Kĩ năng : - Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp thuyết minh - Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản - Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụn
Trang 1TUẦN 21 Ngày soạn: 7/1/2019 TIẾT 77 Ngày dạy: 6B - 14/1/2019 6A - 15/1/2019
Văn bản : SÔNG NƯỚC CÀ MAU
(Đoàn Giỏi)
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1
Kiến thức :
- Sơ giản về tác giả và tác phẩm Đất rừng phương Nam
- Vẻ đẹp của thiên nhiên và cưộc sống con người một vùng đất phương Nam
- Tác dụng của một số biên pháp nghệ thuật
2
Kĩ năng :
- Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp thuyết minh
- Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản
- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vặn dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên
3.
Thái độ :
Tích cực bảo vệ cảnh thiên nhiên
GD đạo đức: Giáo dục phẩm chất yêu quê hương đất nước, tự lập, tự chủ, có trách
nhiệm với cộng đồng
=> GD giá trị sống: YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC
4.Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác,năng lực cảm thụ văn học
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực quan sát
II.CHUẨN BỊ :
GV :Giáo án, sgk,tìm đọc tác phẩm “ Đất rừng phương Nam”
HS : Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo các câu hỏi trong sgk
III.Phương pháp và kĩ thuật dạy học :
- Thảo luận nhóm ,cặp đôi , phân tích, nêu vấn đề, bình giảng
- Kĩ thuật dạy học: động não , trình bày một phút , chia nhóm
IV Tiến trình hoạt động dạy và học:
A Hoạt động khởi động (4 phút)
- Mục đích: Tạo tâm thế học tập cho HS; kích thích ở HS sự tìm tòi, ham hiểu biết
- Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề,
- Kĩ thuật dạy học: Trình bày 1 phút, động não
- Năng lực cần phát triển cho học sinh: làm chủ bản thân, giao tiếp
- Nhiệm vụ: HS lắng nghe và làm việc độc lập
- GV chiếu 1 clip ngắn về vùng sông nước Cà Mau
Trang 2- HS nêu cảm nhận.
GV giới thiệu bài
Vùng đất Cà Mau ,vùng đất tận cùng của Tổ quốc với những đặc điểm nổi bật phong cảnh thiên nhiên đẹp trù phú, sinh động hấp dẫn về một vùng sông nước miền tây thì tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu đặc điểm miền đất này qua văn bản …
B Hoạt động hình thành kiến thức (29 phút)
- Mục đích giúp HS:
+ Hiêu sơ giản về tác giả, tác phẩm “ Đất rừng phương Nam”
+ Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước Cà Mau và cuộc sống của con người vùng đất phương Nam
+ Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong đoạn trích
+ Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp thuyết minh
+ Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản
+ Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên
- Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích mẫu, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật dạy học: Trình bày 1 phút, động não, chia nhóm
- Năng lực cần phát triển cho học sinh: làm chủ bản thân, giao tiếp
- Phương thức hoạt động: Theo nhóm và cá nhân
- Thiết bị, học liệu sử dụng: sgk, giáo án
- Báo cáo: bằng miệng, bảng nhóm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1:HDHS tìm hiểu Tác giả- tác phẩm:
- PP: đọc sáng tạo, vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi, hỏi và trả lời
- NL: tư duy sáng tạo, hợp tác
Gọi hs đọc phần chú thích dấu * trong sgk về tác giả,
tác phẩm
? Giới thiệu vài nét về tác giả
- Hs dựa vào sgk trả lời
? Cho biết xuất xứ văn bản?
+ Học sinh dựa vào phần chú thích dấu *sgk tr 20
- GV khái quát thêm
*Hoạt động 2: HDHStìm hiểu Đọc - Hiểu văn bản
+ GV hướng dẫn đọc : Đoạn đầu đọc chậm, giọng
đều đều, càng về sau đọc nhanh dần lên, đoạn tả chợ
năm căn giọng vui tươi linh hoạt
H- Đoạn trích miêu tả cảnh gì ?
I Tác giả- tác phẩm:
( sgk)
II Đọc – Hiểu văn bản:
1.Đọc:
Trang 3-Cảnh đó được miêu tả theo trình tự nào ?
* Từ ấn tượng chung về cảnh sau đó mới tập trung
miêu tả, thuyết minh, giải thích về các kênh rạch,
sông ngòi ở 2 bên bờ và cuối cùng là chợ Năm Căn
-Em hãy hình dung vị trí quan sát của người miêu tả ?
*Tác giả nhập vai người kể chuyện xưng tôi – chú bé
An
14 tuổi, ngồi trên thuyền xuôi dòng sông năm
căn
-Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc quan sát và miêu
tả ?
* Có thể tả, kể lần lượt về các sông, rạch và cảnh vật
2 bên bờ
- Hãy xác định bố cục của bài văn ?
* 3 đọan : - Từ đầu đơn điệu : Ấn tượng chung về
cảnh
-Tiếp theo ban mai : Miêu tả con sông năm căn
rộng lớn, trù phú, tấp nập
- Phần còn lại : Chợ năm căn
- Học sinh đọc thầm đoạn 1
- Đoạn văn nêu lên điều gì ?
- Ấn tượng chung về cảnh được thể hiện qua chi tiết
nào ?
- Qua miêu tả, em cảm nhận về vùng sông nước Cà
Mau như thế nào ?
- Để làm nổi bật ấn tượng trên, tác giả đã sử dụng
những giác quan nào ?
* Thị giác, thính giác đặc biệt là cảm giác
-Biện pháp nghệ thuật được sử dụng để miêu tả cảnh
vùng sông nước Cà Mau là gì ?
* Liệt kê so sánh các câu tả xen lẫn câu kể và các
điệp từ, tính từ chỉ màu sắc, trạng thái
- Học sinh đoạn tiếp đoạn 2
- Mở đầu đoạn văn, tác giả đã giải thích, thuyết minh
về cảnh vùng sông nước Cà Mau Em thấy việc đặt
tên cho các con sông ở vùng Cà Mau là dựa vào
những đặc điểm nào ?
* Địa danh cứ theo đặc điểm riêng mà gọi tên thật
mộc mạc ,dân giã
- Qua cách giới thiệu, thuyết minh, em có nhận xét gì
về thiên nhiên và con người ở đây ?
*Thiên nhiên hoang dã, phong phú, con người giản
2.Bố cục:
3.Phân tích:
a) Ấn tượng chung về cảnh sông nước vùng
Cà Mau :
- Sông ngòi, kênh rạch nhiều chằng chịt như mạng nhện
- Bao trùm là màu xanh của trời, nước rừng cây, lá rừng
- Âm thanh rì rào của gió, sóng biển, rừng cây
* Một thiên nhiên còn nguyên sơ đầy hấp dẫn
và bí hiểm
Trang 4dị, chất phát, hồn nhiên
- Dòng sông Năm Căn được miêu tả bằng những từ
nào?
- Gv chia lớp thành 3 nhóm theo 3 tổ thảo luận câu
hỏi trên làm vào bảng phụ
* Con sông rộng hơn ngàn thước
* Nước đổ ầm ầm như thác
* Cá nước bơi hàng đàn, đen trũi…
* Rừng đước dựng cao ngất như 2 dãy tường thành
- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét
- Gv tổng hợp, nhận xét
- Qua miêu tả, em có nhận xét gì về dòng sông Năm
Căn ?
- Để miêu tả dòng sông Năm Căn rộng lớn, hùng vĩ,
tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
-Học sinh đọc đoạn cuối
- Chợ Năm Căn được tác giả miêu tả bằng những
hình ảnh chi tiết nào ?
Gv cho hs thảo luận nhóm để thảo luận làm câu hỏi
trên
- Vị trí: Chợ nằm sát bên bờ sông
- Không khí: Ồn ào, đông vui, tấp nập
- Cảnh: Những túp lều lá thô sơ
- Những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ
- Họp ngay dưới mặt nước
- Đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của nhiều
dân tộc
- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
- Gv tổng hợp
- Qua những chi tiết ấy, em có cảm nhận về cảnh sinh
hoạt ở chợ Năm Căn như thế nào ?
- Qua bài văn, em cảm nhận về vùng sông nước Cà
Mau như thế nào ?
- Tác giả đã sử dụng thành công những nét nghệ thuật
như thế nào ?
Hoạt động 3: HDHS Tổng kết :
Bài học hôm nay em cần ghi nhớ những gì về nội
dung và nghệ thuật? (HS đọc to ghi nhớ SGK/23)
Em cảm nhận gì về thiên nhiên và con người vùng
cực Nam tổ quốc?
1 Nghệ thuật:
2) Cảnh dòng sông Năm Căn
*Dòng sông Năm Căn rộng lớn hùng vĩ
* Nghệ thuật : So sánh và cách sử dụng động
từ, cụm động từ, tính từ và cụm tính từ diẽn
tả trạng thái, hành động của con thuyền trên dòng sông Năm Căn
* Thiên nhiên gắn bó với cuộc sống lao động của con người
3) Cảnh chợ Năm Căn :
*Sinh hoạt ở chợ Năm căn đông vui, tấp nập, trù phú
III) Tổng kết :
*Ghi nhớ: ( SGK )
Trang 5- Miêu tả từ bao quát đến cụ thể.
- Lựa chọn từ ngữ gợi hình, chính xác kết hợp với
việc sử dụng các phép tu từ
- Sử dụng ngôn ngữ địa phương
- Kết hợp miêu tả và thuyết minh
2 Nội dung: Thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau có
vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã
3 Ý nghĩa:
- Sông nước Cà Mau là một đoạn trích độc đáo và
hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng găn bó của nhà
văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất
Cà Mau
+ Học sinh đọc ghi nhớ sgk
C Hoạt động luyện tập (5phút)
- Mục đích:
Giúp các em củng cố khắc sâu kiến thức vừa học
- Phương pháp: nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề, đặt câu hỏi, chia nhóm
- Phương thức hoạt động: cá nhân, nhóm
- Thiết bị, học liệu sử dụng: Sgk
- Báo cáo: bằng miệng
? Hãy kể tên 1 vài con sông ở quê em , g.thiêu vắn tắt về 1 trong những con sông ấy?
Sông Ca Long, Sông Bắc Luân…
D Hoạt động vận dụng (5 phút)
- Mục đích: Vận dụng các kiến thức đã học vào tình huống cụ thể
- Phương pháp: nêu vấn đề
- Kĩ thuật: giải quyết vấn đề
- Phương thức hoạt động: Cá nhân
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: SGK, tài liệu
- Sản phẩm: Đoạn văn
GV yêu cầu giao nhiệm vụ:
? Viết đoạn văn từ ( 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua Vb “ SNCM” vừa học?
Hs viết đoạn văn
E Hoạt động tìm tòi, mở rộng (2 phút)
- Mục đích: Giúp HS tiếp tục mở rộng kiến thức, kĩ năng
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật dạy học: động não
Trang 6- Phương thức hoạt động: Cá nhân
- Báo cáo: bài sưu tầm của HS
Gv yêu cầu giao nhiệm vụ:
? Tìm một số văn bản nói về miền đất Cà Mau
- Gv kiểm tra việc sưu tầm của hs ở tiết học sau
- ?Tìm đọc toàn truyện “Đất rừng phương Nam”
* * Dặn dò
- Nắm được nội dung kiến thức đã học
- Học thuộc phần ghi nhớ SGK/ T 23
- Chuẩn bị bài mới : So sánh.
+ Bằng cách đọc kỹ phần ví dụ và ghi nhớ SGK
+ Tìm hiểu thế nào là so sánh, đặc điểm cấu tạo của phép so sánh
+ Biết quan sát sự giống và khác nhau giữa các sự vật để tạo ra những cách so sánh đúng, tạ
so sánh hay
TUẦN 21 Ngày soạn: 7/1/2019
Trang 7TIẾT 78 Ngày dạy: 6B - 14/1/2019 6A - 17/1/2019
I Mục tiêu cần đạt:
1 Kiến thức
- Cấu tạo của phép tu từ so sánh
- Các kiểu so sánh thường gặp
2 Kỹ năng:
- Nhận diện được phép so sánh
- Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó
3 Thái độ: Giáo dục tình cảm quý trọng tiếng Việt
4 Định hướng phát triển năng lực: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực giải
quyết các tình huống
II Chuẩn bị:
1 Giáo viên: soạn giáo án, bảng phụ, soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan Tích
hợp phần Văn ở bài “Sông nước Cà Mau”
2 Học sinh: Tìm hiểu ví dụ, trả lời các câu hỏi SGK, chuẩn bị phần bài tập
III Phương pháp, kĩ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá:
1 Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phân tích tình
huống mẫu, rèn luyện theo mẫu, động não, thảo luận
2 Kĩ thuật dạy học: Trình bày 1 phút, động não, chia nhóm.
3 Kiểm tra đánh giá: Động viên, khen thưởng.
IV Hoạt động dạy và học:
A Hoạt động khởi động: 5 phút
- Mục đích: Tạo tâm thế học tập cho HS.
- Phương pháp:Trực quan, vấn đáp
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày 1 phút.
- Năng lực cần phát triển cho học sinh: Làm chủ bản thân, giao tiếp.
- Nhiệm vụ: HS làm việc độc lập
- Phương thức hoạt động: cá nhân
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính
Trang 8- SP học tập: Báo cáo bằng miệng
Cho HS nghe bài hát: Ngày đầu tiên đi học
? Trong lời bài hát cô giáo được ví giống ai?
- HS trả lời: Mẹ hiền
? Vì sao lại có sự ví von đó?
- HSTL: Vì khi ở trường, cô giáo chăm chút, lo lắng cho em như là mẹ em ở nhà
GV dẫn dắt vào bài: Trong một số bài hát và trong văn chương các tác giả thường dùng hình ảnh này để ví von với một số hình ảnh khác có nét tương đồng Sự ví von ấy được gọi là biện pháp tu từ Vậy đó là biện pháp gì? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiếu
B Hoạt động hình thành kiến thức: 25 phút
- Mục đích: Giúp HS
+ Cấu tạo của phép tu từ so sánh
+ Các kiểu so sánh thường gặp
- Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích mẫu, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật dạy học: Trình bày 1 phút, động não, chia nhóm.
- Năng lực cần phát triển cho học sinh: Làm chủ bản thân, giao tiếp.
- Phương thức hoạt động: Theo nhóm và cá nhân
- Thiết bị, học liệu sử dụng: SGK, bảng phụ.
- Sản phẩm: Báo cáo bằng miệng, bảng nhóm.
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Hoạt động 1: HDHS thế nào là so
sánh?
- Gọi HS đọc VD a + b
? Ở VD a, b, những tập hợp từ nào
chứa hình ảnh so sánh?
? Những sự vật, sự việc nào được so
sánh với nhau ?
? Dựa vào cơ sở nào để có thể so
I Thế nào là so sánh?
1 Ví dụ: SGK
2 Nhận xét
* Những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh:
VDa Trẻ em như búp trên cành VDb Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận
*VDa Trẻ em được so sánh búp trên cành VDb Rừng đước được so sánh với hai dãy trường thành vô tận
- Dựa vào sự tương đồng nhau về hình thức,
Trang 9sánh như vậy?
? So sánh như thế nhằm mục đích
gì?
? Vậy so sánh là gì?
- HS đọc to ghi nhớ SGK
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu cấu
tạo của phép so sánh
Điền những tập hợp từ có chứa hình
ảnh so sánh ở VD phần I vào bảng
trên
? Xác định từ so sánh ở các VD
trên?
? Tìm thêm những từ so sánh mà em
biết ?
? So với VD ở trang 24 thì cấu tạo
phép so sánh ở a, b có gì đặc biệt?
? Phần cấu tạo của phép so sánh cần
ghi nhớ những gì?
tính chất, vị trí, chức năng giữa sự vật này với
sự vật khác )
- Tạo ra hình ảnh mới mẻ, gợi cảm giác cụ thể hấp dẫn khi nghe, nói, đọc, viết
3 Ghi nhớ (SGK)
II Cấu tạo của phép so sánh
1 Mô hình phép so sánh.
Vế A (sự vật được SS)
Phương diện SS
Từ SS Vế B (sự
vật dùng
để SS)
cành
Rừng đước
dựng lên như dãy trường
thành
2 Những từ so sánh: như, như là, bằng, tựa,
tựa như, hơn…
3 Cấu tạo của phép so sánh có điểm đặc biệt:
a Vắng mặt từ chỉ phương diện so sánh, từ so sánh
b Từ so sánh và vế B được đảo lên trước vế A
* Ghi nhớ SGK
C Hoạt động luyện tập: 5 phút
- Mục đích: HS vận dụng kiến thức đã chiếm lĩnh trên để củng cố, khắc sâu kiến thức theo
nội dung bài học
- PP/ Kĩ thuật: Vấn đáp, TLN, trình bày 1 phút, chia nhóm
- Phương thức hoạt động: Nhóm, Cá nhân
Trang 10- Thiết bị, học liệu sử dụng: Câu hỏi bài tập, máy chiếu
- SP: Báo cáo bằng viết
HDHS luyện tập
HS đọc bài tập 1
? Dựa vào mẫu so sánh hãy tìm thêm 1
VD?
GV hướng dẫn HS làm bài
- HS nêu yêu cầu BT 2
- GV hướng dẫn HS làm bài HS chia 4
nhóm thảo luận (3phút) vào điền vào
phiếu học tập các từ còn thiếu
- Các nhóm nhận xét GV chốt ý
- HS đọc bài tập 3 :Tìm những câu có
phép so sánh?
- HS đọc lại văn bản và tìm hiểu GV nhận
xét, chốt ý
III LUYỆN TẬP:
Bài 1: Dựa vào mẫu so sánh hãy tìm thêm 1 VD
- Thầy thuốc như mẹ hiền -> (So sánh đồng loại, người với người )
- Kênh rạch, sông ngòi như màng nhện -> (So sánh vật với vật)
- Cá nước từng đàn đen trũi … như người bơi ếch -> (So sánh vật với người )
- Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển đông -> (So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng)
Bài 2: Điền vào chỗ trống tạo thành ngữ
- Khoẻ như voi (Trương Phi)
- Đen như (bồ hóng, cột nhà cháy, củ tam thất )
- Trắng như (bông, ngà, trứng gà bóc, ngó sen)
- Cao như (núi, sếu, cây sào)
Bài 3: Tìm những câu có phép so sánh
Trong " Bài học đường đời đầu tiên"
- Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao
- Hai cái răng đen nhánh như lưỡi liềm máy
- Cái chàng Dế Choắt, người như một
gã nghiện thuốc phiện, cánh như người cởi trần măc áo gi lê
Trong "Sông nước Cà Mau"
- Sông ngòi kênh rạch càng bủa giăng chi