Trong giai đoạn 2007 – 2010, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được NHNN sử dụng rất linh hoạt nhằm ngăn ngừa sự tăng trưởng tín dụng quá nóng và kiềm chế lạm phát. Đặc biệt vào đầu năm 2008, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh tăng khá cao, lên đến 11% (dành cho tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng) và 5% (dành cho
tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên). Sau đó, dự trữ bắt buộc được NHNN điều chỉnh linh hoạt trong những thời kỳ tiếp theo với xu hướng giảm.
Hình: Tổng hợp dự trữ bắt buộc từ 2008-2011 (nguồn: NCS. Châu Đình Linh, Cafef.vn)
Sau 2011, dự trữ bắt buộc trở nên dần lãng quên trong các công cụ sách tiền tệ. Cho đến hết năm 2014, dự trự bắt buộc luôn được giữ nguyên không thay đổi là 3% (dành cho tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng) và 1% (dành cho tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên).
Hiện tại, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND đang được áp dụng theo QĐ 379/QĐ-NHNN ngày 24/2/2009, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng USD áp dụng theo QĐ 1925/QĐ-NHNN ngày 26/8/2011.
Hình: Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN Việt Nam (Nguồn: NHNN, sbv.gov.vn)
Chắc chắn công cụ dự trữ bắt buộc chưa dùng đến chứ không bị lãng quên, luôn luôn sẵn sang được sử dụng khi cần thiết.
Giữa năm 2014, tâm lý chung của thị trường là mong đợi NHNN hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, để tiền ra thị trường nhiều hơn, qua đó một mặt góp phần giảm tiếp lãi suất, một mặt tạo nguồn kích thích tăng trưởng tín dụng vốn đang khó đẩy mạnh. Dự trữ bắt buộc là biện pháp mạnh thường chỉ sử dụng khi quá bức thiết, khi các công cụ khác đã trơ hoặc quá tải. Trong điều kiện kinh tế vào thời điểm giữ năm 2014, hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần đang trong tình trạng thừa vốn, nếu hạ dự trữ bắt buộc xuống không những không kích thích được tín dụng mà còn làm cho tình trạng ứ đọng vốn ngày càng tăng lên.