1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của vịt Ts142 tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên

56 204 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 2,1 MB
File đính kèm vịt Ts142.rar (2 MB)

Nội dung

Trải qua qua trình phát triển cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu, nuôi giữ các giống của Trung tâm ngày càng được nâng lên, số lượng và cơ cấu các giống ngày càng hoàn thiện. Dự án VIE86007 do nguồn vốn của UNDP được coi là bước tạo đà thúc đẩy quá trình chăn nuôi vịt, ngan ở nước ta. Một số giống vịt mới được nhập về nuôi ở nước ta gồm vịt siêu thịt CV Super M và vịt siêu trứng Khaki Campbell, đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Trung tâm cũng được đào tạo nâng cao trình độ về chuyên môn. Hiện nay cơ sở vật chất của Trung tâm đó được đầu tư nâng cấp khang trang, hiện đại gồm 1 Nhà làm việc, 1 Nhà ấp nở trứng, hệ thống chuồng trại gồm 25 dãy chuồng được trang bị phục vụ cho nghiên cứu chọn lọc, tạo dòng giống theo cá thể, trình độ của cán bộ nghiên cứu ngày càng được nâng cao. Hiện Trung tâm có 2 bộ giống vịt siêu thịt, 1 bộ giống vịt siêu nạc, 4 giống vịt siêu trứng, 4 giống vịt kiêm dụng và 2 giống ngan. Trong đó đặc biệt là giống vịt Biển 15 Đại Xuyên là giống vịt mới được nghiên cứu, chọn lọc và phát triển ở Việt Nam, vịt có năng suất cao, nuôi được trong điều kiện nước biển (chăn thả trên biển), nước lợ, hiện giống vịt Biển 15 Đại Xuyên đó sinh trưởng, phát triển và sinh sản tốt trên 33 điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa của nước ta. Tiếp thu nhanh có chọn lọc những tiến bộ kỹ thuật trong và ngoài nước, chọn lọc tạo được 2 dũng vịt siêu thịt T5 T6 có năng suất và chất lượng cao, 3 dòng vịt chuyên thịt MT1, MT2 và MT3 phục vụ cho thụ tinh nhân tạo ngan vịt, vịt chuyên trứng Đại Xuyên TC, 4 dòng ngan ngoại cao sản. Triển khai tốt các dự án, đề tài, nâng cao năng suất trứng từ 20 40 quả, năng suất thịt 200 400gcon từ đó làm động lực cho phát triển chăn nuôi ở Việt Nam, duy trì là một nước đứng thứ 2 Thế giới về số lượng vịt. Nghiên cứu và chuyển giao các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trỡnh chăn nuôi, vệ sinh thú y, ấp trứng, máy ấp nở, công nghệ thụ tinh nhân tạo ngan vịt. Đặc biệt Trung tâm đó đưa ra 5 phương thức chăn nuôi vịt ngan an toàn sinh học đảm bảo tính bền vững phù hợp với điều kiện Việt Nam. Có 14 tiến bộ kỹ thuật được công nhận, phục vụ kịp thời người chăn nuôi và đem lại hiệu quả trong sản xuất. Hàng năm nuôi giữ 14.000 15.000 mái gia cầm sinh sản, từ đó cung cấp từ 1,1 1,3 triệu con giống cho sản xuất. Phương thức chăn nuôi và tình hình thức ăn Phương thức chăn nuôi: Các phương thức nuôi vịt thì rất phong phú mặc dù là thủy cầm nhưng vẫn nuôi được vịt có hiệu quả theo phương thức nuôi khô hoàn toàn không cần nước bơi lội chỉ cần nước uống. Nếu nuôi vịt có nước bơi lội mà không tận dụng được thức ăn thì nuôi vịt trên khô sẽ giảm chi phí đông thời sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng thịt và trứng. Nuôi trên khô giảm được chi phí từ 2030 gam thức ănquả trứng, đồng thời những nơi có vương cây thì đểu sử dụng được cho việc nuôi vịt, vịt nuôi được ở cả vườn cây ăn quả và vườn cây lâu năm. Khi nuôi vịt trên vườn cây vừa đảm bảo cho vườn cây cỏ đỡ mọc đồng thời nguồn phân của vịt thải ra sẽ cung cấp một nguồn dinh dưỡng cho cây, cay cũng tạo bóng mát cho vịt khi trời nóng bức. Toàn bộ hệ thống chuồng trại của Trung tâm được xây dựng kiên cố, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đảm bảo vệ sinh thú y và an toàn sinh học. Trước khi vào khu chuồng trại, tất cả các cán bộ kĩ thuật, công nhân, khách tham quan phải thay quần áo tư trang, mặc quần áo bảo hộ, đi ủng đã được xông khử trùng. Các dãy chuồng nuôi tách riêng với các khu vực phục vụ chăn nuôi như kho chứa thức ăn, trạm ấp trứng, nhà nghỉ trưa của công nhân. Ngăn cách giữa các khu là hệ thống tường bao và có hố sát trùng trước khi vào từng khu vực. ở mỗi dãy chuồng nuôi đều có nhà kho để chứa các dụng cụ chăn nuôi, có hệ thống đường đi, hệ thống thoát nước theo chuồng nuôi. Tình hình thức ăn : Vịt sau khi nở khô lông cho ăn uống càng sớm càng tốt nếu cho ăn uống muộn thì vịt dễ bị khô chân, cứng hàm làm tỷ lệ hao hụt tuần đầu rất cao hoặc ảnh hư¬ởng lớn đến khả năng sinh tr¬ưởng và phát triển của vịt. Thức ăn chủ yếu là cám. Chất lư¬ợng thức ăn phải đảm bảo. Vịt chuyên thịt nuôi giống để sinh sản thức ăn cần có 20% đạm thô, năng lượng 2850 2900Kcal. Vịt th¬ương phẩm thịt thức ăn cần có 18 19% đạm thô, năng l¬ượng 3000 3200Kcal. Vịt kiêm dụng giống nuôi để sinh sản thức ăn cần có 17 18% đạm thô, năng l¬ượng 2850 2900 Kcal. Đối với nuôi th¬ương phẩm lấy thịt thức ăn cần có 17 18% đạm thô, năng l¬ượng 3000 3200 Kcal. Đối với vịt nuôi th¬ương phẩm để lấy thịt là cho ăn tự do đến khi xuất bán thịt, càng thu nhận đ¬ược nhiều thức ăn trong ngày thì càng nhanh lớn và rút ngắn được thời gian nuôi và giảm chi phí cho sản phẩm. Vịt chuyên thịt kết thúc ở 7 8 tuần tuổi, vịt kiêm dụng th¬ương phẩm thịt kết thúc nuôi ở 9 10 tuần tuổi, khi kết thúc xuất thịt ở giai đoạn này là có hiệu quả nhất vì khi đó tăng trọng cao, tiêu tốn thức ăn thấp, nếu để kéo dài thì vịt chuyển sang giai đoạn thay lông khối lượng sẽ giảm đi không có hiệu quả và càng về sau tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng lại càng cao. Đối với vịt giống nuôi để sinh sản thì phải cho ăn theo định l¬ượng. Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của vịt Ts142 tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này trungthực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài này đã đượccảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Trang 2

Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Văn Duy, Ban giám đốc cùng toànthể cán bộ, công nhân viên tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên nơi tôi thực tập

đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi được học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu trên

Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2016

Sinh viên

Bùi Huy Hiếu

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

Phần 1 PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1

1.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI - THÚ Y 1

1.1.1 Tình hình chăn nuôi 1

1.1.2.1 Công tác phòng bệnh 3

1.1.2.2 vệ sinh phòng bệnh 5

1.1.3 Đánh giá chung 6

1.2 PHỤC VỤ SẢN XUẤT 7

1.2.1 Công tác chăn nuôi 7

1.2.1.1 Chuẩn bị chuồng nuôi và trang thiết bị 7

1.2.1.2 Chọn giống 7

1.2.1.3 Kĩ thuật chăm sóc 8

1.2.2 Công tác thú y 12

1.2.2.1 Phòng bệnh 12

1.2.2.1.1 Tham gia vệ sinh chuồng trại, cơ sở chăn nuôi 12

1.2.2.1.2 Kết quả tiêm và phòng bệnh trong thời gian thực tập 12

1.2.3 Đánh giá chung 14

PHẦN 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU 15

2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 15

2.1.1 Tính cấp thiết của đề tài 15

2.1.2 Mục tiêu nghiên cứu 16

2.2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 16

2.2.1 Giới thiệu về giống Vịt Ts142 16

2.1.2 Đặc điểm ngoại hình của vịt Ts142 16

2.1.3 Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của gia cầm 17

2.1.4 Tiêu tốn thức ăn 20

2.1.5 Khả năng sinh sản ở gia cầm mái 21

Trang 4

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 26

2.2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 26

2.2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 27

2.3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.3.1 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 28

2.3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 28

2.3.1.2 Địa điểm nghiên cứu 28

2.3.1.3 Thời gian nghiên cứu 28

2.3.2 Nội dung nghiên cứu 28

2.3.3 Phương pháp nghiên cứu 29

2.3.3.1 Bố trí thí nghiệm 29

2.3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi 29

2.3.4 Phương pháp xử lí số liệu 31

2.4 KẾT QUẢ-THẢO LUẬN 31

2.4.1 Đặc điểm ngoại hình và kích thước một số chiều đo Vịt Ts142 31

2.4.1.1 Đặc điểm ngoại hình 31

2.4.1.2 Kích thước một số chiều đo cơ thể của vịt 33

2.4.2.1 Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của vịt Ts142 34

2.4.2.2 Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng 37

2.4.2.3 Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng vịt Ts142 39

2.4.2.4 Kết quả ấp nở trứng 40

2.4.3 Khả năng sinh trưởng và cho thịt của Vịt Ts142 thương phẩm 41

2.4.3.1 Tỷ lệ nuôi sống của đàn vịt thí nghiệm 41

2.4.3.2 Khối lượng cơ thể và tốc độ sinh trưởng của vịt qua các tuần tuổi 42

2.5 KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ 44

2.5.1 Kết luận 44

2.5.2 Đề nghị 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Lượng thức ăn hàng ngày cho vịt CV Super M 10

Bảng 1.2 Lượng thức ăn hàng ngày cho vịt Kiêm Dụng 11

Bảng 1.3 Lịch phòng bệnh và tiêm phòng 13

Bảng 2.1 Kích thước một số chiều đo của vịt Ts142 ở 7 tuần tuổi 33

Bảng 2.2 Tỷ lệ đẻ của vịt Ts142 qua các tuần tuổi 35

Bảng 2.3 Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của vịt Ts142 38

Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của vịt Ts142 39

Bảng 2.5 Một số chỉ tiêu về ấp nở của trứng vịt Ts142 40

Bảng 2.6 Tỷ lệ nuôi sống của vịt Ts142 qua các tuần tuổi 41

Bảng 2.7 Khối lượng cơ thể của vịt nuôi thịt qua các tuần tuổi 43

DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Vịt Ts142 mới nở 32

Hình 1.2: Vịt Ts142 lúc trưởng thành 32

Hình 2.1 Tỷ lệ đẻ của đàn vịt Ts142 qua các tuần tuổi 36

Trang 6

KilogamGam

TB

Tỷ lệ nuôi sốngTrung bình

DT

VN

Dài thânVòng ngực

Trang 7

Phần 1 PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI - THÚ Y

1.1.1 Tình hình chăn nuôi

Trải qua qua trình phát triển cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu, nuôigiữ các giống của Trung tâm ngày càng được nâng lên, số lượng và cơ cấu cácgiống ngày càng hoàn thiện Dự án VIE/86/007 do nguồn vốn của UNDP đượccoi là bước tạo đà thúc đẩy quá trình chăn nuôi vịt, ngan ở nước ta Một số giốngvịt mới được nhập về nuôi ở nước ta gồm vịt siêu thịt CV Super M và vịt siêutrứng Khaki Campbell, đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Trung tâm cũng được đàotạo nâng cao trình độ về chuyên môn Hiện nay cơ sở vật chất của Trung tâm đóđược đầu tư nâng cấp khang trang, hiện đại gồm 1 Nhà làm việc, 1 Nhà ấp nởtrứng, hệ thống chuồng trại gồm 25 dãy chuồng được trang bị phục vụ chonghiên cứu chọn lọc, tạo dòng giống theo cá thể, trình độ của cán bộ nghiên cứungày càng được nâng cao Hiện Trung tâm có 2 bộ giống vịt siêu thịt, 1 bộ giốngvịt siêu nạc, 4 giống vịt siêu trứng, 4 giống vịt kiêm dụng và 2 giống ngan.Trong đó đặc biệt là giống vịt Biển 15 - Đại Xuyên là giống vịt mới được nghiêncứu, chọn lọc và phát triển ở Việt Nam, vịt có năng suất cao, nuôi được trongđiều kiện nước biển (chăn thả trên biển), nước lợ, hiện giống vịt Biển 15 - ĐạiXuyên đó sinh trưởng, phát triển và sinh sản tốt trên 33 điểm đảo thuộc quầnđảo Trường Sa của nước ta

Tiếp thu nhanh có chọn lọc những tiến bộ kỹ thuật trong và ngoài nước,chọn lọc tạo được 2 dũng vịt siêu thịt T5 & T6 có năng suất và chất lượng cao, 3dòng vịt chuyên thịt MT1, MT2 và MT3 phục vụ cho thụ tinh nhân tạo ngan vịt,vịt chuyên trứng Đại Xuyên TC, 4 dòng ngan ngoại cao sản Triển khai tốt các

dự án, đề tài, nâng cao năng suất trứng từ 20 - 40 quả, năng suất thịt 200 - 400g/

Trang 8

đứng thứ 2 Thế giới về số lượng vịt Nghiên cứu và chuyển giao các tiêu chuẩn

kỹ thuật, quy trỡnh chăn nuôi, vệ sinh thú y, ấp trứng, máy ấp nở, công nghệ thụtinh nhân tạo ngan - vịt Đặc biệt Trung tâm đó đưa ra 5 phương thức chăn nuôivịt - ngan an toàn sinh học đảm bảo tính bền vững phù hợp với điều kiện ViệtNam Có 14 tiến bộ kỹ thuật được công nhận, phục vụ kịp thời người chăn nuôi vàđem lại hiệu quả trong sản xuất Hàng năm nuôi giữ 14.000 - 15.000 mái gia cầmsinh sản, từ đó cung cấp từ 1,1 - 1,3 triệu con giống cho sản xuất

*Phương thức chăn nuôi và tình hình thức ăn

- Phương thức chăn nuôi:

Các phương thức nuôi vịt thì rất phong phú mặc dù là thủy cầm nhưng vẫn nuôi được vịt có hiệu quả theo phương thức nuôi khô hoàn toàn không cần nước bơi lội chỉ cần nước uống Nếu nuôi vịt có nước bơi lội mà không tận dụng đượcthức ăn thì nuôi vịt trên khô sẽ giảm chi phí đông thời sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng thịt và trứng Nuôi trên khô giảm được chi phí từ 20-30 gam thức ăn/quả trứng, đồng thời những nơi có vương cây thì đểu sử dụng được cho việc nuôi vịt, vịt nuôi được ở cả vườn cây ăn quả và vườn cây lâu năm Khi nuôi vịt trên vườn cây vừa đảm bảo cho vườn cây cỏ đỡ mọc đồng thời nguồn phân của vịt thải ra sẽ cung cấp một nguồn dinh dưỡng cho cây, cay cũng tạo bóng mát cho vịt khi trời nóng bức

Toàn bộ hệ thống chuồng trại của Trung tâm được xây dựng kiên cố,thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đảm bảo vệ sinh thú y và an toànsinh học

Trước khi vào khu chuồng trại, tất cả các cán bộ kĩ thuật, công nhân, kháchtham quan phải thay quần áo tư trang, mặc quần áo bảo hộ, đi ủng đã được xôngkhử trùng

Các dãy chuồng nuôi tách riêng với các khu vực phục vụ chăn nuôi nhưkho chứa thức ăn, trạm ấp trứng, nhà nghỉ trưa của công nhân Ngăn cách giữa

Trang 9

mỗi dãy chuồng nuôi đều có nhà kho để chứa các dụng cụ chăn nuôi, có hệthống đường đi, hệ thống thoát nước theo chuồng nuôi

- Tình hình thức ăn :

Vịt sau khi nở khô lông cho ăn uống càng sớm càng tốt nếu cho ănuống muộn thì vịt dễ bị khô chân, cứng hàm làm tỷ lệ hao hụt tuần đầurất cao hoặc ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển củavịt Thức ăn chủ yếu là cám

Chất lượng thức ăn phải đảm bảo

Vịt chuyên thịt nuôi giống để sinh sản thức ăn cần có 20% đạm thô, nănglượng 2850 - 2900Kcal Vịt thương phẩm thịt thức ăn cần có 18 - 19% đạm thô,năng lượng 3000 - 3200Kcal

Vịt kiêm dụng giống nuôi để sinh sản thức ăn cần có 17 - 18% đạm thô,năng lượng 2850 - 2900 Kcal Đối với nuôi thương phẩm lấy thịt thức ăn cần có

17 - 18% đạm thô, năng lượng 3000 - 3200 Kcal

Đối với vịt nuôi thương phẩm để lấy thịt là cho ăn tự do đến khi xuất bánthịt, càng thu nhận được nhiều thức ăn trong ngày thì càng nhanh lớn và rút ngắnđược thời gian nuôi và giảm chi phí cho sản phẩm Vịt chuyên thịt kết thúc ở 7 -

8 tuần tuổi, vịt kiêm dụng thương phẩm thịt kết thúc nuôi ở 9 - 10 tuần tuổi, khikết thúc xuất thịt ở giai đoạn này là có hiệu quả nhất vì khi đó tăng trọng cao,tiêu tốn thức ăn thấp, nếu để kéo dài thì vịt chuyển sang giai đoạn thay lông khốilượng sẽ giảm đi không có hiệu quả và càng về sau tiêu tốn thức ăn cho 1 kgtăng trọng lại càng cao

Đối với vịt giống nuôi để sinh sản thì phải cho ăn theo định lượng

1.1.2 Tình hình thú y

1.1.2.1 Công tác phòng bệnh

Vệ sinh thú y và phòng bệnh là một khâu quan trọng không thểthiếu được trong quá trình chăn nuôi vịt đảm bảo an toàn cho người sản

Trang 10

Thực tế sản xuất cho thấy khi con giống và thức ăn đã được giải quyếttốt về căn bản thì vệ sinh thú y và phòng bệnh quyết định sự thành bạicủa nhà chăn nuôi.

Mặc dù vịt được coi là vật nuôi có khả năng thích nghi cao nhấtvới điều kiện ngoại cảnh , chịu đựng được một số bất lợi của môi trườngsống , vịt vẫn thường xuyên bị một số căn bệnh quan trọng tấn công ,gây thiệt hại nghiêm trọng Một số bệnh ở vịt khi đã bột phát sẽ nhanhchóng lây lan cho cả đàn , cả vùng rộng lớn và kéo dài trong một thờigian mới có thể dập tắt được như bệnh dịch tả vịt , bệnh phó thương hàn, bệnh tụ huyết trùng

Bổ sung vitamin như : B1 , Bcomlex , ADE hay dầu cá

- Có thể tiêm phòng vaccin tụ huyết trùng cho vịt 56-60 -Tiêm phòng vaccin dịch tả vịt lần 2

70 - 120 - Phòng bệnh bằng kháng sinh , bổ sung vitamin theo

định kỳ 1 - 2 tháng/lần liều trình 3 - 5 ngày

135 – 185 - Tiêm vaccin dịch tả lần 3

- Bổ sung vitamin và kháng sinh phòng bệnh định kỳ 1 - 2

Trang 11

tháng/lần liều trình 3 - 5 ngày trong thời kỳ đẻ trứngSau khi

- Chuồng nuôi phải có chu kỳ luân chuyển hàng năm để có thời gian xử lý

và trống chuồng

Chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi phải được rửa để khô ráo xungquanh chuồng nuôi phải cắt sach cỏ sau đó tiến hành vệ sinh tiêu độc:

+ Vôi bột : rải vôi bột xung quanh và bên trong chuồng nuôi sau đó phải

để 2 - 3 ngày rồi quét dọn lại lần nữa ( Biện pháp này ít dùng vì dễ làmcho vịt hô hấp hít phải bụi vôi bột )

+ Nước vôi: dùng nước vôi mới tôi quét nền chuồng, sân chơi và xungquanh tường phải để khô mới rải độn chuồng và đa vịt vào

+ Dùng Formol ( 1 - 3 % ) : Phun toàn bộ nền và tường chuồng

+ Dùng Crezil ( 3 - 5 % ) để phun

Trang 12

+ Xông hơi bằng hỗn hợp formol và thuốc tím liều lượng cứ 17,5 gamthuốc tím + 35 ml Formol cho 1 m3 chuồng nuôi, khi xông hơi đòi hỏi chuồngphải kín mới có tác dụng.

- Độn chuồng : Độn chuồng bằng trấu Chất độn chuồng trước khi sửdụng phải được phơi khô , tiêu độc bằng các chất sát trùng kể trên , ủmột ngày , sau đó rải đều cho bay hơi hết mới đưa vào chuồng

Máng ăn, máng uống, lò sởi, cót quây vịt… phải được rửa sạch sau

đó sát trùng bằng một trong các loại thuốc sát trùng kể trên rồi chuẩn bịsẵn trong chuồng trước khi nhập vịt về

1.1.3 Đánh giá chung

Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, thử nghiệmcông nghệ mới, xây dựng tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, tư vấn, dịch vụ,sản xuất kinh doanh, liên kết sản xuất, xuất nhập khẩu, giết mổ và chế biến sảnphẩm trong lĩnh vực chăn nuôi thủy cầm

+ Nghiên cứu chọn lọc để tạo ra các dòng thuỷ cầm mới, xác định các tổhợp lai có năng suất và chất lượng cao phù hợp với các vùng sinh thái; + Nuôi giữ giống gốc, quỹ gen, nhân thuần, nuôi thích nghi các giống thuỷcầm;

+ Nghiên cứu để xây dựng các quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật, địnhmức kinh tế kỹ thuật phục vụ cho công tác nghiên cứu và quản lý Nhà nước; + Thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnhvực chăn nuôi thủy cầm;

+ Thử nghiệm các công nghệ mới liên quan đến chăn nuôi thủy cầm;

+ Chủ trì và tham gia phối hợp thực hiện các chương trình, dự án phát triểnchuyển giao công nghệ mới liên quan đến chăn nuôi thủy cầm; + Tham gia đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về chăn nuôi thủy cầm;

+ Thực hiện các chương trình, dự án, đề tài hợp tác quốc tế về lĩnh vực

Trang 13

+ Dịch vụ kỹ thuật, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu về giống, sảnphẩm thủy cầm, thức ăn và vật tư trang thiết bị chăn nuôi thú y và các lĩnh vựckhác theo khả năng của Trung tâm;

+ Sản xuất kinh doanh, giết mổ và chế biến sản phẩm gia cầm

+ Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong lĩnhvực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chăn nuôi thủy cầm theo chuỗi liên kết

1.2 PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.2.1 Công tác chăn nuôi

1.2.1.1 Chuẩn bị chuồng nuôi và trang thiết bị.

Chuồng trại có thể làm chuồng nuôi nền hoặc nuôi chuồng sàn Ở giai đoạn

úm vịt này diện tích chuồng trại không cần rộng nhưng đòi hỏi chuồng trại phảiđảm bảo yêu cầu cao ráo, thoáng, kín không có gió lùa, giữ nhiệt tốt đặc biệt khi

úm vịt ở mùa đông

Chuẩn bị đầy đủ máng ăn, máng uống, các thiết bị phục vụ cho thắp sáng,sởi ấm Chuẩn bị các chất độn chuồng như trấu, rơm rạ băm nhỏ, phôi bào Chuẩn bị vây ràng để quây vịt con

Trước khi nhập vịt về nuôi phải dọn sạch chuồng, nền chuồng, tường, lưới.Phải quét vôi nền chuồng và xung quanh tường cao 0,8 - 1 m

Sau khi khô cho lớp độn chuồng và xông bằng foóc môn + thuốc tím hoặcphun crerin hoặc các loại thuốc sát trùng khác

Rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ sau đó ngâm vào dung dịch nước vôitrong hoặc foóc môn 0,3 - 0,4 % rồi để khô

Trước khi đưa vịt con vào phải sởi ấm chuồng trước

Trang 14

+ Vịt Đốm: có màu lông vàng, có phớt đen ở lưng và ở đầu, chân và mỏmàu hơi xám nhạt.

Nếu nuôi vịt giống để sinh sản thì chọn đực mái để tỷ lệ đực/mái cho đàngiống là tỷ lệ 1/4

1oC cho tới khi đạt 20 - 25oC

Nhiệt độ chuồng nuôi được đo ở độ cao trên đầu vịt Khi vịt con đi lại bìnhthường và tản đều trong quây hoặc trong chuồng thì khi đó nhiệt độ chuồng nuôiđảm bảo Khi vịt tản ra xa nguồn nhiệt, há mỏ thở nhiều chứng tỏ nhiệt độ trongchuồng quá cao Khi vịt con túm tụm lại một chỗ gần nguồn nhiệt chồng đốnglên nhau thì khi đó nhiệt độ chuồng nuôi quá thấp Khi vịt con nằm chụm lạimột chỗ về một phia quây hoặc một phía chuồng thì do bị gió lùa Trung bình cứ200W cho 75 con vịt và 140 con vịt cần 1 chụp sởi

Trang 15

Lượng cung cấp không khí phụ thuộc vào độ ẩm và quyết định bởi chấtđộn chuồng Lượng không khí trao đổi phải đảm bảo sạch, cho những khí thảicủa phân được đẫy ra ngoài Trong giai đoạn vịt con 1 - 14 ngày tuổi hạn chế gióthổi mạnh vào chuồng nuôi.

* Mật độ nuôi và độ lớn của đàn

Hai yếu tố mật độ và độ lớn của đàn tác động trực tiếp đến khả năng sinhtrưởng và chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Cơ cấu đàn nhỏ có thể tăngmật độ và ngược lại

* Thức ăn, nước uống

- Lượng thức ăn hàng ngày cho vịt nuôi giống để sinh sản như sau:

Trang 16

* Vịt CV Super M:

Bảng 1.1 Lượng thức ăn hàng ngày cho vịt CV Super M

(gr/con/ngày) Ngày tuổi

Thức ăn (gr/con/ngày)

1516171819202122232425262728

7580859095100105110115120125130135140

Trang 17

5659636670737779818385878990

Đối với vịt nuôi thương phẩm thịt thì cho ăn tự do

Thức ăn có thể nấu chín để tăng khả năng tiêu hoá thức ăn của vịt

Khối lượng cơ thể ở các giống phù hợp là :

+ Vịt CV Super M 28 ngày tuổi trung bình 0,9 - 1kg/con

+ Vịt kiêm dụng 28 ngày tuổi trung bình 0,6 - 0,7kg/con

- Vịt là loại thuỷ cầm cần rất nhiều nước uống, đảm bảo nước phải trongsạch và thường xuyên Vịt ở tuần tuổi thứ nhất không cho uống nước lạnh dưới

10oC, tuần tuổi thứ 2 và 3 không cho uống nước lạnh dưới 6oC và cũng cần hạnchế vịt uống nước trên 20oC Nhu cầu nước uống trung bình:

1 - 7 ngày tuổi : 120 mml/con/ngày

Trang 18

8 - 14 ngày tuổi : 250 mml/con/ngày

15 - 28 ngày tuổi : 350 mml/con/ngày

Nếu là nuôi chăn thả cho vịt uống nước những nơi nước trong, sạch, ở nơinhốt vịt ban đêm nên có máng nước cho vịt uống

1.2.2 Công tác thú y.

1.2.2.1 Phòng bệnh

Phòng bệnh là một trong những công việc hết sức quan trọng trong ngành thú ynhằm ngăn chặn không cho dịch bệnh xuất hiện, nâng cao sức đề kháng cho đàn vậtnuôi

1.2.2.1.1 Tham gia vệ sinh chuồng trại, cơ sở chăn nuôi.

Hàng ngày thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống để tránh thức ăn bị

ôi chua, mốc, cho ăn tự do nhưng phải đổ thức ăn nhiều lần Đối với vịt giốngnuôi để sinh sản cho ăn hạn chế do đó chỉ cho ăn một lần hết lượng thức ăntrong ngày để mọi con đều có thể được ăn lượng thức ăn theo tiêu chuẩn nhưvậy độ đồng đều của đàn sẽ cao hơn Thay nước và cung cấp đầy đủ nước uốngcho vịt đặc biệt đối với phương thức nuôi nhốt trên khô và nuôi trên vườn cây

1.2.2.1.2 Kết quả tiêm và phòng bệnh trong thời gian thực tập.

Bên cạnh công tác làm vệ sinh, để phòng chống dịch bệnh cho đàn gia cầm,

em tham gia cùng với các cán bộ thú y và cán bộ chăn nuôi của trung tâm tiếnhành tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia cầm theo đúng quy trình kỹ thuật

Trang 19

Bảng 1.3 Lịch phòng bệnh và tiêm phòng Ngày tuổi Vaccin , thuốc kháng sinh và cách dùng

1 Tiêm phòng vac xin Marek: Tiêm dưới da

1-4

Phòng các loại bệnh đường ruột bằng 1 - 2 thuốc trongcác loại thuốc : Octamix, Ampi-Coly, Tetracycline ,Streptomycine, Neox, Neotesol Bổ sung vitamin như :B1 , Bcomlex , ADE hay dầu cá

7 Vac xin Gumboro lần 1: nhỏ mắt, nhỏ mũi

14 – 15 Phòng bệnh cấu trùng bằng Rigercocin 1g/4 - 6 lít nươc;

ESB3 1g/1lít nước; Pharticoc-Plus; Baycox

16 – 17 Nhỏ Vacxin Gumboro lần 2

18 – 20 Nhỏ vacxin IB-ND lần 2 Bổ sung vitamin

23 – 24 Nhỏ Vacxin Gumboro lần 3

26 - 28 Phòng bệnh cấu trùng bằng một số loại thuốc đã nêu trên

40 – 45 Phòng vacxin Newcastle hệ 1: Tiêm dưới da

Bổ sung thêm một số vitamin

50 – 70 Phòng cầu trùng ruột non + E.Coli bằng: Coban kết hợp

với Genta - costrim; Pharticoc-Plus

1.2.3 Đánh giá chung

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm CẩmBình, được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám đốc Trung tâm, sự ủng hộ tạođiều kiện của trại chăn nuôi gà, sự chỉ bảo tận tình của thầy, cô giáo hướng dẫn

Trang 20

đã giúp em có điều kiện tiếp xúc thực tế với công việc chuyên môn, củng cốhiểu biết thêm về kiến thức nghề nghiệp của mình.

Qua quá trình thực tập em nhận thấy bản thân còn nhiều hạn chế về kinhnghiệm thực tế Vì vậy, cần học hỏi, trau dồi nhiều hơn nữa những kiến thứcthực tế phù hợp với thực tiễn sản xuất của từng cơ sở chăn nuôi

Trang 21

PHẦN 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Chuyên đề: “Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của vịt Ts142 tại

Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên”.

2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

2.1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Chăn nuôi thủy cầm là một nghề truyền thống có từ lâu đời của người dânViệt Nam Bên cạnh đó, Việt Nam có đặc điểm địa hình: nhiều sông ngòi, ao hồ

và nghề thâm canh lúa nước… nên ngành chăn nuôi thủy cầm ở nước ta có rấtnhiều thuận lợi Hiện nay, ngành chăn nuôi thủy cầm nước ta đã đóng góp mộtphần quan trọng vào sự phát triển của nền nông nghiệp nói riêng và nền kinh tếquốc dân nói chung

Trong chăn nuôi thủy cầm, chăn nuôi vịt là chủ yếu và quan trọng nhất ởnước ta Vịt là loài dễ nuôi, quay vòng vốn nhanh, tiêu tốn thức ăn cho một đơn

vị sản phẩm thấp, phát triển được ở mọi vùng sinh thái khác nhau Đặc biệt, vịt

là loài có thể tận dụng được thóc rơi vãi khi thu hoạch mùa và động vật thuỷsinh,… nên có thị trường rộng lớn Ngoài ra, các sản phẩm từ vịt như: thịt,trứng,… luôn được người dân ưa chuộng vì có chất lượng cao, giá thành rẻ.Trong những năm gần đây, số lượng vịt ở nước ta ngày càng phát triểnmạnh Chăn nuôi vịt phát triển đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế của đất nước,giúp tăng thu nhập và tạo việc làm cho người nông dân Để đạt được mục tiêuphát triển nhanh đàn thuỷ cầm cả về số lượng và chất lượng, ngoài việc pháttriển các giống vịt hiện có, chúng ta phải nghiên cứu tạo ra các giống vịt mới cónăng suất, chất lượng cao và phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường nước ta.Chính vì vậy, năm 2013, Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã ấp nở giốngvịt Ts142 và nuôi khảo nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên Giốngvịt này có khả năng thích nghi rộng trên mọi loại nước, sinh trưởng nhanh, chấtlượng thịt, trứng cao nên Vịt Ts142 được một số hộ nuôi thủy cầm lựa chọn Vì

Trang 22

tài: “Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của vịt Ts142 tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên”.

2.1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định một số đặc điểm ngoại hình của Ts142 - Đại Xuyên

- Đánh giá khả năng sản xuất của Vịt Ts142 - Đại Xuyên

2.2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

2.2.1 Giới thiệu về giống Vịt Ts142

Vịt Ts142 là 1 sản phẩm được nghiên cứu từ đề tài cấp bộ, năm 2013-2016.Vịt được lai tạo tại trung tâm từ vịt Star53 X Super Heavy

Vịt Ts142 có thể nuôi theo hình thức công nghiệp hoặc bán công nghiệp

Vì vậy, vịt Ts142 là giống vịt cần nhân rộng nhằm phát triển kinh tế gia đình,tạo sự ổn định trong chăn nuôi, phát huy tiềm năng sẵn có tại địa phương

Vịt Ts142 là giống vịt hướng thịt Đây là loại thuỷ cầm có giá trị kinh tếcao, có khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh, thích nghi được ở môi trườngnước ngọt Giống vịt này không cần vốn đầu tư nhiều, có thể tận dụng nguồnthức ăn tự nhiên Khi trưởng thành vịt có khối lượng trung bình từ 2,9 - 3,5kg/con; năng suất trứng trung bình từ 180 - 220 quả/năm Vịt mái nuôi 2 thángtuổi có thể đạt khối lượng 2,9 kg/con

2.1.2 Đặc điểm ngoại hình của vịt Ts142

Là giống vịt chuyên thịt có năng suất cao, ngoại hình của vịt đặc trưng chogiống cao sản hướng thịt Vịt có màu sắc lông trắng, mỏ và chân có màu vàngnhạt hay vàng chanh, thân dài, ngực nở, ngực sâu, rộng, chân cao, đùi phát triển,đầu và cổ to, dài, mỏ dài và rộng Từ đỉnh đầu xuống mỏ gần như là một đườngthẳng Dáng đứng gần song song với mặt đất Vịt con lông bông và mịn, mắtsáng, to, lanh lợi, chân bóng mượt, nhanh nhẹn khỏe mạnh Không chọn con bị

dị tật, quá bé hoặc quá to so với trung bình của con giống như hở rốn, yếu, khèochân, nặng bụng bết lông

Trang 23

2.1.3 Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của gia cầm

- Khái niệm về sinh trưởng và phát triển

Sinh trưởng là quá trình tích lũy hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăngchiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng các bộ phận và toàn bộ cơ thể củacon vật trên cơ sở di truyền từ đời trước Quá trình sinh trưởng chính là sự tíchlũy dần các chất, chủ yếu là protein, tốc độ và sự tổng hợp protein cũng chính là

sự hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể

Thời kỳ gia cầm con: Thời kỳ này số lượng tế bào tăng nhanh nên quá trình

sinh trưởng diễn ra rất nhanh, một số cơ quan nội tạng chưa phát triển hoànchỉnh, các enzyme tiêu hóa chưa đầy đủ, khả năng điều tiết thân nhiệt kém, giacầm con dễ bị ảnh hưởng bởi thức ăn và điều kiện môi trường Vì vậy, thức ăn

và nuôi dưỡng trong thời kỳ này rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinhtrưởng của gia cầm Người chăn nuôi cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡngtrong thức ăn và quan trọng nhất là các axit amin không hạn chế như: lysine,methionine, tryptophan,

Thời kỳ gia cầm trưởng thành: Thời kỳ này các cơ quan trong cơ thể gia

cầm gần như đã phát triển hoàn thiện Số lượng tế bào tăng chậm, chủ yếu là quátrình phát dục Quá trình tích lũy chất dinh dưỡng của gia cầm một phần là đểduy trì sự sống, một phần để tích lũy mỡ, tốc độ sinh trưởng chậm hơn thời kỳgia cầm con Đối với gia cầm sinh sản, cần phải có chế độ ăn hạn chế, phù hợp

để vừa không ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát dục, vừa không quá béo tránhtình trạng giảm năng suất và chất lượng trứng

- Các yếu tố ảnh hưởng

Có rất nhiều yếu tố về di truyền và ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởngcủa gia cầm như: giống, tính biệt, tốc độ mọc lông, ngoại hình và sự phát triểncủa cơ lưỡi hái, khối lượng bộ xương, dinh dưỡng, điều kiện chăn nuôi,

Trang 24

+ Ảnh hưởng của giống, dòng đến sinh trưởng:

Giống, dòng có ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng của gia cầm Nhiềucông trình nghiên cứu đã khẳng định sự sinh trưởng của từng cá thể giữa cácgiống, các dòng, có sự khác nhau Các giống vịt chuyên thịt có khối lượng cơthể lớn hơn vịt kiêm dụng và vịt chuyên trứng, vịt dòng trống có khối lượng cơthể lớn hơn dòng mái

+ Ảnh hưởng của tính biệt:

Giới tính khác nhau thì đặc điểm và chức năng sinh lý cũng khác nhau nênkhả năng đồng hóa, dị hóa và quá trình trao đổi chất dinh dưỡng của chúng làkhác nhau và điều này do gene liên kết giới tính quy định Nhiều thí nghiệm chobiết, ở gia cầm cùng một giống, dòng, lứa tuổi nhưng nhu cầu năng lượng,protein, axit amin cho trao đổi cơ bản của gia cầm trống luôn cao hơn gia cầmmái trưởng thành nên khối lượng của gia cầm trống luôn cao hơn gia cầm mái

+ Ảnh hưởng của lứa tuổi:

Lứa tuổi ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của gia cầm cũng tuântheo quy luật đường cong sinh trưởng, do mối tương quan giữa hai quá trìnhđồng hóa, dị hóa ở mỗi giai đoạn quy định Đây là cơ sở quan trọng để tính toánthời gian nuôi dưỡng, nhu cầu thức ăn và điều kiện chăm sóc thích hợp để đạthiệu quả kinh tế cao nhất

+ Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng:

Dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của gia cầm.Dinh dưỡng là một quá trình sinh học nhằm duy trì cơ thể và không ngừng đổimới những vật chất tạo nên cơ thể Cơ thể đòi hỏi được cung cấp các chất dinhdưỡng để duy trì sự sống và phát triển Do đó, trong công tác chăm sóc nuôidưỡng việc xác định nhu cầu các chất dinh dưỡng hay chế độ dinh dưỡng hợp lýcho vật nuôi là rất cần thiết và có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng Tỷ

lệ sinh trưởng các phần cơ thể khác nhau ở độ tuổi và phụ thuộc vào mức độ

Trang 25

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển của từng mô khác nhau gâynên sự biến động trong quá trình phát triển và có sự khác nhau giữa mô này với

mô khác Chế độ dinh dưỡng không những ảnh hưởng đến sinh trưởng mà cònlàm biến động di truyền về sinh trưởng

Dinh dưỡng không chỉ cần thiết cho sinh trưởng mà còn cần thiết để thểhiện khả năng di truyền của sinh trưởng Do vậy, để có năng suất cao trong chănnuôi gia cầm, đặc biệt để phát huy được tiềm năng sinh trưởng thì vấn đề cơ bảnphải lập ra những khẩu phần dinh dưỡng

+ Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông:

Tốc độ mọc lông của vịt có ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng Những kếtquả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã xác định trong cùng một giống, cùngtính biệt ở gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh, cũng có tốc độ sinh trưởng, pháttriển tốt hơn Gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh thì sự thành thục về thể trọngsớm hơn, chất lượng thịt tốt hơn gia cầm mọc lông chậm Tuy nhiên, dù có tốc

độ mọc lông chậm thì từ 8 - 12 tuần tuổi gia cầm cũng mọc lông đủ

+ Các yếu tố môi trường:

Khả năng sinh trưởng của gia cầm chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố môitrường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng Khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối cácchất dinh dưỡng, chăm sóc quản lý tốt sẽ có tác dụng tăng khả năng sinh trưởngnâng cao năng suất chăn nuôi

Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, độ thông thoáng vàphương thức nuôi có ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng của gia cầm nóichung và vịt nói riêng Khi các yếu tố môi trường không thuật lợi sẽ ảnh hưởngtrực tiếp đến sức đề kháng, khả năng thu nhận thức ăn và từ đó ảnh hưởng lớnđến sinh trưởng, phát triển của vật nuôi Do đó chuồng nuôi cần đảm bảo có độthông thoáng tốt, mật độ nuôi dưỡng và chế độ chiếu sáng thích hợp để nâng caohiệu quả chăn nuôi

Trang 26

Như vậy, trong chăn nuôi, đặc biệt là những giống cao sản thì ngoài yếu tốgiống tốt còn phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm mục đích khai thác tối đatiềm năng sinh học về khả năng tăng khối lượng cơ thể của vịt Ngoài ra, tốc độtăng khối lượng cơ thể khác nhau qua các giai đoạn tuổi cho phép các nhà chănnuôi xác định thời điểm giết thịt đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

2.1.4 Tiêu tốn thức ăn

Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, việc tạo ragiống mới có năng suất cao thì chưa đủ mà còn phải tạo ra nguồn thức ăn giàudinh dưỡng phù hợp với đặc tính sinh lý, phù hợp với mục đích sản xuất củatừng giống, dòng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi

Trong chăn nuôi ngoài việc tạo ra con giống có năng suất cao thì các nhàchăn nuôi cần phải chú ý đến nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, cân bằng đầy đủcác chất dinh dưỡng phù hợp với đặc tính sinh vật học của gia cầm và phù hợpvới mục đích sản xuất của từng giống, dòng, phù hợp với từng giai đoạn pháttriển của cơ thể mà vẫn đảm bảo được chỉ tiêu kinh tế Để đánh giá vấn đề này,các nhà khoa học đã đưa ra chỉ tiêu “tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng”.Tiêu tốn thức ăn/đơn vị sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọngtrong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng và luôn là mối quan tâmkinh tế lớn nhất của các nhà chăn nuôi vì chi phí thức ăn thường chiếm tới 70% giáthành sản phẩm Do vậy, hiệu suất giữa thức ăn/kg tăng trọng hay thức ăn/kg trứnghoặc 10 quả trứng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại

Nhiều thực nghiệm đã chứng minh tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng cơthể phụ thuộc vào tốc độ sinh trưởng, độ tuổi, giai đoạn đầu tiêu tốn thức ănthấp, giai đoạn sau tiêu tốn thức ăn cao hơn Ngoài ra còn phụ thuộc tính biệt,khí hậu thời tiết và chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như tình hình sức khỏecủa đàn gia cầm, đặc biệt là mức độ cân bằng dinh dưỡng trong thức ăn

Trang 27

2.1.5 Khả năng sinh sản ở gia cầm mái

- Sinh lý sinh sản ở gia cầm mái

Gia cầm mái thoái hóa buồng trứng bên phải, chỉ còn lại buồng trứng vàống dẫn trứng bên trái tồn tại và phát triển Âm hộ gắn liền với tử cung và cũngnằm trong lỗ huyệt, do đó lỗ huyệt đảm bảo ba chức năng: chứa phân, chứanước tiểu và cơ quan sinh dục Khi giao phối, gai giao cấu của con trống áp sátvào lỗ huyệt của con mái và phóng tinh vào âm hộ

Chức năng chủ yếu của buồng trứng là tạo trứng Quá trình phát triển của tếbào trứng trải qua ba thời kỳ: Tăng sinh, sinh trưởng và chín

Sự rụng trứng ở gà, vịt xảy ra một lần trong ngày, thường là 30 phút saukhi đẻ trứng Trường hợp nếu trứng đẻ sau 16 giờ thì sự rụng trứng sẽ chuyểnđến đầu hôm sau Trứng bị giữ lại trong ống dẫn trứng làm ngừng sự rụng trứngtiếp theo Tế bào trứng rơi vào phễu và được đẩy xuống ống dẫn trứng, đây làmột ống dài có nhiều khúc cuộn, bên trong có tầng cơ, trên thành ống có lớpmàng nhầy lót bên trong, trên bề mặt lớp màng nhầy có tiêm mao rung động.Ống dẫn trứng có những phần khác nhau: phễu, phần tạo lòng trắng, phần eo, tửcung và âm đạo Chúng có chức năng tiết ra lòng trắng đặc, loãng, màng vỏ, vỏ

và lớp keo mỡ bao bọc ngoài vỏ trứng Thời gian trứng lưu lại trong ống dẫntrứng từ 20 – 24 giờ Khi trứng rụng và qua các phần ống dẫn trứng với tử cung,đầu nhọn của trứng bao giờ cũng đi trước, nhưng nằm trong tử cung quả trứngđược xoay 1 góc 1800, cho nên trong điều kiện bình thường gia cầm đẻ đầu tùquả trứng ra trước

Chu kỳ rụng trứng phụ thuộc vào các yếu tố: Điều kiện nuôi dưỡng, chămsóc, lứa tuổi và trạng thái sinh lý của gia cầm Nếu thức ăn kém chất lượng,nhiệt độ không khí cao sẽ làm giảm sự rụng trứng và đẻ trứng

- Tuổi thành thục sinh dục

Tuổi thành thục sinh dục sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, loài, giới

Trang 28

dục sớm hơn giống vịt hướng thịt, vịt thành thục sinh dục sớm hơn ngan vàngỗng Vịt con nở vào mùa thu thường có tuổi thành thục sớm hơn các mùakhác trong năm.

- Khả năng sinh sản ở thủy cầm mái

Khả năng sinh sản của thủy cầm được thể hiện thông qua các tính trạng sốlượng như tuổi đẻ, năng suất trứng, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ trứng có phôi và tiêu tốn thứcăn/10 trứng

* Tuổi đẻ

Sự thành thục về tính là thời điểm các cơ quan sinh dục phát triển và hoànchỉnh, độ thành thục sinh dục của con mái được xác định qua tuổi đẻ quả trứngđầu tiên

Đối với vịt Ts142 thì tuổi đẻ thường ở tuần thứ 24

* Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ

Năng suất trứng là số lượng trứng đẻ ra của gia cầm trong 1 khoảng thờigian nhất định, đây là một trong những chỉ tiêu sản xuất quan trọng nhất của giacầm và là một tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện ngoạicảnh, hệ số di truyền tính trạng này là thấp

Năng suất trứng phụ thuộc và giống, dòng, phương thức chăn nuôi khácnhau và điều kiện địa lý cũng ảnh hưởng đến năng suất trứng

Gia cầm có tỷ lệ đẻ thấp trong mấy tuần đầu của chu kỳ đẻ, sau đó tăng đần

và đạt tỷ lệ đẻ cao ở những tuần tiếp theo rồi giảm đần và đạt tỷ lệ đẻ thấp nhất

ở cuối kỳ sinh sản Sản lượng trứng/năm của một quần thể gia cầm được thểhiện theo quy luật cường độ đẻ trứng cao nhất vào tháng thứ hai, thứ ba sau đógiảm dần đến hết năm đẻ

* Khối lượng và cấu tạo trứng vịt

- Khối lượng trứng

Khối lượng trứng cùng với sản lượng trứng là chỉ tiêu quan trọng cấu thành

Ngày đăng: 24/03/2019, 23:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ân, Hoàng Gián, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện, Trần Xuân Thọ (1983). Di truyền học động vật, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di truyền học động vật
Tác giả: Nguyễn Ân, Hoàng Gián, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện, Trần Xuân Thọ
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
Năm: 1983
12. Schuberth L và Ruhland R (1978). Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm, (Nguyễn Chí Bảo dịch), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ơ sở sinh học của nhân giống và nuôidưỡng gia cầm
Tác giả: Schuberth L và Ruhland R
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1978
13. Nguyễn Thiện và Lê Xuân Đồng (1993). “Kết quả nghiên cứu và vấn đề phát triển vịt ở Việt Nam, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi vịt (1988 – 1992)”. NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu và vấn đềphát triển vịt ở Việt Nam", Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học chănnuôi vịt (1988 – 1992)
Tác giả: Nguyễn Thiện và Lê Xuân Đồng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1993
14. Quách Công Thọ (2009). ‘Theo dõi đặc điểm sinh trưởng, khả năng sinh sản của vịt CV – Super M2 thế hệ 13 nuôi tại trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình – Hải Dương’. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Theo dõi đặc điểm sinh trưởng, khả năng sinhsản của vịt CV – Super M2 thế hệ 13 nuôi tại trạm nghiên cứu gia cầm CẩmBình – Hải Dương
Tác giả: Quách Công Thọ
Năm: 2009
16. Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn văn Duy, Hoàng Văn Tiệu, Vương Thị Lan Anh, Đặng Thị Vui, Phạm Văn Chung, Nguyễn Thị Thúy Nghĩa, Đồng Thị Quyên (2010). ‘Khả năng sản xuất của con lai giữa vịt SM và vịt Đốm’, Báo cáo khoa học Viện chăn nuôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: ‘"Khả năng sản xuất của con lai giữa vịt SM và vịt Đốm’
Tác giả: Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn văn Duy, Hoàng Văn Tiệu, Vương Thị Lan Anh, Đặng Thị Vui, Phạm Văn Chung, Nguyễn Thị Thúy Nghĩa, Đồng Thị Quyên
Năm: 2010
17. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Thị Lan, Hoàng Văn Tiệu, Lê Xuân Thọ, Phạm Văn Trượng, Nguyễn Thị Minh, Lương Thị Bột (1997). ‘Kết quả nghiên cứu khả năng sinh sản của vịt CV Super M qua các thế hệ’. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ chăn nuôi 1981 – 1996, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứukhả năng sinh sản của vịt CV Super M qua các thế hệ
Tác giả: Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Thị Lan, Hoàng Văn Tiệu, Lê Xuân Thọ, Phạm Văn Trượng, Nguyễn Thị Minh, Lương Thị Bột
Nhà XB: NXBNông nghiệp Hà Nội
Năm: 1997
20. Đoàn Xuân Trúc (2010). ‘Báo cáo tình hình chăn nuôi gia cầm Việt Nam’ . Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình chăn nuôi gia cầm Việt Nam’
Tác giả: Đoàn Xuân Trúc
Năm: 2010
21. Dương Xuân Tuyển (1998). ‘Nghiên cứu một số đặc điểm về tính năng sản xuất của các dòng vịt ông bà CV Super M nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh’.Luận án Tiến sĩ Khoa học Nông Nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm về tính năng sảnxuất của các dòng vịt ông bà CV Super M nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Dương Xuân Tuyển
Năm: 1998
22. Dương Xuân Tuyển (2007). ‘Tình hình chăn nuôi vịt ở Việt Nam’. Tuyển tập các báo cáo về chăn nuôi thủy cầm tại hội thảo quốc tế về chăn nuôi thủy cầm tại Hà Nội, Việt Nam (17-21/9/2007). Tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình chăn nuôi vịt ở Việt Nam
Tác giả: Dương Xuân Tuyển
Năm: 2007
1. Chambers J. R. (1990), “Chapter 25 – Genetics of growth and meat production in, chicken”, Poultry breeding and genetics, Elesevier Inc, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chapter 25 – Genetics of growth and meatproduction in, chicken”, "Poultry breeding and genetics
Tác giả: Chambers J. R
Năm: 1990
2. FAO (2004). Statistical year book. Faostat 3. FAO (2008). Statistical year book. Faostat Sách, tạp chí
Tiêu đề: Statistical year book". Faostat3. FAO (2008). "Statistical year book
Tác giả: FAO (2004). Statistical year book. Faostat 3. FAO
Năm: 2008
4. Lerner T.M and Asmundsen V.S (1938). Genetics of growth constans in domestic fowl. Poultry Science 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Genetics of growth constans indomestic fowl
Tác giả: Lerner T.M and Asmundsen V.S
Năm: 1938
5. Negm A.M, M.A. Kosba, T.M.El Sayed. Correlated response to selection for breast meat weight of Ducks. Alexandria Journey of Agricultural research 1981 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Correlated response to selection forbreast meat weight of Ducks
6. Pingel H. (1986). Recent research on the breeding of waterfowl. Proc. 7 th Eur, Poultry conf (Paris) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Recent research on the breeding of waterfowl
Tác giả: Pingel H
Năm: 1986
15. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng, Lê Thị Nga, Vũ Đức Cảnh, Nguyễn Thị Hường, Phạm Thị Xuân, Lê Thị Cẩm, Trần Thị Thu Hằng và Vũ Anh Bình (2008). ‘Kết Quả Nghiên Cứu Khả Năng Sản Xuất Của Vịt Ông Bà Super Heavy Nhập Nội’. Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi Khác
18. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Thị Lan, Phạm Văn Trượng, Doãn Văn Xuân, Lương Thị Bột, Nguyễn Ngọc Liên, Lê Xuân Thọ, Lê Sĩ Cương (2002), ‘Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất của giống vịt CV Super M2 nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên’. Báo cáo Khoa học Viện Chăn nuôi Khác
19. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu, Hồ Khắc Oánh, Nguyễn Thị Minh (2011). ‘Phát triển giống vịt Đốm (Vịt Nàng, Pất Lài)’, Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật chăn nuôi Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w