi chia sẻ sự cảm thông, giúp đỡngười khác và hành vi tôn trọng trong giao tiếp Từ đó, đề ra cácnhóm biện pháp nhằm nâng cao hành vi ở trẻ gồm nhóm biệnpháp giáo dục tình cảm, tổ chức môi trường hoạt động, luyện tập
và đánh giá [21]
Tác giả Hoàng Thị Phương (2002) với luận án “Một số biệnpháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 - 6 tuổi” đãnghiên cứu thực trạng các hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ 5 -
6 tuổi thông qua các biểu hiện như biểu hiện tôn trọng lẫn nhau,biểu hiện thiện chí trong giao tiếp, biểu hiện quan tâm đến ngườikhác, hiểu hiện nhân hậu, biểu hiện trung thực và các kỹ năng là
Trang 14kỹ năng cư xử lịch sự, kỹ năng cư xử khéo léo và kỹ năng nhậnbiết, thể hiện tình cảm trong giao tiếp Từ đó đưa ra các biện phápnhằm cải thiện hành vi là giáo dục tình cảm, tổ chức luyện tập vàgiáo dục ý thức và thực nghiệm thăm dò, diện hẹp và diện rộng[31].
Tác giả Trịnh Thị Xinh (2010) với luận án “Biểu hiện vềhành vi giao tiếp có văn hóa của sinh viên trường Đại học Sưphạm Hà Nội” nghiên cứu về nhận thức của sinh viên về hành vigiao tiếp có văn hóa, các biểu hiện hành vi giao tiếp có văn hóacủa sinh viên với bạn bè, thầy cô và ở nơi công cộng và mức độ tựđánh giá của sinh viên về các hành vi của mình Từ đó, đưa ra cácgiải pháp nhằm cải thiện hành vi cho sinh viên trường Đại học Sưphạm Hà Nội và tiến hành xây dựng các bài tập thử nghiệm tácđộng cho sinh viên [45]
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn với bài viết “Quan niệm về hành
vi giao tiếp có văn hóa của tuổi trẻ” đã phân tích khái niệm về vănhóa, hành vi văn hóa và văn hóa giao tiếp, từ đó, xây dựng kháiniệm hành vi giao tiếp có văn hóa, cấu trúc của hành vi giao tiếp
có văn hóa và các biểu hiện hành vi giao tiếp có văn hóa của tuổitrẻ [43]
Nghiên cứu về mạng xã hội
Trang 15Các tác giả Trần Hữu Luyến, Trần Thị Minh Đức và Bùi ThịHồng Thái (2015) trong “Mạng xã hội với sinh viên” đã nghiêncứu các nội dung như thực trạng sử dụng mạng xã hội trong sinhviên, những vấn đề về bảo mật thông tin trên mạng xã hội, nhucầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên và những áp lực sinh viên
có thể gặp phải khi sử dụng mạng xã hội Thông qua đó, nhóm tácgiả đã chỉ ra rằng tỷ lệ sinh viên sử dụng mạng xã hội rất cao vớinhững nhu cầu chủ yếu về giải trí và tương tác mặc dù các em rất
dễ gặp phải những áp lực khi sử dụng mạng xã hội Đồng thời,nhóm tác giả cũng khẳng định rằng sinh viên càng có nhu cầu sửdụng mạng xã hội cao thì càng dễ chịu phải những áp lực, rủi ro từmạng xã hội [25]
Tác giả Đỗ Công Anh (2011) với “Nghiên cứu xu hướngphát triển mạng xã hội và đề xuất chính sách định hướng pháttriển mạng xã hội Việt Nam” đã tập trung vào các vấn đề tổngquan thực trạng phát triển mạng xã hội trên thế giới và Việt Nam,các bài học kinh nghiệm trong quản lý mạng xã hội, áp dụng môhình giải toán để nghiên cứu bản chất mạng xã hội, đè ra cácchính sách, giải pháp phát triển mạng xã hội ở Việt Nam [1]
Tác giả Hoàng Anh (2013) với “Thực trạng sử dụng mạng xãhội Facebook của sinh viên Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật
Trang 16tp.HCM” đã chỉ ra các mục đích, tính chất, nội dung sử dụngmạng xã hội Facebook của sinh viên và các biểu hiện tâm lí củacác em khi tham gia mạng xã hội này [3].
Tác giả Đào Lê Hòa An (2013) với “Nghiên cứu về hành vi
sử dụng Facebook của con người - một thách thức mới cho tâm líhọc hiện đại” đã tập trung vào các những hành vi sử dụng internet
và Facebook ở trên thế giới và ở Việt Nam [5]
Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hành vi giaotiếp có văn hóa, văn hóa giao tiếp và mạng xã hội Tuy nhiên, vẫnchưa có đề tài nghiên cứu về hành vi giao tiếp trên mạng xã hội
Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hành vi giao tiếptrên mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Khánh Hòa”
Các khái niệm cơ bản
Hành vi giao tiếp trên mạng xã hội
Hành vi
Khái niệm hành vi được J Watson (1878 - 1958) xây dựngtrên nền móng thực chứng luận và chỉ dựa trên những biểu hiện cóthể quan sát được từ bên ngoài Theo J Watson, mỗi người đượcxác định bởi một tập hợp những hành vi của người đó Hành viđược xem như là tổng hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích
Trang 17thích của môi trường bên ngoài theo công thức S R (Kích thích Phản ứng) Điều này có nghĩa là bất kỳ hành vi nào của con người
-và động vật đều diễn ra theo cơ chế: có kích thích thì có phản ứngchứ không liên quan gì đến ý thức, đến những yêu cầu và chuẩnmực xã hội Như vậy, theo J Watson, hành vi của con ngườikhông khác gì hành vi của con vật và chỉ có khả năng phản ứngthụ động, hoàn toàn lệ thuộc vào kích thích tác động lên conngười, mọi yếu tố tâm lý, ý thức đều bị triệt tiêu và hoàn toànkhông có vai trò gì giữa kích thích và phản ứng [27]
Theo Từ điển Tâm lý học do J Corsini chủ biên, hành vi lànhững hành động phản ứng, những tương tác đáp lại kích thíchbên trong và bên ngoài, bao gồm những cử chỉ quan sát được mộtcách khách quan, những cử chỉ nội tâm và những quá trình thuộc
về vô thức Hành vi có hai phạm trù là hành vi biểu hiện ra bênngoài và hành vi diễn ra bên trong Hành vi bộc lộ ra bên ngoài lànhững hành động mà người khác có thể quan sát trực tiếp được.Hành vi diễn ra bên trong đầu là những gì chúng ta làm mà ngườikhác không thể quan sát trực tiếp được nhưng có thể nhận biếtthông qua suy luận Chủ nghĩa hành vi cổ điển chỉ quan tâm đếnnhững hành vi bộc lộ ra bên ngoài, bỏ qua những gì diễn ra trongđầu thuộc bình diện nhận thức Tuy nhiên, đến chủ nghĩa hành vihiện đại, cả hai phạm trù này đều được quan tâm [27]
Trang 18J Piaget (1896 - 1960) - nhà tâm lý học người Thụy Sĩ lạinhấn mạnh tính tích cực của hành vi con người và cho rằng hành
vi còn là sự tìm kiếm hoàn cảnh hay đối tượng còn thiếu hay chưatồn tại Hành vi được hiểu là tính tích cực có định hướng [27]
Trong Tâm lý học Hoạt động, hành vi của con người đượcxem như hoạt động, tuy ít nhiều mang yếu tố bẩm sinh, nhưng chủyếu chịu sự chi phối từ phía xã hội thông qua ngôn ngữ và hệthống các tín hiệu ý nghĩa khác
Theo L.X Vugotxki (1896 - 1934) thì hành vi của con ngườikhông những là sản phẩm của tiến hóa lịch sử, là kết quả pháttriển trong thời thơ ấu, mà còn là sản phẩm phát triển của lịch sử.Đồng thời, L.X Vugotxki chỉ ra rằng ranh giới giữa hành vi người
và động vật nằm ở chỗ chúng có các cấu trúc hoàn toàn khácnhau Ở động vật, các dạng hành vi chủ yếu được hợp thành bởihai nhóm phản ứng Đó là nhóm phản ứng bẩm sinh (vô điềukiện) và nhóm tự tạo (có điều kiện) Ở con người, cấu trúc hành vibao gồm kinh nghiệm lịch sử, kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệmkép Kinh nghiệm lịch sử là kinh nghiệm được các thế hệ trướctruyền lại cho các thế hệ sau, nhưng không theo con đường ditruyền sinh vật mà theo con đường di truyền xã hội Kinh nghiệm
xã hội được hiểu là những tri thức nhận được từ người khác cùng
Trang 19sống, cùng hoạt động truyền lại cho nhau Đây là một trong nhữngthành phần rất quan trọng trong hành vi của con người - thànhphần xã hội của hành vi con người Kinh nghiệm kép là kinhnghiêm được hình thành trong hoạt động lao động thực tiễn củacon người Có nghĩa là khi con người tham gia vào hoạt động laođộng thực tiễn, lặp lại lao động ở chân tay và biến đổi vật liệutheo một biểu tượng đã hình thành trong đầu từ trước Các kinhnghiệm này có điểm chung là nội dung của chúng đều xuất phát từquá trình lao động, từ quá trình truyền đạt kinh nghiệm từ thế hệnày sang thế hệ khác, từ người này tới người khác và từ việc mỗingười tự lĩnh hội các kinh nghiệm Quá trình này không thể thựchiện được nếu không có tâm lý và ý thức giữ chức năng địnhhướng và tích cực hóa.Vì vậy L.X Vugotxki đã khẳng định ý thức
là một cấu trúc rất phức tạp của hành vi Hành vi được hiểu ngầm
là hoạt động của con người [17]
A.N Leonchiev (1903 - 1979) khẳng định hành vi khôngphải là những phản ứng máy móc của một cơ thể sinh vật, màhành vi phải được hiểu là hoạt động [28]
Theo Từ điển Tâm lý học do A.V Petropxki và M.G.Iarosepxki chủ biên, hành vi là sự tác động qua lại giữa cơ thểsống, thông qua hoạt tính bên ngoài (vận động) và bên trong (tâm
Trang 20lý) Thuật ngữ hành vi được sử dụng để chỉ hành vi của các cá thểriêng lẻ, các cá nhân cũng như của nhóm loài (hành vi của mộtloài sinh vật hay của nhóm xã hội) [27].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc, hành vi là những biểu hiện rabên ngoài của hoạt động gắn liền với động cơ và mục đích [16]
Trong cuốn Từ điển Tâm lý học của tác giả Vũ Dũng, hành
vi là sự tương tác với môi trường trên cơ sở tính tích cực bênngoài (vận động) và bên trong (tâm lý), tính tích cực có địnhhướng của cơ thể sống đảm bảo thực hiện các tiếp xúc với thế giớibên ngoài [12]
Như vậy, từ những quan điểm ở trên, chúng tôi cho rằnghành vi có những nội dung sau:
Hành vi con người là biểu hiện bên ngoài của hoạt động,được điều chỉnh bởi các cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể.Điều này đảm bảo cho con người tồn tại và phát triển
Hành vi con người lúc nào cũng chịu sự quy định xã hội vàđặc trưng bởi tính mục đích, tính ý nghĩa, tính lựa chọn và tínhsáng tạo
Hành vi con người nảy sinh khi có nhu cầu và hoàn cảnh thỏamãn nhu cầu ấy
Trang 21Giao tiếp
Nhà tâm lý học xã hội người Anh M.Argule lại mô tả giaotiếp như quá trình ảnh hưởng lẫn nhau qua các hình thức tiếp xúckhác nhau Giao tiếp thông tin được biểu hiện bằng lời hay bằngphi ngôn ngữ từ nhiều người đến một người giống như việc tiếpxúc thân thể của con người trong quá trình tác động qua lại về mặtvật lý và chuyển dịch không gian [33]
David K.Berlo định nghĩa giao tiếp là một quá trình có chủđịnh hay không có chủ định, có ý thức hay không có ý thức màtrong đó các cảm xúc và tư tưởng được diễn đạt trong các thôngđiệp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ Giao tiếp của con ngườidiễn ra ở các mức độ khác nhau: trong con người, giữa con ngườivới con người và công cộng Giao tiếp của con người là một quátrình năng động, bất thuận nghịch, tác động qua lại và có tính chấtngữ cảnh [33]
Trong cuốn “Tâm lí học giao tiếp”, tác giả Nguyễn VănĐồng [14] đã đề cập đến các khái niệm giao tiếp của các tác giảtrên thế giới dưới các cách tiếp cận khác nhau: Ở góc độ tiếp cậnnhận thức, L.X.Vưgotxki cho rằng giao tiếp là quá trình chuyểngiao tư duy và cảm xúc, còn K.K.Platonov cho rằng giao tiếp lànhững mối liên hệ có ý thức của con người trong cộng đồng loài
Trang 22người B.Ph.Lomov lại xem xét giao tiếp là sự thể hiện mối quan
hệ giữa con người với con người hay giữa nhân cách này với cáchkhác trong mối quan hệ liên nhân cách Dưới góc độ nhân cách,V.N.Miaxixev cho rằng giao tiếp là một quá trình quan hệ tácđộng qua lại lẫn nhau giữa các nhân cách cụ thể Ở góc độ tiếpcận về chức năng giao tiếp, theo B.Parưgin giao tiếp là quá trìnhquan hệ tác động giữa các cá thể, là quá trình thông tin quan hệgiữa con người với con người, là quá trình hiểu biết lẫn nhau, ảnhhưởng lẫn nhau và trao đổi xúc cảm lẫn nhau Xem xét giao tiếp làmột dạng hoạt động, định nghĩa của A.N.Leonchiev đã chỉ ra giaotiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơtrong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhâncách, các quan hệ tâm lý và sử dụng những phương tiện đặc thù,
mà trước hết là ngôn ngữ Tiếp cận ở khía cạnh hệ thống, GeorgenThiner cho rằng giao tiếp là sự truyền đạt thông tin, qua đó cáctrạng thái của hệ thống phát thông tin phát huy ảnh hưởng tớitrạng thái của hệ nhận thông tin
Định nghĩa về giao tiếp, tác giả Phạm Minh Hạc cho rằnggiao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người vớingười để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa người ta với nhau[16]
Trang 23Tác giả Trần Trọng Thủy thì quan niệm giao tiếp là một quátrình chủ đích hay không có chủ đích, có ý thức hay không có ýthức trong đó các cảm xúc và tư tưởng được diễn đạt trong cácthông điệp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ [42].
Tác giả Vũ Dũng cho rằng giao tiếp là quá trình hình thành
và phát triển sự tiếp xúc giữa người với người được phát sinh từnhu cầu trong hoạt động chung, bao gồm sự trao đổi thông tin, xâydựng chiến lược tương tác thống nhất tri giác và tìm hiểu ngườikhác [12]
Trong đề tài này, chúng tôi theo quan điểm về giao tiếp củatác giả Nguyễn Quang Uẩn Theo quan điểm này giao tiếp là mốiquan hệ giữa người và người, thể hiện sự tiếp xúc tâm lý giữangười và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau vềthông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qualại với nhau Hay nói cách khác, giao tiếp xác lập và vận hành cácquan hệ người - người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủthể này với chủ thể khác [43]
Hành vi giao tiếp
Thuyết Hành vi cho rằng mọi hành vi giao tiếp - ứng xử của
cá nhân trong xã hội là quá trình tiếp nhận kích thích ngoại giới vàphản ứng đáp lại kích thích của cơ thể Thuyết Hành vi quan tâm
Trang 24nhiều hơn tới phương diện ứng xử, tác nhân kích thích của môitrường quy định tính chất, đặc điểm của hành vi giao tiếp - ứng
xử Hành vi giao tiếp - ứng xử là một chuỗi phản ứng trước haysau những thay đổi của môi trường, điều kiện bên ngoài [24]
Newcomb và Svehla cho rằng hành vi giao tiếp là sự truyềnđạt thông tin từ phần truyền đến phần nhận Hành vi giao tiếp xảy
ra trong tình huống tác động trực tiếp của các cá nhân, là hành vi
có chủ định, nhằm mục đích hướng đến sự lĩnh hội [20]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Lâm trong cuốn “Khoa học giaotiếp”, hành vi giao tiếp là một chuỗi hành động được thúc đẩy bởimục đích muốn thỏa mãn một nhu cầu nào đó liên quan đến khảnăng của chủ thể giao tiếp Nếu việc thỏa mãn nhu cầu bị cản trở,chủ thể giao tiếp có thể lập lại hành vi, hoặc thay đổi mục đích,hoặc vỡ mộng, hoặc lãnh đạm với cuộc sống nếu hành vi duy trìlâu dài [23]
Tác giả Huỳnh Văn Sơn trong cuốn “Nhập môn tâm lý họcgiao tiếp” đã nhìn nhận về hành vi giao tiếp như một quá trìnhtruyền thông mang tính chất tâm lý phong phú và phức tạp [33]
Tác giả Trịnh Thị Xinh trong đề tài “Biểu hiện về hành vigiao tiếp có văn hóa của sinh viên trường Đại học Sư phạm HàNội” cho rằng hành vi giao tiếp là những biểu hiện cụ thể bên
Trang 25ngoài của hoạt động những được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm líbên trong của chủ thể, của nhân cách Các hành vi giao tiếp được
cá nhân thể hiện trong giao tiếp thông qua ngôn ngữ, hành vi, cửchỉ, nói, viết… của mình với người khác và xã hội [45]
Tác giả Hoàng Thị Phương trong luận án tiến sĩ giáo dục học
“Biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 - 6tuổi” đã xác định nội hàm của khái niệm hành vi giao tiếp là sựtiếp xúc tâm lý giữa các chủ thể, biểu hiện ở ba mặt: thông tin,bày tỏ thái độ, cảm xúc và tác động lẫn nhau Đồng thời, mối liên
hệ giữa các chủ thể trong hành vi giao tiếp là mối liên hệ có ýthức giữa con người với con người trong cộng đồng xã hội loàingười Các chủ thể thực hiện hành vi giao tiếp có mục đích phốihợp hành động đảm bảo sự thống nhất cho hoạt động chung, tạo ra
sự biến đổi của họ [31]
Dựa vào những quan điểm của các tác giả này và các kháiniệm về hành vi và về giao tiếp ở trên, chúng tôi xin đưa ra kháiniệm hành vi giao tiếp như sau:
Hành vi giao tiếp là những biểu hiện ra bên ngoài trong quátrình giao tiếp của chủ thể với xung quanh Thông qua đó, phảnánh đặc điểm, tính chất, các mối quan hệ trong giao tiếp (mốiquan hệ bạn bè, mối quan hệ làm ăn, mối quan hệ giữa các thành
Trang 26viên trong gia đình, ) cũng như các quá trình tâm lý, đặc điểmtâm lý trong giao tiếp của chủ thể (thái độ, xúc cảm, nhận thức,mong muốn,…).
Hành vi giao tiếp được thực hiện một cách có ý thức của chủthể Tức là chủ thể biết rõ được mục đích giao tiếp của mình là gì,mình đang giao tiếp với đối tượng nào, ở đâu, về nội dung gì vàmình cần phải có những cách thức biểu hiện về mặt hành vi nhưthế nào Tính ý thức của chủ thể còn thể hiện ở sự kiểm soát, điềutiết các hành vi giao tiếp của bản thân sao cho phù hợp trongnhững hoàn cảnh, môi trường giao tiếp xác định
Hành vi giao tiếp gắn liền với các nhu cầu, động cơ của chủthể giao tiếp Hay nói cách khác, đề tài mà chủ thể giao tiếp lựachọn phụ thuộc vào hứng thú, sở thích hoặc mong muốn cá nhâncủa họ Nó điều khiển việc chủ thể lựa chọn và triển khai các nộidung giao tiếp, sử dụng các phương tiện giao tiếp cũng như cáccách thức thể hiện sao cho phù hợp với chính những hứng thú, sởthích, mong muốn của chủ thể giao tiếp Các nhu cầu, động cơ,mong muốn này có thể thúc đẩy hành vi giao tiếp của chủ thể mộtcách tự phát hoặc tự giác, tùy thuộc vào mức độ tự ý thức của chủthể
Trang 27Hành vi giao tiếp chịu sự quy định bởi xã hội Tức là việcchủ thể điều khiển, điều chỉnh các hành vi giao tiếp chịu sự phụthuộc vào các quy ước, các yếu tố về văn hóa - xã hội, vào môitrường sống, gia đình và giáo dục, vào môi trường mà chủ thểgiao tiếp, vào đối tượng giao tiếp của chủ thể, vào vị thế và vai trò
xã hội của chủ thể và vào hoàn cảnh giao tiếp xác định,…
Hành vi giao tiếp là một hệ thống toàn vẹn bao gồm mụcđích hành vi giao tiếp, nội dung, chủ thể và đối tượng tiến hành,các phương tiện thực hiện hành vi giao tiếp, các cách thức thểhiện và các hình thức hành vi giao tiếp Các yếu tố này có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau, chi phối, cũng như chịu sự chi phối,điều khiển lẫn nhau và cùng diễn ra trong một môi trường xácđịnh, đồng thời chịu sự chi phối của môi trường ấy
Hành vi giao tiếp trên mạng xã hội
Trang 28dựa theo sở thích Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưumới tại Hoa Kỳ với hàng triệu thành viên ghi danh.Năm 2004,MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh và nhanh chóngthu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày MySpace trởthành mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cả Google.
Năm 2006, sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mớicho hệ thống mạng xã hội trực tuyến với nền tảng lập trình
"Facebook Platform" cho phép thành viên tạo ra những công cụmới cho cá nhân mình cũng như các thành viên khác dùng.Facebook nhanh chóng gặt hái được thành công vượt bậc và trởthành một trong những mạng xã hội lớn nhất thế giới
Xoay quanh khái niệm mạng xã hội cũng có rất nhiều quanđiểm khác nhau
Tác giả Trần Minh Đức (2012) cho rằng mạng xã hội là một
hệ thống gồm các đỉnh gắn với nhau thành một mạng gồm các liênkết (hoặc các cung) Theo đó, mạng xã hội là một hệ thống phứchợp được tạo thành bởi sự tương tác, kết nối giữa các yếu tố khácnhau [25]
Tác giả Nguyễn Thị Lê Uyên, Viện nghiên cứu phát triểnthành phố Hồ Chí Minh, coi mạng xã hội là một tập hợp các mốiquan hệ giữa các thực thể xã hội Các thực thể đó có thể là cá
Trang 29nhân hoặc nhóm xã hội Hướng tiếp cận này nhấn mạnh yếu tốcon người và tương tác xã hội giữa con người với nhau [25].
Các tác giả Trần Hữu Luyến, Trần Thị Minh Đức và Bùi ThịHồng Thái (2015) phân biệt mạng xã hội và dịch vụ mạng xã hội.Mạng xã hội được cấu tạo từ hai bộ phận cơ bản nhất là con người
và những mối liên hệ giữa con người với con người Còn dịch vụmạng xã hội là dịch vụ xây dựng và phản ánh mối quan hệ người -người (mạng xã hội) trên nền tảng chung về sở thích, môi trườnghay lĩnh vực hoạt động Từ đó, người sử dụng có thể chia sẻ cácnội dung do mình tạo ra để thiết lập nên cộng đồng của chínhmình [25]
Wikipedia Việt Nam đưa ra khái niệm dịch vụ mạng xã hội
Đó là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên internet lạivới nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt khônggian và thời gian Những người tham gia vào dịch vụ mạng xã hộicòn được gọi là cư dân mạng Dịch vụ mạng xã hội có những tínhnăng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và
xã luận Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết vớinhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trămtriệu thành viên khắp thế giới Các dịch vụ này có nhiều phươngcách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group