Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật :

Một phần của tài liệu biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự và thực tiễn áp dụng 9đ (Trang 39 - 40)

III. PHƯƠNG PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG

1. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật :

- Sửa đổi lại những quy định pháp luật về những trường hợp cần phải tạm giam, những quy định pháp luật về căn cứ thay đổi, hủy bỏ tạm giam cho rõ ràng, phù hợp với thực tế hơn.

Ví dụ như trường hợp bắt người chưa thành niên để tạm giam thì có quy định riêng dành cho những người chưa thành niên, nhưng bắt người chưa thành niên trong trường hợp truy nã thì lại quy định tạm giam như người đã thành niên. Hay trường hợp bắt đối tượng bị truy nã không là đối tượng tạm giam tại điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự nhưng lại áp dụng tạm giam đối tượng này theo điều 83 Bộ luật tố tụng hình sự. Những quy định không rõ ràng như vậy cần được chỉnh sửa ngay để không gây khó khăn cho người có có thẩm quyền áp dụng. Tránh tình trạng áp dụng biện pháp tạm giam sai căn cứ pháp luật.

- Chỉnh sửa một số điểm của quy định về thời hạn tạm giam.

Thực tế cho thấy quy định về thời hạn tạm giam còn nhiều điểm chưa hợp lý, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng như việc quy định thời hạn điều tra dài hơn thời hạn tạm giam bị cáo để điều tra vụ án.Vậy nên quy định này trong nhiều trường hợp đã gây khó khăn cho cơ quan điều tra vì vụ án vẫn trong quá trình điều tra mà thời hạn tạm giam để điều tra đã hết, bị can được trả tự do, mà việc bị can được trả tự do gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan điều tra. Vậy nên chỉnh sửa lại quy định này cho hợp lý là rất cần thiết đối với các cơ quan tiến hành tố tụng.

- Phải có những quy định pháp luật để tăng cường tính liên kết, phối hợp và xác định rõ ràng trách nhiệm giữa các cơ quan tố tụng, cụ thể là giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án.

Tăng cường tính liên kết, phối hợp giữa các cơ quan này để có được sự thống nhất trong hoạt động tố tụng, khắc phục tình trạng chồng chéo giữa các quy định của các cơ quan. Từ đó cũng có thể phân chia rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan với nhau, và dễ dàng xác định trách nhiệm của mỗi cơ quan khi có sai phạm trong hoạt động tố tụng. Ví dụ như lệnh tạm giam của cơ quan điều tra phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn nhưng khi có sai phạm trong lệnh tạm giam đó thì trách nhiệm không được pháp luật quy định cụ thể thuộc về cơ quan nào và chưa có quy định pháp luật nào hướng dẫn rõ ràng về trường hợp này. Bên cạnh đó, việc tăng cường tính liên kết, phối hợp giữa các cơ quan tố tụng còn có thể mang lại hiệu quả cao hơn trong công việc của từng cơ quan. Các cơ quan có thể ra những quyết định theo đúng thẩm quyền của mình nhưng vẫn không gây khó khăn, cản trở công việc của cơ quan khác. Sự phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan để phân chia, xác định rõ ràng nhiệm vụ của mỗi cơ quan còn tránh được tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Ví dụ như trong trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam trong trại tạm giam, dưới sự quản lý, giám sát của cán bộ quản lý trại giam mà đã hết thời hạn tạm giam nhưng không cơ quan nào đứng ra giải quyết thời hạn tạm giam cho bị can, bị cáo. Các cơ quan đùn đẩy trách nhiện cho nhau nên dẫn đến tình trạng quá hạn tạm giam theo quy định. Vậy thiết nghĩ, việc tăng cường phối hợp giữa các cơ quan và phân chia trách nhiệm của mỗi cơ quan một cách cụ thể là rất cần thiết. Làm tốt việc này thì chúng ta sẽ có được một hệ thống làm việc trơn chu, nhịp nhàng, khoa học và mang lại sự thuận lợi, dễ dàng cho

Một phần của tài liệu biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự và thực tiễn áp dụng 9đ (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w