Giải thích : Mặc dù điểm b khoản 1 Điều 88 có quy định “…bị can, bị cáo phạm tộinghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên 2 năm…” thì mới bị ápdụng biện pháp tạm g
Trang 1BIỆN PHÁP TẠM GIAM TRONG LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN
ÁP DỤNG
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ LỚP QUẢN TRỊ-LUẬT 16/2 MÔN : TỐ TỤNG HÌNH SỰ
z
Trang 2MỤC LỤ
LỜI NÓI ĐẦU 4
I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TẠM GIAM 5
1 Cáckhái niệm 5
1.1.Biện pháp ngăn chặn 5
1.2 Tạm giam 5
1.3 Người bị tạm giam 5
1.4.Trại tạm giam 6
2 Mục đích tạm giam 6
3 Đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam 6
4 Căn cứ áp dụng, thay thế, hủy bỏ biện pháp tạm giam 7
4.1.Căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam 7
4.1.1 Trường hợp áp dụng biện pháp tạm giam 7
4.1.2 Trường hợp hạn chế áp dụng biện pháp tạm giam 10
4.2.Căn cứ thay thế, hủy bỏ biện pháp tạm giam 11
4.2.1 Căn cứ thay thế biện pháp tạm giam 11
4.2.2 Căn cứ hủy bỏ biện pháp tạm giam 11
Trang 35 Thẩm quyền ra lệnh tạm giam 12
5.1.Giai đoạn điều tra 13
5.2.Giai đoạn truy tố 13
5.3.Giai đoạn xét xử và thi hành án 13
6 Thủ tục tạm giam 14
6.1 Thủ tục trước khi ra lệnh tạm giam 14
6.2.Thủ tục đối với bị can, bị cáo đang chấp hành lệnh tạm giam 15
6.3.Thủ tục cần thiết khi người đang bị tạm giữ bị khởi tố bị can 17
7 Thời hạn tạm giam 19
7.1.Giai đoạn điều tra 19
7.1.1 Thời hạn tạm giam để điều tra 19
7.1.2 Thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra 21
7.1.3 Thời hạn tạm giam để điều tra bổ sung 22
7.2.Giai đoạn truy tố 23
7.3.Giai đoạn xét xử 23
7.3.1 Thời hạn tạm giam để bảo đảm cho việc xét xử sơ thẩm 23
7.3.2 Thời hạn tạm giam để bảo đảm cho việc xét xử phúc thẩm 26
7.3.3 Thời hạn tạm giam để bảo đảm cho việc thi hành án 27
Trang 4II THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM 29
1 Những vướng mắc và bất cập 29
1.1 Quyền con người, quyền công dân đối với người bị tạm giam 29
1.2 Vướng mắc trong thời hạn tạm giam 34
1.2.1 Trong giai đoạn điều tra 34
1.2.2 Trong giai đoạn truy tố 37
1.3 Lạm dụng tạm giam 38
2 Tìm hiểu nguyên nhân 39
III PP HOÀN THIỆN & NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG 40
1 Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật 40
2 Giải pháp nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ của các chủ thể áp dụng biện pháp tạm giam 42
KẾT LUẬN 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS 2003) của nước ta dành riêng Chương
VI trong phần “Những quy định chung” để quy định về các biện pháp ngăn chặn(BPNC).Trong số các BPNC đó thì biện pháp tạm giam là nghiêm khắc nhất và vì vậy nênkhi áp dụng biện pháp này cũng gây ảnh hưởng nhiều nhất đến quyền và lợi ích hợp phápcủa công dân Nếu bắt, giam, giữ oan, sai sẽ xâm phạm đến quyền tự do dân chủ của côngdân và các quyền lợi ích hợp pháp khác của con người được pháp luật bảo hộ Ngược lại,không bắt, giam, giữ người phạm tội để người đó tự do ngoài vòng pháp luật, tiếp tục gây
án hoặc trốn tránh gây khó khăn cho việc điều tra, xử lí vụ án cũng làm thiệt hại đến lợi íchcủa con người, của cộng đồng, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước Sau khi
có hiệu lực thi hành, BLTTHS 1998 cho thấy còn có nhiều vướng mắc nhất định khi ápdụngbiện pháp này do chưa quy định cụ thể về trình tự thủ tục tiến hành đối với một sốtrường hợp, đến BLTTHS 2003 mặc dù đã cơ bản khắc phục được những khó khăn nêutrên, nhưng lại phát sinh nhiều bất cập khác trong quá trình áp dụng trên thực tiễn đòi hỏinhà làm luật phải tiếp tục nghiên cứu để có quy định phù hợp thực tế, đảm bảo công tácđiều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự đạt hiệu quả cao nhất, bảo vệ tối đa quyền lợicông dân
Bài tiểu luận của nhóm lấy đề tài “Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự và thực
tiễn áp dụng” với mục đích làm rõ hơn các quy định cụ thể về tạm giam trong pháp luật và
đối chiếu với thực tế để tìm ra những khúc mắc, bất cập và nguyên nhân của nó cũng nhưđưa ra hướng giải quyết thỏa đáng góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng của chế định này
Trang 6Chân thành cảm ơn cô đã dành thời gian xem xét bài tập của nhóm, bài tiểu luận cònnhiều thiếu sót rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý từ cô để nhóm có thể khắc phụcđược những khuyết điểm cũng như mở rộng hơn vốn kiến thức của mình
I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TẠM GIAM
TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM:
tự, thủ tục nhất định do Pháp luật Tố tụng hình sự quy định nhằm ngăn chặn tội phạm, đảmbảo cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được tiến hành thuận lợi và đạt hiệuquả cao”
Những BPNC này bao gồm : Bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh vàđặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm
1.2 Tạm giam :
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ Luật Tố tụng hình sự(Điều 88 BLTTHS 2003) do Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát hoặc Toà án áp dụng nhằmbuộc những người có Lệnh tạm giam cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định để
Trang 7ngăn chặn hành vi phạm tội, hành vi gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặcđảm bảo thi hành án phạt tù hoặc án tử hình.
1.3 Người bị tạm giam :
Người bị tạm giam là bị can, bị cáo, người bị kết án tù hoặc tử hình bị bắt để tạm giam và đối với họ đã có Lệnh tạm giam
1.4 Trại tạm giam :
Trại tạm giam là nơi giam, giữ những “Người bị tạm giam”, những người bị kết án
tù hoặc tử hình đang chờ thi hành án Trại tạm giam được chia thành 2 loại: Trại tạm giamthuộc Bộ Công an, Công an cấp tỉnh và Trại tạm giam quân sự - giam, giữ những đối tượngthuộc thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Toà ántrong Quân đội nhân dân ( Tòa án quân đội)
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, mỗi Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đâygọi là Công an cấp tỉnh), Quân khu, Quân đoàn và cấp tương đương trong Quân đội nhândân được tổ chức một hoặc hai Trại tạm giam
2 MỤC ĐÍCH TẠM GIAM :
- Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ rằng bị can, bị cáo sẽ gây
khó khăn cho điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như cần đảm bảothi hành án
- Đảm bảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của
mình trong công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, đảm bảo trật tự phápluật và pháp chế
- Bảo vệ các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
3 ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM :
- Khoản 1 và khoản 2 Điều 88 BLTTHS 2003
Trang 8- Trường hợp đặc biệt :
+ Bị can, bị cáo đã thành niên phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà Bộluật Hình sự quy định hình phạt tù từ 2 năm trở xuống nếu họ bỏ trốn và có lệnhtruy nã
Giải thích : Mặc dù điểm b khoản 1 Điều 88 có quy định “…bị can, bị cáo phạm tộinghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên 2 năm…” thì mới bị ápdụng biện pháp tạm giam, tuy nhiên tại điểm này cũng không loại trừ biện pháp tạm giamđối với trường hợp phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt
tù từ 2 năm trở xuống nên trong trường hợp đối tượng này bỏ trốn Khi này Cơ quan điềutraphải ra quyết định truy nã theo Điều 161 BLTTHS 2003 đối với những đối tượng này.Sau đó căn cứ quy định tại Điều 83 của Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định về “Những việclàm ngay sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt theo lệnh truy nã”để tiến hành tạm giam họ.Như vậy, đối với trường hợp bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng màBLHS quy định hình phạt tù từ 2 năm trở xuống bỏ trốn và đã có lệnh truy nã thì khi bắtđược đối tượng bị truy nã, việc Cơ quan điều tra áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ làkhông trái với quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự
+ Bị can, bị cáo chưa thành niên đang ở độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạmtội ít nghiêm trọng mà có hành động bỏ trốn , khi bị phát hiện đã đủ 18 tuổi (thànhniên) và có đủ các căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 điều 88 BLTTHS 2003 Giải thích : Theo quy định tại Điều 303 BLTTHS 2003 quy định về việc bắt, tạm giữ, tạmgiam đối với người chưa thành niên thì người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ có thể bịbắt, tạm giữ, tạm giam trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tộirất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng Bởi vậy, đối với những bị can, bịcáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý thì không áp dụng biệnpháp tạm giam đối với họ Tuy nhiên, nếu họ bỏ trốn mà khi CQĐT bắt được họ đã đủ 18
Trang 9tuổi và có đủ căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 điều 88 BLTTHS thì có quyền áp dụngbiện pháp tạm giam đối với họ mà không trái với quy định tại Điều 303 BLTTHS
4 CĂN CỨ ÁP DỤNG, THAY THẾ, HỦY BỎ BIỆN PHÁP TẠM GIAM : 4.1 Căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam :
4.1.1 Trường hợp áp dụng biện pháp tạm giam :
Như đã nói, so với các biện pháp ngăn chặn khác được quy định trong BLTTHS thìbiện pháp tạm giam là biện pháp có tính chất nghiêm khắc nhất, ảnh hưởng trực tiếpđến hoạt động của các cơ quan pháp luật , quyền lợi chính trị và quyền tự do của conngười Vì vậy muốn áp dụng biện pháp này nhất thiết cần phải có những căn cứ rõràng, xác đáng, không áp dụng tùy tiện, bừa bãi
Vì tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trongBLTTHS nên căn cứ đầu tiên để áp dụng biện pháp tạm giam cũng chính là căn cứ ápdụng biện pháp ngăn chặn nói chung quy định tại Điều 79 và cụ thể hóa tại Điều 88quy định riêng đối với biện pháp tạm giam Theo đó, để áp dụng biện pháp tạm giamcần phải bám sát hai căn cứ sau :
- Thứ nhất, bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm
trọng
+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng : (khoản 3 điều 8 BLHS 1999) Tội phạm gâynguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của hình phạt là trên mười lăm(15) năm tù, tù chung thân hoặc tử hình
+ Tội phạm rất nghiêm trọng : (khoản 3 điều 8 BLHS 1999) Tội phạm gây nguyhại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt là đến 15 năm tù Dựa vào tính chất nguy hiểm và mức độ thiệt hại từ rất lớn đến đặc biệt lớn đối với
xã hội của hai loại tội phạm trên, pháp luật áp dụng biện pháp tạm giam mà không cần điềukiện kèm theo như cản trở, gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, khả năng
Trang 10tiếp tục phạm tội hay bỏ trốn vì mức độ nguy hiểm cho xã hội của các tội phạm này đã baogồm khả năng xảy ra các hành vi trên
- Thứ hai, bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà BLHS quy định
hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể bỏ trốn hoặc cảntrở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội
+ Tội phạm nghiêm trọng : Tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức caonhất của khung hình phạt lên đến bảy năm tù (khoản 3 Điều 8 BLHS 1999)
+ Tội phạm ít nghiêm trọng : Tội phạm gây nguy hại cho xã hội mà mức caonhất của khung hình phạt lên đến ba năm tù (khoản 3 Điều 8 BLHS 1999)
Dựa vào tính chất mức độ nguy hại cho xã hội không lớn nên việc áp dụng biện pháptạm giam đối với loại tội phạm này cần phải xem xét thêm các điều kiện khác
Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng mà hình phạt tù đốivới hành vi phạm tội này là trên hai năm
Việc xác định căn cứ hình phạt tù là trên hai năm đặt ra hai quan điểm Một là,
phạm tội ở bất cứ khoản nào của điều luật mà trong điều luật đó có quy định khung hình
phạt cao nhất của khoản nặng nhất là trên hai năm tù Hai là, khi bị can, bị cáo bị khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử theo một khoản cụ thể nào của điều luật thì áp dụng mức hình phạt
tù cao nhất mà khoản đó quy định Hiện nay hai quan điểm này vẫn còn đang tranh cãi, tuynhiên trên thực tế vẫn xác định theo cách thứ hai nhiều hơn vì ngoài việc giúp xác định cơ
sở áp dụng tạm giam theo hướng có lợi và rõ ràng hơn cho tội phạm còn là cơ sở để xácđịnh thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử trong quá trình giải quyết vụ án dễ dàng hơn
Phải có căn cứ cho rằng người này có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy
tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội
Trường hợp này luật không giải thích cụ thể thế nào là “có căn cứ” mà phần lớn việcxác định căn cứ này trên thực tế phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan tiến hành tố
Trang 11tụng Để xác định căn cứ này thông thường cơ quan tiến hành tố tụng phải tìm hiểu về hoàncảnh, nhân thân bị can, bị cáo; xem xét các biểu hiện trốn tránh như tẩu tán tài sản, vắngmặt nhiều lần khi được triệu tập, mua vé đi xa, v.v…; ghi nhận các hành vi cản trở gây khókhăn cho việc điều tra như tiêu hủy chứng cứ, thông cung, mua chuộc người làm chứng,v.v…; có tài liệu cho thấy đây là những đối tượng tái phạm, tái phạm nguy hiểm, tội phạm
có tính chất chuyên nghiệp, côn đồ, v.v…
- Thứ ba, bị can, bị cáo bị bắt trong trường hợp bị truy nã
Theo đoạn 3 khoản 2 Điều 83 quy định về những việc cần làm ngay sau khi bắt hoặcnhận người bị bắt: “… cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giamphải ra ngay lệnh tạm giam…”, người bị bắt do bị truy nã dù phạm tội trong trường hợpnào thì cũng phải tạm giam
4.1.2 Trường hợp hạn chế áp dụng biện pháp tạm giam :
- Khoản 2 Điều 88 BLTTHS 2003 :
“Bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, làngười già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà ápdụng những biện pháp ngăn chặn khác”
Không áp dụng bện pháp tạm giam với những trường hợp như vậy là vừa hợp lý lạithuận tình Đó là những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt và có diễn biến tâm sinh lý khônggiống với những người khỏe mạnh bình thường, chính vì thế, xã hội luôn đặt sự an toàncủa phụ nữ mang thai, trẻ em và người già lên vị trí cao nhất, vì họ là những đối tượng cầnđược chăm sóc và bảo vệ trước hết Theo luân lý thường tình giữa con người với nhau,cùng với chính sách thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc, sự ra đời của điều luật này
là một điều tất yếu Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bị can, bị cáo thuộc những đốitượng trên, nhưng lại mang tính chất nguy hiểm, cơ quan có thẩm quyền có đầy đủ căn cứkhẳng định họ có thể sẽ gây nguy hại cho xã hội hoặc có thể bỏ trốn, thì buộc phải tạm
Trang 12giam để phục vụ tối đa cho quá trình tố tụng hình sự, và điều này cũng được quy định trongđiểm a,b,c khoản 2 Điều 88 BLTTHS:
“ a Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc bị bắt theo lệnh truy nã
b Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử
c Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.”
- Bị can, bị cáo là người chưa thành niên :
Cần lưu ý biện pháp tạm giam vẫn có thể được áp dụng đối với người chưa thànhniên phạm tội Nhưng vì đây là đối tượng đặc biệt, có những đặc điểm khác biệt vềtâm lý, hành động chưa chín chắn nên pháp luật TTHS có những quy định điềuchỉnh riêng, áp dụng đồng thời với các quy định khác Căn cứ áp dụng biện pháptạm giam đối với người chưa thành niên được quy định tại Điều 303 BLTTHS 2003gồm hai trường hợp :
“1 Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có
đủ căn cứ quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉtrong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệtnghiêm trọng
2 Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có
đủ căn cứ quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉtrong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọnghoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.”
4.2 Căn cứ thay thế, hủy bỏ biện pháp tạm giam :
4.2.1 Căn cứ thay thế biện pháp tạm giam
Trang 13- Theo Điều 94 BLTTHS, khi bị can, bị cáo đang bị tạm giam nhưng xét thấy không cầnthiết phải tiếp tục tạm giam và có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêmkhắc hơn đối với họ thì chủ thể có thẩm quyền sẽ thay đổi biện pháp tạm giam bằngmột biện pháp khác phù hợp
Sau khi đã thay đổi tạm giam bằng biện pháp ngăn chặn khác mà xét thấy cần thiếtphải tạm giam thì Tòa án vẫn có quyền áp dụng lại biện pháp tạm giam với điều kiệncòn trong giai đoạn xét xử
- Hết thời hạn tối đa tạm giam bị can, bị cáo hoặc hết thời hạn tạm giam mà không giahạn và xét thấy cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn (Điều
120 BLTTHS 2003)
4.2.2 Căn cứ hủy bỏ biện pháp tạm giam
Theo quy định tại điều 94 BLTTHS 2003, biện pháp tạm giam được hủy bỏ trong các trường hợp sau :
- Vụ án đang được giải quyết bị đình chỉ :
Như đã trình bày, mục đích của tạm giam là tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều tra,truy tố, xét xử, thi hành án nên khi vụ án bị đình chỉ thì tạm giam không còn ý nghĩa nữa
Do vậy, khi một vụ án đang giải quyết mà bị đình chỉ thì việc hủy bỏ biện pháp tạm giam
có quy định điều kiện áp dụng biện pháp tạm giam và việc áp dụng là cần thiết cho hoạtđộng tố tụng vụ án hình sự Do vậy, cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được cho là “không còn
Trang 14cần thiết” khi việc hủy bỏ biện pháp tạm giam không ảnh hưởng đến quá trình giải quyết
vụ án hình sự
Thông thường, việc hủy bỏ biện pháp tạm giam do thấy “không còn cần thiết” nữa thườngđược áp dụng trong các trường hợp: Người đang bị tạm giam có nơi cư trú rõ ràng, phạmtội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, thái độ khai báo thành khẩn , v.v…
5 THẨM QUYỀN RA LỆNH TẠM GIAM
Tại khoản 3, Điều 88 và khoản 1 Điều 80 BLTTHS có quy định cụ thể những người cóthẩm quyền ra lệnh tạm giam; tuy nhiên, để hiểu sâu hơn về vấn đề này, ta cần phải nghiêncứu thẩm quyền ra lệnh tạm giam của các cơ quan chức năng qua từng giai đoạn: giai đoạnđiều tra, giai đoạn truy tố, giai đoạn xét xử và thi hành án
5.1 Giai đoạn điều tra:
- Đây là giai đoạn xác định tội phạm và người thực hiện tội phạm để làm cơ sở cho việcxét xử của Tòa án, vì thế, cơ quan đầu tiên có thẩm quyền ra lệnh tạm giam trong giaiđoạn này chính là Cơ quan điều tra như: Bộ đội Biên phòng, cơ quan Hải quan, cơquan Kiểm Lâm, lực lượng Cảnh sát biển và một số cơ quan khác của Công an nhândân và Quân đội nhân dân, và đặc biệt chỉ những người có thẩm quyền của các Cơquan điều tra này mới có quyền ra lệnh tạm giam, đó là Thủ trưởng và Phó Thủ trưởngcác cấp Tuy nhiên lệnh tạm giam đó sẽ không có hiệu lực thi hành nếu không có sựphê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp (khoản 3 Điều 88, điểm d khoản 1 Điều 80BLTTHS)
- Ngoài ra, cơ quan thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra – Viện kiểm sát –cũng có thẩm quyền ra lệnh tạm giam đối với bị can bị cáo Viện trưởng, Phó Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiển sát quân sự các cấp có quyền ra quyếtđịnh tạm giam theo quy định tại khoản 4 Điều 114, điểm c khoản 2,3 Điều 36, khoản 3
Trang 15Điều 88 và điểm a khoản 1 Điều 80 BLTTHS Quyết định này của Viện kiểm sát buộccác Cơ quan điều tra phải thực hiện và chỉ có thể kiến nghị nếu không đồng ý.
5.2 Giai đoạn truy tố:
Đây là một giai đoạn tố tụng độc lập, trong đó Viện kiểm sát sẽ thi hành quyền đặctrưng của mình, đó là quyền truy tố bị can trườc Tòa án (Điều 13, Luật Tổ chức Viện kiểmsát) Chính vì vậy, cơ quan duy nhất có thẩm quyền ra lệnh tạm giam trong giai đoạn này làViện kiểm sát, căn cứ khoản 3 Điều 88 và điểm a khoản 1 Điều 80, Viện trưởng, Phó Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp là người có thẩm quyền
ra lệnh tạm giam bị can bị cáo trong giai đoạn này nhằm bảo đảm việc truy tố bị can, bị cáotrước Tòa án
5.3 Giai đoạn xét xử và thi hành án:
- Giai đoạn xét xử là giai đoạn quan trọng của một hoạt động tố tụng hình sự, có tínhchất quyết định bị cáo có tội hay vô tội, và chỉ có Tòa án khi nhân danh Nhà nước mới
có thẩm quyền kết tội một người Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án do Việnkiểm sát chuyển sang, thẩm phán được phân công chủ tọa có thể ra quyết định đối vớicác biện pháp ngăn chặn khi cần thiết, tuy nhiên, riêng đối với biện pháp tạm giam chỉ
có Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án mới có thẩm quyền ra quyết định trong giaiđoạn này (Điều 177 BLTTHS 2003)
- Giai đoạn sau khi tuyên án và thi hành án: Biện pháp ngăn chặn tạm giam còn được ápdụng trong giai đoạn này trong một số trường hợp đặc biệt
Hội đồng xét xử có thẩm quyền quyết định tạm giam bị cáo nếu thấy cần thiết để bảođảm cho quá trình xét xử và sau khi tuyên án để đảm bảo việc thi hành án
Trong khi chuẩn bị xét xử phúc thẩm, thẩm quyền đối với biện pháp tạm giam thuộc
về Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu,Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tốicao
Trang 16 Sau khi tuyên án, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định tạm giam đối với bị cáotheo quy định của pháp luật tại Điều 228 BLTTHS “Bắt tạm giam bị cáo sau khituyên án”.
6 THỦ TỤC TẠM GIAM
Theo từ điển Tiếng việt thì thủ tục có nghĩa là : “Thứ tự và cách thức làm việc theo một lềthói đã được qui định” Một cách khác hơn, thủ tục được đề cập đến không chỉ nói tới thủtục thực hiện Lệnh tạm giam mà còn được trình bày đến thủ tục mà bị can, bị cáo phải thựchiện trong quá trình tạm giam
6.1 Thủ tục trước khi ra Lệnh tam giam:
Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định tạiĐiều 80 BLTTHS có quyền ra lệnh tạm giam Lệnh tạm giam phải ghi rõ ngày, tháng,năm, họ tên của người ra lệnh; họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người bị tạm giam; lý dotạm giam, thời hạn tạm giam; Ban giám thị trại tạm giam có trách nhiệm thi hành lệnh tạmgiam, lệnh tạm giam phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu Lệnh tạm giam củanhững người được quy định tại điểm d, khoản 1 điều 80 của BLTTHS phải được ViệnKiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành
- Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và
hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặcquyết định không phê chuẩn VKS phải hoàn trả hồ sơ cho CQĐT ngay sau khi kết thúcviệc xét phê chuẩn
- Cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báongay cho gia đình người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơquan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc biết
- Chế độ tạm giam khác với chế độ người đang chấp hành hình phạt tù ở chỗ: quy định
về nơi tạm giam, chế độ sinh hoạt, nhận quà, liên hệ với gia đình và các chế độ khác
Trang 176.2 Những thủ tục cần thiết đối với bị can, bị cáo đang chấp hành Lệnh
Biên bản bắt, tạm giam phải ghi rõ lý do tạm giữ, tạm giam, tạm giam từ ngày, thángnăm đến ngày, tháng năm
Đối tượng chuyển từ trại tạm giam khác đến phải có quyết định điều chuyển; lệnhtạm giam đang còn hiệu lực pháp luật; có danh chỉ bản; có các quyết định xử lý.Quyết định khởi tố bị can, chuyển tạm giam, các quyết định áp dụng biện pháp ngănchặn khác, quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giữ, quyết định trả tự do vì không đủcăn cứ; có các tài liệu khác như: Biên bản vi phạm và quyết định xử lý kỷ luật người
bị tạm giữ, tạm giam
Nếu người bị giam chết phải có biên bản xác định nguyên nhân chết có sự chứngkiến của đại diện Viện kiểm sát; biên bản trả tư trang, tài sản khi người bị giam đượctrả tự do, chuyển nơi giam khác (phải có xác nhận của người nộp, người nhận) Cácbiên bản này phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, dấu, chữ ký của những người cótrách nhiệm
Các lệnh, quyết định của cơ quan và người có thẩm quyền phải ghi rõ: Cơ quan, họtên, chức vụ, cấp bậc người ra lệnh; Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi đăng ký
Trang 18thường trú, ngày bị bắt, tội danh, ngày bị tạm giam Các loại lệnh, quyết định, biênbản trong hồ sơ giam đều phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, ký tên và đóng dấu.
Khi kiểm sát trại tạm giam nếu phát hiện các trường hợp hết thời hạn tạm giam màngười đó vẫn đang bị giam thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo viện, yêu cầu cơ quan
và người có thẩm quyền trả tự do cho họ Việc tính thời thời hạn tạm giam và cáchghi thời hạn trong lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra có đúng mục 6 Thông tư liêntịch số 05/2005/BCA-BQP-VKSTC ngày 7/9/2005; Qua kiểm sát giam mà phát hiệnthấy việc tạm giam không có căn cứ, không đảm bảo các thủ tục, không đúng thẩmquyền, quá thời hạn thì phối hợp với kiểm sát điều tra xem xét và báo cáo Việntrưởng Viện kiểm sát để giải quyết
- Thứ hai, kiểm sát việc phân loại, quản lý người bị tạm giam theo quy định của pháp
luật
Khi tiến hành kiểm sát phải xem xét việc tuần tra canh gác 24/24 giờ trại tạm giam
để giải quyết kịp thời các việc đột xuất có thể xảy ra Phải kiểm tra, xem xét cácbuồng giam Chú ý các buồng chấp hành án phạt tù tại buồng giam người phạm tộithuộc các trường hợp phải giam riêng theo quy định của pháp luật Nhà tạm giữ cóbuồng tạm giam, buồng chấp hành án phạt tù phải có biển ghi buồng tạm giam,buồng chấp hành án phạt tù
Kiểm sát việc xử lý kỷ luật đối với người bị giam (Qua nghiên cứu hồ sơ, quan sát,hỏi người bị kỷ luật, thăm buồng kỷ luật), bảo đảm việc xử lý kỷ luật đúng theo quyđịnh tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 89/NĐ-CP ngày 7/1/1998 và khoản 6 Điều 1Nghị định 98/ NĐ-CP ngày 27/11/2002
- Thứ ba, kiểm sát việc thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam, phạm
nhân
Trang 19 Kiểm tra chế độ ăn uống, ở, sinh hoạt, quần áo, chăn màn theo quy định của phápluật về tạm giam Người bị tạm giam được gặp người thân (nếu có thể); được nhậnquà tiếp tế của gia đình (theo quy định của pháp luật), được khám chữa bệnh khi đau
ốm, được học tập
Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người bị tạm giam về việc tạm giam trái pháp luật hoặc các hành vi trái với Quy chế tạm giam
- Thứ tư,kiểm sát việc đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản, nhân phẩm, danh dự của
người bị tạm giam và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng
6.3 Những thủ tục cần thiết khi Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh tạm giam
trong trường hợp người đang bị tạm giữ bị khởi tố bị can
(Khoản 3 Điều 88)
Để đảm bảo trong thời gian Viện kiểm sát xét phê chuẩn lệnh tạm giam đối vớingười đang bị tạm giữ bị khởi tố bị can vẫn còn trong thời hạn tạm giữ thì chậm nhất 12giờ trước khi hết thời hạn tạm giữ hoặc gia hạn tạm giữ, Cơ quan điều tra phải giao hồ sơ
đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và đề nghị phê chuẩn lệnh tạm giam bị can choViện kiểm sát cùng cấp khi hồ sơ đã chuyển cho Viện kiểm sát cùng cấp Khi hồ sơ đãchuyển cho Viện kiểm sát để xét phê chuẩn, nếu có tài liệu bổ sung thì cơ quan điều traphải chuyển ngay cho Viện kiểm sát để kịp thời phục vụ cho việc xét phê chuẩn
Trường hợp này, việc xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can được tiến hành cùngvới việc xét phê chuẩn lệnh tạm giam bị can Nếu chưa đủ căn cứ khởi tố bị can, nhưng cócăn cứ gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra gia quyết định gia hạntạm giữ và gửi ngay cho Viện kiểm sát phê chuẩn Trong thời hạn gia hạn tạm giữ đó, Cơquan điều tra phải khẩn trương thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ và chuyển ngay choViện kiểm sát để xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can
Trang 20- Nếu Viện kiểm sát không phê chuẩn thì ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can
và yêu cầu Cơ quan điều tra trả tự do ngay cho người bị tạm giữ Trường hợp có giahạn tạm giữ, nếu không phê chuẩn thì Viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ quyết địnhkhởi tố bị can và ra quyết định trả tự do cho người bị tạm giữ
- Nếu thấy việc khởi tố bị can là có căn cứ, nhưng không cần thiết phải tạm giam bị canthì Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và ra quyết địnhkhông phê chuẩn lệnh tạm giam; nếu xét cần thì yêu cầu Cơ quan điều tra áp dụng biệnpháp ngăn chặn khác đối với bị can
Hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và phê chuẩn lệnh tạm giam trongtrường hợp người đang bị tạm giữ bị khởi tố bị can, gồm các tài liệu sau đây:
- Công văn đề nghị xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và đề nghị phê chuẩn lệnhtạm giam bị can;
- Quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ (nếu có); lệnh tạm giữ bị can;
- Quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can;
- Biên bản ra quyết định khởi tố bị can có chữ ký hoặc điểm chỉ của bị can;
- Biên bản lấy lời khai người bị tạm giữ, biên bản hỏi cung bị can (nếu có)
- Các tài liệu chứng minh hành vi phạm tội của bị can;
- Các tài liệu về nhân thân bị can;
- Bản kê tên các tài liệu trong hồ sơ và từng trang tài liệu được đóng dấu bút lục của Cơ quan điều tra
7 THỜI HẠN TẠM GIAM
7.1 Giai đoạn điều tra
Giai đoạn này có các loại thời hạn tạm giam sau:
Trang 21 Thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra
Thời hạn tạm giam để điều tra bổ sung
Thời hạn tạm giam để điều tra lại
7.1.1 Thời hạn tạm giam để điều tra
Thời hạn tạm giam và việc gia hạn tạm giam để điều tra được quy định tại Điều 120BLTTHS và phụ thuộc vào từng loại tội Cụ thể:
- Tội phạm được điều tra là tội ít nghiêm trọng :
Thời hạn tạm giam không quá hai tháng Thời hạn này có thể được gia hạn một lần không
quá một tháng Trong khi đó, Điều 119 BLTTHS quy định: “Thời hạn điều tra vụ án
không quá hai tháng đối với tội ít nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án hình sự cho đến khi kết thúc điều tra và có thể được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng” Như vậy,
tổng thời hạn điều tra một vụ án về tội ít nghiêm trọng là 4 tháng và tổng thời hạn tạmgiam để điều tra một vụ án về tội ít nghiêm trọng là 3 tháng.Riêng đối với những vụ án vềtội ít nghiêm trọng được áp dụng thủ tục rút gọn thì thời hạn tạm giam để điều tra, truy tốđược quy định tại khoản 3 Điều 322 BLTTHS là không được quá mười sáu ngày
- Tội phạm được điều tra là tội nghiêm trọng :
Thời hạn tạm giam không quá ba tháng Thời hạn này có thể được gia hạn hai lần, lần thứnhất không quá 2 tháng, lần thứ hai không quá một tháng Trong khi đó, Điều 119
BLTTHS quy định: “Thời hạn điều tra vụ án đối với tội nghiêm trọng không quá ba tháng,
kể từ khi khởi tố vụ án hình sự cho đến khi kết thúc điều tra và có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng” Như vậy,
tổng thời hạn điều tra một vụ án về tội nghiêm trọng là 8 tháng và tổng thời hạn tạm giam
để điều tra một vụ án về tội nghiêm trọng là 6 tháng
Trang 22- Tội phạm được điều tra là tội rất nghiêm trọng :
Thời hạn tạm giam không quá bốn tháng Thời hạn này có thể được gia hạn hai lần, lầnthứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng Trong khi đó, Điều 119
BLTTHS quy định: “Thời hạn điều tra vụ án đối với tội rất nghiêm trọng không quá bốn
tháng, kể từ khi khởi tố vụ án hình sự cho đến khi kết thúc điều tra và có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng” Như vậy, tổng thời hạn để điều tra một vụ
án về tội rất nghiêm trọng là 12 tháng và tổng thời hạn tạm giam điều tra một vụ án về tộirất nghiêm trọng là 9 tháng
- Tội phạm được điều tra là tội đặc biệt nghiêm trọng :
Thời hạn tạm giam không quá bốn tháng Thời hạn này có thể được gia hạn ba lần mỗi lầnkhông quá bốn tháng Và tại Điều 119 BLTTHS cũng quy định: “Thời hạn điều tra vụ ánđối với tội đặc biệt nghiêm trọng không quá bốn tháng, kể từ khi khởi tố vụ án hình sự chođến khi kết thúc điều tra và có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốntháng” Tổng thời hạn để điều tra một vụ án về tội đặc biệt nghiêm trọng là 16 tháng vàtổng thời hạn tạm giam để điều tra một vụ án về tội đặc biệt nghiêm trọng cũng là 16tháng
7.1.2 Thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra
Trong trường hợp có căn cứ theo quy định của BLTTHS cần phải tạm giam thì thờihạn tạm giam để phục hồi điều tra không được quá thời hạn phục hồi điều tra quy định tạikhoản 1 Điều 121 BLTTHS Như vậy, chỉ được tạm giam bị can để phục hồi điều tra khi
có đầy đủ các căn cứ quy định tại các Điều 88 và Điều 303 BLTTHS Thời hạn phục hồiđiều tra được quy định tại khoản 1 Điều 121 BLTTHS là:
“… không quá hai tháng đối với tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng và tội rất nghiêm
trọng, không quá ba tháng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi có quyết định phục
Trang 23hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị viện kiểm sát gia hạn điều tra
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng;
b) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được gia hạn điều tra một lần không quá
ba tháng.”
Do vậy, thời hạn tạm giam bị can để phục hồi điều tra đối với tội ít nghiêm trọng làkhông quá hai tháng Thời hạn tạm giam bị can để phục hồi điều tra đối với tội nghiêmtrọng là không quá hai tháng, có thể được gia hạn một lần nhưng không quá hai tháng.Thời hạn tạm giam bị can để phục hồi điều tra đối với tội rất nghiêm trọng là không quáhai tháng, có thể được gia hạn một lần không quá hai tháng Thời hạn tạm giam bị can đểphục hồi điều tra đối với tội đặc biệt nghiêm trọng là không quá ba tháng và có thể đượcgia hạn một lần nhưng không qua ba tháng
7.1.3 Thời hạn tạm giam để điều tra bổ sung
Trong trường hợp có căn cứ của Bộ luật luật tố tụng hình sự cần phải tạm giam thìthời hạn tạm giam để điều tra bổ sung không quá thời hạn điều tra bổ sung quy định tạikhoản 2 Điều này Khoản 2 Điều 121 BLTTHS quy định thời hạn điều tra bổ sung như sau:
“Trong trường hợp vụ án do viện kiểm sát trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra
bổ sung không quá hai tháng; nếu do toà án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá một tháng Viện kiểm sát hoặc toà án chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung không quá hai lần Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra” Như vậy, thời hạn tạm giam bị can để điều tra
Trang 24bổ sung không phụ thuộc vào loại tội mà tuỳ thuộc vào cơ quan (toà án hay viện kiểm sát)trả hồ sơ để điều tra bổ sung Nếu hồ sơ do viện kiểm sát trả lại để điều tra bổ sung thì thờihạn tạm giam đối với bị can là không quá hai tháng Trường hợp này hồ sơ vụ án do việnkiểm sát trả lại lần thứ hai để điều tra bổ sung thì thời hạn tạm giam đối với bị can để điềutra bổ sung lần này cũng không quá hai tháng Nếu hồ sơ do tòa án trả lại để điều tra bổsung thì thời hạn tạm giam đối với bị can là không quá một tháng Trường hợp toà án trảlại hồ sơ để điều tra bổ sung lần thứ hai thì thời hạn tạm giam bị can để điều tra bổ sung lầnthứ hai cũng là một tháng.
Với cách quy định thời hạn tạm giam và việc gia hạn tạm giam để phục hồi điều tra,điều tra bổ sung bằng thời hạn phục hồi điều tra, thời hạn điều tra bổ sung nhà làm luật đãkhắc phục được những bất cập về thời hạn tạm giam để điều tra quy định tại Điều 120BLTTHS Nhưng việc quy định thời hạn tạm giam để điều tra lại tại Điều 121 BLTTHS:
“Thời hạn tạm giam và gia hạn tạm giam trong trường hợp vụ án được điều tra lại theo thủtục chung quy định tại Điều 120 của Bộ luật này” thì nhà làm luật lại quay trở lại nhữngbất cập về thời hạn như đã phân tích Do vậy, về kĩ thuật lập pháp thì chỉ cần sửa đổi cácđiểm a, b, c khoản 2 Điều 120 BLTTHS như đã đề cập thì đương nhiên khắc phục đượcnhững bất cập (kéo theo) này
7.2 Giai đoạn truy tố
Thời hạn tạm giam được quy định tại khoản 2 Điều 166 BLTTHS và không được quá thờihạn để ra một trong bốn quyết định: Truy tố bị can trước toà án bằng bản cáo trạng; trả lại
hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án Cũng giống như ở giai đoạnđiều tra, thời hạn tạm giam ở giai đoạn truy tố được quy định đối với từng loại tội phạmnhư sau:
Thời hạn tạm giam bị can phạm tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng để truy tố là haimươi ngày; có thể được gia hạn thêm nhưng không quá mười ngày Thời hạn tạm giam bị