KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao giáo dục toàn diện học sinh trường THCS Hòa Bình Thạnh huyện Châu Thành đến năm 2020 (Trang 26 - 28)

1. Kết luận

Thực hiện hoạt động giáo dục toàn diện học sinh, ta phải thực hiện hai nhiệm vụ lớn cùng lúc, đó là giáo dục về kiến thức văn hóa và giáo dục về đạo đức, nhân cách con người cho học sinh

Để thực hiện cả hai nhiệm vụ trên đạt kết quả cao thì phải thường xuyên thực hiện một công việc quan trọng hàng đầu, đó chính là công tác giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng nâng cao ý thức trách nhiệm, phong cách làm việc, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần đoàn kết, tính thống nhất trong hành động trong đội ngũ cán bộ, giáo viên. Làm tốt được điều này sẽ dẫn đến các hoạt động giáo dục khác của trường sẽ có chất lượng và đạt hiệu quả cao. Vì mỗi cán bộ quản lý gương mẫu thì giáo viên sẽ noi theo và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đây chính là nhân tố trực tiếp quyết định đến sự thành công chung của toàn trường.

Về hoạt động giáo dục kiến thức văn hóa cho học sinh, đòi hỏi trong mỗi cán bộ quản lý, mỗi giáo viên cần phải đầu tư suy nghĩ đề ra những biện pháp sáng tạo, có hiệu quả nhất. Muốn nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục cung cấp kiến thức cho học sinh cần chú trọng thực hiện đúng quy trình quản lý đối với các hoạt động chuyên môn của trường, nhất là khâu xây dựng kế hoạch, kiểm tra, đánh giá.

Về hoạt động giáo dục đạo đức, nhân cách con người cho học sinh, cần phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch. Phát huy vai trò của giáo viên Tổng phụ trách đội và giáo viên chủ nhiệm để có thể huy động mọi nguồn lực trong việc thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức học sinh. Trong đó, giáo viên Tổng phụ trách đội giữ vai trò quyết định; vì vậy cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng về tư tưởng, nâng cao nghiệp vụ về công tác đội, kỹ năng sống cho giáo viên Tổng phụ trách đội để đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay.

Song song đó, nhà trường cần giữ vững mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội để tranh thủ các nguồn lực nhằm tăng thêm sức mạnh cho hoạt động giáo dục của đơn vị.

2. Kiến nghị

- UBND tỉnh An Giang tăng cường đầu tư vào việc xây dựng phòng học, phòng thực hành thí nghiệm bộ môn, phòng nghe nhìn, phòng làm việc của các bộ phận hành chính.

- Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang có kế hoạch trang bị bổ sung đồ dùng dạy học tối thiểu, trang thiết bị hiện đại phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học, nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ dạy học.

- UBND huyện Châu Thành quan tâm đầu tư xây dựng cho trường các tiêu chí chưa đạt Chuẩn quốc gia thuộc thẩm quyền của huyện theo đề án của huyện.

- Phòng giáo dục và đào tạo Châu Thành: tham mưu với Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác trang bị đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin. Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho tổ trưởng và giáo viên trong diện qui hoạch

- UBND xã Hòa Bình Thạnh: tuyên truyền sâu rộng trong toàn dân và cả hệ thống chính trị về đầu tư phát triển giáo dục của xã đến năm 2020. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, quản lý chặt chẽ các phòng game trên địa bàn xã để phụ huynh học sinh an tâm khi cho con em đến trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao giáo dục toàn diện học sinh trường THCS Hòa Bình Thạnh huyện Châu Thành đến năm 2020 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w