Những bất cập trong việc giao đất,cho thuê đất...Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao đất, cho thuê đất...1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng pháp luật về giao đất:Một là, tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về giao đất nói riêng...các quy định về pháp luật giao đất phải dựa trên nguyên tắc “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu”.....
Trang 1ĐỀ TÀI: NHỮNG BẤT CẬP TRONG VIỆC GIAO ĐẤT,CHO THUÊ ĐẤT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
MỤC LỤC
I Những quy định về giao đất, cho thuê đất: 2
1 Về các trường hợp giao đất, cho thuê đất: 2
2 Về căn cứ giao đất, cho thuê đất: 2
3 Về điều kiện giao đất, cho thuê đất: 2
4 Giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác 3 5 Quy định xử lý trường hợp giao đất, cho thuê đất trước ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành 3
II Thực trạng trong giao đất, cho thuê đất: 4
III Những bất cập trong việc giao đất,cho thuê đất: 5
1 Căn cứ giao đất : 6
2 Trình tự thủ tục: 6
3 Về hình thức: 6
IV Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao đất, cho thuê đất: 8
1 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng pháp luật về giao đất: 8
2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc thực thi pháp luật về giao đất: 8
1 Những kiến nghị sửa đổi Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành : .9
2 Những kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề do lịch sử để lại: 10
Trang 2Danh sách nhóm 1 Lớp Luật K40C
1 Bùi Thị Tú Anh
2 Đặng Thị Ngọc Anh
3 Nguyễn Thị Trâm Anh
4 Trương Thị Ngọc Ánh
5 Đinh Thị Ngọc Bé
6 Đậu Thị Thanh Châu
7 Nguyễn Hoàng Đan
8 Đặng Thị Mỹ Duyên
9 Mai Văn Đức
10.Trần Thị Hà
11.Phạm Nguyên Tố Hạ
12.Nguyễn Thị Hải
13.Hà Huy Hoành
14.Đinh Đức Hiếu
Trang 3I Những quy định về giao đất, cho thuê đất:
Nội dung giao đất, cho thuê đất, được quy định tại Chương V của Luật đất đai năm 2013 và Điều 14 Nghị định 43/2014/NĐ-CP - Hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013, Chương
V của Luật đất đai năm 2013 gồm 8 điều (từ Điều 52 đến Điều 60) quy định về Giao đất, cho thuê đất, cụ thể như sau:
1 Về các trường hợp giao đất, cho thuê đất:
So với quy định của Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai
2013 quy định thu hẹp các trường hợp được Nhà nước giao đất
có thu tiền sử dụng đất, giao đất không thu tiền sử dụng đất và chuyển sang thuê đất Quy định này nhằm đảm bảo sự bình đẳng hơn trong việc tiếp cận đất đai của các thành phần kinh
tế, đặc biệt là giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, cụ thể thông qua các quy định mới như:
- Bổ sung quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê (khoản 3 Điều 55 Luật đất đai năm 2013);
- Bổ sung quy định tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong nước cũng được quyền lựa chọn thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền thuê đất lần cho cả thời gian thuê (khoản 1 Điều 56 Luật đất đai năm 2013);
- Bổ sung quy định tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều thuộc đối tượng được Nhà nước cho thuê đất để xây dựng công trình sự nghiệp (điểm e khoản 1 Điều 56 Luật đất đai năm 2013);
- Bổ sung quy định tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng thì thuộc trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất (khoản 4 Điều 55 Luật Đất đai năm 2013)
2 Về căn cứ giao đất, cho thuê đất:
Điều 52 Luật Đất đai năm 2013 quy định cụ thể việc giao đất, cho thuê đất căn cứ vào Kế hoạch sử dụng đất hàng năm
Trang 4cấp huyện, thay cho các căn cứ chung Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn như quy định của Luật đất đai năm 2003
3 Về điều kiện giao đất, cho thuê đất:
Để khắc phục tình trạng nhiều dự án đầu tư sau khi được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, chậm đưa đất vào
sử dụng, gây lãng phí đất đai đã xảy ra khá phổ biến tại các địa phương trong giai đoạn vừa qua, Luật đất đai bổ sung các quy định để kiểm soát chặt chẽ việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như:
- Bổ sung Điều 58 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư Trong đó quy định hai loại điều kiện: Điều kiện thứ nhất áp dụng đối với cơ quan có thẩm quyền trong việc quyết định giao đất, cho thuê đất, (khoản 1 và khoản 2), nhằm đảm bảo an ninh, quốc phòng, bảo vệ nghiêm ngặt đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu Điều kiện thứ hai áp dụng đối với chủ đầu tư xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất như có năng lực tài chính, có
ký quỹ, không vi phạm pháp luật (khoản 3), nhằm khắc phục tình trạng nhiều địa phương đã giao đất, cho thuê đất nhưng các chủ đầu tư không sử dụng đất, chậm đưa đất vào sử dụng, dẫn đến lãng phí đất đai, gây bức xúc trong nhân dân
- Bổ sung quy định trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp
để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích vừ 0,5 héc ta trở lên thì phải có thêm văn bản chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trước khi Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định theo thẩm quyền (điểm a khoản 1 Điều 59 Luật Đất đai năm 2013)
4 Giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có
người sử dụng cho người khác
Ngoài việc phải đảm bảo điều kiện là thực hiện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất theo quy định, Luật còn bổ sung thêm điều kiện phải thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo quy định của pháp luật đối với trường hợp phải giải phóng mặt bằng (Điều 53, Luật Đất đai 2013)
Trang 55 Quy định xử lý trường hợp giao đất, cho thuê đất trước ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành
Về các trường hợp cụ thể này được quy định tại Điều 60 Luật Đất đai 2013 như sau:
- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc trường hợp thuê đất theo quy định của Luật này đã được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn sử dụng đất còn lại mà không phải chuyển sang thuê đất Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn thì phải chuyển sang thuê đất theo quy định của Luật này
- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc trường hợp thuê đất theo quy định của Luật này đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì phai chuyển sang thuê đất kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành và nộp tiền thuê đất
- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc trường hợp thuê đất theo quy định của Luật này đã nhận chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất còn lại mà không phải chuyển sang thuê đất theo quy định của Luật này
- Tổ chức kinh tế thuộc trường hợp thuê đất theo quy định của Luật này đã nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất không thu tiền
sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn còn lại của dự án mà không phải chuyển sang thuê đất theo quy định của Luật này
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghieepjc ó vốn đầu tư ngước ngoài được Nhà nước tho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê để thực hiện dự án đầu
tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê trước ngày Luật này có hiệu lực thì được tiếp tục thuê đất trong thời hạn sử dụng đất còn lại hoặc chuyển sang giao đất có thu tiền
sử dụng đất theo quy định của Luật này nếu có nhu cầu
Trang 6II Thực trạng trong giao đất, cho thuê đất:
Theo tài liệu tổng kết thi hành Luật đất đai (2011) của
Bộ Tài nguyên và Môi trường,tổng diện tích đất đã được Nhà nước giao, cho thuê và công nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng là 24.996 nghìnha, chiếm 75,53% tổng diện tích tự nhiên cả nước Phân theo đối tượng sử dụng thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng 14.878 nghìn
ha, chiếm 59,52% tổng diện tích đã giao, cho thuê; trong đó diện tích đất nông nghiệp là 13.915 nghìn ha, chiếm 93,53% diện tích đất nông nghiệp mà Nhà nước đã giao, cho thuê cho các đối tượng sử dụng Các tổ chức trong nước sử dụng 9.735 nghìn ha chiếm 38,95 % tổng diện tích đã giao, cho thuê; trong đó diện tích đất phi nông nghiệp 1.021 nghìn ha, chiếm 59,50% diện tích đất phi nông nghiệp Nhà nước đã giao cho các đối tượng sử dụng Tổ chức, cá nhân nước ngoài được thuê sử dụng 56 nghìn ha (chỉ chiếm 0,22% tổng diện tích đã giao, cho thuê), trong đó đất nông nghiệp 30 nghìn ha (53,57%), đất phi nông nghiệp 26nghìn ha (46,43%) Cộng đồng dân cư được giao 325 nghìn ha (chiếm 1,30% tổng diện tích đã giao, cho thuê), trong đó đất nông nghiệp 274 nghìn ha (1,10%), đất phi nông nghiệp 6 nghìn
ha (0,20%)
Tình trạng đất được giao, cho thuê sử dụng không đúng mục đích, vi phạm pháp luật, găm giữ đất, chậm đưa vào sử dụng hoặc chuyển nhượng dự án còn xảy ra ở nhiều địa phương dẫn đến lãng phí đất đai và gây bất bình trong dư luận Nhiều địa phương còn thiếu cân nhắc trong việc chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước, đất lâm nghiệp có rừng, giao đất, cho thuê đất tại các khu vực nhạy cảm, vùng biên giới Còn tình trạng nhiều tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền nhưng sử dụng lãng phí, thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra nhiều sai phạm
Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong
đó có những nguyên nhân chủ yếu là:
- Theo chính sách hiện hành, đối tượng được giao đất không thu tiền sử dụng đất quá rộng Việc phân cấp mạnh
về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất và thẩm quyền quyết định đầu tư của pháp luật về đầu tư chưa đi đôi với việc giám sát thực thi trên thực tế đã bộc lộ nhiều bất cập
Trang 7- Quy định về căn cứ giao đất, cho thuê đất cùng với việc định giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thường thấp hơn nhiều so với giá đất trên thị trường, đặc biệt là giá cho thuê đất quá thấp cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng một nhà đầu tư được giao đất, cho thuê đất để thực hiện nhiều dự án nhưng găm giữ đất, chậm đưa vào sử dụng hoặc chuyển nhượng dự án
- Quy định Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm hoặc trả tiền một lần cho cả thời gian thuê đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với
tổ chức kinh tế trong nước, dẫn đến sự không thống nhất giữa nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và chưa gắn với mục đích sử dụng đất
- Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp hiện nay còn thấp nên có nhiều trường hợp sử dụng đất có diện tích lớn đã lách luật bằng cách nhờ người khác đứng tên khi nhận chuyển quyền sử dụng đất, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, gây phức tạp trong việc đăng ký sử dụng đất, dễ phát sinh khiếu kiện, tranh chấp đất đai
- Quy định giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất chưa được nhiều địa phương nghiêm túc thực hiện Nhiều địa phương chạy theo nhà đầu tư trong việc phát triển các dự án
đô thị nhỏ lẻ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, thiếu sự phối hợp thống nhất trên quy mô liên vùng, liên tỉnh; chưa xem xét đồng bộ với điều kiện hạ tầng kỹ thuật, xã hội, khả năng và thực tế lấp đầy các khu công nghiệp
- Một số địa phương chưa đánh giá hết năng lực các nhà đầu tư khi giao đất, cho thuê đất Việc kiểm tra, xử lý vi phạm sau khi giao đất, cho thuê đất chưa được tiến hành một cách thường xuyên Chưa thống nhất các thủ tục về đầu
tư, xây dựng và đất đai trong việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, hồ sơ còn phức tạp, thời gian thực hiện còn kéo dài
III Những bất cập trong việc giao đất,cho thuê đất:
Đất đai là không gian tổ chức các hoạt động sống của con người, cùng với quan điểm “an cư lạc nghiệp” đã là truyền
Trang 8thống văn hóa của dân tộc nên quyền sử dụng đất là một quyền mà đại bộ phận người dân rất quan tâm Giao đất, cho thuê đất là quyền của công dân Việt Nam được thừa nhận tại khoản 2 Điều 54 Hiến pháp năm 2013: “Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất…”
Bên cạnh những kết quả đạt được, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng đề tài đã chỉ ra những bất cập trong quản
lý nhà nước về giao đất, cho thuê đất:
1 Căn cứ giao đất :
Chất lượng quy hoạch sử dụng đất làm căn cứ giao đất, cho thuê đất vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thiếu tính dự báo lâu dài.Việc lập, tổ chức triển khai và giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức Quá trình thực hiện phân cấp trong quản
lý quy hoạch theo đơn vị hành chính còn bất cập, chưa đảm bảo tính tổng thể, kết nối liên vùng([2]).Việc điều chỉnh quy hoạch,
sử dụng đất sai mục đích, kém hiệu quả Quy hoạch sử dụng đất phục vụ chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn, đường giao thông chưa tạo được quỹ đất có giá trị cao để đấu giá tăng nguồn thu bù đắp chi phí bồi thường, xây dựng công trình công cộng
2 Trình tự thủ tục:
Công tác thẩm định nhu cầu sử dụng đất còn mang
tính hình thức do thiếu cơ chế, điều kiện thực tế để thực hiện
Do đó, chưa sàng lọc được nhà đầu tư kém năng lực, chưa kiểm soát được tình trạng một nhà đầu tư nhưng xin giao đất, thuê đất để thực hiện nhiều công trình, dự án ở nhiều địa phương khác nhau, dẫn đến tình trạng giao đất, cho thuê đất tràn lan, chủ đầu tư bao chiếm, găm giữ đất, bỏ hoang gây lãng phí
3 Về hình thức:
Giao đất, cho thuê đất, định giá đất trên thực tế vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp Hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất chưa được triển khai thực hiện nghiêm túc, phổ biến vẫn là giao đất, cho thuê đất theo hình thức chỉ định, cùng với việc quy định đối tượng giao đất không thu tiền sử dụng đất quá rộng đã ảnh hưởng đến nguồn thu của Nhà nước Khung giá đất, bảng giá đất và giá đất cụ thể chưa theo kịp thị trường và thấp hơn nhiều so với giá thị trường, gây thất thoát cho ngân sách, gia tăng khiếu kiện trong nhân dân
Trang 9- Quy định về thời hạn, hạn mức sử dụng đất nông nghiệp trong Luật đất đai còn làm hạn chế đến việc tích tụ đất đai để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên quy mô lớn, chưa tạo động lực để ổn định và phát triển nông nghiệp
Quá trình phân cấp chưa đi đôi với việc kiểm tra, giám sát thực hiện và chưa gắn với trách nhiệm của chủ thể được phân cấp.Việc phân cấp mạnh thẩm quyền thu hồi, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cùng với quy định phân cấp mạnh về thẩm quyền quyết định đầu tư của pháp luật về đầu tư đã bộc lộ nhiều bất cập.Đặc biệt là trong việc quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước, đất lâm nghiệp có rừng, giao đất, cho thuê đất tại các khu vực nhạy cảm, vùng biên giới, gây bức xúc trong dư luận
-Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm sau khi giao đất, cho thuê đất chưa được tiến hành một cách thường xuyên.Chưa thống nhất các thủ tục về đầu tư, xây dựng và đất đai trong việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, hồ sơ còn phức tạp, thời gian thực hiện còn kéo dài Thực tế phát sinh một số trường hợp xin sử dụng đất để đầu tư xây dựng công trình ngầm, đầu tư xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa để kinh doanh, nhưng Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định điều chỉnh
Thu từ đất đai chưa xứng với tiềm năng Theo PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Cục Kinh tế và Phát triển quỹ đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường), có nhiều hạn chế trong xác định giá đất theo quy định hiện hành Cụ thể như, để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tại thời điểm Nhà nước giao đất, cho thuê đất phải thực hiện xác định giá đất cụ thể và tính khấu trừ tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được phê duyệt vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp nên số tiền thu từ đất không lớn Phương pháp tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong một số trường hợp còn chưa phù hợp Ngoài ra, việc xác định giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mất nhiều thời gian, công sức, nhà đầu tư không xác định được chi phí đầu vào khi triển khai thực hiện dự án và vấn đề được nhắc đến nhiều nhất là giá đất trong bảng giá đất còn thấp hơn nhiều so với giá Giao đất, cho thuê đất là những thủ tục, công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, thu hút đầu tư, bước đầu phát
Trang 10huy nguồn lực của đất đai trong phát triển xã hội Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện theo đúng quy định từng bước khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền, không đúng đối tượng Đất được giao, cho thuê, được chuyển mục đích về cơ bản là phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt
và quá trình chuyển đổi cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động và bảo đảm quốc phòng - an ninh Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong việc xây dựng cơ chế giao đất, thu hồi đất, pháp luật đất đai về giao, cho thuê đất và thực tiễn thực hiện còn bộc lộ nhiều hạn chế, dẫn đến sự bất công, tạo nên sự thiếu tin tưởng của người dân vào pháp luật và chính sách của Đảng, Nhà nước
Nguyên nhân chủ yếu vẫn đến từ hai phía: từ sự thiếu sót của quy định pháp luật trong việc tạo lập cơ chế giao đất, cho thuê đất phù hợp và từ thực tiễn thực hiện vi phạm pháp luật, sự thiếu trách nhiệm của người đầu tư
- Một số địa phương chưa đánh giá hết năng lực các nhà đầu tư khi giao đất, cho thuê đất Việc kiểm tra, xử lý vi phạm sau khi giao đất, cho thuê đất chưa được tiến hành một cách thường xuyên Chưa thống nhất các thủ tục về đầu tư, xây dựng
và đất đai trong việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, hồ sơ còn phức tạp, thời gian thực hiện còn kéo dài
(Trích: Bất cập trong quy định giao đất, cho thuê đất đối với dự án đầu tư – Trang tra cứu thông tin thủ tục nhà đất)thị trường ( thời báo tài chính Việt Nam, ngày 15/02/2019)
IV Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao đất, cho thuê đất:
Trên cơ sở các kết quả phân tích, đánh giá hệ thống quy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về giao đất, cho thuê đất, đề tài đã đề xuất, kiến nghị những giải pháp sửa đổi,
bổ sung Luật đất đai, giải quyết những vấn đề có tính lịch sử từ thực tiễn giao đất và cho thuê đất trong giai đoạn vừa qua
1 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc
áp dụng pháp luật về giao đất:
- Một là, tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về giao đất nói riêng, các quy định