Lạm dụng tạm giam :

Một phần của tài liệu biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự và thực tiễn áp dụng 9đ (Trang 36 - 37)

II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM

1.3.Lạm dụng tạm giam :

1. NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ BẤT CẬ P:

1.3.Lạm dụng tạm giam :

Tình trạng lạm dụng tạm giam xảy ra khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Với mong muốn rút ngắn thời gian giải quyết một vụ án hình sự, các cơ quan tố tụng đã tiến hành đồng nhất việc tạm giam và giải quyết vụ án. Điều đó dễ dẫn tới những vi phạm nghiêm trọng trong về đối tượng tạm giam. Có những đối tượng không phải là bị can, bị cáo vẫn bị

tạm giam. Các bị can, bị cáo thuộc khoản 2, điều 88 BLTTHS 2003 được miễn tạm giam như phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú rõ ràng trong thực tế vẫn phải chấp hành biện pháp tạm giam. Đôi khi, cơ quan tố tụng còn tiến hành tạm giam cả những đối tượng chưa có quyết định khởi tố. Nhiều trường hợp, cơ quan có thẩm quyền lại nhầm lẫn giữa các đối tượng, nhất là trong quan hệ dân sự, kinh tế… Đối tượng chỉ đơn thuần là đương sự trong quan hệ dân sự nhưng lại bị cho là bị can, bị cáo trong vụ án hình sự và áp dụng biện pháp tạm giam với họ. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến những bị can, bị cáo hay cả những người không liên quan.

Việc rút gọn thủ tục là nhằm đẩy nhanh quá trình giải quyết vụ án. Song song với đó, cũng cần phải đảm bảo tính đúng đắn, hợp lý đối với việc đồng nhất biện pháp tạm giam và giải quyết vụ án. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì hầu hết các bị can trong các vụ án rút gọn không đủ điều kiện để tạm giam. Thế nhưng thực tiễn lại cho thấy những đối tượng được áp dụng thủ tục rút gọn thường bị áp dụng biện pháp tạm giam. Đây là một trong những bất cập hay xảy ra nên cần phải có những điều chỉnh phù hợp để đảm bảo tính đúng đắn của quá trình tố tụng và đảm bảo quyền lợi của các đối tượng bị tạm giam.

Một phần của tài liệu biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự và thực tiễn áp dụng 9đ (Trang 36 - 37)