1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3

26 805 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 106 KB

Nội dung

Ở tiểu học, Chính tả là một phân môn đặc biệt quan trọng nhằm thực hiệnmục tiêu của môn học “Tiếng Việt” là rèn luyện kĩ năng nghe và viết chính tảcho học sinh, kết hợp rèn luyện một số

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

Đảng ta đã nhận định “Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáodục quốc dân”, nền tảng có vững chắc thì toàn hệ thống mới tạo nên cấu trúcbền vững và phát triển hài hòa Mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm hìnhthành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về trí tuệ,thể chất, tình cảm và các kĩ năng cơ bản Giáo dục tiểu học tạo tiền đề cơ bản đểnâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ trởthành người có ích trong giai đoạn mới

Ở tiểu học, Chính tả là một phân môn đặc biệt quan trọng nhằm thực hiệnmục tiêu của môn học “Tiếng Việt” là rèn luyện kĩ năng nghe và viết chính tảcho học sinh, kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sử dụng Tiếng Việt và phát triển

tư duy cho học sinh Nó giúp mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, con người,góp phần hình thành nhân cách con người mới, phát triển tiếng mẹ đẻ cho họcsinh trong đó có năng lực chữ viết Phân môn Chính tả có nhiệm vụ giúp họcsinh nắm vững các quy tắc chính tả, hình thành năng lực và thói quen viết đúng,nhanh và đẹp Qua phân môn này còn giúp các em có một số phẩm chất như:Tính kỉ luật, tính cẩn thận và óc thẩm mĩ… Đồng thời bồi dưỡng cho học sinhlòng yêu quý Tiếng Việt Muốn viết đúng được câu văn, đoạn văn thì trước hếthọc sinh cần viết đúng đơn vị từ Việc hướng dẫn cho các em nắm vững các quytắc chính tả sẽ hình thành kĩ năng viết đúng đơn vị từ cho học sinh Khi các em

đã viết đúng, viết chính xác thì mới có điều kiện học tốt các môn học khác vàtrên cơ sở đó các em rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả Trongsuy nghĩ và giao tiếp đặc biệt là giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, người xưa thườngnói: “Nét chữ nết người - Văn hay chữ tốt” Quả thật khi viết chữ không tốt thìvăn không thể hay được Do vậy, việc nghiên cứu phương pháp để dạy tốt phânmôn Chính tả là một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằmgóp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt ở trường tiểuhọc Chính tả được hiểu là hệ thống quy tắc về cách viết thống nhất cho các từcủa một ngôn ngữ Nói cách khác Chính tả là những chuẩn mực của một ngôn

Trang 2

ngữ được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân Mục đích của nó là làm phươngtiện cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ, đảm bảo cho người viết và người đọcthống nhất những điều đã viết Môn học này còn giúp cho học sinh hình thành,phát triển và hoàn thiện kĩ năng viết đúng Tiếng Việt theo hướng “Giữ gìn sựtrong sáng của Tiếng Việt” Trong đó nhà trường là môi trường quan trọng đóngvai trò chủ đạo trong việc thực hiện chuẩn hóa ngôn ngữ và chữ viết, rèn chohọc sinh ý thức, thói quen và hoàn thiện kĩ năng viết đúng chính tả.

2 Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài:

- Nắm bắt lỗi chính tả cơ bản thường hay mắc phải của học sinh, nguyên nhân của các lỗi đó để tìm ra biện pháp khắc phục

- Vận dụng các nguyên tắc chính tả và luật chính tả, hình thành kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh

- Soạn giáo án theo hướng đổi mới phương pháp và nội dung bài dạy cho sát thực và phù hợp với việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3

3 Đối tượng nghiên cứu:

Tôi chọn học sinh lớp 3/1 trường Tiểu học Anong là lớp tôi chủ nhiệm vàtrực tiếp giảng dạy năm học 2014-2015 để thực hiện đề tài này

4 Phạm vi nghiên cứu:

Nhiệm vụ của người giáo viên ngoài việc nâng cao chất lượng giảng dạycòn phải quan tâm đến chữ viết và cách trình bày vở của học sinh Chữ viết cóđẹp, trình bày vở có thẩm mĩ thì mới hấp dẫn được người đọc Chữ viết có đúngthì người đọc mới dễ dàng hiểu rõ nội dung của bài viết mà mình muốn diễn đạt

Do đó phạm vi đề tài này bản thân thực hiện dựa trên thực tế khi giảng dạy lớp 3của trường Tiểu học Long Thuận Với đề tài này, tôi xin được trình bày cách

“Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3” nhằm góp phần nâng caochất lượng môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Chính tả nói riêng

5 Phương pháp nghiên cứu:

Qua nhiều năm giảng dạy lớp 3 tôi nhận thấy được những mặt tồn tại củahọc sinh khi viết chính tả là: chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lỗi chính tả Sở dĩ các

Trang 3

em thường viết sai là do không nắm được nghĩa của từ muốn viết, còn hạn chếtrong việc nắm các quy tắc, mẹo luật chính tả hoặc do ảnh hưởng cách phát âmcủa địa phương Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài đề này tôi xâydựng nhóm phương pháp như sau:

+ Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

- Nghiên cứu tài liệu và các văn bản chỉ đạo của các cấp có liên quan đến

đề tài

+ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp trò chuyện

- Phương pháp thu thập thông tin

Nếu việc tìm hiểu nguyên nhân về các lỗi chính tả thường mắc phải củahọc sinh được chú trọng thì việc vận dụng các nguyên tắc, biện pháp, phươngpháp dạy học về phân môn Chính tả sẽ thuận lợi và giúp cho học sinh khắc phụcđược các lỗi chính tả, giúp giáo viên đạt kết quả cao trong việc nâng chất lượnggiảng dạy

Trang 4

II PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận:

Chính tả là một trong những phân môn của Tiếng Việt ở tiểu học Phânmôn này dạy cho học sinh tri thức và kĩ năng chính tả, phát triển năng lực sửdụng ngôn ngữ ở dạng viết và hoạt động giao tiếp Chữ viết là kí hiệu bằng hìnhảnh thị giác ghi lại tiếng nói Chính tả thực hiện những quy ước của xã hội, đềphòng, ngăn ngừa sự vận dụng tùy tiện, vi phạm các quy ước Môn này còncung cấp cho học sinh những quy tắc sử dụng hệ thống chữ viết, làm cho họcsinh nắm vững các quy tắc, hình thành kĩ năng viết thông thạo Tiếng Việt Đây

là một phân môn cần thiết thể hiện nét chữ nết người Môn học này còn rènluyện cách phát âm đúng, củng cố nghĩa từ, góp phần phát triển một số thao tác

tư duy cho học sinh Bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiếttrong công việc như: Cẩn thận, chính xác, tính thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinhthần trách nhiệm…

Với mong muốn hạn chế đến mức tối đa việc học sinh viết sai chính tả vàhọc tốt các môn học khác ở lớp, bản thân tôi cố gắng sử dụng nhiều biện pháp,nhiều hình thức để giảng dạy nhằm giúp học sinh hình thành, phát triển và hoànthiện kĩ năng viết đúng Tiếng Việt chuẩn mực theo hướng “giữ gìn sự trong sángcủa Tiếng Việt” Trong đó, nhà trường là môi trường quan trọng đóng vai tròchủ đạo trong việc thực hiện chuẩn hóa ngôn ngữ và chữ viết Rèn kĩ năng viếtđúng chính tả cho học sinh là một công việc mang tính lâu dài và liên tục, rèncho các em ý thức, thói quen và hoàn thiện kĩ năng viết đúng chính tả nhằmnâng cao chất lượng môn Tiếng Việt Việc học sinh luyện kĩ năng viết đúngchính tả không chỉ để học tốt môn Chính tả mà còn dùng nó để phục vụ cho cácmôn học khác Dạy Chính tả là rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết thành thạochữ Tiếng Việt theo các chuẩn chính tả và làm bài tập Qua đó rèn các kĩ năng

sử dụng ngôn ngữ, cung cấp cho học sinh vốn từ, vốn hiểu biết về các mảngkhác nhau của đời sống

2 Thực trạng:

a/ Thuận lợi, khó khăn:

Trang 5

- Được sự chỉ đạo và quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, luôn tạođiều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy Bên cạnh đó còn có

sự trợ giúp của tổ chuyên môn cùng đồng nghiệp luôn trao đổi, rút kinh nghiệmtrong các tiết dự giờ, thao giảng nhằm tìm ra những biện pháp hay để cùng nhauhọc hỏi

- Chương trình phân môn Chính tả Sách giáo khoa Tiếng việt 3 có nộidung phong phú, hấp dẫn; mỗi bài văn, đoạn văn, bài thơ viết chính tả đều cótính giáo dục cao

- Về phía học sinh, đa số các em chăm ngoan, có ý thức, tự tin trong họctập và đã biết viết chính tả từ năm học lớp 1 và lớp 2

- Trong giảng dạy, giáo viên vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, có

sử dụng đồ dùng học tập trong giảng dạy, bài soạn phù hợp với đối tượng họcsinh trong lớp, luôn cố gắng tìm tòi nghiên cứu biện pháp tốt để giúp học sinhviết đúng chính tả

- Tuy nhiên còn một vài học sinh đọc chậm và viết chậm

- Qua các tiết giảng dạy và dự giờ phân môn Chính tả ở trường thì hầu hếtcác tiết dạy Chính tả được giáo viên đầu tư nhiều nhưng chủ yếu dựa vào Sáchgiáo khoa và Sách giáo viên là chính Bên cạnh đó còn một số học sinh chưanắm vững các quy tắc, mẹo luật chính tả để áp dụng vào bài viết hoặc bài tập

- Thời gian rèn phát âm đúng và chuẩn của giáo viên cho học sinh chưanhiều

- Bên cạnh đó, còn tồn tại một thực trạng phổ biến hiện nay là: Hầu hếtgiáo viên và học sinh chỉ phát âm đúng trong giờ Tập đọc và Chính tả còn cácmôn học khác và khi trao đổi hoặc trò chuyện cùng nhau thì phát âm theo kiểubình thường của người địa phương cho nên việc phát âm không đúng chuẩncũng ảnh hưởng rất lớn đến việc viết chính tả của học sinh

b/ Thành công, hạn chế:

- Ta biết rằng trong quá trình dạy học, học sinh là nhân tố quan trọngnhất Chính vì vậy sự tiến bộ và kết quả học tập tốt của người học chính là mụcđích cuối cùng của người dạy Trên thực tế đa số học sinh trong lớp đã biết đọc

Trang 6

trôi chảy, to rõ, nắm được các quy tắc, mẹo luật chính tả để áp dụng vào bài viếtcũng như bài tập từ năm lớp 1 và lớp 2 Trình bày vở sạch, đẹp.

- Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như còn một vài học sinh đọc chậm,dẫn đến viết chậm, viết sai các tiếng có vần khó, viết dối, chưa nắm vững cácmẹo luật chính tả, chưa nắm được nghĩa của từ…

- Vì đây là một trường ở vùng sâu của huyện nên đa số cha mẹ học sinh lomưu sinh bằng nghề nông và công nhân nên chưa quan tâm nhiều đến việc họccủa các em

c/ Mặt mạnh, mặt yếu:

- Nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên trong giảng dạy,thường xuyên tổ chức các buổi thao giảng, dự giờ cho giáo viên tham dự để traođổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau

- Cung cấp tương đối đầy đủ các thiết bị, đồ dùng dạy học

- Giáo viên soạn bài đầy đủ theo tinh thần đổi mới, luôn đổi mới phươngpháp dạy học, nghiên cứu bài kĩ trước khi đến lớp và sử dụng đồ dùng tronggiảng dạy

- Việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm giúp các

em phát triển tư duy, tính tích cực, sáng tạo trong học tập Đa số học sinh có ýthức, tự tin trong học tập, luôn chuẩn bị chu đáo cho bài mới, tích cực trong họctập Cơ bản các em nắm được quy tắc, các mẹo luật chính tả nên đã vận dụng tốtvào các bài viết chính tả cũng như các bài tập Các em biết cách viết và trình bày

vở Chính tả đúng, đẹp

- Bên cạnh đó, vẫn còn một số em chưa ý thức được tầm quan trọng củamôn Chính tả nên các em chưa có sự chuẩn bị và phương pháp học tốt, có em tưduy còn hạn chế, chưa nắm bắt được nội dung bài chính tả nên dẫn đến việc viếtsai

d/ Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:

- Được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, chỉ đạo phải nâng cao chấtlượng dạy và học

- Học sinh được học 2 buổi/ ngày

Trang 7

- Phụ huynh học sinh mua sắm đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập,tạo điều kiện thuận lợi cho các em đến trường học tập.

- Phần đông học sinh chăm chỉ, luôn có ý thức trong học tập

- Đa số các em là con nhà nông, công nhân Cuộc sống gia đình còn nhiềukhó khăn Bên cạnh còn một số phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc họctập của các em, chưa tạo điều kiện tốt cho con em mình học tập

- Đường sá ở nông thôn đi lại còn khó khăn, học sinh chủ yếu là sinh hoạt

- Giáo viên soạn bài đầy đủ theo tinh thần đổi mới, nghiên cứu bài kĩtrước khi đến lớp và sử dụng đồ dùng trong giảng dạy

- Nhà trường cung cấp tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như đồdùng dạy học nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy

- Việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên giúp học sinh pháttriển tư duy và sáng tạo

- Chương trình Sách giáo khoa Tiếng việt 3 có nội dung của phân mônChính tả phong phú, hấp dẫn có tính giáo dục cao

- Đa số học sinh chăm chỉ, luôn có ý thức trong học tập, yêu thích phânmôn Chính tả

- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, dụng cụ học tập Phần đông các em

đã biết đọc lưu loát, thành thạo và nắm được nội dung bài Chính tả cũng nhưluật chính tả

3 Giải pháp, biện pháp:

3.1/ Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:

Trang 8

- Rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả.

- Kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, củng cốnghĩa từ Phát triển một số thao tác tư duy cho học sinh

- Bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong côngviệc như: cẩn thận, chính xác, óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần tráchnhiệm

3.2/ Nội dung và cách thức thực hiện:

Từ những biện pháp đã trải nghiệm, qua sự học hỏi từ bạn bè đồng nghiệpcũng như dựa vào tìm hiểu, điều tra, cập nhật tình hình học sinh của lớp, tôi đưa

ra cách rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3 với các biện pháp thựchiện như sau:

a Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học:

Bản thân luôn học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến chuyên môn, tham dự đầy đủ các buổithao giảng, dự giờ do ngành, trường tổ chức nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm

từ phía bạn bè, đồng nghiệp Bên cạnh đó, tôi cũng tăng cường đổi mới phươngpháp dạy học, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng, lựa chọn phương pháp phù hợpvới từng đối tượng học sinh của lớp, soạn giảng bài tập thích hợp với phươngngữ vùng miền, sử dụng đồ dùng trong dạy học Giảng dạy lấy học sinh làmtrung tâm, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo không khí lớp họcvui tươi, thoải mái, nhẹ nhàng, khuyến khích học sinh tham gia phát biểu ý kiếnxây dựng bài và giúp các em tự tin hơn trong học tập

Trang 9

của các vùng miền đều có những chỗ chưa chuẩn xác, còn sai lệch Từ đó giáoviên tập trung vào các lỗi phát âm sai của học sinh để nhắc nhở các em lưu ý đọccho đúng Trong phần luyện phát âm giáo viên yêu cầu học sinh tăng cườngluyện đọc, luyện đọc bất kì một đoạn văn, bài văn nào có trong chương trìnhhoặc không có trong chương trình, kết hợp với tìm hiểu nghĩa của từ có trongđoạn văn Song song với luyện đọc giáo viên cũng cần dành một chút thời gian

để hướng dẫn các em nghe đọc, nghe nói để các em dần dần có được kĩ năngphân biệt cách phát âm Trong các tiết học giáo viên phải chú ý nhiều hơn việcluyện phát âm cho học sinh bằng cách đọc nhấn giọng hoặc kết hợp khẩu hìnhmiệng Để phân biệt các thanh (thanh ngã đọc nhấn giọng và dài hơi hơn thanhhỏi), âm đầu (âm tr cần đưa lưỡi lên vòm miệng, âm s đọc cong lưỡi, phát hơi,

âm r đọc cong lưỡi, lấy hơi, âm gi đọc xì hơi ra…), âm chính, âm cuối…Ngoài

ra tôi còn chọn một số học sinh có giọng phát âm tương đối chuẩn để đọc mẫutrước lớp và hỗ trợ tôi trong việc rèn phát âm cho các bạn trong lớp

Việc rèn phát âm không chỉ được thực hiện trong tiết Tập đọc mà cònphải thực hiện thường xuyên, liên tục và lâu dài trong tất cả các tiết học nhưChính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn,…Với những học sinh có vấn đề về mặtphát âm (nói ngọng, nói lắp,…) thì giáo viên lưu ý nhiều hơn cho các em chú ýnghe cô phát âm để viết cho đúng Vì vậy giáo viên phải phát âm rõ ràng, tốc độđọc vừa phải để học sinh viết đúng chính tả

* Phân tích, so sánh:

Kĩ năng phân tích, so sánh có vai trò rất quan trọng, nó quyết định họcsinh có viết đúng chính tả hay không Để có được kĩ năng này các em phải hiểunghĩa của từ Từ đó các em mới phân biệt được các từ mang nghĩa khác nhau.Với những từ ngữ khó, dễ nhầm lẫn tôi hướng dẫn phân tích cấu tạo tiếng, sosánh các tiếng đó với nhau để tìm ra những điểm khác nhau

Ví dụ: Tiếng “dành” và “giành”

- dành: âm d - vần anh - thanh huyền Nghĩa là khi ta muốn giữ lại cái(điều) gì đó

Ví dụ: dành dụm, để dành,…

Trang 10

- giành: âm gi - vần anh - thanh huyền Nghĩa là nói đến sự nỗ lực, cốgắng để đạt được điều gì đó.

Ví dụ: giành giải thưởng, giành giựt,…

Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng đồ dùng dạy học như tranh, ảnh, vật thật,…nhằm để phát huy tính tích cực, kích thích sự tò mò, tư duy tìm hiểu của họcsinh

* Giải nghĩa từ:

Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Chính tả Ngoài ra nócòn có trong tiết Luyện từ và câu, Tập đọc và Tập làm văn Có nhiều cách đểgiải nghĩa từ cho học sinh hiểu Có thể cho các em đọc phần chú giải, đặt câu,(nếu học sinh đặt câu đúng có nghĩa là học sinh đã hiểu nghĩa từ), tìm từ đồngnghĩa, trái nghĩa, tả đặc điểm… giáo viên có thể sử dụng vật thật, mô hình, tranhảnh để giúp các em hiểu nghĩa từ được rõ ràng hơn

Ví dụ: Bài Nhà rông ở Tây Nguyên Sách Tiếng việt 3 - Tập 1 -Trang 127

Phân biệt từ chiêng và chiên

Giáo viên cho học sinh quan sát tranh cái chiêng

- Chiêng là nhạc cụ bằng đồng, hình tròn, đánh bằng dùi, âm thanh vang

dội

- Chiên là làm chín thức ăn bằng cách cho thức ăn vào chảo dầu, mỡ đun

trực tiếp trên bếp lửa

Với những từ nhiều nghĩa, giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể

để giải nghĩa từ

* Ghi nhớ mẹo, luật chính tả:

Trang 11

Muốn học sinh học tốt phân môn Chính tả thì trước hết giáo viên phải viếttốt chính tả và phải thật am tường về các mẹo, luật chính tả đồng thời luôn rènchữ viết đúng, đẹp Đây là biện pháp hữu hiệu và lâu bền nhất Bên cạnh đó giáoviên phải luôn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm để áp dụng vàobài dạy nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc học sinh viết sai lỗi chính tả.

Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính qui luật chi phốihàng loạt từ Khi giáo viên hướng dẫn kĩ phần này cho học sinh nắm vững sẽgiúp học sinh khắc phục lỗi chính tả một cách rất hữu hiệu Ngay từ lớp 1, lớp 2các em đã được học với luật chính tả đơn giản Đây cũng là điều kiện tốt để họcsinh tiếp tục học ở lớp 3 Để đạt được hiệu quả cao trong việc rèn viết đúngchính tả cho học sinh lớp 3 thì giáo viên phải tiếp tục củng cố và truyền đạt thêmcho học sinh những mẹo, luật chính tả sau:

Quy tắc ghi phụ âm đầu:

+ Qui tắc viết: k/c/q

Được ghi bằng ba hình thức khác nhau, nhưng phổ biến nhất là bằng chữcái c

- C viết trước các nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, uô, ưa

Ví dụ: cái ca, căn dặn, cái cân, nằm co, cô giáo, cơ quan, ông cụ, cử tạ,cuộc đua, cái cưa…

- K viết trước nguyên âm i, e, ê, iê, ia

Ví dụ: kỉ niệm, thước kẻ, truyện kể, kiên cố, ngoài kia…

- Q viết trước âm đệm u được ghi bằng q

Ví dụ: quả cam, cơ quan, quên làm, yêu quý…

+ Qui tắc viết g, gh:

- G viết trước các nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư

Ví dụ: con gà, cố gắng, xa gần, gõ cửa, gốc cây, gờ, gụ, củ gừng…

- Gh viết trước các nguyên âm i, e, ê

Ví dụ: ghi nhớ, ghé vào, cái ghế…

+ Qui tắc viết ng, ngh :

- Ng viết trước nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, ưa, ưu

Trang 12

Ví dụ: té ngã, ngăn tủ, ngân hàng, rau ngò, bỡ ngỡ, đi ngủ, cá ngừ, conngựa, ngưu…

- Ngh viết trước nguyên âm: e, ê, i, iê, eo

Ví dụ: lắng nghe, củ nghệ, nghỉ hè, nghiêng nghiêng, nhà nghèo…

+ Mẹo nhóm nghĩa ch/ tr:

- Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì viết là ch

Ví dụ: cha, chú, chị, cháu, chồng,…

- Những từ chỉ đồ vật trong gia đình và tên con vật đều bắt đầu bằng ch

Ví dụ: chai, chum, chén, chổi, chảo, chiếu, chuông, chiêng,… chuột,chồn, chó, chuồn chuồn, châu chấu, chích chòe, chèo bẻo, chìa vôi,…

- Những từ chỉ vị trí viết là tr

Ví dụ: trên, trong, trước,…

Ví dụ: Bài tập: Chọn tr hay ch điền vào chỗ trống:

Mặt tròn, mặt lại đỏ gay

Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao

Suốt ngày lơ lửng trên cao Đêm về đi ngủ, chui vào trong mây.

+ Mẹo nhóm viết s/ x:

- Tên thức ăn và đồ dùng nấu ăn viết là x

Ví dụ: xôi, xúc xích, xì dầu, xoong,…

- Các động từ, tính từ thường viết là x

Ví dụ: xem, xách, xẻ, xay, xào, xoa, xúc, xanh,…

- Hầu hết các danh từ còn lại đều viết là s

Chỉ người: sứ giả, đại sứ, sư sải, giáo sư, gia sư,…

Chỉ cây cối: sen, sung, sấu, sắn, sim, si,…

Chỉ đồ vật: sọt, sợi dây, sợi vải,…

Chỉ sự vật, hiện tượng: sao, sương, sông, suối, sấm sét,…

Có một số trường hợp ngoại lệ là danh từ nhưng lại viết là x: xe, xuồng,túi xách, xẻng, xã, trạm xá,…

+ Mẹo nhóm viết d/r/gi:

Trang 13

Trong trường hợp này ta cần nhớ nghĩa và cách viết tương ứng, muốn xácđịnh cách viết đúng phải dựa vào sự đối lập về nghĩa

Gia (nghĩa là tăng thêm): gia hạn, gia tăng, tham gia, gia vị,…

Gia ( nghĩa là nhà): gia đình, gia trưởng, gia tài, gia sư,…

Da (lớp vỏ bên ngoài): da thịt, da mặt, da dẻ,…

Ra (sự di chuyển): ra vào, ra sân, ra chơi, ra ngoài,…

+ Mẹo nhóm viết l/n:

Phân biệt nghĩa theo chữ ghi âm đầu l/n

Ví dụ: không lên / không nên, cái lá / cái ná, con la / quả na,…

+ Quy tắc viết chính tả âm cuối n/ng:

Ví dụ: con trăn / ánh trăng, cái bàn / cây bàng, tan lễ / tang lễ,…

+ Quy tắc viết âm đệm u, o:

- U viết sau chữ q:

Ví dụ: quang đãng, hành quân,…

- U đứng trước các nguyên âm â, ê, y, yê, ya:

Ví dụ: huân chương, luân chuyển, hoa huệ, trí tuệ, huy chương, lũy tre,luyện tập, câu chuyện, trời khuya, …

- O đứng trước các nguyên âm a, ă, e:

Ví dụ: cái loa, bông hoa, khỏe khoắn, tóc xoăn, sức khỏe, xòe tay,…

+ Quy tắc viết một số nguyên âm là âm chính:

- Nguyên âm a khi đứng trước y và u

Ví dụ: hát hay, bàn tay, hoa cau, bà cháu,

+ Quy tắc viết nguyên âm đôi: iê, uô, ua, ưa, ươ, ia

- Viết iê liền sau âm đầu trước âm cuối

Ví dụ: chiến công, tiên tiến, tiếng hát, xanh biếc, viết bài, …

- Viết uô khi có âm cuối

Ví dụ: cái cuốc, tuốt lúa, quả chuối, luôn luôn, rau muống, nhuộm vải,…

- Viết ua khi không có âm cuối

Ví dụ: con cua, của cải, mua bán,…

- Viết ưa khi không có âm cuối

Ngày đăng: 06/04/2019, 21:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w