Qua quá trình tìm hiểu, nhóm tác giả xin phép đưa ra một số đề xuất cho CSTT năm 2015:
Bám sát mục tiêu tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thực hiện mạnh mẽ các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, phấn đấu tăng trưởng cao hơn năm 2014. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và hợp tác quốc tế.
Theo kế hoạch đề ra, chúng ta phải đảm nhiệm 2 trọng trách : vừa tăng cường ổn định kinh tế vỹ mô đồng thời vừa phải phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2014. Do đó, thử thách lớn nhất của việc điuề hành CSTT là phải dung hòa được 2 chỉ tiêu trái chiều này một lần nữa; muốn làm đươc điều đó, từng chính sách, từng công cụ phải được toan tính chính xác, cẩn trọng, phối hợp thật nhịp nhàng, linh hoạt.Mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,2%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%, tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị dưới 4%, điều này cho thấy NHNN phải có mức độ nới lỏng CSTT phù hợp với các chỉ số trên : lãi suất sẽ điều chỉnh giảm, tỷ giá sẽ tăng theo hướng đồng VND giảm giá so với đồng USD để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng và kích thích xuất khẩu.
Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cũng cần phải được xem xét cẩn thận. Chúng ta nhìn lại 5 tháng đầu năm 2014, mức độ tăng trưởng tín dụng chỉ đạt mức 1.31% nhưng nợ xấu tăng đến khoảng 4.48%; do đó, nếu không có biện pháp dứt khoác, chúng ta sẽ dẫm lại bước chân “nợ xâu” trong năm 2015. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng của năm 2015 là tăng trưởng có chất lượng, đồng thời không phải lượng cầu vốn vay chỉ tăng đột biến vào dịp cuối năm như các nhận định trước đó, theo chúng tôi, khẩu vị sử dụng vốn vay đối với nền kinh tế Việt Nam đã có chuyển biến; đặc biệt là tín dụng tiêu dùng nếu được chú trọng sẽ xử lý được đáng kể nguồn vồn huy động ùn ứ, cần quy định lãi suất cho vay hợp lý cho từng đối tượng khách hàng, không thể để các tổ chức tín dụng tự do chào mức lãi có thể “bóp chết” tín dụng tiêu dùng vừa phát triến như hiện nay, từ có các nguồn lực sẽ được sử dụng triệt để hơn, phát huy tác dụng tố hơn.
Việc xử lý nợ xấu, thực hiện tái cơ cấu tổ chức tín dụng có liên quan trực tiếp đến điều hành chính sách tiền tệ cần phải có lộ trình và có các biện pháp thích hợp, không thể nôn nóng. Dự báo, trong năm 2015, thị trường bất động sản sẽ có chuyển động khá hơn, nhưng chủ yếu là các nhu cầu đích thực về nhà ở, còn nhìn chung quy mô giao dịch của thị trường vẫn nhỏ. Bên cạnh đó, việc thực hiện Thông tư liên bộ số 16/2014 vẫn chưa có hiệu quả rõ rệt. Vì vậy, việc xử lý nợ xấu theo nguyên tắc thị trường, theo cơ chế thị trường không thể như mong đợi mà vẫn chủ yếu dựa vào các hướng đã xử lý trong năm 2014, chất lượng tín dụng tiếp tục phản ánh thực chất hơn, tác động tích cực đến điều hành chính sách tiền tệ.
Việc khuyến khích sử dụng các loại thẻ thanh toán thay tiền mặt còn nhiều bất cập. Đại đa số người Việt Nam có thói quen dùng tiền mặt trong thanh toán đã có từ rât lâu, cần có lộ trình chi tiết để thay đổi dần thói quen này; hơn việc thu phí khách khàng tkhi thanh toán bằng tiền nhựa vẫn còn rất nhiều sai phạm, cần phải có biện pháp chế tài nghiêm khắc hoặc mức độ cảnh cáo cao hơn đối với các trường hợp vi phạm.
Ngoài ra, chúng tôi cùng đồng ý với các đánh giá thông cáo báo chí cho rằng :
Việc sắp xếp lại các tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước trong năm 2015 còn chậm. Mục tiêu cổ phần hóa 200 doanh nghiệp nhà nước trong năm 2014 và 232 doanh nghiệp nhà nước trong năm 2015 của Chính phủ đặt ra rất khó đạt được. Nợ công đã chạm mức 52% GDP và đối mặt với các khoản nợ đến hạn trong các năm tới. Sức mua của nền kinh tế không khá hơn so với năm 2015, do đó sức hấp thụ vốn của nền kinh tế không cao, tăng trưởng tín dụng cũng sẽ khó vượt qua mức của năm 2014. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng phải thực hiện nghiêm túc Thông tư 36/2014/TT-NHNN về các giới hạn và tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Do đó, dự báo tăng trưởng tín dụng của năm 2015 sẽ không quá 13% - 15%.
Cần có những suy nghĩ rộng mở, điều kiện cụ thể của từng nền kinh tế, không nên cứng nhắc đưa ra những suy nghĩ chưa có cái nhìn đa chiều, tạo sức ép về dư luận lên điều hành chính sách tiền tệ. Dựa trên các diễn biến kinh tế vĩ mô, diễn biến của thị trường,... dự báo năm 2015 Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục linh hoạt trong chừng mực giới hạn về điều chỉnh lãi suất, về điều hành tỷ giá,... nhưng lãi suất và tỷ giá sẽ đi dần
vào thế ổn định, mặt bằng lãi suất của hệ thống tổ chức tín dụng sẽ giảm nhẹ từ 0,5% - 1,0%/năm, tỷ giá VND/USD sẽ tăng không quá 2% so với năm 2014. Lãi suất tiền gửi nội tệ tối đa tại các ngân hàng thương mại sẽ không vượt quá 7,5%/tháng, dao động quanh mức 6,5% - 7,0%; lãi suất cho vay cũng dao động quanh mức 7,5% - 8,0%. Lãi suất VND và lãi suất USD có sự chênh lệch lớn, nhằm mục tiêu chống tình trạng đô-la hóa nền kinh tế.
Điều hành chính sách tiền tệ trong quá trình chuyển đổi, hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải tham khảo những nguyên lý chung, những cách làm của các quốc gia khác nhưng phải vận dụng phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Vì vậy, trên các diễn đàn, việc nêu kinh nghiệm, nêu bài học và cách làm của các nước trên thế giới là cần thiết, nhưng cần tính đến các điều kiện vận dụng, cơ sở thực tiễn để thực hiện.
Năm 2015 nền kinh tế Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế, cơ hội và thách thức cũng ngày càng lớn trong điều hành chính sách tiền tệ. Kim ngạch xuất, nhập khẩu gia tăng cao, tình trạng buôn lậu tiếp tục gia tăng và tinh vi, các luồng ngoại tệ chuyển ra và vào nước ta cũng có quy mô lớn hơn, đòi hỏi việc điều hành tỷ giá, quản lý ngoại hối,... cũng tiếp tục phải được linh hoạt trong bối cảnh chính sách tiền tệ vẫn phải thực hiện đa mục tiêu. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phối hợp đồng bộ các công cụ điều hành chính sách tiền tệ thực hiện mục tiêu giảm tình trạng đô la hóa nền kinh tế, nâng cao vị thế của đồng Việt Nam, đặc biệt là nghiệp vụ thị trường mở tiếp tục được sử dụng linh hoạt trong việc bảo đảm thanh khoản cho các ngân hàng thương mại cũng như trung hòa lượng tiền đưa ra mua ngoại tệ, thực hiện kiểm soát lạm phát tiền tệ theo mục tiêu đã đề ra/.