Quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự có ý nghĩa pháp lý rất quan trọng. Theo đó có thể xác định, một HĐMBHH có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: ...Một là, chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.
Trang 1DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1 – LUẬT K40C
1 Nguyễn Thị Lài
2 Nguyễn Thị Mỹ Uyên
3 Đặng Thị Mỹ Duyên
4 Võ Thanh Huyền
5 Nguyễn Thị Trâm Anh
6 Trần Thị Hà
7 Nguyễn Thị Thanh Nhàn
8 Phạm Thị Phương
9 Đặng Thị Ngọc Anh
10.Võ Thị Mỹ
11.Phạm Ngọc Huyền Trang
12.Đinh Đức Hiệp
13.Mai Văn Đức
Trang 2Chủ đề 1 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của Bộ luật
Dân sự 2015
A Phần mở đầu
Hợp đồng là một trong những chế định pháp lí có bề dày lịch sử, là nền tảng của các giao dịch dân sự và hoạt động kinh doanh thương mại trong phạm vi khu vực cũng như trên thế giới Cùng với đó xu hướng chung của thế giới hiện nay là mở cửa hội nhập toàn cầu hóa và khu vực hóa đời sống kinh tế quốc tế, sự liên kết về kinh tế và thương mại giữa các quốc gia tăng và mở rộng, Việt Nam cũng nằm trong xu thế đấy Điển hình là chúng ta đã gia nhập rất nhiều tổ chức quốc tế như: AFTA ( Khu vực tự do thương mại ASEAN), WTO ( Tổ chức thương mại thế giới), TPP( Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương), ASEAN ( Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), APEC ( Diễn đàn Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương) Tình hình đó đặt ra cho chúng ta những cơ hội và thách thức nhất định, khi đó chúng ta cần phải tìm cách hội nhập và vượt qua Song, có thể khẳng định rằng, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo đà cho nền kinh tế phát triển, mang lại những thuận lợi lớn cho sự nghiệp đổi mới đất nước Theo xu thế ấy, ngày nay hợp đồng đóng một vai trò hết sức quan trọng , nó được thể hiện trong hầu hết các quan hệ của các bên trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, tài chính, dịch vụ, hợp đồng đã trở thành một công
cụ pháp lí vững chắc để xác lập quan hệ giữa các chủ thể phát sinh từ các giao dịch dân sự, kinh tế, đồng thời là công cụ, phương tiện, là cơ sở để chúng ta giải quyết các tranh chấp khi có mâu thuẫn xảy ra giữa các bên
Để làm rõ hơn về vấn đề này, đồng thời để ta có một cái nhìn khái quát và toàn diện hơn, đánh giá được, nhận thức đúng đắn và đầy đủ về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, nhóm 1 đã chọn đề tài: “Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.” Đây là vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn hết sức to lớn trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự trong tình hình hiện nay
Trang 3B Phần nội dung
I Khái quát chung về hợp đồng
1 Khái niệm
Ngày nay, hợp đồng là công cụ pháp lý quan trọng và phổ biến để con người thực hiện các giao dịch nhằm thỏa mãn hầu hết mọi nhu cầu trong đời sống xã hội Tuy vậy, trong lịch sử lập pháp của nhân loại, để tìm ra một thuật ngữ chính xác, như thuật ngữ “hợp đồng” đang được sử dụng ở nhiều quốc gia hiện nay là việc không mấy dễ dàng Nhiều quốc gia cho rằng thuật ngữ “ hợp đồng” (contractus) hình thành từ động từ “contrahere” trong tiếng La- tinh, có nghĩa là “ràng buộc” , và xuất hiện lần đầu ở La Mã vào khoảng thế kỷ V-IV trước công nguyên
Ở Việt Nam, trong thực tế đời sống, có rất nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng để chỉ về hợp đồng như: khế ước, giao kèo, văn tự, văn khế, tờ giao ước, tờ ưng thuận, chấp thuận… Sau này, các văn bản hiện hành của nhà nước ta không còn được sử dụng thuật ngữ “khế ước”, hay “hiệp ước” như trước đây mà sử dụng các thuật ngữ có tính “chức năng”, “công cụ”3 như hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, hợp đồng thương mại Đây là điểm cá biệt bởi trong pháp luật của nhiều nước, người ta chỉ sử dụng thuật ngữ “hợp đồng” nói chung, chứ không sử dụng thuật ngữ hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại, hợp đồng lao động… một cách
cụ thể như pháp luật Việt Nam Khác với BLDS 2005 khái niệm về hợp đồng dân
sự thì BLDS 2015 đưa ra khái niệm về hợp đồng nói chung, theo Điều 385 BLDS
2015 thì “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia thỏa thuận.”
2 Bản chất của hợp đồng
Dù được hình thành trong lĩnh vực quan hệ xã hội nào thì hợp đồng luôn có những đặc điểm chung: hợp đồng là sự thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện của các bên tham gia hợp đồng, hợp đồng phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết, các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chủ yếu gắn bó với lợi ích vật chất của các bên giao kết Thứ nhất, hợp đồng là sự thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện của các bên tham gia giao kết Thứ hai, hợp đồng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên
Trang 4tham gia giao kết Thứ ba, các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chủ yếu gắn với lợi ích vật chất của các bên giao kết
Hợp đồng dân sự trước hết phải là một thỏa thuận có nghĩa là hợp đồng phải chứa đựng yếu tố tự nguyện khi giao kết nó phải có sự trùng hợp ý chí của các bên Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội Yếu tố thoả thuận đã bao hàm trong nó yếu
tố tự nguyện, tự định đoạt và sự thống nhất về mặt ý chí Đây là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự đặc trưng của hợp đồng so với các giao dịch dân sự khác
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên trên cơ sở tự nguyện bình đẳng Hợp đồng được xác lập dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên, thông qua bàn bạc, thống nhất về các điều khoản trong nội dung hợp đồng Tuy nhiên, có một số loại hợp đồng không có sự biểu hiện bàn bạc, dường như chỉ là một bên đơn phương ấn định điều khoản của hợp đồng còn bên kia có thể chấp nhận hay không chấp nhận điều khoản
ấy VD: HĐ dịch vụ bưu chính viễn thông…Đối với những loại hợp đồng này không phải là không có sự thỏa thuận giữa các bên mà thực ra đây là một dạng biểu hiện khác của sự thỏa thuận Sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng chính
là sự thống nhất ý chí giữa các bên, vì thế các bên có thể cùng nhau xây dựng các điều khoản trong nội dung hợp đồng hoặc một bên tự xây dựng các điều khoản sau
đó bên kia ưng thuận Hợp đồng làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa
vụ của các bên Mọi hợp đồng dân sự đều là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia Nhưng không phải mọi sự thỏa thuận giữa các bên đều là hợp đồng dân sự Sự thỏa thuận giữa các bên mới chỉ là điều kiện cần, muốn hình thành nên một hợp đồng dân sự thì phải đáp ứng được điều kiện đủ đó là sự thỏa thuận nhằm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự
II Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015
1 Lý luận chung về điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng dân sự
Từ điển luật học đưa ra khái niệm điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự: là các yếu tố cần và đủ được pháp luật qui định để giao dịch dân sự được công nhận trước pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên Theo quy định tại Điều 121 BLDS 2015 thì hợp đồng dân sự là một loại giao dịch dân sự nên có thể
Trang 5hiểu như sau: Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự là các yếu tố cần và đủ được pháp luật qui định để hợp đồng được công nhận trước pháp luật và bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của các bên
Vì hợp đồng cũng là một loại giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 116 BLDS
2015: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” nên điều kiện có hiệu lực
của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 BLDS 2015 cũng chính là diều kiện có hiệu lực của hợp đồng:
“1 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.
b) Chủ thể tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện
c) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
2 Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.”
Qui định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự có ý nghĩa pháp lý rất quan trọng
-Thứ nhất, tạo ra hành lang pháp lý an toàn cho các bên tham gia Việc quy định các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng giúp nâng cao ý thức, trách nhiệm của các bên khi tham gia, đồng thời bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên VD: hợp đồng được xác lập do lừa dối, đe dọa sẽ bị tuyên bố vô hiệu, bảo vệ quyền lợi của bên bị lừa dối, đe dọa Bởi vì hợp đồng vi phạm điều kiện “Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện”
- Thứ hai, góp phần ổn định quan hệ dân sự nói riêng và quan hệ xã hội nói chung Theo đó có thể xác định, một HĐMBHH có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
Trang 6- Một là, chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập để thực hiện nghĩa
vụ theo hợp đồng
- Hai là, mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội
- Ba là, Sự tự nguyện của các chủ thể, trong giao kết hợp đồng các bên phải hoàn toàn tự nguyện đó là tự do ý chí nhằm bảo đảm hiệu lực của hợp đồng trên thực tế phù hợp với ý chí đích thực của các bên Nếu khác đi thì không còn là hợp đồng
- Bốn là, hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật (nếu pháp luật có quy định) Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể Đối với các loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó Theo đó, đối với những trường hợp pháp luật quy định hợp đồng phải được lập bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị tương đương thì các bên phải tuân thủ các quy định của pháp luật Nếu các bên không lập bằng văn bản thì đó có thể được coi là căn cứ tuyên bố hợp đồng vô hiệu
2 Thực trạng quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo Bộ luật Dân sự 2015
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên thiện chí, ngay tình trong quan hệ dân sự, trước đây, BLDS năm 2005 quy định kéo dài thêm một thời hạn nhất định
để các bên tự mình khắc phục, sửa chữa những thiếu sót về mặt hình thức Cụ thể,trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó
mà không thực hiện thì Tòa án sẽ tuyên bố giao dịch vô hiệu (Điều 143 BLDS năm 2005) Quy định này khá linh hoạt, thể hiện sự tôn trọng tự do ý chí của chủ thể, góp phần hạn chế rủi ro pháp lý trong việc tuyên bố giao dịch vô hiệu; tuy nhiên, xét cho cùng thì nó vẫn chưa mang tính đột phá trong cách thức giải quyết vấn đề này
Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực từ 01/7/2016) đã có những cách tiếp cận rất mới, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền công dân, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng
Trang 7hơn, ổn định hơn trong giao lưu dân sự, thúc đẩy sự phát triển của quan hệ sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường; hạn chế sự can thiệp của cơ quan công quyền vào quan hệ dân sự; bảo đảm sự ổn định của giao dịch dân sự, các quan hệ liên quan và hạn chế sự không thiện chí của một bên trong việc lợi dụng việc không tuân thủ quy định về hình thức để không thực hiện cam kết của mình Theo đó, BLDS năm 2015 vẫn kế thừa BLDS năm 2005 khi quy định giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, nhưng lần đầu tiên ghi nhận các ngoại lệ để Tòa án có thể công nhận giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức có thể được công nhận hiệu lực như sau:
Theo quy định tại Điều 129 BLDS năm 2015, giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1 Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai
phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa
án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó
2 Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai
phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa
án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực
Theo quy định của Điều 129 BLDS nêu trên, chúng ta có thể thấy một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, hình thức của giao dịch dân sự là phương tiện thể hiện nội dung của giao
dịch Có hai trường hợp giao dịch được coi là không tuân thủ về hình thức,đó là: Văn bản giao dịch không đúng quy định của pháp luật và văn bản giao dịch vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực Như vậy, giao dịch dân sự đã được xác lập giữa các bên, trước hết, phải được thể hiệnbằng văn bản vàtrường hợp giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử cũng được coi là giao dịch bằng văn bản (khoản 1 Điều 119 BLDS năm 2015) Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng hành vi cụ thể thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều luật này
Ở đây, cần xác định rõ thế nào là giao dịch bằng văn bản nhưng văn bản đó không đúng quy định của luật,vì hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn vấn đề này Theo cách hiểu thông thường thì giao dịch đúng quy định của luật là giao dịch tuân thủ
Trang 8các nội dung mà pháp luật quy định Chẳng hạn, hợp đồng có thể có các nội dung nội sau đây: Đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp (Điều 398 BLDS năm 2015).Hợp đồng vay có các nội dung như: Nghĩa vụ của bên cho vay, nghĩa vụ trả nợ của bên vay, lãi suất, sử dụng tài sản vay (các điều 466,
467, 468 BLDS năm 2015)…; và một số loại hợp đồng theo quy định của luật chuyên ngành cũng có những nội dung bắt buộc.Cụ thể, theo Điều 18, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 thì nội dung hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng phải có các nội dung chính sau đây: Tên, địa chỉ của các bên; các thông tin về bất động sản; giá mua bán, cho thuê, cho thuê mua;phương thức và thời hạn thanh toán; thời hạn giao, nhận bất động sản và hồ sơ kèm theo; bảo hành; quyền và nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phạt vi phạm hợp đồng; các trường hợp chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng và các biện pháp xử lý; giải quyết tranh chấp; thời điểm có hiệu lực của hợp đồng Như vậy, quy định về các nội dung của hợp đồng trong BLDS năm 2015 và Luật chuyên ngành chưa có sự thống nhất Bộ luật Dân sự không yêu cầu hợp đồng phải
có các nội dung bắt buộc, mà chỉ quy định mang tính tùy nghi là “có thể có các nội dung”, trong khi Luật Kinh doanh bất động sản thì quy định các nội dung mang tính bắt buộc
Những văn bản bắt buộc phải công chứng, chứng thực được quy định trong BLDS
và các văn bản luật chuyên ngành Theo khoản 2 Điều 119 BLDS năm 2015: Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó Theo đó, những giao dịch pháp luật bắt buộc phải có công chứng, chứng thực như: Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng (khoản
1 Điều 122 Luật nhà ở năm 2014); hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013); giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng
xe theo quy định của pháp luật về chứng thực (Điều 10, Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe)… Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 129 BLDS năm
2015 thì nếu các bên vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, khi giải quyết thì Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó và các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực
Trang 9Thứ hai, điều kiện để văn bản không tuân thủ hình thức được Tòa án ra quyết định
công nhận hiệu lực là một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa
vụ trong giao dịch Theo Điều 274 BLDS năm 2015: Nghĩa vụ là việc mà theo đó,
một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).Theo đó, đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không thực hiện, và đối tượng phải xác định
được Quy định đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch có thể
hiểu là:
1 Một bên hoặc các bên đã chuyển giao ít nhất hai phần ba vật (nếu là vật cùng loại thì phải giao ít nhất 2/3 số lượng với chất lượng như đã thỏa thuận là hợp lý), nhưng với vật đặc định hoặc vật đồng bộ thì việc xác định 2/3 nghĩa vụ sẽ gặp khó khăn
2 Đã chuyển giao ít nhất hai phần ba quyền
3 Một bên hoặc các bên đã trả ít nhất hai phần ba tiền hoặc giấy tờ có giá
4 Một bên hoặc các bên đã thực hiện hoặc không thực hiện ít nhất hai phần ba công việc đã thỏa thuận Tuy nhiên, việc xác định thế nào cho chính xác một hoặc các bên đã thực hiện hai phần ba nghĩa vụ sẽ gặp khó khăn trong thực tiễn giải quyết, dễ dẫn đến sự tùy tiện trong áp dụng khi chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể
Thứ ba, không phải việc một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba
nghĩa vụ trong giao dịch thì giao dịch đó đương nhiên có hiệu lực, mà cần có thêm điều kiện là phải thông qua con đường Tòa án Cụ thể là, theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, sau khi xem xét đầy đủ các điều kiện của giao dịch như đã nêu trên thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó
BLDS năm 2015 vẫn ghi nhận hình thức là một điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo tinh thần của BLDS năm 2005 Tuy nhiên, khi các bên giao dịch đã đáp ứng những điều kiện nhất định do luật dự liệu (một bên hoặc các bên đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trong giao dịch) thì giao dịch dù có vi phạm về hình thức vẫn được Tòa án công nhận hiệu lực pháp lý, làm cơ sở để phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên Quy định này là một sự thay đổi linh hoạt về tiêu chí đánh giá hiệu lực pháp lý giao dịch dân sự so với BLDS năm 2005
BLDS năm 2015 đã giải thoát điều kiện tuân thủ về hình thức trong mọi trường hợp của BLDS năm 2005 để bảo vệ đến cùng quyền và lợi ích hợp pháp người
Trang 10tham gia giao dịch có ý chí tự nguyện thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trong giao dịch Đây là một giải pháp nhằm hạn chế cơ hội việc một bên không tự nguyện tham gia giao dịch, lại viện dẫn lý do vi phạm về hình thức của giao dịch để hủy toàn bộ giao dịch khi giá trị của đối tượng hợp đồng biến động có lợi hơn cho bên không thiện chí tham gia
Về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình, so với quy định trong BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 đã được ban hành theo hướng bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự Quyền và lợi ích của người thứ ba ngay tình được bảo vệ trong trường hợp “nhận được tài sản thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau
đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa” (tương tự quy định BLDS năm 2005)
Thứ nhất, Bộ luật dân sự 2015 không chỉ đề cập đến năng lực hành vi dân sự mà còn đề cập đến năng lực pháp luật của chủ thể Quy định như vậy chặt chẽ hơn so với Bộ luật dân sự 2005 vì có những trường hợp năng lực pháp luật của chủ thể có thể bị hạn chế do đó không thể mặc nhiên cho rằng mọi chủ thể đều có năng lực pháp luật như nhau khi xác lập giao dịch dân sự Thứ hai, Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể về năng lực hành vi dân sự của chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự
Cả hai bộ luật đều ghi nhận: Năng lực hành vi dân sự của một người được chia làm
ba trường hợp:
– Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (người từ đủ 18 tuổi, không bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự);
– Người có năng lực hành vi dân sự nhưng không đầy đủ (từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc người đủ 18 tuổi bị hạn chế năng lực hành vi dân sự);
– Người không có năng lực hành vi dân sự (ngưới dưới 6 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự) Pháp luật quy định người không có năng lực hành vi dân sự thì không được xác lập giao dịch dân sự, người có năng lực hành vi dân sự nhưng không đầy đủ có thể thực hiện một số giao dịch nhất định (thường là giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày), người có năng lực hành vi dân sự được xác lập mọi giao dịch dân sự Như vậy, tùy vào từng giao dịch dân sự cụ thể
mà điều kiện về năng lực của chủ thể cũng có sự khác nhau Như vậy, quy định như Bộ luật dân sự 2015 "Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập" hợp lý và chặt chẽ hơn so với quy định của Bộ luật dân sự 2005