II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM
2. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂ N:
- Pháp luật chưa quy định chặt chẽ và thống nhất về những trường hợp cần phải tạm giam khi tiến hành hoạt động tố tụng. Căn cứ áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam chưa cụ thể, thiếu rõ ràng. Thẩm quyền của các cơ quan còn chồng chéo. Thời hạn tạm giam quy định không hợp lý.
- Trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ trong các cơ quan tố tụng còn hạn chế, ý thức pháp luật chưa được đề cao.
- Nhận thức không đầy đủ về tính chất, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bắt người, tạm giam, tạm giữ cũng như các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án làm cho việc vận dụng thiếu chính xác dễ dẫn đến những hoạt động tuỳ tiện, trái pháp luật xâm hại đến quyền con người, lợi ích hợp pháp của công dân.
Trên đây là một vài khiếm khuyết mà chúng tôi tìm hiểu được khi nghiên cứu về biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự cũng như những nguyên nhân gây nên những bất cập không mong muốn ấy, trong đó có những yếu tố nằm trong chính những văn bản của luật tố tụng hình sự. Muốn hạn chế những điều bất cập ấy, cần phải có những sự điều chỉnh. Những người trực tiếp tham gia các quá trình điều tra, truy tố, xét xử phải có trình độ chuyên môn cao, hiểu được bản chất và ý nghĩa của các biện pháp ngăn chặn, đặc biệt là biện pháp tạm giam, tuân thủ đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Pháp luật. Mặc dù các quy định của pháp luật về biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự ngày càng có những thay đổi tích cực, các văn bản luật đã được chỉnh sửa và ban hành nhiều lần, nhưng trên thực tế, những điều bất cập đã nêu trên vẫn gây không ít khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Vì vậy, để luật pháp nước ta hoàn thiện hơn, các nhà ban hành luật cần phải sửa đổi, bổ sung để luật tố tụng hình sự ngày càng chặt chẽ hơn, phù hợp với tình hình xã hội, đất nước trong giai đoạn mới.