. ĐẶC ĐIỂM,THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG , GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG...Những bất cập nảy sinh Thứ nhất, số lượng giao dịch chưa nhiều...Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật 1. Giải pháp pháp lý Thứ nhất, giải pháp khắc phục những vấn đề liên quan đến hoạt động chiết khấu các công cụ chuyển nhượng.
Trang 1Nhóm 2 – Lớp Luật K40C
1 Nguyễn Thị Hải
2 Ploong Thị Hoài
3 Phạm Nguyên Tố Hạ
4 Lê Thị Hằng
5 Trần Thị Hà
6 Nguyễn Thị Hiền
7 Đinh Đức Hiệp
8 Đinh Đức Hiếu
9 Hà Huy Hoành
10 Đoàn Ngọc Huy
Giảng viên: Trần Thế Hệ
CHỦ ĐỀ: PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG, GIẤY TỜ CÓ GIÁ KHÁC CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
MỤC LỤC
I KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG, GIẤY TỜ CÓ GIÁ KHÁC CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1 Khái niệm
1.1 Công cụ chuyển nhượng
1.2 Chiết khấu công cụ chuyển nhượng
1.3 Chiết khấu giấy tờ có giá
II PHÁP LUẬT ÁP DỤNG
1 Quy định của pháp luật về chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ
có giá khác của tổ chức tín dụng
1.1 Quy định của pháp luật về chủ thể tham gia
1.1.1 Bên được chiết khấu
1.1.2 Bên nhận chiết khấu
1.2 Quy định của pháp luật về hình thức và nội dung
1.2.1 Hình thức chiết khấu giấy tờ có giá
Trang 21.2.2 Nội dung của giao dịch tham gia chiết khâu giấy tờ có giá
1.3 Quy định của pháp luật về thủ tục
1.4 Quy định của pháp luật về các phương thức
1.5 Quy định của pháp luật về giá, lãi suất và mức chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng
1.6 Đánh giá pháp luật
2 Xử lý vi phạm
III ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG, GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1 Chủ thể
2 Hình thức pháp lý
3 Quy trình nghiệp vụ công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác
4 Đối tượng chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có gí khác
5 Giá chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác
IV THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG, GIẤY TỜ CÓ GIÁ KHÁC CỦA TỔ CHỨC TÍ DỤNG
1 Những kết quả đạt được
2 Những bất cập nảy sinh
3 Nguyên nhân dẫn đến bất cập
V GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT
1 Giải pháp pháp lý
2 Các giải pháp khác
VI KẾT LUẬN
VII TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3I KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG, GIẤY TỜ CÓ GIÁ KHÁC CỦA TÔ CHỨC TÍN DỤNG
1 Khái niệm
1.1 Công cụ chuyển nhượng
Theo quy định pháp luật tại Khoản 1, Điều 4 Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005 như sau: “Công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định” Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng tức là công cụ chuyển nhượng được phát hành hợp pháp và thuộc quyền hưởng thụ hợp pháp
1.2 Chiết khấu công cụ chuyển nhượng
Theo quy định của pháp luật tại Khoản 19, Điều 4 về Chiết khấu của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì: “Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng khi đến thời hạn thanh toán.”
Chiết khấu công cụ chuyển nhượng được định nghĩa tại Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 số:49/2005/QH11 như sau: “Chiết khấu công cụ chuyển nhượng là việc tổ chức tín dụng mua công cụ chuyển nhượng từ người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.” Thời hạn thanh toán của giấy tờ có giá đề nghị chiết khấu
Trang 4thường là ngắn hạn nghĩa là dưới 1 năm (365 ngày) kể từ ngày đề nghị chiết khấu đến ngay giấy tờ có giá đáo hạn
Tóm lại, chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán Về bản chất, chiết khấu là một hợp đồng, theo đó tổ chức tín dụng
và khách hàng thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu từ khách hàng sang cho tổ chức tín dụng trước khi công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác đến hạn thanh toán
1.3 Chiết khấu giấy tờ có giá
Chiết khấu giấy tờ có giá được quy định tại Khoản 4, điều 2, thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định về chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì nội dung này được quy định như sau:
Chiết khấu giấy tờ có giá là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước khi đến hạn thanh toán (sau đây gọi tắt là chiết khấu)
- Các loại giấy tờ có giá thường được lưu thông phổ biến trên thị trường tài chính gồm hai dạng:
+ Nhóm các công cụ chuyển nhượng gồm: hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc);
+ Nhóm những giấy tờ có giá khác gồm: cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, sổ tiết kiệm…
Giấy tờ có giá sử dụng trong nghiệp vụ chiết khấu bao gồm các công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHNN về chiết khấu giấy tờ có giá
II PHÁP LUẬT ÁP DỤNG
1 Quy định của pháp luật về hoạt động chiết khẩu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của TCTD
Cơ sở pháp lý:
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
Căn cứ Luật các TCTD 2010
Căn cứ Luật các công cụ chuyển nhượng 2005
Căn cứ Thông tư 33/VBHD-NHNN sửa đổi, bổ sung TT 04/2013TT-NHNN.
1.1 Quy định của pháp luật về chủ thể tham gia
Trang 51.1.1 Bên được chiết khấu
- Là tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin được chiết khấu giấy tờ có giá
Theo quy định pháp luật hiện hành, các điều kiện chiết khấu giấy tờ có giá bao gồm:
- Chủ thể xin chiết khấu phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
- Giấy tờ đề nghị chiết khấu, tái chiết khấu phải có đủ các tiêu chuẩn sau: Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng; chưa đến hạn thanh toán; được phép giao dịch; được thanh toán theo quy định của tổ chức phát hành
1.1.2 Bên nhận chiết khấu
- Bên nhận chiết khấu, tái chiết khấu trong quan hệ chiết khấu, tái chiết khấu giấy
tờ có giá chính là các TCTD
Để thực hiện hoạt động này chủ thể cần thỏa mãn các điều kiện sau:
- Có giấy phép thành lập và họat động ngân hàng do NHNN cấp, trong đố ghi rõ nghiệp vu chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá
- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá
- Có điều lệ được NHNN chuẩn y
- Có người đại diện hợp pháp đủ năng lực và thẩm quyền ký kết để kí kết hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá
1.2 Quy định của định pháp luật về hình thức và nội dung
1.2.1 Hình thức chiết khấu giấy tờ có giá
Giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá được thiết lập và thực hiện giữaTCTD với khách hàng thông qua hinh thức pháp lý là hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá
1.2.2 Nội dung của giao dịch tham gia chiết khâu giấy tờ có giá
Theo điều 12 thông tư 04/2013 /TT-NHNN nhà nước quy định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng giấy tờ có giá trị khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng quy định nội dung của hợp đồng chiết khấu bao gồm nội dung chính sau :Tên, địa chỉ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động chiết khấu; tên, địa chỉ của khách hàng; số chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/mã số thuế của khách hàng; các thông tin chính của công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác được chiết khấu; giá chiết khấu; mục đích sử dụng số tiền chiết khấu; đồng tiền chiết khấu; thời hạn chiết khấu; lãi suất chiết khấu và các chi phí liên quan; quyền và nghĩa vụ của các bên; các trường hợp chấm dứt hợp đồng chiết khấu trước thời hạn; xử lý vi phạm hợp đồng; các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật
Mức lãi suất áp dụng đối với khoản tiền chiết khấu quá hạn do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng chiết khấu, nhưng không vượt quá 150% lãi suất chiết khấu đã áp dụng trong thời hạn chiết khấu
Trang 6Đối với công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác ghi trả bằng đồng Việt Nam, thì đồng tiền chiết khấu là đồng Việt Nam
Chiết khấu bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng không được phép thu và sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối hoặc khách hàng có nhu cầu chiết khấu bằng đồng Việt Nam
1.3 Quy định của pháp luật về thủ tục
Khi nhận được đề nghị của khách hàng về việc chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thẩm định đánh giá mục đích sử dụng tiền chiết khấu, khả năng tài chính của khách hàng và khả năng thanh toán của công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác để quyết định việc nhận chiết khấu Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu khách hàng chứng minh công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác có đủ điều kiện chiết khấu theo quy định tại Thông tư này
Khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấp thuận chiết khấu công
cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác cho khách hàng, khách hàng chuyển giao ngay và thực hiện các thủ tục về chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng, chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá khác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật
Trường hợp chiết khấu theo phương thức mua có kỳ hạn, khi khách hàng hoàn thành nghĩa vụ cam kết mua lại công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chuyển giao ngay và thực hiện các thủ tục về chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng, chuyển quyền sở hữu giấy tờ
có giá khác cho khách hàng theo quy định của pháp luật
1.4 Quy định pháp luật về các phương thức
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng thỏa thuận, lựa chọn các phương thức chiết khấu sau đây:
- Mua có kỳ hạn công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua và nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng, đồng thời khách hàng cam kết sẽ mua lại công cụ chuyển nhượng và giấy tờ
có giá khác đó sau một khoảng thời gian được xác định tại hợp đồng chiết khấu
- Mua có bảo lưu quyền truy đòi công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua và nhận quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng; khách hàng phải có trách nhiệm hoàn trả đối với số tiền chiết khấu, lãi chiết khấu và các chi phí hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động chiết khấu trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không nhận được đầy đủ số tiền được thanh toán từ người có trách nhiệm thanh toán công cụ chuyển nhượng, người phát hành giấy tờ có giá khác
Trang 71.5 Quy định của pháp luật về giá, lãi suất và mức chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá
1 Giá chiết khấu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng thỏa thuận trên cơ sở giá trị thanh toán khi đến hạn thanh toán, mức độ rủi ro của công cụ chuyển nhượng, giá trị giấy tờ có giá khác, lãi suất chiết khấu, thời hạn còn lại của công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác và các yếu tố khác
2 Thời hạn chiết khấu đối với giấy tờ có giá tối đa là dưới một năm
3 Về lãi suất chiết khấu quá hạn do bên chiết khấu ấn định thỏa thuận, không vượt quá 150% lãi suất chiết khấu đã áp dụng trong thời hạn chiết khấu
1.6 Đánh giá pháp luật
Có thể khẳng định rằng sự ra đời của chiết khấu công cụ chuyển nhượng giấy tờ có giá trị khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng ban hành kèm theo TT 21/2016/ TT-NHNN sửa đổi bổ sung TT 04/2013/TT-NHNN đóng vai trò to lớn trong việc tạo ra khung pháp lý cho hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá trị khác của tổ chức tín dụng Những quy định tại TT này đã phần nào cụ thể hóa những nguyên tắc và quy định chung còn rất ít ỏi trong luật tổ chức tín dụng về chiết khấu giây tờ có giá ở tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho hoạt động này đươc triển khai và thực hiện trong thực tês kinh doanh của TCTD
2 Xử lí vi phạm
Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định về chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành về Xử lý
vi phạm trong hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng như sau:
“1 Sau 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn chiết khấu (trường hợp chiết khấu có
kỳ hạn) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chiết khấu không thực hiện thanh toán hoặc thanh toán không đủ cho Ngân hàng Nhà nước để nhận lại giấy tờ có giá theo cam kết, Ngân hàng Nhà nước sẽ trích tài khoản tiền gửi của
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước để thu nợ
Trường hợp tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chiết khấu không có hoặc không đủ tiền, Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp sau:
a) Thu nợ từ các nguồn khác (nếu có) của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Chuyển số tiền còn thiếu sang nợ quá hạn và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất chiết khấu;
Trang 8c) Lập thông báo kết quả xử lý vi phạm gửi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
2 Sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có Thông báo xử lý vi phạm, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chiết khấu không thực hiện thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét bán các giấy tờ có giá của chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
mà Ngân hàng Nhà nước đang nắm giữ trên thị trường tiền tệ để thu hồi số tiền còn thiếu theo quy định Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ không được tham gia nghiệp vụ chiết khấu với Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo xử lý vi phạm
3 Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu không thực hiện đúng các quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư này coi như tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã hủy bỏ đề nghị chiết khấu 2 lần thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó sẽ không được tiếp tục tham gia nghiệp vụ chiết khấu với Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có thông báo chấp nhận chiết khấu đối với
đề nghị chiết khấu lần thứ 2.”
III ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG, GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1 Chủ thể
- Bên cung ứng dịch vụ:
Là tổ chức tín dụng nhận chiết khấu, bên thụ hưởng tín dụng là khách hàng xin chiết khấu, nhưng nghĩa vụ hoàn trả tiền vay lại được chuyển giao cho người thứ
ba (là người mắc nợ theo giấy tờ có giá) thực hiện;
- Khách hàng chiết khấu giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng:
Là chủ sở hữu giấy tờ có giá, bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức cá nhân nước ngoài đang sinh sống, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và các tổ chức tín dụng (trong trường hợp tái chiết khấu giấy tờ có giá);
- Tổ chức tín dụng nhận chiết khấu trở thành bên có quyền yêu cầu trả tiền đối với người mắc nợ theo giấy tờ có giá (bên thế quyền) là bởi vì khi khách hàng làm thủ tục chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá cho tổ chức tín dụng thì cũng chính là việc chuyển giao quyền yêu cầu - quyền chủ nợ cho người thế quyền là tổ chức tín dụng;
- Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;
2 Hình thức pháp lý
Trang 9Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng được thực hiện thông qua hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá, chứ không phải là hợp đồng tín dụng mặc
dù đây cũng là một nghiệp vụ tín dụng Hợp đồng này cũng không giống với hợp đồng tín dụng trong nghiệp vụ cho vay thông thường mà thực chất nó giống như hợp đồng mua bán giấy tờ có giá, trong đó bên bán và bên mua có thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá từ người bán sang người mua
3 Quy trình nghiệp vụ công cụ chuyển nhượng giấy tờ có giá khác
- Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, hợp lệ của giấy tờ có giá chiết khấu tại tổ chức tín dụng;
- Ngoài thủ tục thẩm định hồ sơ chiết khấu tương tự như thẩm định hồ sơ tín dụng trong nghiệp vụ cho vay thông thường, khi tổ chức tín dụng nhận chiết khấu thì khách hàng chuyển giao ngay giấy tờ có giá, đồng thời khách hàng (người bán giấy
tờ có giá) còn phải làm thủ tục chuyển giao giấy tờ có giá cho tổ chức tín dụng (người mua giấy tờ có giá) để có thể nhận được tiền thanh toán do tổ chức tín dụng chi trả;
- Trường hợp chiết khấu có thời hạn, khi khách hàng hoàn thành nghĩa vụ cam kết mua lại giấy tờ có giá, tổ chức tín dụng chuyển giao giấy tờ có giá và quyền sở hữu giấy tờ có giá cho khách hàng như quy trình chuyển giao trên;
- Các thỏa thuận về việc chiết khấu giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phải được lập thành văn bản và nội dung văn bản phải phù hợp với quy định của pháp luật
4 Đối tượng chiết khấu công cụ chuyển nhượng giấy tờ có giá khác
- Pháp luật về chiết khấu công cụ chuyển nhượng giấy tờ có giá khác quy định cụ thể từng đối tượng công cụ chuyển nhượng giấy tờ có giá khác được chiết khấu Chỉ có các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán ngắn hạn (dưới 1 năm) mới có thể là đối tượng chiết khấu tại các tổ chức tín dụng;
- Pháp luật quy định việc chiết khấu chỉ áp dụng cho giấy tờ có giá ngắn hạn là bởi
vì hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá vốn dĩ là một nghiệp vụ tín dụng và nghiệp
vụ này thường có mức độ rủi ro cao cho lợi ích của tổ chức tín dụng nên pháp luật cần hạn chế đối tượng chiết khấu, chỉ bao gồm các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán ngắn Quy định này nhằm tránh cho tổ chức tín dụng những rủi ro không đáng có trong quá trình cấp tín dụng bằng hình thức chiết khấu giấy tờ có giá của khách hàng;
- Trong số các loại giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán ngắn mà tổ chức tín dụng chấp nhận chiết khấu như hối phiếu, séc, tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, trái phiếu… thì hối phiếu là loại giấy tờ có giá được các tổ chức tín dụng ưa chuộng trong việc thực hiện nghiệp vụ chiết khấu;
Trang 10- Đối với ngân hàng, việc chiết khấu hối phiếu vừa giống như hành vi mua bán chứng khoán ở chỗ chuyển quyền đòi nợ ở con nợ đồng thời vừa giống tín dụng ở chỗ nó không đơn thuần là hành vi mua bán vì nếu ngân hàng không đòi được nợ thì sẽ có quyền đòi nợ ở người xin chiết khấu Như vậy, chiết khấu hối phiếu là một hợp đồng được phép truy đòi
5 Giá chiết khấu công cụ chuyển nhượng giấy tờ có giá khác
- Đối với giấy tờ có giá có mệnh giá ghi bằng Đồng Việt Nam, các tổ chức tín dụng thực hiện chiết khấu bằng Đồng Việt Nam
- Trường hợp giấy tờ có giá có mệnh giá ghi bằng ngoại tệ thì các tổ chức tín dụng thực hiện chiết khấu như sau:
+ Giấy tờ có giá có mệnh giá ghi bằng ngoại tệ nào thì chiết khấu bằng ngoại tệ đó; + Trường hợp chiết khấu bằng Đồng Việt Nam thì do các bên thỏa thuận phù hợp với các quy định của NHNN Việt Nam về tỷ giá hối đoái đối với tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối
Giá bán của chiết khấu công cụ chuyển nhượng giấy tờ có giá khác mặc dù về nguyên tắc, các bên tham gia hợp đồng chiết khấu có quyền thỏa thuận với nhau về giá bán nhưng trên thực tế, giá bán giấy tờ có giá từ khách hàng cho tổ chức tín dụng bao giờ cũng thấp hơn giá trị của nó Bởi vì, khi chấp nhận chiết khấu giấy tờ
có giá của khách hàng, tổ chức tín dụng còn phải chờ đợi thêm một thời gian nữa mới có thể đòi được tiền của người mắc nợ theo giấy tờ có giá Nghĩa là khi chấp nhận chiết khấu giấy tờ có giá của khách hàng, tổ chức tín dụng đã tự nhận lấy về mình các rủi ro này lẽ ra thuộc về người sở hữu trước đócủa giấy tờ có giá Do vậy,
họ cần bù được bù đắp bằng khoản tiền chênh lệch giữa giá trị đích thực củ giấy tờ
có giá và giá trị thực tế Khoản tiền chênh lệch này được gọi là lợi tức chiết khấu – thu nhập của tổ chức tín dụng trong hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá
IV THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG , GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1 Những kết quả đạt được
- Thứ nhất, các ngân hàng đã có sự chú ý hơn tới giao dịch chiết khấu
Bằng việc cụ thể nghiệp vụ chiết khấu trong quy định cấp tín dụng nội bộ,
các ngân hàng thương mại đã dần xem đây là nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ Trong quy định nội bộ các ngân hàng đã có sự chi tiết quy định pháp luật để đảm bảo cao hơn nữa khả năng an toàn của nghiệp vụ chiết khấu: + Quy định rõ ràng hơn về khách hàng được chiết khấu
+ Quy định chi tiết về lãisuất, hạn mức thanh toán… với từng loại công cụ chuyển nhượng,giấy tờ có giá
+ Quy chế chiết khấu hối phiếu: