Ngày 04022013, Bà Trịnh Thị Hồng L và bà Lê Thị T đã ký kết với nhau hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng được lập bằng văn bản nhưng không công chứng. Theo hợp đồng, bà T bán cho bà L toàn bộ căn nhà do bà T là chủ sở hữu tại địa chỉ số H4C đường Bạch Mã, Phường 15, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.... Về quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 032015QĐBPKCTT ngày 11022015 của Tòa án nhân dân Quận 10 về việc cấm xuất cảnh đối với bà Lê Thị T, cho đến khi có quyết định khác thay thế hoặc hủy bỏ là đúng pháp luật.....
Trang 1I MỞ ĐẦU
Trong quá trình nhận đơn, thụ ly, giải quyết vụ việc dân sự, tòa án có thể phải ra quyết định áp dụng một hoặc một vài biện pháp cần thiết nhằm đáp ứng một hoặc một số yêu cầu cấp bách của đương sự có liên quan trực tiếp tới vụ việc dân sự mà tòa án sẽ thụ lý hoặc đang trong quá trình giải quyết Vì nếu không áp dụng BPKCTT
có thể dẫn đến những khó khăn, thiệt hại cho đương sự hoặc khó khăn, trở ngại cho việc giải quyết đúng đắn vụ án và quá trình thi hành án BPKCTT là biện pháp tòa án quyết định áp dụng trước khi thụ lý hoặc trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tranh chấp, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành
án Tuy nhiên, việc áp dụng BPKCTT có thể gây ra thiệt hại về quyền và lợi ích cho bên bị áp dụng và người khác Do đó, khi áp dụng BPKCTT phải rất thận trọng, phải thực hiện đúng quy định của pháp luật Chế định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời
đã được xây dựng tại Chương thứ VIII Bộ luật tố tụng dân sự 2015 ( Điều 111 – Điều 142) là cơ sở pháp lý quan trọng cho Toà án trong việc quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để đáp ứng yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, đảm bảo cho việc xét xử và thi hành án
Để hiểu hơn về chế định này, nhóm chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu 03 vụ việc có thật liên quan đến Biện pháp khẩn cấp tạm thời”.
II NỘI DUNG
1 Khái niệm
BPKCTT là biện pháp tòa án quyết định áp dụng trước khi thụ lý hoặc trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tranh chấp, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án
2 Đặc điểm
BPKCTT có những đặc điểm khác với các biện pháp khác mà tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án đó là:
- BPKCTT có thể được áp dụng trước khi thụ lý vụ việc dân sự, còn tất cả các biện pháp, quyết định khác chỉ có thể được áp dụng sau khi tòa án đã thụ lý
- BPKCTT luôn mang trong nó hai tính chất, đó là tính khẩn cấp và tính tạm thời Tính khẩn cấp của biện pháp này thể hiện ở chỗ tòa án phải ra quyết định áp dụng ngay BPKCTT và được thực hiện ngay sau khi tòa án ra quyết định áp dụng, nếu không sẽ không còn ý nghĩa trên thực tế Tính tạm thời của biện pháp này thể hiện ở chỗ nó không phải là quyết định cuối cùng về giải quyết vụ việc dân sự, nó chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định Sau khi ra quyết định áp dụng BPKCTT, nếu
có lý do của việc áp dụng không còn nữa thì tòa án có thể hủy bỏ quyết định này
Trang 2ngay trong quá trình chuẩn bị xét xử, hoặc khi tòa án ra quyết định cuối cùng sẽ phải
có phán quyết về BPKCTT mà tòa án đã áp dụng
3 Mục đích, ý nghĩa
Việc áp dụng BPKCTT với mục đích giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng để đảm bảo việc thi hành án Do đó, việc áp dụng BPKCTT có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ kịp thời các quyền
và lợi ích hợp pháp và nhu cầu cấp bách của đương sự, tạo điều kiện cho đương sự sớm ổn định được cuộc sống của bản thân cũng như những người sống phụ thuộc vào
họ Mặt khác, do những xung đột về lợi ích nên có những vụ việc đương sự đã tẩu tán tài sản, hủy hoại chứng cứ nhằm gây khó khăn cho phía đương sự bên kia trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, đồng thời tạo ra các trở ngại cho tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự Vì thế việc áp dụng BPKCTT trong trường hợp này góp phần ngăn chặn các hành vi sai trái, bảo vệ chứng cứ, giữ nguyên được giá trị chứng minh của chứng cứ, giúp cho việc giải quyết vụ việc dân sự được chính xác
Khi lý do áp dụng BPKCTT không còn thì tòa án có quyền hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT, nó thể hiện sự linh hoạt trong tố tụng sẽ góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của công dân
4 Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo quy định tại điều 114 BLTTDS 2015 có 17 biện pháp KCTT được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự đó là:
1 Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
2 Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng
3 Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm
4 Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động
5 Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động
6 Kê biên tài sản đang tranh chấp
7 Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp
8 Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp
9 Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác
10 Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ
11 Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
12 Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định
13 Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ
14 Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình
15 Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu
16 Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án
Trang 317 Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà luật có quy định.
Ngoài các biện pháp KCTT này, tòa án có thể áp dụng các BPKCTT khác do pháp luật quy định
III TÓM TẮT BẢN ÁN
1 Bản án 01: “Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở”
(Tòa án nhân dân quận 10, thành phố Hồ Chí Minh thụ lý giải quyết)
a Nội dung
Ngày 04/02/2013, Bà Trịnh Thị Hồng L và bà Lê Thị T đã ký kết với nhau hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng được lập bằng văn bản nhưng không công chứng.Theo hợp đồng, bà T bán cho bà L toàn bộ căn nhà do bà T là chủ sở hữu tại địa chỉ số H4C đường Bạch Mã, Phường 15, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh Giá bán căn nhà được các bên thỏa thuận là 10.000.000.000 đồng, giá này sẽ không thay đổi trong suốt quá trình giao dịch Về phương thức thanh toán, bà L phải thanh toán cho bà T 3.250.000.000 đồng ngay sau khi ký kết hợp đồng Số tiền còn lại sẽ được thanh toán trong thời hạn 90 ngày khi bà T giải chấp nhà ra khỏi Ngân hàng và ký kết hợp đồng mua bán nhà với bà L tại phòng công chứng Ngoài ra, hợp đồng còn quy định nếu bà
T không bán nhà thì bà T phải trả lại bà L số tiền 3.250.000.000 đồng cùng khoản lãi phát sinh 2%/tháng kể từ ngày ký hợp đồng mua bán trên số tiền mà bà T đã nhận Sau khi ký kết hợp đồng, bà L đã trả cho bà T 3.250.000.000 đồng như đã thỏa thuận Tuy nhiên, bà T không thực hiện việc bán nhà cho bà L như đã thỏa thuận Bà L nhiều lần yêu cầu bà T thực hiện hợp đồng nhưng bà T không thực hiện mà lại đòi tăng giá bán căn nhà lên 12.600.000.000 đồng Không đồng ý với việc tăng giá bán căn nhà, ngày 12/8/2013 bà L đã nộp đơn khởi kiện đối với bà T tại Tòa án nhân dân Quận 10 Bà L đòi hủy bỏ hợp đồng mua bán nhà với bà T, yêu cầu bà Lê Thị T và ông Phạm Hữu T phải có nghĩa vụ liên đới trả cho bà L số tiền đã nhận là
3.250.000.000 đồng Ngoài ra, bà L không có yêu cầu hay ý kiến gì thêm
Bà Trịnh Thị Hồng L đã yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số về việc cấm xuất cảnh đối với bà Lê Thị T
b Quyết định của Tòa án
1 Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn:
2 Về án phí: Buộc ông Phạm Hữu T và bà Lê Thị T phải liên đới chịu 97.000.000 (chín mươi bảy triệu) đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm
Bà Trịnh Thị Hồng L không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm, hoàn trả cho bà Trịnh Thị Hồng L số tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm đã nộp là 48.500.000 (bốn mươi tám triệu năm trăm nghìn) đồng theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí số 03755 ngày 27/9/2013 của Chi cục thi hành án dân sự Quận 10
3 Tiếp tục duy trì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 03/2015/QĐ-BPKCTT ngày 11/02/2015 của Tòa án nhân dân Quận 10 về việc cấm xuất cảnh đối với bà Lê Thị T, cho đến khi có quyết định khác thay thế hoặc hủy bỏ
4 Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân
sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6,7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự
Trang 45 Về quyền kháng cáo: Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được tống đạt hợp lệ bản án./
c Ý kiến của nhóm
Nhóm đồng ý với quyết định của Tòa án vì :
Về quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 03/2015/QĐ-BPKCTT ngày 11/02/2015 của Tòa án nhân dân Quận 10 về việc cấm xuất cảnh đối với bà Lê Thị T, cho đến khi có quyết định khác thay thế hoặc hủy bỏ là đúng pháp luật
Căn cứ vào Điều 128, BLTTDS 2015: “Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ được áp dụng nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảm việc thi hành án”
Vì vậy quyết định áp dụng bpkctt là cần thiết để có thể giải quyết vụ án nhanh chóng
và đảm bảo quyền lợi của các bên
2 Bản án 02: “Tranh chấp: Hợp đồng thuê khoán tài sản giữa ông L và vợ
chồng ông C, bà M”
(Tòa án nhân dân huyện B- tỉnh Lâm Đồng thụ lý giải quyết)
a Nội dung
Vào ngày 03/5/2015 vợ chồng ông L, bà H và vợ chồng ông C, bà M có thỏa thuận bằng miệng với nhau về việc thuê khoán toàn bộ cây sầu riêng tại thửa đất số 155, tờ bản đồ 60, diện tích 3.500 m2, địa chỉ: Thôn 4- X- B- Lâm Đồng mùa vụ 2015 Theo thỏa thuận thì vợ chồng ông L, bà H chăm sóc, bón phân và được thu hoạch sầu riêng mùa vụ năm 2015 Hai bên thỏa thuận giá 5.000.000đ và vợ chồng ông L, bà H đã thanh toán đầy đủ tiền thuê cho vợ chồng ông C, bà M
Tháng 05/2015 vợ chồng ông C, bà M đã cho vợ chồng ông L, bà H thuê toàn bộ diện tích vườn để chăm sóc và thu hoạch sầu riêng mùa vụ năm 2015 Nhưng đến tháng 08/2015 khi mùa vụ sầu riêng chưa thu hoạch xong thì vợ chồng ông C, bà M lại chuyển nhượng toàn bộ diện tích đất cho vợ chồng ông T, bà D nên hai bên đã xảy ra tranh chấp Như vậy lỗi hoàn toàn là do vợ chồng ông C, bà M Ngày 01/9/2015 ông
L đã làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc vợ chồng ông C, bà M phải bồi thường tổng số tiền là 74.600.000đ, ngày 12/10/2015 ông L đã bổ sung yêu cầu khởi kiện và đề nghị Tòa án giải quyết buộc vợ chồng ông C, bà M phải bồi thường tổng số tiền là 106.700.000đ
Ông Nguyễn Tấn L yêu cầu tiếp tục duy trì biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Quyết định số 09/2015/QĐ-BPKCTT ngày 12/10/2015 của Tòa án nhân dân huyện B, tỉnh Lâm Đồng
b Quyết định của Tòa án
1- Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Tấn L đối với vợ chồng ông Võ Văn C, bà Nguyễn Thị Cam M về việc “Tranh chấp về hợp đồng thuê khoán tài sản" - Buộc vợ chồng ông Võ Văn C, bà Nguyễn Thị Cam M phải có trách nhiệm
Trang 5bồi thường cho vợ chồng ông Nguyễn Tấn L, bà Nguyễn Thị Ngọc H số tiền
74.600.000đ (Bảy mươi tư triệu sáu trăm ngàn đồng)
2- Về việc áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời: Tiếp tục duy trì biện pháp khẩn cấp tạm thời đã áp dụng: Phong tỏa tài sản là diện tích đất 3.500m2 thuộc thửa đất số 155,
tờ bản đồ số 60 tại Thôn 4, xã X, huyện B, tỉnh Lâm Đồng đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên hộ ông Võ Văn C để đảm bảo cho việc thi hành án Hủy bỏ Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm số 09/2015/QĐ-BPBĐ ngày 12/10/2015 của Tòa án nhân dân huyện B, tỉnh Lâm Đồng Trả lại cho ông Nguyễn Tấn L toàn bộ tài sản bảo đảm là số tiền 10.000.000đ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh B- Nam Lâm Đồng theo Tài khoản tiền gửi cá nhân số 5495205037351 ngày 12/10/2015
3- Về án phí: Vợ chồng ông Võ Văn C, bà Nguyễn Thị Cam M phải chịu 3.730.000đ (Ba triệu bảy trăm ba mươi ngàn đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm Ông Nguyễn Tấn
L phải chịu 1.605.000đ tiền án phí dân sự sơ thẩm được khấu trừ số tiền tạm ứng án phí là 2.667.500đ theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số
AA/2013/0003485 ngày 12 tháng 10 năm 2015 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện B, tỉnh Lâm Đồng Ông Nguyễn Tấn L được nhận lại số tiền tạm ứng án phí đã nộp 1.062.500đ (Một triệu không trăm sáu mươi hai ngàn năm trăm đồng) 4- Về quyền kháng cáo: Các đương sự có quyền làm đơn kháng cáo trong thời hạn 15 ngày
kể từ ngày tuyên án, đương sự vắng mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án
mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày nhận được bản án hoặc được tống đạt hợp lệ
c Ý kiến của nhóm
Nhóm không đồng ý với quyết định của tòa án vì:
Về việc tiếp tục duy trì biện pháp khẩn cấp tạm thời đã áp dụng “Phong tỏa tài sản là diện tích đất 3.500m2 thuộc thửa đất số 155, tờ bản đồ số 60 tại Thôn 4, xã X, huyện
B, tỉnh Lâm Đồng đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên hộ ông
Võ Văn C để đảm bảo cho việc thi hành án.” là chưa hợp lý
Căn cứ vào Điều 126, BLTTDS 2015: “Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được
áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ
án hoặc việc thi hành án.”
Vì giá trị đất lớn hơn nhiều lần so với giá trị đòi bồi thường làm ảnh hưởng đến việc bán lại của c điều đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của ông C, nếu dùng thửa đất đó
để thi hành án là không thể vì giá trị bồi thường do ông l yêu cầu thấp hơn nhiều lần
so với giá trị thửa đất
3 Bản án 03: “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”
Trang 6(Tòa án nhân dân thành phố Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên Quang thụ lý giải quyết)
a Nội dung
Ngày 09 tháng 5 năm 2014 chị Trần Thị Th có viết giấy vay tiền của bà Hoàng K với
số tiền 200.000.000 đồng Trong giấy vay tiền không ghi lãi suất và thời hạn trả tiền Song, hai bên đều thừa nhận về việc bà K đã đến yêu cầu trả nợ và chị Th xin khất nợ (thời gian khất nợ cuối cùng vào tháng 2 năm 2018) nhưng chị Th vẫn không thanh toán được số tiền trên cho bà K Do vậy bà K khởi kiện đến Tòa án nhân dân thành phố Tuyên Quang Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án, chị Th đã thanh toán cho
bà K số tiền 40.000.000 đồng, nay bà K yêu cầu Tòa án giải quyết buộc chị Trần Thị
Th có nghĩa vụ thanh toán khoản tiền gốc còn nợ là 160.000.000đồng và không yêu cầu thanh toán khoản tiền lãi.Chị Th nhất trí trả nợ số tiền trên cho bà K nhưng xin trả dần hàng tháng vì hoàn cảnh hiện nay khó khăn Và chị Th khẳng định việc vay
nợ giữa chị với bà K không liên quan đến anh Vũ Đức T (là chồng chị) nên một mình chị chịu trách nhiệm trả nợ cho bà K HĐXX thấy, việc chị Th xin trả dần tiền hàng tháng cho bà K là không có căn cứ và việc vay nợ không liên quan đến anh T, nội dung này bà K cũng đã có đơn đề nghị thay đổi tư cách tham gia tố tụng đối với anh
Vũ Đức T từ bị đơn sang người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, bà K không khởi kiện đối với anh T nữa
Bà K đã làm đơn yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là “Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ” đối với nhà và đất của chị Trần Thị Th và anh Vũ Huy
T (Vũ Đức T)
b Quyết định của Tòa án
1 Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Hoàng K
- Buộc chị Trần Thị Th có nghĩa vụ thanh toán cho bà Hoàng K số tiền gốc là
160.000.000đồng
2 Về việc áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Tiếp tục quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2018/QĐBPKCTT ngày 09/5/2018 là “Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ” đối với nhà và đất của chị Trần Thị Th và anh Vũ Đức T; địa chỉ tổ 2, phường M, thành phố T để đảm bảo cho việc thi hành án
- Trả lại cho bà Hoàng K 01 sổ tiết kiệm có kỳ hạn số AC 00002203457 ngày phát hành 08/3/2017 mang tên Hoàng K, số tiền giao dịch 30.000.000đồng, gửi tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thành phố T, phòng giao dịch T khi bản án có hiệu lực pháp luật
3 Về án phí: Chị Trần Thị Th phải chịu 8.000.000đồng (Tám triệu đồng) án phí dân
sự sơ thẩm có giá ngạch Bà Hoàng K không phải chịu án phí
c Ý kiến của nhóm
Nhóm không đồng ý với quyết định của tòa án vì:
Đối với trường hợp trên, mặc dù người có nghĩa vụ là chị Th có dấu hiệu cố ý tẩu tán tài sản bằng việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác và việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là có căn cứ nhưng nếu tài sản không thể
Trang 7phân chia và có giá trị lớn hơn nghĩa vụ phải thực hiện mà ở trên mảnh đất mà Tòa án
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được ông H và bà T mua với giá 900.000.000 đồng, tức lớn hơn nhiều so với nghĩa vụ mà chị Th phải thanh toán cho bà K là 160.000.000 đồng
Bên cạnh đó việc phong toả toàn bộ tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo thi hành
án trong vụ án chỉ mình người vợ hoặc người chồng phải có nghĩa vụ trả nợ riêng, mà trong trường hợp trên thì Tòa xác định chị Th có nghĩa vụ thanh toán số tiền
160.000.000 đồng cho bà K mà mảnh đất bị phong tỏa là tài sản chung của anh T và chị Th dẫn đến gây thiệt hại cho một bên vợ hoặc chồng, nhưng BLTTDS chỉ quy định họ có quyền khiếu nại hoặc Viện kiểm sát chỉ có quyền kiến nghị đối với quyết định áp dụng BPKCTT nên trên thực tiễn việc kịp thời ngăn chặn thiệt hại do áp dụng BPKCTT không đúng, là rất khó khăn Mặt khác, thời hạn khiếu nại hoặc kiến nghị quy định tại Điều 141 BLTTDS chỉ có 03 ngày, là rất ngắn Nhiều trường hợp trong thời hạn 3 ngày này, đương sự chưa thể nhận thức hoặc nhận biết được thiệt hại xảy
ra hoặc việc áp dụng BPKCTT là không đúng Do vậy, họ không có điều kiện để bảo
vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình vì thời hạn khiếu nại đã hết
Vấn đề đặt ra, nếu người có nghĩa vụ không có tài sản khác và không thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà Tòa án không áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản đó thì người có nghĩa vụ dễ dàng tẩu tán tài sản dẫn đến không còn tài sản để đảm bảo thi hành án Thực tiễn kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự cũng có rất nhiều trường hợp người khởi kiện có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản có giá trị của người có nghĩa vụ như là xe ô tô, quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất… nhưng những tài sản trên có giá trị cao hơn nghĩa vụ tài sản của người có nghĩa vụ và không thể phân chia nên Tòa án không thể áp dụng biện pháp phong tỏa tải sản dẫn đến trường hợp người có nghĩa vụ khi thấy bị khởi kiện thì chuyển nhượng tài sản cho người khác để trốn tránh nghĩa vụ Mặc dù bản án tuyên chấp nhận yêu cầu của người khởi kiện nhưng thực tế không thể thi hành vì người có nghĩa vụ đã tẩu tán hết tài sản, không còn tài sản để thi hành án
Để bảo đảm cho quyền, lợi ích chính đáng của các đương sự có quyền trong vụ án dân sự, đồng thời ràng buộc trách nhiệm của các đương sự có nghĩa vụ cần sửa đổi,
bổ sung quy định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ theo hướng: Trường hợp tài sản bị yêu cầu phong tỏa có giá trị cao hơn nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện theo đơn khởi kiện, mà tài sản đó không thể phân chia nhưng người có nghĩa vụ không còn tài sản khác hoặc không thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác và yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là có căn cứ thì Tòa án vẫn áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ