BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VÕ HOÀNG NAM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG - LƯU TRỮ THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG Ở TRƯỜNG
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VÕ HOÀNG NAM
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG - LƯU TRỮ THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NHA TRANG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 6014 0114
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS TRẦN XUÂN BÁCH
Huế, năm 2014 Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là hoàn toàn trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Võ Hoàng Nam
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy hướng dẫn luận văn của tôi, Tiến sĩ Trần Xuân Bách - Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, người đã tận tình động viên, giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến toàn thể các quý Thầy, Cô khoa Tâm
lý - Trường Đại học Sư phạm Huế và các quý thầy cô đã tận tình tham gia giảng dạy và cung cấp cho tôi lượng kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn Khoa Tâm lý; Phòng Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo điều kiện cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Qua đây cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Cao đẳng
Sư phạm Nha Trang, ban chủ nhiệm Khoa Khoa học Quản lý - Giáo dục đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia và hoàn thành khóa học này
Chân thành cảm ơn tất cả các anh chị em học viên lớp Cao học Quản lý giáo dục Khóa XXI - Khánh Hòa đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn !
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC BẢNG, BIỂU 6
MỞ ĐẦU 7
1 Lí do chọn đề tài 7
2 Mục đích nghiên cứu 8
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 8
4 Giả thuyết khoa học 8
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 9
6 Phương pháp nghiên cứu 9
7 Phạm vi nghiên cứu 9
8 Cấu trúc luận văn 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG – LƯU TRỮ TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 11
1.1 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 11
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI 15
1.2.1.Quản lý 15
1.2.2 Quản lý giáo dục 17
1.2.3 Hoạt động đào tạo 18
1.2.4 Quản lý hoạt động đào tạo 18
1.2.5 Chất lượng 19
1.2.6 Chất lượng đào tạo 20
1.2.7 Đảm bảo chất lượng 21
1.2.8 Đảm bảo chất lượng đào tạo 21
1.3 HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGÀNH QTVP-LT TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG 22
1.3.1 Vị trí, vai trò của ngành QTVP-LT 22
1.3.2 Đặc điểm của quá trình đào tạo ngành QTVP-LT 24
1.3.3 Những yêu cầu của việc đảm bảo chất lượng đào tạo ngành QTVP-LT 25
1.3.4 Những khó khăn khách quan và chủ quan trong quá trình đào tạo ngành QTVP-LT hiện nay 26
1.4 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGÀNH QTVP-LT TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 28
1.4.1 Mục tiêu của quản lý hoạt động đào tạo 28
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 51.4.2 Nội dung của công tác quản lý đối với hoạt động đào tạo 29
1.4.3 Tiếp cận đảm bảo chất lượng trong quản lý hoạt động đào tạo 32
1.4.4 Các nguyên tắc quản lý theo tiếp cận ĐBCL của quá trình đào tạo 35
1.4.5 Các điều kiện nhằm thực hiện việc ĐBCL trong quá trình đào tạo 37
Tiểu kết chương 1 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG – LƯU TRỮ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NHA TRANG 39
2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, GD-ĐT TỈNH KHÁNH HÒA 39
2.1.1 Khái quát về vị trí địa lý, tình hình kinh tế, dân số tỉnh Khánh Hòa 39
2.1.2 Khái quát về tình hình Giáo dục – Đào tạo của tỉnh Khánh Hòa 40
2.2 KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NHA TRANG 41
2.2.1 Chức năng nhiệm vụ của trường CĐSP Nha Trang 41
2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy 42
2.2.3 Về cơ cấu đội ngũ CBGV – CNV 43
2.2.4 Các lĩnh vực hoạt động đào tạo 43
2.2.5 Quy mô đào tạo 44
2.2.6 Quy mô về cơ sở vật chất của nhà trường 44
2.3 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT 45
2.3.1 Mục tiêu khảo sát 45
2.3.2 Nội dung khảo sát 45
2.3.3 Đối tượng khảo sát 45
2.3.4 Phương pháp khảo sát 45
2.3.5 Quá trình khảo sát 45
2.3.6 Xử lý kết quả khảo sát 46
2.4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGÀNH QTVP-LT Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NHA TRANG 46
2.4.1 Về thực trạng công tác tuyển sinh ngành QTVP-LT 46
2.4.2 Về xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của ngành QTVP-LT 47
2.4.3 Đảm bảo chất lượng hoạt động giảng dạy, học tập của GV và SV ngành QTVP - LT 47
2.4.4 Thực trạng về công tác kiểm tra, đánh giá 49
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 62.4.5 Đảm bảo công tác NCKH của SV ngành QTVP-LT 49
2.4.6 ĐBCL, quy mô đội ngũ GV tham gia đào tạo ngành QTVP-LT 49
2.4.7 Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo 50
2.4.8 Thực trạng vấn đề chuẩn đầu ra của SV ngành QTVP-LT 50
2.4.9 Mức độ đáp ứng công việc của SV khi ra trường 51
2.4.10 Đánh giá chung về kết quả đào tạo 51
2.4.11 Những nguyên nhân hạn chế của thực trạng 51
2.5 PHÂN TÍCH CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO 52
2.5.1.Thực trạng hoạt động đào tạo ngành QTVP-LT theo tiếp cận ĐBCL 52
2.5.2 Các yếu tố và điều kiện cần thiết để tiếp cận ĐBCL đào tạo ngành QTVP-LT 55
2.6 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGÀNH QTVP-LT Ở TRƯỜNG CĐSP NHA TRANG THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 57
2.6.1 Quản lý chất lượng tuyển sinh đầu vào 57
2.6.2 Quản lý chương trình đào tạo 57
2.6.3 Quản lý đảm bảo chất lượng Dạy - Học của GV và SV 57
2.6.4 Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá 58
2.6.5 Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học 59
2.6.6 Quản lý chất lượng đầu ra của SV 59
2.6.7 Về công tác quản lý đội ngũ giảng dạy 60
2.6.8 Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị 60
2.6.9 Tổ chức hoạt động đánh giá trong đối với ngành QTVP-LT 61
2.6.10 Tổ chức hoạt động đánh giá ngoài đối với ngành QTVP-LT 61
2.6.11 Xây dựng môi trường văn hóa chất lượng 61
2.7 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN ĐBCL NGÀNH QTVP-LT Ở TRƯỜNG CĐSP NHA TRANG 62
2.7.1 Điểm mạnh 62
2.7.2 Điểm yếu 63
2.7.3 Điểm thuận lợi 64
2.7.4 Khó khăn 64
Tiểu kết chương 2 66
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 7CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGÀNH
QTVP-LT THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ
PHẠM NHA TRANG 67
3.1 CÁC NGUYÊN TẮC XÁC LẬP BIỆN PHÁP 67
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 67
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 67
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện 68
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính lịch sử 68
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 69
3.1.6 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 69
3.1.7 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 69
3.2 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGÀNH QTVP-LT THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG Ở TRƯỜNG CĐSP NHA TRANG 70
3.2.1.Nhóm biện pháp tác động đến nhận thức của nhà trường, xã hội về vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đào tạo ngành QTVP-LT 70
3.2.2 Nhóm biện pháp quản lý các tiêu chuẩn đầu vào, đầu ra của SV 72
3.2.3 Nhóm biện pháp quản lý chương trình đào tạo 74
3.2.4 Nhóm biện pháp quản lý hoạt động Dạy – Học của GV và SV 77
3.2.5 Nhóm biện pháp quản lý về công tác kiểm tra, đánh giá 79
3.2.6 Nhóm biện pháp quản lý hoạt động NCKH của GV và SV, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của GV 82
3.2.7 Nhóm biện pháp xây dựng cơ cấu đội ngũ CBGV 85
3.2.8 Nhóm biện pháp đảm bảo các điều kiện về môi trường văn hóa chất lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính 87
3.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP 89
3.4 KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC NHÓM BIỆN PHÁP 91
Tiểu kết chương 3 94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95
1 Kết luận 95
2 Khuyến nghị 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC P1
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ
Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục & Đào tạo
CĐ, ĐH Cao đẳng, Đại học CĐSP Cao đẳng Sư phạm CBGV-CNV Cán bộ giảng viên - Công nhân viên CBQL Cán bộ quản lý
CNTT Công nghệ thông tin CSVC Cơ sở vật chất
ĐBCL Đảm bảo chất lượng Điểm TB Điểm trung bình GD-ĐT Giáo dục - Đào tạo
NCKH Nghiên cứu khoa học QTVP-LT Quản trị văn phòng - Lưu trữ QLGD Quản lý giáo dục
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 9DANH MỤC BẢNG, BIỂU
TT Tên bảng Trang
P14
SV ngành QTVP-LT P15
doanh nghiệp P19
LT P21
QTVP-LT P21
QTVP-LT P23
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Thế kỷ 21 với sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học - Công nghệ, sự năng động của các nền kinh tế, quá trình hội nhập và toàn cầu hoá đang làm cho việc rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước trở nên hiện thực hơn và nhanh hơn Khoa học - Công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển Kinh tế - Xã hội Giáo dục là nền tảng của sự phát triển Khoa học - Công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thế hệ hiện nay và mai sau
Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, bối cảnh trên đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục Nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội, gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu Khoa học - Công nghệ và ứng dụng Nhà giáo thay vì chỉ truyền đạt tri thức nay chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận thông tin một cách hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp Đầu tư cho giáo dục từ chỗ được xem
là phúc lợi xã hội chuyển sang đầu tư cho phát triển
Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho nền giáo dục nước ta Sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội tốt để giáo dục Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những cơ sở lý luận, phương thức tổ chức, nội dung giảng dạy hiện đại và tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển
Nghị quyết hội nghị lần thứ IX Ban chấp hành Trung ương khoá X đã khẳng định: Tập trung nâng cao chất lượng Giáo dục- Đào tạo (GD-ĐT) toàn diện, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa Tiến hành cải cách giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X và Nghị quyết Trung ương 4 (khoá X) Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục và công tác quản lý giáo dục (QLGD); khắc phục tình trạng mất cân đối trong
cơ cấu GD-ĐT; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng cả nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, đào tạo nhân tài, cả dạy chữ, dạy nghề, dạy làm người, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, nhân cách, phẩm chất đạo đức, lối sống
Nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, song song với việc đổi mới nền giáo dục, kinh tế Đảng và nhà nước còn chủ trương cải cách nền quản lý hành chính nhà nước, trong đó đặc biệt chú trọng đến nguồn nhân
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 11lực đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn 2011-2020 như Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 (tại Khoản 4 – Điều 3)
Quản trị Văn phòng – Lưu trữ (QTVP-LT) là một trong những ngành đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực, phục vụ cho công cuộc cải cách hành chính nhà nước, vậy làm thế nào để có thể đảm bảo được chất lượng đào tạo của chuyên ngành nhằm cung cấp cho xã hội một nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ cho yêu cầu cải cách và đổi mới nền hành chính của đất nước? Đây chính là bài toán đang đặt
ra cho nhà QLGD nhiều cơ hội lẫn thách thức
Thấy được tầm quan trọng đó, tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo ngành Quản trị văn phòng – Lưu trữ theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ở Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang” làm đề tài nghiên cứu của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo ngành QTVP-LT theo tiếp cận đảm bảo chất lượng (ĐBCL) tại Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Nha Trang trên
cơ sở nghiên cứu lý luận về công tác ĐBCL, đồng thời đánh giá thực trạng công tác quản lý đào tạo của ngành QTVP-LT tại Trường CĐSP Nha Trang
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động đào tạo ngành QTVP-LT theo tiếp cận ĐBCL
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo ngành QTVP-LT theo tiếp cận ĐBCL
ở Trường CĐSP Nha Trang
4 Giả thuyết khoa học
Nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước và nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức theo chủ trương của Đảng và nhà nước, thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các loại hình, ngành nghề đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh Khánh Hòa nói riêng Trong vài năm trở lại đây trường CĐSP Nha Trang đã mạnh dạn mở ngành đào tạo QTVP-LT, tuy là một ngành còn khá nhiều mới mẻ song đã thu hút được sự quan tâm của người học và xã hội, đặc biệt là với hệ thống các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh nhà và một số vùng lân cận Chính vì vậy, việc đào tạo ngành học ở giai đoạn này đòi hỏi phải
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 12có sự đầu tư kỹ càng, đặc biệt là chất lượng sản phẩm đầu ra phải đảm bảo được yêu cầu của xã hội
Quản lý tốt hoạt động đào tạo theo các tiêu chí tiếp cận ĐBCL chính là chìa khóa giúp nhà trường trong việc định hướng cho các sản phẩm đầu ra của ngành học,
từ đó việc tổ chức đào tạo sẽ được hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của ngành nghề, đáp ứng yêu cầu của xã hội
Nếu xác lập được hệ thống các tiêu chí theo tiếp cận ĐBCL, đồng thời đề xuất được những biện pháp thực thi nhằm quản lý tốt các hoạt động đào tạo thì chắc chắn sẽ phát huy được vai trò của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ngành nghề, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cho xã hội trong giai đoạn đổi mới hiện nay
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu một số vấn đề về cơ sở lý luận của công tác ĐBCL đào tạo, xác lập các tiêu chí ĐBCL và vận dụng đối với nhà trường
5.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động đào tạo ngành QTVP-LT của Trường CĐSP Nha Trang Tham chiếu kết quả đào tạo với xã hội, so sánh thực tế với các tiêu chí ĐBCL
5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo theo tiếp cận ĐBCL ngành QTVP-LT tại Trường CĐSP Nha Trang
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và phân tích tài liệu, giáo trình, tạp chí
trong và ngoài nước, các văn bản pháp quy, những quy định của ngành GD& ĐT có liên quan đến công tác ĐBCL, nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng Anques,
phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, trao đổi, tổng kết kinh nghiệm; phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
6.3 Phương pháp thống kê toán học: Dùng phương pháp thống kê toán học để
phân tích, tổng hợp các số liệu mà đề tài đã nghiên cứu
7 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và việc vận dụng các biện pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận ĐBCL của ngành Quản trị Văn phòng – Lưu trữ tại trường CĐSP Nha Trang
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Demo Version - Select.Pdf SDK