Lãi suất với tăng trưởng tín dụng

Một phần của tài liệu Kết quả điều hành chính sách tiền tệ năm 2014 và dự báo năm 2015 (Trang 31 - 32)

Theo kế hoạch đã đề ra, mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng năm 2014 sẽ từ 12 -14%. Nhìn lại diễn biến thị trường tín dụng năm 2014,theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, tăng trưởng tín dụng trong 5 tháng đầu năm 2014 đạt 1,31%, đến 6 tháng đầu năm đã tăng lên 3,52%. Như vậy, chỉ trong vòng 1 tháng, tín dụng tăng khá nhanh, tăng thêm 2,21%, cao gần gấp đôi mức tăng tín dụng

cả 5 tháng đầu năm cộng lại. Tiếp sang 7 tháng đã tăng lên 3,68%, đến cuối năm 2014 mức tăng trưởng tín dụng là 11.85. Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết: “Theo quy luật, tín dụng thường tăng thấp vào những tháng đầu năm và cao vào cuối năm. Điều này cũng phù hợp với diễn biến, mua sắm dự trữ hàng Tết”. Không đồng thuận

hoàn toàn với ý kiến trên, theo Đinh Trung Nhựt (2015) (nhóm trưởng) cho rằng, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam như trên là không đồng đều và có dấu hiệu tăng trưởng “nóng”, cơ chế dồn đẩy vào cuối năm rất nguy hiểm, đặc biệt là chất lượng tín dụng,tỷ lệ nợ xấu tăng là tất yếu. Hơn nữa, khi lãi suất đã giảm mà trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng vẫn ì ạch, ác thành phần kinh kế không hấp thụ được vốn vay từ các tổ chức tín dụng cho thấy “sức khỏe” của họ không tốt, các dòng vốn điều chuyển chưa được phát huy đúng chức năng nâng đỡ nền kinh tế. Do vậy, việc nới lỏng tín dụng đáp ứng mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới cần phải được triển khai cụ thể, có những quy định, hướng dẫn chi tiết từng đối tượng kinh tế tiếp cận, chia nhỏ thời đoạn hoàn thành kế hoạch để nguồn vồn được hấp thụ tốt hơn, lan tỏa một cách đồng đều hơn, chất lượng tín dụng được đảm bảo hơn.

Một phần của tài liệu Kết quả điều hành chính sách tiền tệ năm 2014 và dự báo năm 2015 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w