Trong khi đó, ở trung học cơ sở và phổ thông trung học, chính tả chỉ được dạy xen kẽ trong các tiết thực hành ở phân môn Tập làm văn chứ không tồn tại với tư cách là một phân môn Chính t
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Giả thuyết khoa học 5
8 Cấu trúc của đề tài 5
PHẦN NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1 Cơ sở lí luận 6
1.1.1 Cơ sở tâm lí học 6
1.1.2 Cơ sở ngôn ngữ học 9
1.2 Cơ sở thực tiễn 10
1.2.1 Thực trạng dạy học chính tả 10
1.2.1.1 Về phía giáo viên 10
1.2.2.2 Về phía học sinh 11
1.2.2 Nội dung chính tả trong Chương trình và SGK tiểu học 15
TIỂU KẾT 18
CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH SƠN 19
2.1 Luyện phát âm và giải nghĩa từ 19
2.2 Cung cấp quy tắc chính tả cho học sinh 21
2.3 Giúp HS nắm vững cấu trúc âm tiết tiếng Việt 21
2.4 Dựa vào mẹo chính tả 23
2.4.1 Phân biệt l/n 23
Trang 22.4.2 Phân biệt tr/ch 26
2.4.3 Phân biệt s/x 28
2.5 Sử dụng trực quan 31
2.6 GV chấm, chữa bài cho HS 32
2.7 Thường xuyên luyện viết các từ khó trong giờ chính tả 34
2.8 Phát huy tính chủ động, tích cực của HS trong dạy học chính tả 34
2.9 Lựa chọn nội dung dạy học phù hợp 35
TIỂU KẾT 39
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 40
3.1 Mục đích thực nghiệm 40
3.2 Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm: 40
3.3 Nội dung thực nghiệm 41
3.4 Phương pháp thể nghiệm 41
3.5 Kết quả thực nghiệm 41
TIỂU KẾT 43
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 44
1 Kết luận 44
2 Khuyến nghị 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Đất nước ta đang thực hiện chiến lược đổi mới sâu sắc toàn diện về kinh tế,
xã hội nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vững bước tiến vào thế kỉ mới
Trong việc đổi mới, con người là khâu đột phá, có tính quyết định Điều đó đòi hỏi sản phẩm của nền giáo dục là phải có những con người mới, có năng lực thực tiễn Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã có đường lối quan điểm chỉ đạo, chính sách đúng đắn nhằm đổi mới việc đào tạo, giáo dục con người ở mọi ngành học, bậc học, coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Do vậy, chương trình
và SGK môn Tiếng Việt đã được biên soạn theo hướng tăng cường dạy kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) Phân môn chính tả trong nhà trường giúp HS hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt văn hóa, tiếng Việt chuẩn mực Có thể nói, nó có
vị trí quan trọng trong cơ cấu chương trình của môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học ở trường PT nói chung
Ở bậc tiểu học, phân môn Chính tả càng có vị trí quan trọng bởi vì giai đoạn tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh Không phải ngẫu nhiên mà ở tiểu học, chính tả được bố trí thành một phân môn độc lập (thuộc môn Tiếng Việt) có tiết dạy riêng Trong khi đó, ở trung học cơ sở và phổ thông trung học, chính tả chỉ được dạy xen kẽ trong các tiết thực hành ở phân môn Tập làm văn chứ không tồn tại với tư cách là một phân môn Chính tả như tiểu học Tính chất nổi bật của phân môn Chính tả là tính thực hành Bởi lẽ, chỉ có hình hành các kĩ năng, kĩ xảo chính tả cho HS thông qua việc thực hành, luyện tập Do đó, trong phân môn này các quy tắc chính tả, các đơn vị kiến thức mang tính chất lý thuyết không được bố trí trong tiết dạy riêng mà dạy lồng trong hệ thống bài tập chính tả Nội dung, cấu trúc của bài chính tả trong SGK Tiếng Việt tiểu học (phần chính tả) Cụ thể, chính tả
là hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ Nói cách khác chính tả là những quy ước của xã hội trong ngôn ngữ, mục đích
Trang 5của nó là phương tiện truyền đạt thông tin bằng chữ viết bảo đảm cho người đọc đều hiểu nội dung cơ bản
Chính vì vậy, việc dạy chính tả đang là vấn đề quan tâm của nhiều người, song kết quả HS viết chính tả chưa đáp ứng yêu cầu hình thành kĩ năng giao tiếp HS còn viết sai chính tả, gây hiểu nhầm cho người cùng giao tiếp Nguyên nhân chính là do nội dung và phương pháp dạy học
Cụ thể về mặt nội dung, việc cung cấp hệ thống quy tắc và bài tập chưa thành hệ thống, chưa đủ để HS có thể dựa vào đó mà sau này tự hoàn thiện khả năng viết đúng chính tả Về mặt phương pháp, việc dạy học chủ yếu là hoạt động của thầy, trò thụ động tiếp thu nên hiệu quả chưa cao Vì vậy, việc “Thống
kê, phân loại những lỗi chính tả cho HS lớp 3 thường mắc và biện pháp khắc phục” là việc làm cần thiết Nó góp phần giúp HS viết đúng chính tả, nhất là học sinh lớp 3, thể hiện nội dung cần biểu đạt một cách chính xác trên văn bản, thực hiện mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt
Xuất phát từ lí do vừa nêu, tôi chọn vấn đề: “Rèn luyện kĩ năng viết đúng
chính tả cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Bình Sơn-Lục Nam- Bắc Giang”
làm đề tài nghiên cứu
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Chương trình dạy tiếng Việt ở Tiểu học ban hành năm 2001, đánh dấu một bước phát triển đột phá, đưa việc giảng dạy tiếng Việt tiếp cận với khuynh hướng tiên tiến và hiện đại trong việc giảng dạy tiếng mẹ đẻ của các nước trên thế giới Tiếp đó, chương trình dạy tiếng Việt ở Tiểu học năm 2006 là sự hoàn thiện tiếp tục chương trình dạy tiếng Việt năm 2001 Chương trình mới đòi hỏi phải có sự đổi mới về phương pháp cũng như các hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp Chính vì vậy, trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học nói chung và ở Tiểu học nói riêng
Trong cuốn Phương pháp dạy học Tiếng Việt tiểu học (NXB Đại học Sư
Phạm – 2002) với mục tiêu trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hiện đại và các kĩ năng giảng dạy tiếng Việt ở trường Tiểu học Giáo trình cung cấp
Trang 6những vấn đề chung của phương pháp dạy học Bên cạnh đó các tác giả còn đưa
ra nhiều phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực HS trong từng phân môn cụ thể
Trong cuốn Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình
mới (NXB Giáo dục – 2007) đã cung cấp những thông tin tổng quát về chương
trình dạy tiếng mẹ đẻ ở cấp Tiểu học của một số nước trên thế giới Tác giả cho rằng: việc dạy tiếng Việt phải nhằm cả vào hai chức năng của ngôn ngữ (công
cụ tư duy và công cụ giao tiếp); phải chú trọng vào cả bốn kĩ năng ( nghe, nói, đọc, viết); phải hướng tới sự giao tiếp và sử dụng phương pháp giao tiếp Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra vấn đề cần tiếp thu kinh nghiệm và thành tựu dạy tiếng mẹ đẻ trên thế giới cũng như nhược điểm cần khắc phục của các chương trình Tiếng Việt trong mấy thập niên trước đó Đó chính là cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xây dựng chương trình mới, đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt nói chung và môn Chính tả nói riêng
Trong cuốn Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học – tài liệu đào tạo
GV -2007 của Bộ giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển GV Tiểu học đã tổ chức biên soạn các môđun đào tạo, bồi dưỡng GV nhằm nâng cao năng lực chuyên môn - nghiệp vụ , cập nhật những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục tiểu học theo chương trình, SGK tiểu học mới Điểm mới ở các tài liệu này là đưa ra nhiều phương pháp dạy học mới như sử dụng băng hình, phương pháp giao tiếp nhằm tích cực hóa hoạt động học tập
Trong cuốn Dạy học chính tả ở tiểu học (NXB Giáo dục – 2002) đã cung
cấp những thông tin cụ thể chi tiết về đặc điểm ngữ âm và chữ viết tiếng Việt liên quan tới chính tả cũng như các quy tắc chính tả Đây thực sự là tài liệu cần thiết cho các GV tiểu học đang giảng dạy chính tả ở vùng phương ngữ
Nhìn chung, các tác giả đã đề cập tới những vấn đề chung nhất của dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình mới cũng như đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của từng phân môn, trong đó có Chính tả Tuy nhiên, các tác giả chưa đề cập nhiều tới vấn đề rèn kĩ năng viết
Trang 7đúng chính tả cho HS Tiểu học vùng phương ngữ cũng như HS thiếu hụt kiến thức về các quy tắc chính tả
Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã định hướng cho người viết
quyết định chọn đề tài: “Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS lớp 3 trường
Tiểu học Bình Sơn-Lục Nam- Bắc Giang” làm vấn đề nghiên cứu
3 Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu vấn đề này nhằm mục đích: Tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy phân môn Chính tả để áp dụng vào thực tế giảng dạy cho HS viết đúng chính tả, đọc, nói đúng tiếng Việt
Để đạt được mục đích trên cần tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho
GV và HS trong quá trình dạy và học phân môn Chính tả, nâng cao chất lượng
và hiệu quả dạy học phân môn này
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy và học chính tả ở trường Tiểu học
- Đề xuất các biện pháp nhằm rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS
- Tiến hành thiết kế giáo án và thực nghiệm dạy học ở trường tiểu học
5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài khảo sát, nghiên cứu việc dạy học chính tả và thực tế trình độ chính
tả của HS lớp 3 ở một trường Tiểu học miền núi của tỉnh Bắc Giang
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, tôi nghiên cứu về vấn đề: HS lớp 3 trường tiểu học Bình Sơn - Lục Nam – Bắc Giang thường viết sai các lỗi chính tả, lỗi phụ âm, lỗi phụ
âm đầu
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp đọc, phân tích, tổng hợp hóa và khái quát hóa các tài liệu có liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài
Trang 86.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra: Khảo sát nội dung sách giáo khoa, năng lực viết chính
7 Giả thuyết khoa học
Nếu thực hiện thành công đề tài “Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS
lớp 3 trường Tiểu học Bình Sơn- Lục Nam-BắcGiang” sẽ:
- Là tài liệu nhỏ cho các bạn sinh viên chuyên ngành Tiểu học, GV tiểu học, nhất là các GV đang công tác tại địa bàn miền núi tham khảo, trong quá trình rèn kĩ năng chính tả cho HS trên chữ viết
- Nếu được ứng dụng trong thực tế, hy vọng đề tài sẽ giúp các GV trong quá trình rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chính tả nói riêng và các môn học khác trong nhà trường Tiểu học, đáp ứng yêu cầu của toàn ngành Giáo dục và của cả xã hội
8 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, mẫu phiếu điều tra, cấu trúc của đề tài gồm 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS lớp 3 trường Tiểu học Bình Sơn
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 9PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Cơ sở tâm lí học
Bậc Tiểu học là một giai đoạn học tập mới của trẻ.Từ đây, trẻ phải làm quen với một hoạt động mang tính kế hoạch có trách nhiệm, đòi hỏi HS phải làm việc có tổ chức, có mục đích Đó là một hoạt động có ý thức Sự chuyển đổi hoạt động chủ đạo này tác động lớn đến tâm sinh lí của trẻ Vì thế, nếu không có kiến thức về lứa tuổi nói chung và ở trẻ Tiểu học nói riêng thì không thể thực hiện tốt mục tiêu dạy học ở Tiểu học được
Trong nhà trường Tiểu học, HS không chỉ là đối tượng được giáo dục mà còn là chủ thể nhận thức, chủ động phát huy vai trò tích cực của mình để chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kĩ năng và thông qua đó hình thành nhân cách con người phát triển một cách toàn diện Nếu như HS là đối tượng của hoạt động học thì GV
là đối tượng của hoạt động dạy GV đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, định hướng hoạt động học tập của HS Như vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả của dạy học cần phải chú ý đến đặc điểm tâm lí của HS ở lứa tuổi này
Các nhà khoa học đã chỉ rõ rằng về mặt sinh lí, ở trẻ Tiểu học, khối lượng
bộ não đã đạt tới 90% Sự chín muồi về mặt sinh lí cùng với sự phát triển của những quá trình tâm lí (như tri giác, trí nhớ, tư duy, chú ý…) đã tạo điều kiện để các em thực hiện được hoạt động học tập Tuy vậy, ở giai đoạn HS Tiểu học, các
cơ quan của cơ thể chưa phát triển đầy đủ, khả năng mã hóa các đơn vị ngôn ngữ âm thanh thành chữ viết còn chậm, viết thiếu từ hay mắc một số lỗi như lỗi
không nắm vững chính tự (viết nhầm các phụ âm đầu: l/n, tr/ch, s/x…), lỗi
không nắm vững cấu trúc âm tiết của tiếng Việt, không hiểu cấu trúc nội bộ của
âm tiết tiếng Việt… Thêm nữa, do hệ thần kinh phát triển chưa ổn định nên các
em dễ bị phân tán bởi các điều kiện ngoại cảnh
Thuật ngữ chính tả hiểu theo nghĩa gốc là “ Phép viết đúng” hoặc “ Lối viết
hợp với chuẩn” Nói cách khác, chính tả là việc tiêu chuẩn hóa chữ viết của một
Trang 10ngôn ngữ, yêu cầu cơ bản của chính tả là thống nhất cách viết cho từng từ cụ thể trên phạm vi toàn quốc và trên tất cả các loại hình văn bản viết Một ngôn ngữ văn hóa không thể không có chính tả thống nhất, chính tả có thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mới không gặp trở ngại giữa các địa phương trong
cả nước cũng như các thế hệ với nhau
Phân môn Chính tả trong nhà trường giúp HS hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả Nói rộng hơn là năng lực viết đúng tiếng Việt văn hóa, tiếng Việt chuẩn mực Vì vậy, phân môn Chính tả có vị trí quan trọng trong cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học ở trường PT nói chung
Ở bậc Tiểu học, phân môn Chính Tả có một vị trí quan trọng Bởi vì giai đoạn cấp Tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho HS Không phải ngẫu nhiên mà ở Tiểu học, chính tả được bố trí thành một phân môn độc lập (thuộc môn Tiếng Việt), có tiết dạy riêng Trong khi đó, ở Trung học cơ sở và Phổ thông trung học, Chính tả chỉ được dạy xen
kẽ trong các tiết thực hành ở phân môn Tập làm văn chứ không tồn tại như một phân môn độc lập như ở Tiểu học
Giống như các phân môn khác trong phân môn Tiếng Việt, tính chất nổi bật của phân môn Chính tả là tính thực hành Chỉ có thể hình thành các kĩ năng, kĩ xảo chính tả cho HS thông qua việc thực hành, luyện tập Do đó, trong phân môn này các quy tắc chính tả, các đơn vị kiến thức mang tính chất lí thuyết không được bố trí trong tiết dạy riêng mà dạy lồng trong hệ thống bài tập chính tả
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học được dạy và học thông qua 7 phân môn Nó
có nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ và tư duy khoa học cho HS Phân môn Chính tả trong nhà trường có nhiệm vụ giúp cho HS nắm vững quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng chính tả; nói cách khác, giúp HS hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả Nó có quan hệ với Tập đọc, Tập viết, Tập làm văn là những phân môn của Tiếng Việt góp phần rèn cho HS những phẩm chất tốt đẹp: tính kỉ luật, tính cẩn thận, kiên trì, thẩm mĩ và bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý tiếng Việt và chữ Việt, cách biểu thị tình cảm tốt đẹp đó trong việc viết đúng chính tả
Trang 11Phân môn Chính tả cung cấp cho HS các quy tắc sử dụng hệ thống chữ viết, giúp các em nắm vững các quy tắc đó và hình thành kĩ năng viết thông viết thạo tiếng Việt theo các chuẩn chính tả, nghĩa là giúp HS hình thành các kĩ xảo
chính tả Trong tâm lí học, khái niệm kĩ xảo được hiểu là “những yếu tố tự động
hóa của hoạt động ý thức, được sinh ra trong quá trình thực hiện hoạt động
đó…” Hình thành cho HS kĩ xảo chính tả nghĩa là giúp HS viết đúng chính tả
một cách tự động hóa, không cần trực tiếp nhớ tới các quy tắc chính tả, không cần tới sự tham gia của ý chí Để thực hiện được, có thể tiến hành bằng hai con đường: có ý thức và không có ý thức Khái niệm có ý thức và không có ý thức ở đây được hiểu là học các quy tắc, quy luật chính tả đối lập với học thuộc các trường hợp chính tả bất quy tắc Loại chính tả không có ý thức là loại chính tả bất quy tắc cần học thuộc và nhớ các trường hợp cụ thể Chủ trương dạy chính tả không quan tâm đến sự tồn tại của các quy tắc chính tả, không cần hiểu mối quan hệ giữa ngữ âm và chữ viết, những cơ sở từ vựng và ngữ pháp của chính tả
mà đơn thuần là việc viết đúng từng trường hợp, từng từ cụ thể Cách dạy học này tốn nhiều thời gian, công sức và không thúc đẩy sự phát triển của tư duy mà chỉ củng cố trí nhớ máy móc ở một mức độ nhất định phù hợp với giai đoạn đầu bậc Tiểu học, gắn liền với các kiểu bài như Tập chép… Loại chính tả có ý thức chủ trương cần phải bắt đầu từ việc phát hiện, nhận thức các quy tắc, quy luật chính tả Việc hình thành các kĩ xảo chính tả bằng con đường có ý thức thì
sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức và đạt hiệu quả cao nhất Dạy chính tả ở Tiểu học, cần vận dụng cả hai con đường nói trên Trong đó, phương pháp không có ý thức sử dụng chủ yếu ở các lớp đầu cấp còn phương pháp có ý thức cần sử dụng ở các lớp cuối cấp
Từ những cơ sở tâm lí trên khiến cho việc lựa chọn nội dung , hình thức các bài Chính tả trong chương trình Tiếng Việt cũng chịu sự chi phối căn bản Người GV phải đặc biệt quan tâm đến đặc điểm tâm lí của HS lứa tuổi này để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học nói chung và chính tả nói riêng Đồng thời, cần có những biện pháp dạy học tích cực, hình thức dạy học phong phú phát huy trí lực của HS, nhằm đạt kết quả dạy học cao nhất
Trang 121.1.2 Cơ sở ngôn ngữ học
Chính tả ngữ âm là chính tả mà các âm vị ở vị trí cơ bản của chúng, nghĩa
là mỗi âm vị được ghi bằng một con chữ Đối với việc hình thành kĩ xảo chính
tả, đặc tính của mẫu văn bản, đoạn trích mà HS dựa vào đó để lĩnh hội chính tả
là rất quan trọng Theo đó khi viết chính tả theo nguyên tắc ngữ âm là các biểu tượng âm thanh, điều này thể hiện là giữa đọc và viết thống nhất với nhau “ Đọc như thế nào thì viết như thế ấy” Cơ chế của cách viết đúng trong trường hợp này thể hiện thao tác luyện tập dạy liên hệ giữa âm vị và chữ cái
Như vậy, cách viết theo nguyên tắc ngữ âm là vấn đề chữ viết, nếu HS nắm được sự phân tích âm thanh và bảng chữ cái thì không cần có sự ghi nhớ nữa, HS chỉ cần phát thành tiếng và nhẩm thầm từ cần viết Cơ chế ấy được được xác lập trong mối quan hệ giữa âm thanh và chữ viết để HS có cách viết đúng và xác lập được mối quan hệ liên chính tả
Điều đáng quan tâm ở đây là hình thức âm thanh phát ra (khi đọc) và hình thức chữ viết (khi viết chính tả) Chúng luôn có mối quan hệ ràng buộc mật thiết nhưng lại trái ngược nhau về quy trình hoạt động hiện hành Nếu như đọc là phát âm ra âm thanh để thể hiện văn bản thì viết lại là sự trừu tượng hóa văn bản trên cơ sở âm thanh thành dạng viết Đọc lấy nguyên tắc chính âm làm chuẩn thì viết thường lấy chính tự làm cơ sở (Chính tả là toàn bộ khung quy tắc của của chính tả được thể hiện ở những đơn vị âm thanh: Tiếng, từ, câu…)
Trên một bình diện khác, khi vận dụng phương pháp chính tả, phương thức tiếp nhận thông tin về mẫu đúng của cách viết có sự thay đổi căn bản Đó là hiểu được nghĩa của từ, nắm được quy tắc, HS có thể nắm được những thông tin cần thiết mà không phụ thuộc vào việc có hay không những từ cụ thể nào đó làm mẫu Điều đó đồng nghĩa với việc hoạt động ghi nhớ của các em sẽ được thoải mái hơn, các phương thức lĩnh hội thông tin phức tạp hơn và đòi hỏi hoạt động tích cực của tư duy, dựa trên ý nghĩa các phương pháp
Vì vậy, việc nhìn nhận và hiểu được nghĩa của từ nào đó (trên bình diện ngữ nghĩa) thì việc viết đúng chính tả cũng có cơ sở Chẳng hạn từ có hình thức
ngữ âm là “za” khi HS chưa thể phân biệt được nên viết với r, d hay gi thì việc
Trang 13căn cứ vào nghĩa của từ khi kết hợp với một từ khác, HS lại có thể xác định
được và viết đúng từ cần viết, chẳng hạn: viết là “ra” (trong ra vào, ngoài ra…)
là “da” (trong da tay, da chân…) hay “gia” (trong gia đình, gia tộc…) Do đó,
khi còn phân vân trong trường hợp không biết nên viết với hình thức chính tả nào cho đúng, chúng ta cũng có thể xét đến bình diện ngữ nghĩa này làm căn cứ
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực trạng dạy học chính tả
Thông qua việc rèn luyện thực hành để HS hình thành dần kĩ năng, kĩ xảo
và và thói quen viết đúng chính tả Tuy nhiên, yêu cầu cần thiết và tính chất quan trọng của việc viết đúng chính tả như thế, nhưng thực tế của việc dạy và học chính tả ở trong trường Tiểu học hiện nay vẫn còn tồn tại một số lỗi nhất định Những tồn tại phổ biến hiện nay thường biểu hiện qua mấy điểm sau:
1.2.1.1 Về phía giáo viên
Nhìn chung, giáo viên chưa có nhận thức đúng đắn về vị trí, nhiệm vụ của môn Chính tả trong trường Tiểu học Thường ít quan tâm đến việc viết đúng chính tả cho HS, chưa xác định được yêu cầu, kiến thức cần đạt được về chính tả
ở khối lớp mình phụ trách Từ những quan niệm, nhận thức lệch lạc đó nên trong giảng dạy phân môn chính tả, GV ít dành thời gian và ít nghiên cứu để dạy tốt phân môn Chính tả, cụ thể như: không chú ý để thống kê những lỗi phổ biến ở lớp mình phụ trách, của địa phương HS đang sinh sống, chưa vận dụng sáng tạo những từ, những bài dạy ngoài sách HS, để bài dạy thêm đa dạng Tần số chính
tả xuất hiện nhiều và phù hợp với tình hình mắc lỗi chính tả của HS lớp mình phụ trách và địa phương HS đang sinh sống Về nói, hầu hết các GV chỉ phát âm đúng trong giờ dạy tập đọc và lúc đọc chính tả Như vậy nghĩa là ở các môn học khác giáo viên luôn phát âm theo kiểu bình thường của người địa phương Ta vẫn biết rằng việc phát âm không đúng chuẩn không phải lúc nào cũng ảnh hưởng đến chính tả
Ví dụ: Phát âm là “Mái cài” mà thực chất là “Máy cày” mới đúng Chính
vì vậy, nếu ta không hiểu nghĩa của từ khó thì khó mà viết đúng chính tả được
Trang 14Về viết, biểu hiện chủ yếu trong việc chấm, sửa bài của GV không mấy cẩn thận, không quan tâm đến lỗi chính tả cho học sinh ở các môn khác
1.2.2.2 Về phía học sinh
Các em chỉ chú ý viết đúng chính tả trong giờ chính tả chủ yếu là nghe
GV phát âm, chứ không cần nghe hiểu nghĩa từ để viết đúng chính tả Chính vì thế, ở các phân môn khác kể cả phân môn Tập làm văn, học sinh viết sai chính
tả rất nhiều Do đó bài tập làm văn của các em viết có ý lại sai quá nhiều lỗi chính tả nên mất hết ý nghĩa của bài văn và mất hay
Lỗi này do GV không quan tâm sửa lỗi và nhắc nhở thường xuyên việc hiểu nghĩa từ để viết đúng chính tả trong các môn học khác Cho nên, hiện nay học sinh chưa có ý thức và thói quen viết đúng chính tả trong mọi môn học Vì thế, chúng ta cũng không lạ gì một học sinh điểm cao trong giờ chính tả nhưng lại sai rất nhiều lỗi chính tả trong các môn học khác
Chất lượng dạy học chính tả ở tiểu học hiện nay còn ở mức thấp Biểu hiện tập trung nhất là tình trạng mắc lỗi chính tả của HS còn phổ biến Để đánh giá chính xác chất lượng học tập phân môn Chính tả của HS tiểu học, nhiều nhà ngôn ngữ học, nhất là các nhà sư phạm quan tâm đến vấn đề chính tả của HS, đã tiến hành nghiên cứu thực trạng chính tả của HS tiểu học Bởi họ có cùng một quan niệm: xác định thực trạng chính tả của HS là một việc làm thiết yếu và quan trọng mang tính nguyên tắc Chúng ta hoàn toàn đồng ý với quan niệm này Có nắm vững thực trạng chính tả, chúng ta mới có cơ sở hoạch định nội dung, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng Nếu vấn đề chính
tả không bắt nguồn từ cơ sở thực tiễn thì việc dạy học chính tả sẽ rơi vào tình trạng thiếu căn cứ khoa học, và chất lượng học tập môn này sẽ vẫn tiếp tục còn
những hạn chế
Lỗi chính tả của người viết chữ quốc ngữ nói chung, của HS nói riêng từ lâu vẫn còn là vấn đề nhức nhối đối với những ai quan tâm đến vấn đề này Chữ viết của HS ngày càng xấu, HS ngày càng không ý thức được vai trò của chính tả; một số GV vẫn còn cho rằng lỗi chính tả là lỗi nhẹ Với HS tiểu học, chính tả không chỉ là vấn đề chữ viết mà còn là vấn đề rèn luyện thói quen và ý thức sử
Trang 15dụng ngôn ngữ, ý thức rèn luyện tính cẩn trọng ngay từ khi còn nhỏ thông qua việc rèn luyện chữ viết Trên báo chí hàng ngày, trên các tạp chí nghiên cứu, trong các cuộc hội thảo khoa học, người ta thường bắt gặp những ý kiến than phiền về lỗi chính tả của HS Nhiều người đã lên tiếng báo động về tình trạng này Tác giả Nguyễn Đức Dương viết: “Tại sao mãi tới giờ, sau gần mười sáu năm cải cách giáo dục, HS chúng ta vẫn còn viết sai chính tả và sai nhiều đến như vậy? Theo tác giả Hà Quang Năng: “ Trong bài kiểm tra của 728 HS lớp 5 thuộc trường tiểu học (trường Lê Văn Tám của quận Hai Bà Trưng, trường Trần Quốc Toản của quận Hoàn Kiếm, trường Yên Hòa và Trung Hòa của huyện Từ Liêm, Hà Nội) kết quả như sau: Trong 728 bài kiểm tra có 3238 lỗi chính tả, trung bình mỗi bài có trên 4 lỗi trong đó bài mắc nhiều lỗi chính tả nhất là 69 lỗi”
Những con số thống kê trên phần nào cho chúng ta thấy lỗi chính tả là một hiện tượng phổ biến
Sau khi khảo sát thực tế tại trường Tiểu học Bình Sơn – Lục Nam – Bắc Giang,
đề tài thu được kết quả như sau:
Trường Tiểu học Bình Sơn có 10 lớp học tập trung tại một địa điểm trường thuộc xã Bình Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang Trường có tổng số
20 GV và đều đạt chuẩn GV Tiểu học, trong đó có 5 GV trình độ Đại học, 15
GV trình độ Cao đẳng và Trung cấp Hầu hết các GV trong trường đều đạt GV dạy giỏi cấp huyện, còn lại là GV dạy giỏi cấp trường và GV dạy chuyên môn Trường có 4 lớp 3, tổng số 90 HS, trong đó HS là người kinh chiếm khoảng 70% Gia đình các em, chủ yếu là làm nông Qua việc trò chuyện, tôi thấy có
nhiều em phát âm và viết nhầm lẫn giữa các phụ âm l/n, tr/ch và s/x
Qua thực tế khảo sát vở chính tả, vở tập làm văn, vở bài tập Tiếng Việt… của HS khối 3 trường Tiểu học Bình Sơn, bản thân tôi nhận thấy các em mắc khá nhiều lỗi chính tả Thống kê số lỗi chính tả của HS, tôi thấy có 2 loại lỗi cơ bản sau:
- Lỗi chính tả do không nắm vững chính tự Loại lỗi này thường gặp khi
viết các phụ âm đầu : l/n, tr/ch, s/x
Trang 16Tuy nhiên, ở góc độ nào đó chính tả tiếng Việt luôn đòi hỏi những kết hợp khá phức tạp Cho nên vấn đề các em HS miền núi thường xuyên hay nhầm lẫn
và mắc lỗi chính tả là dễ hiểu Chẳng hạn, những trường hợp chính tả kết hợp
với nhau mang tính chất quy ước; những phụ âm đầu gh, ngh, k kết hợp với những nguyên âm e, i, ê ở sau nó và không kết hợp được với những nguyên âm còn lại; những phụ âm đầu g, gh,c thì ngược lại, chúng có khả năng kết hợp
được với những nguyên âm còn lại, và không kết hợp được với các nguyên âm
e, i, ê, riêng q chỉ kết hợp được với u ở đằng sau nó
- Lỗi chính tả do không nắm vững cấu trúc âm tiết tiếng Việt Vì không hiểu cấu trúc nội bộ của âm tiết tiếng Việt nên các em viết sai
VD: quét sạch, quanh co, khúc khủy, ngoằn ngèo…
Trong đó, lỗi cơ bản nhất mà qua khảo sát tôi nhận thấy là lỗi chính tả do
không nắm vững chính tự Cụ thể là các em hay viết sai phụ âm đầu: l/n, tr/ch
và l/n
Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng sai trên, tôi nhận thấy do các em
không nắm vững các quy tắc chính tả Chỉ có số ít các em là do phát âm lẫn lộn
giữa âm l-n, tr-ch, s-x nên không phân biệt được khi viết Trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài, tôi xin được thống kê số liệu HS mắc lỗi chính tả của khối 3, thu được đầu kì II năm học 2013-2014 như sau:
Trang 17Ngoài ra, vẫn còn một số HS không nắm được cách đặt dấu thanh tiếng Việt và GV cũng không chú ý sửa lỗi cho các em vì cho rằng chỉ số ít HS mắc lỗi Hiện nay, vấn đề đánh dấu thanh tiếng Việt đã được xử lí thống nhất trong SGK của chương trình Tiểu học mới do NXB Giáo dục ấn hành, cụ thể: dấu
thanh (huyền, hỏi, ngã, nặng) được đánh ở âm chính : nặng, bé , đổ…; khi âm
chính là một âm đôi, xuất hiện trong âm tiết mở (không có âm cuối), thì dấu
thanh được đánh ở yếu tố đầu của nguyên âm đôi đó : bìa, bùa, bừa…; Khi âm
chính là một âm đôi, xuất hiện trong âm tiết đóng (có âm đôi), thì dấu thanh được đánh ở cuối của nguyên âm đôi đó Cần phải chú ý cách đặt dấu thanh trong chữ viết tiếng Việt vì đặt dấu thanh sai cũng là viết sai chính tả Về vấn đề này, đòi hỏi các GV đứng lớp cần sát sao và chú ý sửa cho các em để góp phần rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả cho các em cũng như nâng cao hiệu quả dạy học chính tả
Thực tế về chất lượng dạy học chính tả của GV chưa cao Mặc dù khi được hỏi về vai trò của phân môn Chính tả các GV đều trả lời Chính tả có vai trò đặc biệt quan trọng như các phân môn khác của của môn Tiếng Việt Thế nhưng qua
dự giờ bản thân tôi nhận thấy GV tổ chức dạy và học môn Chính tả chưa có sáng tạo, đa phần là dập khuôn máy móc quy trình dạy một tiết Chính tả theo hướng dẫn trong SGV
VD: Khi dạy bài Nhớ - viết : Bàn tay cô giáo – Tiếng Việt 3, tập 2, GV phải
cho HS nhớ - viết chính xác, đẹp bài thơ:
Một tờ giấy trắng Thêm tờ giấy xanh nữa
Cô gấp cong cong Cô cắt rất nhanh
Thoắt cái đã xong Mặt nước dập dềnh
Chiếc thuyền xinh quá ! Quanh thuyền sóng lượn
Một tờ giấy đỏ Như phép mầu nhiệm
Mềm mại tay cô Hiện trước mắt em :
Mặt trời đã phô Biển biếc bình minh
Nhiều tia nắng tỏa Rì rào sóng vỗ…
Trang 18Biết bao điều lạ
Từ bàn tay cô
Bài viết chính tả này thuộc kiểu bài nhớ - viết, tức là HS phải tái hiện lại hình thức chữ viết của một văn bản nào đó mà văn bản ấy đã được học thuộc Đây là một bài tập đọc mà HS, đã được học trước đó Người GV khi dạy bài này cũng đi theo quy trình dạy học một tiết chính tả mà các GV thường sử dụng Sau khi kiểm tra bài cũ, vào phần bài mới trước khi HS viết bài GV cho 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ cần nhớ - viết Tiếp theo nhằm giúp HS nhớ lại nội dung bài
thơ, GV đưa ra hệ thống câu hỏi : Từ bàn tay khéo léo của cô giáo các em đã thấy những gì? Bài thơ nói lên điều gì? HS lần lượt trả lời các câu hỏi GV đưa
ra là: “Từ bàn tay cô giáo em đã thấy: chiếc thuyền, ông mặt trời, sóng biển Bài thơ cho biết bàn tay cô giáo khéo léo mềm mại như có phép mầu đã mang đến cho chúng em niềm vui và bao điều kì lạ” Qua các câu hỏi trên, người nghe có cảm giác như đang dự một tiết Tập đọc ở phần tìm hiểu bài hơn là một tiết Chính
tả Hạn chế ở tiết học trên là GV đã đi theo quy trình dạy chính tả một cách thụ động, mất quá nhiều thời gian để giúp HS nhớ lại bài viết cũng như nội dung của bài Khi hướng dẫn HS viết bài, sau khi yêu cầu HS tìm từ khó và luyện viết, GV lưu ý HS cách trình bày bài thơ: “Bài thơ có 5 khổ thơ Mỗi dòng thơ có 4 chữ, chữ đầu đầu dòng phải viết hoa và viết lùi vào 3 ô Giữa hai khổ thơ để cách một dòng” Thay vì đưa ra các câu hỏi để HS nhắc lại cách trình bày đoạn thơ, GV lại nói hộ HS Tiết học này GV nói nhiều, không phát huy tính chủ động của HS và mất nhiều thời gian vào phần tìm hiểu cũng như hướng dẫn viết bài, trong khi trọng tâm của tiết chính tả là phần viết bài và làm bài tập của HS
1.2.2 Nội dung chính tả trong Chương trình và SGK tiểu học
Nội dung chính tả tiếng Việt bao gồm hệ thống các quy tắc sử dụng con chữ để ghi lại âm thanh của lời nói mà khúc đoạn ngắn nhất của dòng âm thanh
ấy là âm tiết (tiếng) và một số chữ ngoại lệ cần phải ghi nhớ - những trường hợp chính tả không hoàn toàn theo quy tắc ngữ âm học
Nội dung cơ bản của chính tả tiếng Việt là dạy cho HS cách sử dụng chữ viết để ghi lại các âm tiết Viết đúng chính tả tiếng Việt trước hết là viết đúng
Trang 19các âm tiết trong lời nói và trong văn bản viết Rèn luyện chính tả là việc làm cần thiết và có nhiều ý nghĩa , không chỉ giúp học sinh tiểu học hiểu đúng nghĩa của từ ngữ, trên cơ sở đó hiểu văn bản tốt mà còn rèn luyện cho HS bậc tiểu học đức tính cẩn trọng ngay từ khi còn nhỏ Những vấn đề cụ thể mà chính tả ở tiểu học cần giải quyết là:
Lớp 1:
+ Viết đúng chính tả trong kiểu bài Tập chép
+ Dạy chính tả song song với Tập viết, Tập đọc
Bài học chính tả lớp 1 bắt đầu từ trang 46 đến trang 168, SGK Tiếng Việt
1, tập theo các chủ điểm: Nhà trường - Gia đình – Thiên nhiên – Đất nước
Lớp 2:
+ Viết đúng chính tả trong kiểu bài Tập chép và kiểu bài nghe đọc ( nghe – viết những bài Tập đọc đã học)
+ Viết các âm tiết dễ lẫn lộn phụ âm đầu, vần và thanh điệu (chính
tả so sánh: Phân biệt nghĩa các từ do những âm tiết dễ viết lẫn lộn để viết đúng)
Bài tập chính tả trong SGK tập một tập trung vào các chủ điểm: Em là học sinh, Bạn bè, Trường học, Thầy cô, Ông bà, Cha mẹ, Bạn trong nhà
Bài tập chính tả trong SGK tập hai tập trung vào các chủ điểm: Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối, Bác Hồ, Nhân dân
Lớp 3:
+ Nghe – viết chính tả những bài Tập đọc đã học (chính tả nghe đọc) + Viết theo trí nhớ các bài học thuộc lòng , các bài hát ( chính tả trí nhớ) + Viết các âm tiết dễ lẫn lộn phụ âm, vần và thanh (chính tả so sánh)
Bài tập chính tả trong SGK tập một, tập trung vào các chủ điểm: Măng non, Mái ấm, Tới trường, Cộng đồng, Quê hương, Bắc – Trung – Nam, Anh em một nhà, Thành thị và nông thôn
Bài tập chính tả trong SGK tập hai tập trung vào các chủ điểm: Bảo vệ Tổ quốc, Sáng tạo, Nghệ thuật, Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất
Lớp 4:
+ Nghe – viết chính tả những bài Tập đọc đã học (chính tả nghe đọc)
Trang 20+ Nhớ lại để viết chính tả các bài học thuộc lòng (chính tả trí nhớ)
+ Viết các âm tiết dễ lẫn lộn phụ âm đầu, vần và thanh (chính tả so sánh)
Bài tập chính tả trong SGK tập một tập trung vào các chủ điểm: Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ, Có chí thì nên, Tiếng sáo diều
Bài tập chính tả trong SGK tập hai tập trung vào các chủ điểm: Người ta
là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm, Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống
+ Tự chấm câu khi viết chính tả
Bài tập chính tả trong SGK tập một tập trung vào các chủ điểm: Việt Nam
tổ quốc em, Cánh chim hòa bình, Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh,
Vì hạnh phúc con người
Bài tập chính tả trong SGK tập hai tập trung vào các chủ điểm: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai
Trang 21
TIỂU KẾT
Qua việc phân tích cơ sở lí luận của dạy học chính tả, chúng ta nhận thấy tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả Đây là điều kiện quan trọng để hình thành kĩ xảo chính tả Việc xác định đúng các lỗi chính tả HS thường mắc phải sẽ giúp GV có các biện pháp giúp HS sửa lỗi, hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, cũng như các biện pháp đổi mới trong dạy – học Chính tả nói chung nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả dạy học Chính tả nói chung nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Chính tả đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của gia đình, nhà trường, ngành Giáo dục nói riêng và xây dựng xã hội nói chung
Bên cạnh đó, việc khảo sát tìm hiểu về trình độ HS và thực trạng nội dung, phương pháp dạy học của GV hiện nay hiệu quả còn chưa cao Vẫn còn nhiều
GV chưa đánh giá đúng vai trò của phân môn Chính tả, chưa chú ý rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS Vì thế, chúng ta cần phải nghiên cứu và đưa ra những biện pháp hợp lí để khắc phục những hạn chế đó
Trang 22CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH
LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH SƠN
Chữ viết là kí hiệu bằng hình ảnh thị giác (các hình nét) ghi lại tiếng nói và
có những quy tắc nhất định Muốn viết đúng chính tả tiếng Việt, người viết phải tuân theo quy tắc đã được xác lập Thực tế hiện nay chữ của HS Tiểu học ở mức
độ bình thường và viết sai lỗi chính tả khá nhiều Điều này ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học khác nói chung, làm hạn chế khả năng giao tiếp khiến các em thiếu tự tin Chính vì lẽ trên, người GV cần phải có những biện pháp để giúp HS rèn kĩ năng viết đúng chính tả Trên cơ sở lí luận cũng như thực tiễn đó, tôi nhận thấy cần đưa ra những biện pháp để góp phần rèn kĩ năng chính tả cho HS trên chữ viết, nâng cao hiệu quả dạy học chính tả ở Tiểu học
2.1 Luyện phát âm và giải nghĩa từ
Để dạy đúng phân môn Chính tả thì điều đầu tiên là người GV phải phát âm
đúng và viết đúng các chữ của tiếng Việt Nếu phát âm chưa chuẩn, viết chưa đúng thì hàng ngày phải tập uốn lưỡi để phát âm cho đúng
Muốn HS viết đúng chính tả, GV phải chú ý luyện phát âm cho HS để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ Quốc ngữ là chữ viết ghi
âm cho nên về nguyên tắc, phát âm thế nào ghi âm thế ấy Nếu HS phát âm sai
sẽ dẫn đến hiểu sai và viết sai, hình thành thói quen lâu ngày khó sửa Để làm được điều này, GV phải đặt phân môn Chính tả nằm trong mối quan hệ với các phân môn khác của môn Tiếng Việt đặc biệt là Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn,… GV nếu thấy HS phát âm sai cần yêu cầu HS sửa lại cho đúng trước lớp bằng cách phân tích cho HS hiểu cách phát âm
VD: Khi HS phát âm ra chưa đúng thì GV phải hướng dẫn HS cách đọc,
đó là: Uốn đầu lưỡi, lưỡi chạm vào vòm cứng bật ra không có tiếng thanh GV phát âm trước HS phát âm sau, khi GV làm mẫu thì GV phải quay xuống lớp để
HS đó quan sát và đọc đi đọc lại nhiều lần
Trang 23Việc phát âm không chỉ được thực hiện trong giờ Tập đọc mà phải phải thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả các giờ học không kể các phân môn của Tiếng Việt hay Toán Trong các giờ Tập đọc, GV phải dành thời
gian sửa lỗi phát âm cho HS đặc biệt là các phụ âm l và n; tr và ch; s và x.Cùng
với việc hướng dẫn phát âm một cách cụ thể, tỉ mỉ, GV cần chú ý gọi các HS có vấn đề về mặt phát âm (nói ngọng, nói lắp) để các em được thực hành luyện tập nhiều Thêm nữa, việc GV phát âm mẫu cho các em này phát âm theo thì cả lớp cũng được luyện tập, tự sửa lỗi Việc luyện tập phát âm cho HS không chỉ tiến hành trong các giờ học chính khóa mà cả trong các giờ học tự chọn, GV có thể đưa ra các câu, các “bài thơ chính tả” cho HS luyện tập phát âm, đồng thời luyện tập viết đúng chính tả theo hướng “vui mà học” như:
- Chỉ có n
Cô nàng ăn nói nết na Nấu nướng, bếp núc việc nhà siêng năng Nuôi con nặng nhọc bao năm Nghề nông, việc nước đều chăm hơn người
- Chỉ có l
Học sinh nhớ lấy làm lòng Tới lui, lo lắng, lời trong tiếng ngoài
Hiền lành là lợi, em ơi!
Láo lếu, liều lĩnh mọi người coi khinh
- Có cả l và n
Lúa nếp là lúa nếp làng Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng
Muốn viết đúng, HS không chỉ phát âm đúng mà còn phải hiểu nghĩa của
từ Chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm học nhưng trong thực tế, muốn viết đúng chính tả, việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng Hiểu nghĩa của từ là một trong những cơ sở giúp người học viết đúng chính tả Muốn viết đúng một từ,
HS phải đặt từ đó trong mối quan hệ với cụm từ và văn bản Nếu tách từ đó ra khỏi văn bản HS sẽ lúng túng, không hiểu nghĩa và khó xác định hình thức chữ
Trang 24viết dẫn đến việc viết sai chính tả Nếu GV đọc một từ có hình thức ngữ âm là
“za” mà không đặt nó trong mối quan hệ với cụm từ, câu thì HS khó xác định nghĩa để viết đúng Nhưng GV đọc trọn vẹn từ như “gia đình”, “da thịt”, hay
“ra vào” thì HS viết đúng chính tả hơn GV cũng cần chú ý tới việc giải nghĩa
của từ Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong trong tiết Luyện từ và câu, Tập đọc, Tập làm văn nhưng cũng là rất cần thiết trong tiết Chính tả, khi
HS không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho HS, có thể cho HS đọc phần chú giải, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng tranh ảnh minh họa
VD:
Để giúp HS có thể giải nghĩa một cách nhanh chóng, chính xác, GV nên hướng dẫn HS sử dụng từ điển chính tả Cuốn từ điển dành cho HS Tiểu học có kích thước nhỏ gọn, thuận tiện cho các em mang tới lớp
2.2 Cung cấp quy tắc chính tả cho học sinh
Trong dạy học chính tả GV cần cung cấp cho HS, một cách hệ thống sự kết hợp của các phụ âm, nguyên âm, theo quy tắc và không có quy tắc trong một bài dạy sẽ giúp HS dễ định hình và so sánh về sự giống, khác biệt giữa chúng
Từ đó, sẽ giúp các em ghi nhớ lâu hơn và không bị nhầm lẫn
VD: Ngh,ng kết hợp được với i, ê, e
G, gh kết hợp được với các nguyên âm còn lại ( u, o, ô )
D đi với các vần: oa, oă, uâ,oe, uê,uy,
Q kết hợp được với u ở sau nó
Gh kết hợp với các vần iêc, iêng thì được phép bỏ đi một chữ i
Trên đây là một số kết hợp chính tả tiếng Việt cơ bản nhất mà GV cần cung cấp một cách toàn diện cho HS, giúp ích phần nào cho các em viết đúng chính tả tiếng Việt
2.3 Giúp HS nắm vững cấu trúc âm tiết tiếng Việt
Âm tiết tiếng Việt là một chỉnh thể bền vững, mỗi âm đảm nhiệm những chức năng nhất định trong cùng một âm tiết Vì thế, khi dạy chính tả cho HS, cần phân tích rõ vị trí và chức năng của chúng trong nội bộ âm tiết, giúp HS nắm
Trang 25vững được vị trí của từng âm, không để nhầm lẫn với các âm khác trong cùng một âm tiết cụ thể
GV có thể hướng dẫn cho HS sử dụng các sơ đồ cấu tạo âm tiết từ dạng đơn giản đến phức tạp, dưới hình thức điền thành phần tương ứng Sơ đồ cấu tạo âm tiết tiếng Việt được trình bày trong bảng sau:
Âm tiết chỉ có âm chính (Nguyên âm) và thanh điệu
Phụ âm đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối Thanh điệu
Âm tiết chỉ có phụ âm đầu , âm chính và thanh điệu
Phụ âm đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối Thanh điệu
không
Âm tiết chỉ có phụ âm đầu, âm đệm, âm chính và thanh điệu
Phụ âm đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối Thanh điệu
không
Âm tiết chỉ có phụ âm đầu, âm chính, âm cuối (Bán âm cuối hoặc phụ
âm cuối) và thanh điệu
Phụ âm đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối Thanh điệu
không
Trang 26
Âm tiết có đầy đủ các thành phần: Phụ âm đầu, âm đệm, âm chính (Nguyên âm đơn hoặc nguyên âm đôi), âm cuối và thanh điệu
Phụ âm đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối Thanh điệu
Như vậy, qua việc giới thiệu cho HS các sơ đồ trên, HS sẽ nắm được âm tiết tiếng Việt đầy đủ gồm có năm thành phần; ở mức độ tối giản nhất thì âm tiết phải có âm chính và thanh điệu, các thành phần khác trong cùng âm tiết có thể khuyết Việc hướng dẫn HS nắm vững được cấu tạo trong nội bộ âm tiết sẽ giúp
HS định hướng và nhìn nhận chính xác, không bị nhầm lẫn giữa các thành phần trong âm tiết Từ đó, giúp HS khắc phục được các lỗi viết thừa, viết thiếu hoặc
viết sai kiểu như: ngoéonghéo, khúc khuỷukhúc khuỷu, huyền diệu huền diệu,…
2.4 Dựa vào mẹo chính tả
Theo từ điển Tiếng Việt, “mẹo’’ là cách khôn ngoan, thông minh được
nghĩ ra trong một hoàn cảnh nhất định để giải quyết việc khó Ở đây, mẹo được hiểu là cách làm độc đáo giúp HS phân biệt và ghi nhớ được cách viết những chữ hay nhầm lẫn khi viết chính tả Để xây dựng các mẹo chính tả phải dựa vào:
+ Khả năng kết hợp trong cấu trúc âm tiết
+ Khả năng cấu tạo từ láy
+ Mẹo nghĩa của từ
+ Mẹo từ Hán Việt
Thực tế khảo sát cho thấy, lỗi mà các em mắc phải nhiều nhất là viết sai các phụ âm đầu
2.4.1 Phân biệt l/n
Có thể phân biết l/n theo đặc điểm kết hợp của l và n trong cấu trúc âm
tiết (thể hiện khi viết chữ âm tiết) và theo đặc điểm kết hợp của âm tiết có phụ
âm l hoặc phụ âm n trong cấu tạo từ láy
Trang 27- Khả năng kết hợp của l và n trong cấu trúc âm tiết có âm đệm hoặc
+ l xuất hiện trong các âm tiết có âm đệm
+ n không xuất hiện trong các âm tiết có âm đệm ( trừ 2 âm tiết Hán Việt nay ít dùng noãn và noa)
Do đó, khi gặp chữ âm tiết có hai hay ba chữ nguyên âm đi liền kề nhau
với o hay u đứng trước thì chữ phụ âm chỉ viết l: oa, oă, oe, uâ, uy, uê, ( loa,
loăn, loe, luân, luy, luyên, v.v….)
- Khả năng cấu tạo từ láy với các âm tiết bắt đầu bằng l hay n:
+ l và n không láy âm với nhau trong một từ láy : l có thể láy với nhiều phụ
âm khác (trừ n ), n trái lại chỉ láy với chính nó mà thôi, không láy với bất cứ phụ
âm nào khác VD: no nê, nao núng, nợ nần…; lạnh lùng, lo lắng, loạc choạc, lâm thâm
Những trường hợp từ láy có chữ âm tiết A hay chữ âm tiết B viết với l:
- lơ mơ, lề mề, lan man, lù mù…
- láng cháng, lau chau, loắt choắt…
- lăng xăng, lao xao, loăn xoăn…
l-b l-c/k
l-đ
l-h l-d l-m l-ch l-x
Trang 28- lăn tăn, lung tung, lon ton…
- lai rai, lầm rầm, líu ríu…
l-kh l-q(u) l-ng l-ph
- khéo léo, khóc lóc, khét lẹt…
- bông long, bẽn lẽn…
- chói lọi, cheo leo…
kh-l b-l ch-l
- Dựa vào hiện tượng đồng nghĩa (có biến thể ngữ âm) hoặc gần nghĩa để viết đúng chính tả GV có thể hướng dẫn HS cách lập các bảng và tự tìm các từ tương ứng (như bảng dưới)
+ Những từ có âm tiết đồng nghĩa với âm đầu viết l (không viết n)
Chữ âm tiết viết với l
(không viết với n) Chữ âm tiết đồng nghĩa viết với nh (hoa) lài
(chuột) lắt lầm
lỡ lanh lẹn lợt, lạt
lố lăng lớn lời
lỡ làng lặt lăm
(hoa) nhài (chuột) nhắt nhầm
nhỡ nhanh nhẹn nhợt nhạt nhố nhăng nhớn nhời nhỡ nhàng nhặt
nhăm
Trang 29+ Những từ có âm tiết gần nghĩa với âm đầu viết n ( không viết l)
Chữ âm tiết có âm đầu viết với n
- này, nọ, nào, nấy, nãy, nao… - chỉ trỏ nơi chốn và thời gian: đây,
đó, đâu, đấy…
- nạo, nạy, néo, nèo - cạo,cạy, kéo, kèo
+ Những từ âm tiết viết với âm đầu n có nghĩa chuyên biệt:
Chữ âm tiết có âm đầu viết n
âm chính ă bắt
buộc có âm cuối