Ngoài ra, trong nhiều trường hợp để đáp ứng yêu cầu cấp bách của đương sự là những người yếu thế trong các quan hệ dân sự như người có yêu cầu cấp dưỡng, người yêu cầu bồi thường thiệt h
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN TRỌNG BÌNH
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ THỰC TIỄN TẠI CÁC TÒA ÁN
NHÂN DÂN Ở TỈNH SƠN LA
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 8380103
Người hướng dẫn khoa học: TS.HOÀNG NGỌC THỈNH
Hà Nội - 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật Hà Nội
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Trọng Bình
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 8
1.1 Nhận thức chung về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự 8
1.1.1 Khái niệm các biện pháp khẩn cấp tạm thời 8
1.1.2 Khái niệm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự 10
1.1.3 Đặc điểm của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự 13 1.1.4 Ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự 17
1.2 Pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời18 1.2.1 Các loại biện pháp khẩn cấp tạm thời 18
1.2.2 Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 32
1.2.3 Thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm 41
1.2.4 Khiếu nại, kiến nghị đối với quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời 43
1.2.5 Trách nhiệm do việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng 44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 48
Chương 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TẠI CÁC TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở TỈNH SƠN LA VÀ KIẾN NGHỊ 50
2.1 Thực tiễn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại các Tòa án ở tỉnh Sơn La và nguyên nhân 50
2.1.1 Thực tiễn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại các Tòa án ở tỉnh Sơn La 50 2.1.2 Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của các Tòa án ở tỉnh Sơn La 59
2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và bảo đảm áp dụng pháp luật về biện pháp khẩn cấp tạm thời tại các Tòa án ở tỉnh Sơn La 65
2.2.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về biện pháp khẩn cấp tạm thời 65
Trang 42.2.2.Một số kiến nghị nhằm bảo đảm việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm
thời của các Tòa án ở tỉnh Sơn La 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 70
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 5NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
TANDTC Tòa án Nhân dân tối cao
VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Bảo vệ các quyền con người là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật Một trong các phương thức bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền dân sự của các cá nhân, cơ quan, tổ chức là thông qua con đường khởi kiện và giải quyết tranh chấp, yêu cầu tại Tòa
án Tại Điều 2 và 14 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”, “Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác
có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân”
Để bảo vệ tốt nhất quyền dân sự của chủ thể, đòi hỏi Tòa án phải giải quyết các vụ án dân sự kịp thời, nhanh chóng nhằm ổn định các quan hệ xã hội và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức Để đáp ứng mục tiêu này, trong những trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự Với việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Tòa án có thể kịp thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục hoặc đảm bảo thi hành án Các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời ngày càng hoàn thiện và hiện nay được quy định tại Chương VIII BLTTDS năm 2015 từ Điều 111 đến Điều 142 Theo đó, BLTTDS đã bổ sung thêm một số biện pháp khẩn cấp tạm thời mới phù hợp với các văn bản pháp luật khác có liên quan và thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự Đây là cơ sở pháp lý để Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) được nhanh chóng, chính xác, là phương tiện để
cá nhân, cơ quan, tổ chức bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời của các Tòa án nhân dân ở tỉnh Sơn La cho thấy các quy định của BLTTDS năm
Trang 72015 về biện pháp khẩn cấp tạm thời còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được thực tiễn xét xử Mặt khác, do trình độ của đội ngũ cán bộ, nhận thức của đương sự cũng như trình độ dân trí và điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh Sơn La cũng dẫn đến những khó khăn nhất định cho các Tòa án ở tỉnh Sơn
La khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm và trong một số trường hợp đã ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ án dân sự của Tòa án, làm thiệt hại đến quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự
Nhận thức được những hạn chế, bất cập trong các quy định của BLTTDS, từ thực tiễn áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của các Tòa
án ở tỉnh Sơn La em đã chọn đề tài “Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự và thực tiễn tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Sơn La” làm
luận văn thạc sĩ ứng dụng của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự là một chế định quan trọng, xuất phát từ vai trò và ý nghĩa thực tiễn của nó nên nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và những người làm công tác thực tiễn Trong thời gian vừa qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh khác nhau dưới các mức độ khác nhau về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu và các bài viết có liên quan đến biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự như sau:
Tác giả Trần Anh Tuấn đã có một số bài viết nghiên cứu về vấn đề này
gồm: “Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự” đăng trên
Tạp chí Luật học số đặc san Góp ý Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004
và bài viết “Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong BLTTDS và thực tiễn áp dụng”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 12 (165) năm 2005 Hai công trình
nghiên cứu này đã xây dựng nền tảng lý luận căn bản về biện pháp khẩn cấp
Trang 8tạm thời Tiếp theo đó, những vấn đề lý luận về biện pháp khẩn cấp tạm thời được tác giả tiếp tục phát triển và hoàn thiện trong đề tài khoa học cấp trường
"Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự theo định hướng cải cách tư pháp", bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2010 Tác giả Trần Phương Thảo có 05 bài viết gồm: "Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời trong TTDS " đăng trên Tạp chí luật học số đặc san về BLTTDS năm 2005; "Bàn về trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng quy định tại Điều 101 BLTTDS " đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 19 năm 2009; "Nguyên tắc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong BLTTDS Việt Nam" đăng trên Tạp chí Luật học số 4 năm 2010; "Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong
Bộ luật TTDS "đăng trên Tạp chí kiểm sát số 24 năm 2010 và bài viết: "Bàn về các Biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định trong Bộ luật TTDS" đăng trên
Tạp chí Luật học số 3 năm 2011 Sau khi công bố 05 công trình nghiên cứu nêu trên, tháng 5/2012 tác giả Trần Phương Thảo tiếp tục bảo vệ thành công luận án
tiến sỹ luật học về "Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự" Gần đây
TS.Trần Phương Thảo cũng là chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường
"Biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015" và được bảo vệ thành công năm 2017 Ngoài ra, còn có một số bài viết có đóng góp về vấn đề này như bài viết: "Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án" của tác giả Nguyễn Bích Thảo đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật số 9 năm 2008; bài viết "Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại tại Tòa án, những vấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện BLTTDS" của
tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 3 năm 2010 v.v Luận văn thạc sĩ luật học của học viên Nguyễn Thị Thủy, Khoa
Luật đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài “Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm”, năm 2013
Trang 9Tuy nhiên, trong các công trình này, các tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về biện pháp khẩn cấp tạm thời nói chung trong tố tụng dân sự mà không nghiên cứu chuyên sâu về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự tại Toà án cấp sơ
thẩm với tư cách là hoạt động chuyên biệt của Toà án Vì vậy, đề tài "Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự và thực tiễn tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Sơn La" là đề tài đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về áp dụng
các biện pháp khẩn cấp tạm thời ở các Tòa án nhân dân ở tỉnh Sơn La
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự của các Tòa án nhân dân ở tỉnh Sơn La
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để thực hiện được các mục đích nêu trên, việc nghiên cứu đề tài phải làm rõ những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề chung về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự
- Đánh giá được đúng thực trạng các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành về điều kiện, thủ tục áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự
Trang 10- Đưa ra được những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự của các Tòa án nhân dân ở tỉnh Sơn La
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề chung về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự; các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự; thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết các vụ án dân sự tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Sơn La từ năm 2014 đến nay
y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động; Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động; Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác; Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ; Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình; Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu; Bắt giữ
Trang 11tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án và các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà luật có quy định
Bên cạnh đó, do thực tế tại địa phương các Tòa án gần như chưa áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời như: Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu, bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án nên luận văn cũng không nghiên cứu các biện pháp này Đối với một số biện pháp mà các TAND ở tỉnh Sơn La ít áp dụng luận văn cũng không nghiên cứu như: Biện pháp buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động, Biện pháp tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định
sa thải người lao động
+ Luận văn tập trung nghiên cứu về thực tiễn áp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết các vụ án dân sự của các Tòa án nhân dân ở tỉnh Sơn La từ năm 2014 đến nay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, lịch sử Phương pháp thống kê được sử dụng khi xử lí các số liệu cụ thể về các yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự
6 Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Luận văn làm rõ hơn khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Trang 12Luận văn phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam
về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời qua thực tiễn áp dụng tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Sơn La Từ những nghiên cứu này luận văn đã chỉ rõ những hạn chế, bất cập trong các quy định của TTDS về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, những vướng mắc trong quá trình áp dụng các biện pháp này tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Sơn La; đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
7 Về bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 2 chương :
Chương 1: Những vấn đề chung về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự
Chương 2: Thực tiễn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Sơn La và kiến nghị
Trang 13Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1 Nhận thức chung về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự
1.1.1 Khái niệm các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự là phương thức hữu hiệu để giải quyết tranh chấp, yêu cầu dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án là cơ sở pháp lý để phân định quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự Tuy nhiên, để có được bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật cuối cùng về giải quyết vụ việc dân sự thì việc giải quyết các tranh chấp, yêu cầu dân sự thường phải tuân theo một quy trình tố tụng dân sự chặt chẽ do pháp luật quy định Thông thường, thời gian giải quyết một vụ việc dân sự ít nhất từ 3 tháng và không xác định thời hạn tối đa Nếu không có biện pháp phòng ngừa thì trong khoảng thời gian tương đối dài để có kết quả giải quyết cuối cùng về nội dung vụ án, các bên đương sự có thể tẩu tán tài sản, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản hoặc tiêu hủy các chứng cứ, tài liệu của vụ án Ngoài ra, trong nhiều trường hợp để đáp ứng yêu cầu cấp bách của đương sự
là những người yếu thế trong các quan hệ dân sự như người có yêu cầu cấp dưỡng, người yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, người lao động yêu cầu đòi tiền lương, tiền công lao động… thì Tòa án cần phải tạm thời buộc bên bị kiện phải thực nghĩa vụ của họ mặc dù chưa có lập tức phán quyết cuối cùng về nội dung vụ việc có giá trị thi hành… Xuất phát từ thực tế này, pháp luật quy định trong những trường hợp khẩn cấp để đáp ứng nhu cầu cấp bách của đương sự, cần bảo vệ ngay bằng chứng, bảo toàn tài sản, bảo đảm khả năng thi hành án, tránh gây thiệt hại về tài sản không thể khắc phục được thì Tòa án được quyền ra quyết định một loại biện pháp có giá trị thi
Trang 14hành ngay trong một khoảng thời gian nhất định Biện pháp này được gọi là Biện pháp khẩn cấp tạm thời (viết tắt là BPKCTT)
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là cách thức giải quyết một vấn đề nào đó một cách nhanh chóng, gấp gáp nhưng chỉ là giải pháp tạm thời, không mang tính chất lâu dài, ổn định Đây chính là công đoạn tố tụng rút ngắn và giản đơn nhằm giúp cơ quan tài phán can thiệp nhanh chóng, kịp thời nhằm bảo vệ tài sản tranh chấp, chứng cứ hoặc các đảm bảo khác thiết yếu cho thi hành các nghĩa vụ, trong phiên tranh tụng chính chưa kết thúc1
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi vụ án dân sự đều được Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà chỉ có những vụ án dân sự xuất hiện tình huống thực sự khẩn cấp và việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vào việc giải quyết vụ án đó là có căn cứ và cần thiết, khi đó Tòa án có thể xem xét quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Xuất phát từ tầm quan trọng của việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết các vụ
án để bảo vệ tạm thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự Tuy nhiên trong TTDS các tranh chấp, yêu cầu dân sự phát sinh là rất đa dạng, phong phú, các tình tiết và mức độ phức tạp của mỗi vụ án là không giống nhau, nên mỗi tình thế khẩn cấp khác nhau đòi hỏi phải có biện pháp giải quyết khác nhau nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tài sản Như vậy, biện pháp khẩn cấp tạm thời có hai tính chất là tính khẩn cấp và tính tạm thời Hai tính chất này của biện pháp khẩn cấp tạm thời chi phối các quy
1
Tống Quang Cường (2007), Luật tố tụng dân sự Việt Nam - Nghiên cứu so sánh - NXB Chính trị quốc gia, tr 129
Trang 15định về điều kiện, thẩm quyền, thủ tục áp dụng và các cơ chế bảo đảm sự đúng đắn của việc áp dụng từng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đồng thời buộc Tòa án phải nhanh chóng áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các điều kiện do pháp luật quy định
Từ sự phân tích nêu trên, tác giả đồng tình với khái niệm về biện pháp
khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự như sau: Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong TTDS là các biện pháp do pháp luật quy định và được Tòa án áp dụng
để tạm thời giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản, bảo đảm thi hành án, bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự 2
Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là một hình thức cụ thể của áp dụng pháp luật nói chung, đó là việc Tòa án nghiên cứu, xem xét các quy định của pháp luật TTDS về biện pháp khẩn cấp tạm thời như các quy định về người có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thời điểm có quyền yêu cầu, thẩm quyền, điều kiện, thủ tục áp dụng để quyết định các biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng như xem xét các khiếu nại, kiến nghị về việc áp
2 Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật Tố tụng dân sự Trường đại học Luật Hà Nội (2017), , Nxb CAND, tr 179
3 Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật (2015), trường đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND, tr 381
Trang 16dụng để quyết định việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng Trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật nội dung và pháp luật hình thức, Thẩm phán hay HĐXX vận dụng vào thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự để quyết định các biện pháp khẩn cấp tạm thời phù hợp hoặc quyết định biện pháp thay thế nếu xét thấy cần thiết
Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có vai trò rất quan trọng, có tác dụng rút ngắn thời gian tố tụng, giúp vụ án được giải quyết nhanh chóng, bảo
vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự Do đó, hoạt động áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học cũng như những người làm công tác pháp luật Trong đó, khái niệm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhận được nhiều sự quan tâm nhất, bởi lẽ trên cơ sở xây dựng được khái niệm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đầy đủ, chính xác, có khả năng bao quát cao sẽ tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho Tòa án và các đương sự thực hiện Vì vậy, khái niệm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhận được nhiều ý kiến khác nhau, có quan điểm cho rằng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là việc xét các điều kiện luật định về biện pháp khẩn cấp tạm thời và quyết định áp dụng hay không áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời trên cơ sở thủ tục được pháp luật tố tụng dân
sự quy định
Nếu giải thích theo câu chữ của tên gọi biện pháp khẩn cấp tạm thời thì
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự chỉ là việc Thẩm phán giải quyết vụ án, hoặc HĐXX xem xét, nghiên cứu các căn cứ, thủ tục
do pháp luật quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trên cơ sở xem xét nội dung, thời điểm yêu cầu của người có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn hoặc tình huống cụ thể của vụ việc dân sự để quyết định có áp đụng hay không áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời Theo nghĩa này, áp dụng biện pháp khẩn
Trang 17cấp tạm thời trong việc giải quyết các vụ án dân sự chỉ là hoạt động áp dụng pháp luật thuần túy, không bao gồm các vấn đề khác liên quan như việc ra quyết định sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng Theo tôi, cách giải thích này không phù hợp với tính chất và ý nghĩa của biện pháp khẩn cấp tạm thời
Tôi cho rằng, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự không đơn thuần chỉ là xét các căn cứ, nội dung của biện pháp khẩn cấp tạm thời và quyết định áp dụng hay không áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời trên cơ sở thủ tục được PLTTDS quy định nêu trên mà áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời còn được hiểu ở phạm vi rộng hơn, bao quát hơn,
mà còn bao gồm việc ra quyết định sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng Việc áp dụng hay sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đều nhằm mục đích bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự Tùy theo tính chất, mức độ phức tạp của mỗi vụ án dân sự Thẩm phán giải quyết, các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng sẽ có tác dụng trong thời điểm này và có thể không còn tác dụng, không còn cần thiết trong một thời điểm khác Do vậy, căn cứ vào tình hình thực tế, Thẩm phán giải quyết vụ án có thể sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đang được áp dụng nhằm giúp cho việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án mang lại hiệu quả cao nhất Việc sửa đổi,
bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng phải tuân theo đầy đủ các trình tự, thủ tục do pháp luật quy định Vì vậy, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các hoạt động là áp dụng, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời mới phản ánh được đầy
đủ, sâu sắc nhất bản chất của hoạt động áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Từ những phân tích nêu trên, khái niệm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự có thể được hiểu như sau:
Trang 18Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự
là việc Tòa án, cụ thể là Thẩm phán hay HĐXX xét các căn cứ, thủ tục về biện pháp khẩn cấp tạm thời để ban hành một hoặc nhiều quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc ra quyết định sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng nhằm tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án
1.1.3 Đặc điểm của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự
Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là hoạt động áp dụng pháp luật, nó
có đầy đủ các đặc điểm của hoạt động áp dụng pháp luật nói chung như: Mang tính quyền lực nhà nước; do cơ quan nhà nước có thẩm quyền; mang tính cá biệt, cụ thể; đòi hỏi sự sáng tạo Tuy nhiên, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết các vụ án dân sự sơ thẩm thì Tòa án là chủ thể duy nhất được Nhà nước trao quyền thực hiện Vì vậy, ngoài các đặc điểm chung nêu trên, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời còn có những đặc điểm riêng biệt dưới đây:
- Đa số các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng trên cơ sở quyền yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của đương sự
Có thể khẳng định rằng, đa số các biện pháp khẩn cấp tạm thời thường là
các biện pháp liên quan đến tài sản chỉ được do một bên yêu cầu (có thể là đương sự hoặc người đại diện của đương sự) Trường hợp đơn yêu cầu áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là có căn cứ và cần thiết, Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và cũng trên cơ sở yêu cầu của đương sự, Tòa án sẽ ra quyết định thay đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu thấy biện pháp khẩn cấp tạm thời đang được áp dụng là không phù hợp hoặc không còn cần thiết
Trang 19Đối với một số biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của đương sự như yêu cầu cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng… Tòa án có quyền chủ động áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không cần có đơn yêu cầu của đương sự Mục đích của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các trường hợp này là nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của đương
sự, bảo vệ kịp thời quyền lợi của người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc người yếu thế
Biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định trong pháp luật Việt Nam rất
đa dạng, bao gồm nhiều loại biện pháp khác nhau, mỗi biện pháp được áp dụng nhằm một mục đích nhất định, có biện pháp nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách
của đương sự (buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng, buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ), có biện pháp nhằm bảo toàn tài sản (kê biên tài sản, cấm chuyển dịch quyền về tài sản ), có biện pháp nhằm giải quyết vụ án và đảm bảo thi hành án dân sự (cấm hoặc buộc đương
sự thực hiện những hành vi nhất định ) Mặc dù mỗi biện pháp khẩn cấp tạm
thời khác nhau, được áp dụng tương ứng với mỗi vụ án có tính chất khác nhau, nhằm mục đích khác nhau, nhưng cái đích cuối cùng của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
và chủ thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hướng tới vẫn là nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ kịp thời quyền lợi của người có yêu cầu
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc người yếu thế
- Chủ thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc, mà cụ thể là Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử tiến hành
Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là hoạt động áp dụng pháp luật nên phải tuân theo những trình tự, thủ tục luật định Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ có Toà án mà cụ thể là Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử được quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết các vụ
án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm Thẩm phán được phân công giải quyết vụ
Trang 20án là người am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật Do đó, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự do Thẩm phán tiến hành mới đảm bảo được tính đúng đắn và tuân thủ đúng các quy trình của pháp luật TTDS Nếu
vụ án đã được đưa ra xét xử tại phiên tòa thì các vấn đề phát sinh tại phiên tòa, trong đó có việc quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời phải do Hội đồng xét xử thực hiện
- Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nhanh chóng, kịp thời nhưng chỉ có hiệu lực thi hành tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định
Với mục đích nhằm bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự, nếu các BPKCTT được áp dụng không đảm bảo được yếu tố nhanh chóng, kịp thời, thì tính mạng, sức khỏe, tài sản của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ không được bảo đảm và trong nhiều trường hợp người bị yêu cầu áp dụng sẽ tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc chây ỳ trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình Bên cạnh đó, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích của bên bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nên nếu không áp dụng kịp thời, người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ tìm cách đối phó như tẩu tán, hủy hoại tài sản, rút tiền
ra khỏi tài khoản gây thiệt hại cho người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Do đó, để việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phát huy được hiệu quả thì ngoài việc đảm bảo yếu tố nhanh chóng, kịp thời trong quá trình áp dụng còn phải bảo đảm yếu tố bí mật, bất ngờ và có hiệu quả
Tuy nhiên, quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời không phải là phán quyết cuối cùng về giải quyết vụ việc dân sự Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ là giải pháp tạm thời khi Tòa án chưa đưa ra được phán quyết có hiệu lực pháp luật về giải quyết vụ việc dân sự nên quyết định
về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ có hiệu lực cho đến khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật về giải quyết vụ việc dân sự
Trang 21- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải tuân theo các điều kiện, trình tự thủ tục do pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự
Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành, việc áp dụng có tác động trực tiếp quyền, lợi ích của người
bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nên Tòa án (Thẩm phán hay HĐXX )
phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện về trình tự, thủ tục do pháp luật quy định
Đó là các điều kiện pháp luật về người có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời (đơn yêu cầu, thời điểm yêu cầu, nội dung yêu cầu, tài liệu chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, điều kiện về việc buộc thực hiện biện pháp bảo đảm ); các điều kiện về trình tự, thủ tục ra quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời, thời hạn ra quyết định, hình thức văn bản của Tòa án, thời hạn gửi quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Đây là những điều kiện bắt buộc mà Thẩm phán, hoặc HĐXX sơ thẩm phải tuân theo trong quá trình áp dụng
Việc tuân thủ đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định sẽ góp phần bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các đương sự trong vụ án, đặc biệt là người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Bên cạnh đó, để dự liệu các trường hợp Tòa án ban hành các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự, pháp luật TTDS còn phải thiết lập các quy định khác nhằm ràng buộc trách nhiệm của Tòa án, người yêu cầu trong trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng hoặc ngăn chặn sự lạm quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu áp dụng như các quy định về việc buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, quy định về việc Tòa án không áp dụng vượt quá yêu cầu của người có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quy định về trách nhiệm do việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng, khiếu nại, kiến nghị liên quan đến việc
Trang 22áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
tất cả các đương sự trong vụ án dân sự
1.1.4 Ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự
- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời góp phần giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời như: Buộc thực hiện trước một phần nghĩa
vụ cấp dưỡng, buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được áp dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự
- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời góp phần bảo vệ chứng cứ cho việc giải quyết vụ án
Trong nhiều trường hợp để trốn tránh nghĩa vụ của mình, đương sự thường có tâm lý muốn hủy hoại, tiêu hủy chứng cứ Do vậy, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời góp phần ngăn ngừa các hành vi tiêu cực của đương sự như hành vi hủy hoại chứng cứ, mua chuộc, đe dọa người làm chứng đã được Tòa án ngăn chặn kịp thời, tạo điều kiện cho Tòa án giải quyết
vụ án được đúng đắn, chính xác Thông qua việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời như kê biên tài sản, cấm chuyển dịch quyền về tài sản, cấm thay đổi hiện trạng tài sản… góp phần cho việc xem xét, đánh giá chứng cứ, giải quyết vụ án của Tòa án được chính xác, khách quan
- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời góp phần bảo toàn tài sản, đảm bảo khả năng thi hành án dân sự
Trên thực tế, phần lớn các tranh chấp dân sự có liên quan đến tài sản, có thể tranh chấp trực tiếp một tài sản cụ thể hoặc thông qua một vụ việc tranh chấp mà các vấn đề về tài sản được các đương sự yêu cầu Tòa án giải quyết
Trang 23Do đó, các biện pháp khẩn cấp tạm thời khẩn cấp tạm thời như kê biên tài sản, cấm chuyển dịch quyền về tài sản đang tranh chấp, cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, phong tỏa tài sản, tài khoản các biện pháp này được áp dụng đối với người có nghĩa vụ nhằm ngăn chặn những người này tẩu tán, hủy hoại tài sản qua đó, có tác dụng bảo toàn tài sản, bảo đảm thi hành án
- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời góp phần thúc đẩy người có nghĩa vụ tự nguyện thực hiện nghĩa vụ
Thông thường các vụ việc tranh chấp được Tòa án giải quyết thông qua con đường khởi kiện, Tòa án cũng như các đương sự phải tuân theo điều kiện
về trình tự, thủ tục rất chặt chẽ (thủ tục thụ lý, hòa giải, xét xử ) Do đó, đến
khi tranh chấp được giải quyết dứt điểm cũng phải mất một khoảng thời gian khá dài Trong khi đó, có những tình huống khẩn cấp đòi hỏi Tòa án phải quyết định ngay các biện pháp cần thiết nếu không tính mạng, sức khỏe, tài sản của người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm không được bảo đảm
Do vậy, trong trường hợp khẩn cấp, pháp luật quy định cho phép đương sự đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện, có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp tạm thời Trong nhiều trường hợp việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc người có nghĩa vụ phải tự nguyện thi hành nghĩa vụ của mình hoặc thỏa thuận với bên nguyên đơn về giải quyết vụ án
1.2 Pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1.2.1 Các loại biện pháp khẩn cấp tạm thời
BLTTDS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của BTTDS năm 2015 với các Bộ luật, đạo luật khác có liên quan Cụ thể so với BLTTDS năm 2011, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thêm một số biện pháp như: Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ, cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia
Trang 24đình, tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu, bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án
1.2.1.1 Nhóm các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án có quyền tự mình áp dụng
- Biện pháp giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
Thông thường biện pháp này được áp dụng khi Tòa án giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình Khi đó Tòa án quyết định chuyển người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong vụ án cho người khác hoặc cho một cơ quan, tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong trường hợp những người này chưa có người giám hộ nhằm bảo vệ khẩn cấp quyền, lợi ích của các chủ thể không có năng lực hành vi đầy đủ trong xã hội
So với khoản 1 Điều 102 BLTTDS năm 2011, BLTTDS năm 2015 đã bổ
sung thêm đối tượng được giao để “trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục” là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi Quy định này là
phù hợp với BLDS năm 2015, bởi BLDS năm 2015 đã bổ sung thêm quy định
về năng lực hành vi dân sự của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi Bên cạnh đó, Điều 115 BLTTDS năm 2015 bổ sung thêm quy định: Việc giao người chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người đó Quy định này nhằm bảo đảm cho việc chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên được tốt nhất, quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của họ
Điều kiện áp dụng biện pháp này được quy định tại Điều 115 BLTTDS
năm 2015, theo đó biện pháp này sẽ “được áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến người chưa thành niên chưa có người giám hộ” Tuy nhiên, nếu hiểu “người chưa thành niên chưa có người giám hộ” chỉ là trường hợp người
Trang 25chưa thành niên người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không có người giám hộ đương nhiên thì chưa thực
sự đầy đủ Trong thực tiễn tố tụng có trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi trong vụ án hôn nhân và gia đình đã có người giám hộ nhưng người giám hộ
đó lại đang chấp hành hình phạt tù, đang trong tình trạng bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc một bên cha, mẹ đang chấp hành hình phạt tù còn bên kia rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như ốm nặng, nghèo túng không thể trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên Với những trường hợp này tòa án cũng cần phải quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đó trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục 4
- Biện pháp buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng
Biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng là việc Tòa án quyết định buộc người bị yêu cầu cấp dưỡng phải tạm cấp trước một khoản tiền nhất định để đảm bảo cho người được cấp dưỡng giải quyết được những khó khăn trước mắt của họ, để họ không bị ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống Biện pháp này thường được Tòa án áp dụng trong các vụ án về hôn nhân và gia đình như vụ án ly hôn, yêu cầu cấp dưỡng khi ly hôn trên cơ sở có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu hoặc do chính Tòa án
4 Bùi Thị Huyền, Bàn về một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của BLTTDS năm 2015, Ttạp chí Khoa học kiểm sát, số 2/2017, tr 28-36
Trang 26xét thấy cần thiết Trên thực tế, các vụ án liên quan đến yêu cầu cấp dưỡng còn có các vụ án về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà người gây thiệt hại phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho người mà người bị thiệt hại về tính
mạng Tuy nhiên, việc khẳng định bị đơn (người gây thiệt hại) có là người
phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại dẫn đến phải cấp dưỡng cho người mà người bị hại có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng hay không chỉ khi có bản án có hiệu lực của Tòa án có hiệu lực pháp luật Hoặc trong các
vụ án về xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên hoặc con là người mất năng lực hành vi dân sự, chỉ khi xác định bị đơn là cha hoặc mẹ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự bằng bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật mới làm phát sinh trách nhiệm cấp dưỡng của bị đơn đối với người con
Vì vậy, theo chúng tôi, nếu Tòa án chỉ dựa căn cứ cho thấy người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này là người có nghĩa vụ cấp dưỡng, họ có khả năng cấp dưỡng, người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là người được cấp dưỡng, đang trong hoàn cảnh rất khó
khăn là chưa đầy đủ Điều kiện “nếu không thực hiện trước ngay một phần nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người được cấp dưỡng” mới chỉ là điều kiện cần nhằm giải quyết yêu cầu rất cấp bách,
cần được đáp ứng ngay, nếu phải chờ đến khi Tòa án có phán quyết chính thức giải quyết nội dung vụ án mới buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải cấp dưỡng thì sức khỏe, đời sống của người được cấp dưỡng đã bị ảnh hưởng, khó có thể khắc phục được Điều kiện đủ để áp dụng biện pháp này, theo chúng tôi phải là có căn cứ xác định người bị yêu cầu áp dụng biện pháp này có nghĩa vụ cấp dưỡng mà không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng5
Trang 27Biện pháp này là việc tòa án buộc người gây thiệt hại phải ứng trước một số tiền nhất định để bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe biện pháp khẩn cấp tạm thời này chỉ áp dụng với những vụ
án có liên quan đến yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe
và yêu cầu đòi bồi thường là có căn cứ và cần thiết Mặc dù, Nghị quyết hướng dẫn thi hành BLTTDS về biện pháp khẩn cấp tạm thời không có giải thích cụ thể thế nào là trong trường hợp cần thiết Tuy nhiên, theo chúng tôi
“cần thiết” được hiểu là sự cần thiết phải áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp
tạm thời buộc bồi thường trước một phần nghĩa vụ bồi thường, nếu không người bị thiệt hại không có điều kiện, cơ hội để bảo toàn tính mạng, chăm sóc, cứu chữa sức khỏe của mình, dẫn đến nguy cơ tính mạng, sức khỏe sẽ
bị xâm phạm sẽ trầm trọng hơn, bị thiệt hại nặng nề hơn Biện pháp khẩn cấp tạm thời này được áp dụng tạm thời cho đến khi tòa án có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật về giải quyết vụ việc dân sự
Đối với vụ án tranh chấp về bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm mà bên vi phạm thừa nhận việc vi phạm hoặc có căn cứ xác định hành vi vi phạm của bên vi phạm, các bên tranh chấp với nhau về mức độ lỗi và mức bồi thường thiệt hại thì việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này là cần thiết nhằm khắc phục ngay thiệt hại đối với người bị hại Tuy nhiên, đối với các trường hợp, người bị kiện không thừa nhận việc
vi phạm hoặc chưa có căn cứ xác định hành vi vi phạm của bên vi phạm tức
là trường hợp chưa xác định đủ các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Đối với trường hợp này thì người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa chắc là người có nghĩa vụ nên việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp này làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ Tòa án chỉ có thể áp dụng biện pháp này khi có căn cứ xác định hành vi gây thiệt hại là trái pháp luật Do
đó, TATC cần hướng dẫn rõ về trường hợp áp dụng biện pháp này
Trang 281.2.1.2 Nhóm các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án chỉ áp dụng khi có đơn yêu cầu của đương sự hoặc người đại diện của đương sự
- Biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp
Kê biên tài sản đang tranh chấp là biện pháp khẩn cấp tạm thời do tòa án quyết định áp dụng nhằm kiểm kê, thống kê những tài sản đang có tranh chấp trong vụ kiện để nắm rõ về những tài sản đó và buộc người đang giữ tài sản tranh chấp không được chuyển dịch, tẩu tán hay phá hủy tài sản6
Tài sản đang tranh chấp có thể bị kê biên theo biện pháp này có thể là động sản hoặc bất động sản Trong trường hợp, tài sản bị kê biên là động sản thì sau khi kê biên tài sản có thể được thu giữ, bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án hoặc giao cho người thứ ba quản lý cho đến khi có quyết định của Tòa án Trong trường hợp tài sản bị kê biên là bất động sản thì sau khi kê biên tài sản có thể được giao cho đương sự hoặc người thứ ba quản lý cho đến khi
có quyết định của Tòa án Theo Điều 120 BLTTDS năm 2015, biện pháp này được áp dụng khi có hai điều kiện sau:
+ Thứ nhất: Về đối tượng kê biên: biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên
tài sản chỉ áp dụng đối với tài sản đang có tranh chấp mà không phải là áp dụng đối với tất cả tài sản của đương sự trong VADS Có quan điểm cho
rằng: “Những tài sản không phải là tài sản tranh chấp hoặc những tài sản chỉ liên quan đến tài sản tranh chấp sẽ không nằm trong phạm vi những tài sản bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên” 7 Song, theo chúng tôi
đồng tình với quan điểm cho rằng, đối tượng của kê biên tài sản khi áp dụng biện pháp này không chỉ là tài sản các bên đương sự đang trực tiếp tranh chấp
mà còn bao gồm cả những tài sản liên quan đến tranh chấp8
Trần Phương Thảo (2012), “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự”, Luận văn tiến sĩ, Hà Nội, tr 43
7 Trần Phương Thảo 2011), Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự, Luận văn án tiến sĩ luật học, Hà Nội, tr 80
8 Bùi Thị Huyền, Bàn về một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của BLTTDS năm 2015, Tạp chí Khoa học kiểm sát, số 2/2017, tr 28-36
Trang 29giữ tài sản có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản tranh chấp” Như vậy, chỉ
khi có những căn cứ xác thực là người đang giữ tài sản tranh chấp đã có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản tranh chấp thì Tòa án mới được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên Theo TS Trần
Phương Thảo “nếu hiểu theo cách này thì Điều 108 BLTTDS chưa thực
sự đáp ứng được tính chất khẩn cấp bởi quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên gần như không còn có tác dụng bảo toàn tài sản tranh chấp, tài sản tranh chấp có thể đã bị tẩu tán, đã bị hủy hoại Nhưng theo một cách hiểu khác, vì Điều 108 BLTTDS quy định là “có căn cứ cho thấy người đang giữ tài sản có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản tranh chấp” nên biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên sẽ được áp dụng khi mà hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản tranh chấp chưa xảy ra trên thực tế, mới chỉ có căn cứ cho thấy các hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản tranh chấp sẽ xảy ra nên cần áp dụng ngay biện pháp kê biên Hiểu theo cách này mới có thể ngăn chặn được hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên mới có tính kịp thời Do vẫn còn có những cách hiểu khác nhau nên Điều 108 BLTTDS cần phải được sửa đổi cho cụ thể hơn để hiểu và vận dụng thống nhất, tránh việc tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên là quá muộn, không bảo toàn được tài sản tranh chấp, không đạt được mục đích của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên”
Theo chúng tôi, để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự, kịp thời bảo toàn được tài sản để nhằm bảo đảm cho thi hành án, Điều
120 BLTTDS năm 2015 nên được sửa thành “nếu nhận thấy cần phải ngăn chặn ngay người giữ tài sản có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản”9
Trang 30Biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp là việc Tòa án buộc người đang giữ tài sản tranh chấp không được thay đổi, chuyển đổi quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp Theo Điều 121 BLTTDS năm 2015, biện pháp khẩn cấp tạm thời này
“được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác”
Theo Điều 120 BLTTDS năm 2015, biện pháp này được áp dụng khi có hai điều kiện sau:
+ Thứ nhất: Về đối tượng cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp: Biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm chuyển dịch quyền
về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp chỉ áp dụng đối với tài sản đang có tranh chấp mà không phải là áp dụng đối với tất cả tài sản của đương sự trong VADS Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đang tranh chấp ở đây được hiểu
là cấm chuyển dịch các quyền sở hữu, chiếm hữu, sử dụng định đoạt và các quyền khác đối với tài sản như quyền đối với bất động sản liền kề, quyền bề mặt và quyền hưởng dụng đối với tài sản đang tranh chấp10
Với biện pháp khẩn cấp tạm thời này, Tòa án sẽ buộc người đang nắm giữ tài sản mà tài sản
đó đang có tranh chấp là đối tượng của vụ án dân sự mà Tòa án đang xem xét, giải quyết không được thay đổi, chuyển nhượng quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp Tương tự như lập luận của chúng tôi đối với biện pháp kê biên tài sản tranh chấp quy định tại Điều 120 BLTTDS năm 2015, theo chúng tôi, để bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì biện pháp này nên được
áp dụng đối với cả những quyền tài sản liên quan đến tranh chấp
Trên thực tế, biện pháp này thường được áp dụng đối với các tranh chấp liên quan đến tài sản mà phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng như
10
Xem Điều 158 và 159 Bộ luật Dân sự năm 2015
Trang 31quyền sử dụng đất, nhà ở, ô tô, máy bay, xe máy, tàu, thuyền… Tài sản là đối tượng áp dụng biện pháp này có thể đang do đương sự chiếm hữu, nắm giữ hoặc do người thứ ba chiếm hữu, nắm giữ Mục đích của việc áp dụng biện pháp này là nhằm ngăn chặn ngay, không cho đương sự hoặc người đang chiếm hữu tài sản tẩu tán tài sản tranh chấp, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án
+ Thứ hai: Tương tự như biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản tranh chấp, BPKC này chỉ được Tòa án quyết định áp dụng khi “có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác”
Như vậy, chỉ khi có những căn cứ xác thực là người đang chiếm hữu, nắm giữ tài sản tranh chấp đã có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản tranh chấp thì Tòa án mới được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này
- Biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp
Biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp là việc Tòa án buộc người đang giữ tài sản tranh chấp phải giữ nguyên hiện trạng bên ngoài, vốn có của tài sản tranh chấp bởi việc thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp sẽ làm thay đổi giá trị của tài sản tranh chấp Theo Điều 122
BLTTDS năm 2015, “trong quá trình giải quyết vụ án, có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó”
Việc thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp sẽ làm thay đổi giá trị tài sản tranh chấp, ảnh hưởng đến kết quả của việc xem xét, đánh giá chứng cứ cũng như hoạt động thi hành án dân sự nên mặc dù chưa có quyết định chính thức giải quyết về tài sản tranh chấp nhưng trước mắt Tòa án sẽ buộc người có hành
vi lắp ghép, cơi nới, xây dựng thêm đối với tài sản tranh chấp phải ngừng ngay lập tức những hành vi đó để bảo toàn tài sản, giữ nguyên giá trị tài sản tranh chấp Trên thực tế, đối tượng của việc áp dụng biện pháp này là nhà, vật kiến trúc, công trình xây dựng khác, ô tô, xe máy, tàu thuyền hay các tài sản hữu
Trang 32hình khác Theo chứng tôi để việc áp dụng pháp luật được thống nhất, TANDTC cần có hướng dẫn cụ thể về phạm vi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này BPKCTT cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp buộc người đang chiếm hữu, quản lý tài sản phải giữ nguyên hiện trạng đối với tài sản, không được thay đổi về mặt vật lý như hình thức bên ngoài của tài sản, giữ nguyên hiện trạng bên ngoài của tài sản Còn biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp là biện pháp cấm thay đổi tình trạng pháp lý của tài sản Do đó, biện pháp cấm chuyển dịch
về quyền đối với tài sản tranh chấp và biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp được BLTTDS quy định là hai biện pháp khẩn cấp tạm thời khác nhau, trong nhiều trường hợp hỗ trợ cho nhau hoặc hỗ trợ cho biện pháp khẩn cấp tạm thời khác như kê biên để bảo toàn tài sản tranh chấp
Có quan điểm cho rằng: “Vì việc thay đổi hiện trạng của tài sản có thể làm thay đổi giá trị tài sản và như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng thi hành án nên biện pháp này nên mở rộng phạm vi tài sản áp dụng, không chỉ hạn chế đối với tài sản tranh chấp mà cần áp dụng đối với tất cả tài sản có khả năng thi hành
án của đương sự”11
Tuy nhiên, chúng tôi đồng tình với quan điểm cho rằng, nếu mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp này đối với tất cả tài sản có khả năng thi hành án của đương sự sẽ dẫn đến nguy cơ lạm quyền của người yêu cầu, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và sâu xa hơn đó là ảnh hưởng đến quyền con người và quyền công dân Vì vậy, theo chúng tôi, chỉ nên
mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp này đối với các tài sản tranh chấp và liên quan đến tài sản tranh chấp là hợp lý12
Điều kiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm thay đổi hiện trạng
tài sản tranh chấp được quy định tại Điều 122 BLTTDS năm 2015 là “người
Trang 33đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản có hành vi thay đổi hiện trạng vốn có của tài sản tranh chấp như lắp ghép, cơi nới, xây dựng hoặc hành vi khác” Chúng tôi
cho rằng, quy định này có điểm chưa thật sự hợp lý bởi nếu người đang chiếm giữ tài sản có hành vi thay đổi hiện trạng vốn có của tài sản tranh chấp tức là hành vi thay đổi hiện trạng vốn có của tài sản tranh chấp đã được thực hiện, tài sản tranh chấp đã bị thay đổi hiện trạng, thì khả năng bảo toàn tài sản là không kịp thời, quyết định của Tòa án về việc cấm thay đổi hiện trạng đã là quá chậm, chỉ có ý nghĩa buộc dừng hành vi làm thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp chứ không có ý nghĩa ngăn ngừa hành vi làm thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp Trong trường hợp này hành vi thay đổi hiện trạng tài sản đã xảy ra thì Tòa án mới quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là muộn Tuy nhiên, để bảo đảm việc hiểu, giải thích và áp dụng pháp luật thống nhất thì TANDTC cần có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này
- Biện pháp phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc Nhà nước
Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước là trường hợp Tòa án buộc ngân hàng, tổ chức tín dụng khác hoặc kho bạc nhà nước cô lập, không cho đương sự chuyển dịch tài sản mà họ có trong tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, hay kho bạc nhà nước, trước khi có bản án, hoặc quyết định chính thức của Tòa án về việc giải quyết vụ kiện đó Sau khi tài khoản bị phong tỏa thì mọi giao dịch liên quan đến tài sản bị phong tỏa đều vô hiệu Đương sự sẽ không thể tẩu tán hoặc hủy hoại được tài sản nếu như chưa thực hiện xong nghĩa vụ đối với bên có quyền hoặc nếu chưa có quyết định khác của Tòa án Sau khi có quyết định của Tòa án về việc
áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác hoặc kho bạc nhà nước có hiệu lực thì các tổ chức này phải có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh quyết định đó, tức là ngừng ngay mọi giao dịch liên quan đến tài sản đang bị phong tỏa trong tài khoản của người có nghĩa vụ
Trang 34Biện pháp này hiện nay được quy định tại Điều 124 BLTTDS năm 2015
Điều kiện áp dụng được quy định tại Điều 112 BLTTDS: “Trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này
là cần thiết để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc đảm bảo cho việc thi hành án” Khác với các biện pháp khẩn cấp tạm thời như kê biên tài sản đang
tranh chấp, cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp, phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước được áp dụng đối với số dư tài khoản, tài sản của người có nghĩa vụ đang gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người đó, đảm bảo khả năng thi hành án không kể các đương sự có tranh chấp về số dư trong tài khoản, tài sản đó hay không
Thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự hiện nay cho thấy, so với các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác thì Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác hoặc kho bạc nhà nước là biện pháp được nhiều đương sự yêu cầu áp dụng nhất, và nếu được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này mang lại hiệu quả nhất Đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, khi
mà hầu hết các giao dịch trong xã hội đều được thực hiện thông qua việc chuyển khoản từ tài khoản tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng… thì việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài khoản sẽ có tác dụng to lớn trong việc ngăn chặn được đương sự tẩu tán tài sản của họ có trong tài khoản Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này là người yêu cầu phải biết được người có nghĩa vụ có tài khoản, tài sản tại ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng nào để yêu cầu Tòa án ra quyết định phong tỏa kịp thời, đồng thời cần có sự hợp tác tích cực từ phía nhân viên, người đứng đầu ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng bởi việc tẩu tán các loại tài sản này cũng được thực hiện rất dễ dàng, nhanh chóng, có khi chỉ mất vài
Trang 35giây hoặc vài phút và chỉ cần bằng một vài thao tác đơn giản người có tài sản trong tài khoản có thể tẩu tán được số tài sản đó Các quy định người yêu cầu
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện biện pháp bảo đảm không
rõ ràng, còn nhiều cách hiểu khác nhau là một cản trở lớn đối với việc áp dụng biện pháp này vào trong thực tiễn Ngoài ra, tại một số ngân hàng, tổ
chức tín dụng… nơi đương sự có tài khoản, với phương châm “khách hàng là thượng đế” như hiện nay, dẫn đến một số trường hợp cán bộ ngân hàng, kho
bạc không thi hành quyết định của Tòa án về việc phong tỏa tài khoản của người có nghĩa vụ, họ bí mật thông báo cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này, nhờ đó người có nghĩa vụ đã kịp thời tẩu tán được tài sản trước khi bị Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản Vì vậy, mặc dù có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực nhưng Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước cũng rất ít khi được áp dụng và chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn
- Biện pháp phong tỏa tài sản tại nơi gửi giữ
Phong tỏa tài sản tại nơi gửi giữ là trường hợp Tòa án cô lập, không cho người đang nắm giữ, quản lý tài sản của người có nghĩa vụ chuyển dịch các tài sản đó cho người khác trong một thời gian nhất định để chờ bản án, quyết định chính thức của Tòa án về việc giải quyết vụ kiện đó
Là một biện pháp quan trọng, có ý nghĩa thiết thực, phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ được quy định tại khoản 10 Điều 102, điều kiện áp dụng biện
pháp này được quy định tại Điều 113 BLTTDS: “Nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang gửi giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc đảm bảo cho việc thi hành án”
Phong tỏa tài sản tại nơi gửi giữ có tác dụng ngăn ngừa hành vi vì muốn trốn tránh thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền, bên có nghĩa vụ chuyển
Trang 36tài sản của mình sang cho người khác giấu diếm, cất giữ hộ ở nơi khác, nhằm bảo toàn tài sản, đảm bảo khả năng thi hành án Dựa trên nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự, Tòa án chỉ áp dụng biện pháp này khi đương sự có
yêu cầu Trong một vụ kiện dân sự, để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đối
với bên có quyền, ngoài việc hủy hoại, tẩu tán tài sản…bên có nghĩa vụ có thể giấu diếm tài sản của mình bằng cách đem gửi tài sản đến nơi khác, nhờ những người thân, bạn bè quản lý, cất giấu hộ Trong những trường hợp như vậy, nếu người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại có những chứng cứ chứng minh người có nghĩa vụ đang có tài sản cất giữ ở nơi khác, họ có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản tại nơi gửi giữ để bảo vệ quyền lợi của mình
- Biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là việc Tòa án cô lập, buộc người có nghĩa vụ không được chuyển dịch tài sản cho người khác trong một thời gian nhất định, để chờ bản án, quyết định chính thức của Tòa án về việc giải quyết vụ án Sau khi tài sản của người có nghĩa vụ bị Tòa án phong tỏa, mọi giao dịch đối với tài sản đó bị vô hiệu, cho đến khi người có nghĩa vụ thực hiện xong nghĩa vụ đối với bên có quyền và họ được Tòa án hủy bỏ áp dụng biện pháp này, hoặc Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác thay cho biện pháp KCTT nêu trên, nhờ vậy tài sản của người có nghĩa vụ sẽ được bảo toàn, bảo đảm khả năng thi hành án
Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được quy định tại Điều 126
BLTTDS năm 2015, theo đó “nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc bảo đảm cho việc thi hành án”
Khác với biện pháp kê biên tài sản có tranh chấp hay cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản tranh chấp, biện pháp này được áp dụng đối
Trang 37với tất cả tài sản của người có nghĩa vụ, miễn là có chứng cứ chứng minh họ
là người có nghĩa vụ Tuy nhiên, ba biện pháp này bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhằm cô lập, ngăn chặn người có nghĩa vụ dịch chuyển tài sản cho người khác, tẩu tán tài sản, bảo toàn tài sản, bảo đảm thi hành án
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì những tiêu chí để phân biệt rạch ròi, tách bạch giữa ba biện pháp này chưa được cụ thể, rõ ràng Chẳng hạn, biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác hoặc kho bạc nhà nước xét về bản chất cũng chính là biện pháp phong tỏa tài sản
tại nơi gửi giữ, và cả hai biện pháp này (phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản tại nơi gửi giữ) xét
về bản chất cũng chính là biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả luận văn, việc tách bạch biện pháp phong tỏa tài sản thành ba biện pháp, quy định thành ba điều luật độc lập như hiện nay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự dễ dàng lựa chọn biện pháp phù hợp với tính chất vụ việc mà họ đang yêu cầu Tòa giải quyết, đồng thời Tòa án cũng sẽ dễ dàng vận dụng các quy định đó vào trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự
1.2.2 Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo quy đinh tại Chương VIII BLTTDS năm 2015 thì pháp luật hiện hành thì chỉ mới chỉ quy định về thủ tục áp dụng BPKCT theo đơn yêu cầu của đương sự tại Điều 117 BLTTDS mà chưa có quy định về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp Tòa án tự mình áp dụng
1.2.2.1 Về đơn yêu cầu và thời điểm nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Về đơn yêu cầu:
Những người có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời là những người có quyền làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn
Trang 38cấp tạm thời Khoản 1 Điều 111 BLTTDS năm 2015 quy định người có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là đương sự, đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền yêu cầu Toà án đang giải quyết vụ án
đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc đảm bảo việc thi hành án
Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là cơ sở pháp lý để Toà án dựa vào đó xem xét, quyết định việc có nên áp dụng hay không một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân
sự Vì vậy, nội dung đơn phải rõ ràng, cụ thể và phải có đầy đủ các nội dung như: ngày, tháng năm viết đơn; tên, địa chỉ của người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của mình; lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, người yêu cầu còn phải cung cấp cho Toà án các chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó
Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là căn cứ chứng minh
ý chí của đương sự trong việc họ tự lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình Do vậy trường hợp có vụ án mà trong quá trình giải quyết nếu không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sẽ dẫn đến nguy cơ gây thiệt hại cho đương sự nhưng nếu họ không có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Toà án cũng không có quyền tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Thời điểm nộp đơn yêu cầu:
Trang 39Theo quy định tại Điều 111 và Điều 133 BLTTDS, người có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có quyền nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện hoặc trong quá trình giải quyết vụ án Như vậy, pháp luật quy định việc nộp đơn yêu cầu
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đương sự không được tách rời việc khởi kiện, hay nói cách khác là gắn liền với việc khởi kiện vụ án dân sự Thực tiễn áp dụng quy định này đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập không bảo đảm được quyền lợi của đương sự, cũng không đảm bảo được nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời trong quá trình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân
có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó Trường hợp này liên quan đến vấn đề thời điểm Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Xét về tính chất và ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án phải
ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Tuy nhiên, Tòa án
có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi chưa thụ lý
vụ án dân sự hay không là vấn đề mà BLTTDS năm 2015 không quy định cụ thể Hoặc nếu yêu cầu khởi kiện của đương sự không được Tòa án thụ lý thì đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đương sự sẽ được giải quyết như thế nào cũng không được BLTTDS quy định cụ thể
Về vấn đề thời điểm yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hiện nay ở một số quốc gia trên thế giới đều có quan điểm cho rằng quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp là một quyền chính đáng của đương sự, quyền đó phải được thực hiện bất cứ khi nào đương sự thấy cần thiết và Tòa án phải có trách nhiệm giải
Trang 40quyết cho họ mà không cần gắn với thủ tục khởi kiện, ngay cả khi đương sự không khởi kiện vụ án chính, nhưng nếu có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì yêu cầu đó cũng cần được chấp nhận, chỉ có như vậy, quyền lợi ích hợp pháp của đương sự mới được bảo vệ kịp thời Với quan điểm này, pháp luật một số nước như Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc… đều có quy định cho phép đương sự được quyền nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay cả khi đương sự không khởi kiện, hoặc trước khi đương sự nộp đơn khởi kiện, việc mở rộng thời điểm yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nêu trên đã thể hiện được tư tưởng lập pháp tiến bộ Thiết nghĩ, pháp luật TTDS Việt Nam trong thời gian tới cũng nên tiếp thu các giá trị tiến bộ trong tư tưởng lập pháp của các nước nêu trên13
1.2.2.2 Thẩm quyền xét đơn yêu cầu và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Thẩm quyền xem xét đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Mặc dù pháp luật không quy định cụ thể, song trong mọi trường hợp, khi nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đương sự, đơn đó được văn thư chuyển đến Chánh án Tòa án, Chánh án vào sổ theo dõi
hồ sơ, sau đó trực tiếp phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu Theo Điều 133 BLTTDS năm 2015, sau khi vụ án đã được thụ lý và trước khi mở phiên tòa thì thẩm quyền xem xét đơn yêu cầu thuộc về Thẩm phán, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc để xem xét, giải quyết Tại phiên tòa Thẩm quyền xem xét đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc
về Hội đồng xét xử Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng với việc nộp đơn khởi kiện thì Chánh án Tòa án phân công ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu Quyết định áp dụng biện
13 Nguyễn Thị Thủy, “Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án
cấp sơ thẩm” Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia, năm 2013, tr 59 `