CÁC BIỆN PHÁP DẠY NGHỀ CHO THANH NIÊN VÙNG U MINH THƯỢNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG... Nguyên tắc này có hai khía cạnh: Tuân thủ quan điểm chỉ đạo của Đảng
Trang 1CÁC BIỆN PHÁP DẠY NGHỀ CHO THANH NIÊN VÙNG U MINH THƯỢNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Trang 2Trong chương này chúng tôi dựa trên những kết quả khảo sát cũng như những cơ sở lý luận về dạy nghề để đề ra một số biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của vùng UMT Để đưa ra được những giải pháp chúng tôi cần dựa trên những nguyên tắc dưới đây:
- Nguyên tắc xây dựng biện pháp
Để các giải pháp được đề xuất có tính khả thi cao khi đưa vào ứng dụng, theo chúng tôi, cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản dưới đây:
- Đảm bảo tính cần thiết
Nguyên tắc này được xem là quan trọng nhất để chúng tôi đưa ra biện pháp khả thi nhất Tức là, những giải pháp phải phù hợp và thiết thực với đặc điểm tình hình kinh tế-xã hội,
và điều kiện tự nhiên mới có thể nâng cao chất lượng dạy nghề và đáp ứng đúng nhu câu địa phương
- Đảm bảo tính pháp lý
Tuân thủ các quan điểm chỉ đạo của Đảng và các chủ trương, biện pháp của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Trang 3về đào tạo nghề cho thanh niên đáp ứng nhu cầu phát triển địa phương Nguyên tắc này có hai khía cạnh:
Tuân thủ quan điểm chỉ đạo của Đảng về dạy nghề và dạy nghề cho thanh niên đáp ứng nhu cầu phát triển địa phương Khía cạnh này xuất phát từ cơ chế quan hệ phối hợp: Đảng lãnh đạo, các cơ quan ban ngành nhà nước và Trường trung cấp nghề vùng UMT thực hiện
Tuân thủ các chủ trương và biện pháp của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ đạo Nói cụ thể là tuân thủ pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế XHCN Khía cạnh này là đảm bảo tính đồng thuận, nhất trí cao trong quá trình đẩy mạnh công tác dạy nghề và dạy nghề cho thanh niên đáp ứng nhu cầu phát triển địa phương, tránh tình trạng lộn xộn, tùy tiện mở lớp không theo định hướng và kế hoạch đề ra
- Đảm bảo tính đồng bộ
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đưa ra trước hết phải đồng nhất, đồng bộ, không được đối lập, mẫu thuẫn giữa
đề án, chính sách và chương trình đào tạo Các biện pháp phải hướng đến mục đích dạy nghề cho thanh niên đáp ứng nhu cầu phát triển vùng UMT
Trang 4- Đảm bảo tính thực tiễn
Các giải pháp phải xuất phát từ đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế-xã hội của vùng Mặc dù đặc điểm KT-XH của vùng được thể hiện qua rất nhiều mặt, song theo chúng tôi chỉ cần chú ý đến một số đặc điểm quan trọng dưới đây:
Đặc điểm về dân cư và những phát sinh từ vấn đề dân cư như việc làm và thất nghiệp, các tệ nạn xã hội
Đặc điểm về vai trò, vị thế vùng UMT trong công cuộc xây dựng CNH của tỉnh
Đặc điểm về nguồn lực và tiềm lực của Trường trung cấp nghề vùng UMT
Từ đặc thứ nhất, việc tỉnh Kiên Giang thành lập Trường trung cấp nghề vùng UMT với mục tiêu gắn liền với giải quyết việc làm phục vụ địa phương và giảm thiểu nạn thất nghiệp, nâng cao mức sống của người dân và giải quyết vấn
đề xóa đói giảm nghèo, tệ nạn xã hội (cờ bạc, trộm cắp, ma túy, rượu chè, mại dâm ) mà đa phần là thanh niên Phát triển dạy nghề cho thanh niên được coi hướng đi đúng đắn để phát triển bền vững cho địa phương
Trang 5Từ đặc điểm thứ hai, việc mở rộng hệ thống đào, chương trình đào tạo gớp phần hỗ trợ, cung cấp việc làm trong và ngoài tỉnh và trong khu vực thích nghi với thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
Từ đặc điểm thứ ba, việc đánh giá nguồn lực và tiềm lực của Trường trung cấp nghề vùng UMT là cần thiết để đưa ra giải pháp hiệu quả
- Các biện pháp dạy nghề cho thanh niên đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội vùng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
- Biện pháp 1: Điều tra nắm rõ nhu cầu của địa phương về nguồn nhân lực.
Dạy nghề cho LĐNT, đặc biệt cho thanh niên đáp ứng nhu cầu phát triển địa phương được xem là chìa khóa thoát nghèo để phát triển bền vững
Kinh nghiệm phát triển nông thôn ở các nước phát triển trên thế giới cũng đã chỉ rõ dạy nghề là phương thức hữu hiệu
để người lao động có thể chuyển đổi nghề nghiệp sang những nhành nghề đem lại cho họ thu nhập cao hơn Hơn nữa, đòi
Trang 6hỏi đào tạo LLLĐ tay nghề cao, trong đó có LĐNT theo yêu cầu của CNH-HĐH
Để nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy nghề và lòng tin cho thanh niên vùng UMT, trước hết cần xác định được số lượng lao động và các ngành nghề cần đào tạo Chúng ta biết rằng đang tìm cách thích nghi với thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, và sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành, vùng, khu vực sẽ diễn biến mạnh mẽ nhằm hợp lý hóa
cơ cấu và tối ưu hóa việc sử dụng LLLĐ cả khu vực nông thôn và thành thị Vì vậy, điều tra yêu cầu về nguồn nhân lực
và dự báo xu hướng phát triển ngành nghề để quy hoạch và đầu tư hợp lý, hiệu quả cần được quan tâm đúng mức Chẳng hạn như chúng tôi chia nguồn nhân lực thành hai nhóm đối tượng chính: (1) Lao động phục vụ tại địa phương: Chuyên sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp với qui mô lớn, cần chuyên môn hóa cao (2) Lao động rời khỏi địa phương: Di cư
ra các thành phố lớn, thậm chí xuất khẩu lao động làm những công việc cụ thể ở các khu công nghiệp
Hoạt động điều tra nắm rõ yếu cầu của địa phương về nguồn nhân lực là hết sức quan trọng, là cơ sở để triển khai thực hiện công tác dạy nghề cho thanh niên có hiệu quả, xây
Trang 7dựng kế hoạch dạy nghề hằng năm đảm bảo mục tiêu, yêu cầu đặt ra
Từ đây sẽ hướng dẫn, hỗ trợ, tập huấn nghiệp vụ điều tra cho các ngành, các cấp, đồng thời thiết kế phần mềm nhập thông tin cho các địa phương, xây dựng hệ thống biểu mẫu và
mô hình dự báo nhu cầu dạy nghề cho thanh niên trong vùng
Thí điểm một số mô hình dạy nghề hiệu quả cho thanh niên Kết hợp với nhiều cơ quan, tổ chức triển khai thí điểm các mô hình dạy nghề cho thanh niên như dạy nghề và tổ chức việc làm gắn liền với phát triển làng nghề mới, dạy nghề kết hợp với vùng nguyên liệu, tổ chức việc làm và bao tiêu sản phẩm, dạy nghề gắn với duy trì, phát triển làng nghề truyền thống
- Biện pháp 2: Xác định rõ nhu cầu học nghề của đối tượng thanh niên vùng U Minh Thượng.
Nhận thức của lao động thanh niên đối với việc học nghề quyết định rất lớn đến sự thành công trong công tác đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển địa phương một cách bền vững Từ việc xác định rõ nhu cầu của thanh niên đối với việc học nghề, những ngành, nghề họ muốn học, sau đó chúng ta
Trang 8có thể phân loại, đối chiếu với nhu cầu của thị trường lao động địa phương, trong vùng từ đó chúng ta có đủ minh chứng để tư vấn, tuyên truyền, khuyến kích, động viện họ tham gia học nghề theo đúng thực tế, giảm thiểu rủi ro và có việc làm thu nhập ổn định Giúp thanh niên nhận thức việc học nghề là một hướng đi ngắn nhất và tiết kiệm nhất để lập nghiêp và phát triển địa phương
- Biện pháp 3: Đa dạng hóa các biện pháp, huy động,
tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên vùng U Minh Thượng.
Để huy động được số lượng lớn thanh niên tham gia học nghề đáp ứng nhu cầu phát triển địa phương cần phải có một
đề án, kế hoạch ngắn và dài hạn Trong đó, gắn chặt chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế địa phương với đào tạo nghề Nghĩa là, gắn kết việc đào tạo nghề và sử dụng lao động đồng thời kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn nghề, tổ chức nhiều chuyến đi tham quan mô hình sản xuất hiệu quả
Trang 9- Biện pháp 4: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất các trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Có thể nói rằng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy nghề là chìa khóa then chốt quyết định thành công của việc dạy nghề Do đó, thay vì chờ đợi được cấp kinh phí, cơ sở vật chất, chúng ta trước hết cần liên kết với doanh nghiệp về đào tạo Họ có thể hỗ trợ cơ sở vật chất cũng như chia sẽ kinh nghiệm, kỹ năng làm việc của họ cho người học Hơn nữa, chúng ta tìm nhà đầu tư vào lĩnh vực dạy nghề để tăng cường nguồn vốn đủ mạnh để phát triển và phục vụ đào tạo đáp ứng nhu cầu một cách chuyên nghiệp
- Biện pháp 5: Huy động các nguồn lực chính trị xã hội để làm tốt công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho thanh niên.
Việc dạy nghề cho thanh niên đáp ứng nhu cầu phát triển địa phương cần phải có sự chung tay của tất cả các mặt trận đoàn thể để tuyên truyền đến tận ngõ ngách của tất cả các thôn, xớm bằng nhiều hình thức khác nhau và làm một cách thường xuyên hơn
Trang 10- Biện pháp 6: Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường
Điều gì sẽ xãy ra nếu tư duy của nhà quản lý không thay đổi, không tích cực, và giáo viên không sử dụng thành thạo trang thiết bị dạy học? Tất yếu chúng ta phải thường xuyên đào tạo cập nhập kiến thức và tay nghề cho đội ngũ này vì chính họ sẽ tạo quyết định sản phẩm đầu ra như thế nào
- Biện pháp 7: Cần có một chính sách mở cho dạy nghề và cụ thể hóa chính sách dạy nghề.
Chúng ta biết rằng chúng ta đang vẫn còn cơ chế bao cấp cho hầu hết cơ sở dạy nghề khắp cả nước Điều này vừa là gánh nặng cho nhân sách công vừa kiềm hảm sự phát triển Chính cơ chế xin cho đã làm cho việc dạy nghề chậm phát triển so với nhu cầu thực tế như hiện nay Phải xã hội hóa, tối ưu hóa các hình thức liên kết, hợp tác, loại hình đào tạo, thậm chí tối ưu hóa nguồn thu nhập cho giáo viên, cán bộ dạy nghề Phải cho mỗi cơ sở dạy nghề tự chủ thực sự từ đầu vào cho đến đầu ra Đây được xem là biện pháp căn cơ nhất
Trang 11- Biện pháp 8: Kêu gọi đầu tư, cộng tác với các cá nhân, doanh nghiệp về mô hình dạy nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Nếu chính sách mở được ban hành, chúng tôi tin rằng các cơ sở dạy nghề nói chung và Trường TCN vùng UMT nói riêng sẽ phát huy tính năng động, chủ động từ tài chính, chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo Có thể nói, đây là hướng đi tất yếu đối một lĩnh vực dạy nghề ở Việt Nam vừa yếu tài chính, vừa thiếu cơ sở vật chất và nguồn nhân lực chất lượng cao
- Biện pháp 9: Cam kết đảm bảo đầu ra, mức lương tối thiểu, môi trường làm việc, và công việc ổn định.
Một điều chắc chắn rằng khi người học có ý định học ngành nghề nào đó Ngoài thời gian học, học phí thì một điều quan trọng nhất với học là liệu rằng đầu ra của họ sẽ như thế nào? Công việc ra sau? Làm ở đâu? Lương bổng như thế nào? Có ổn định hay không? Do đó, để người học yên tâm
và cảm thấy hài lòng với những nỗ lực đã bỏ ra, các cơ sở nghề cần phải cam kết những đòi hỏi này Tuy nhiên, muốn biện pháp này được khả thi, Nhà trường cần nỗ lực trong việc
Trang 12liên kết đầu tư và hợp đồng cung ứng việc làm cho các doanh nghiệp, xí nghiệp có ràng buộc cụ thể và thực tế hơn
- Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất
Có thể thấy mỗi biện pháp có vai trò, chức năng, nhiệm
vụ riêng, song chúng có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng nhau, thúc đẩy nhau phát triển Cụ thể, biện pháp 7 có vai trò lớn nhất, trung tâm, chi phối các biện pháp khác vì nó có thể thúc đẩy hoặc kiềm hãm các biện pháp khác phát triển Nếu không có chính sách mở, sẽ rất khó tạo ra những động lực mới, năng động hơn, sáng tạo hơn, linh hoạt và kịp thời hơn Đừng để phần lớn các cơ sở đào tạo nghề như hiện nay ngồi
chờ trên cho dưới mới được làm
Mô hình 3: Mô hình mối quan hệ giữa các biện pháp
Trang 13Kêu gọi đầu tư và hợp tác (Biện pháp 8)
Điều tra nắm rõ
nhu cầu
(Biện pháp 1)
Xác định nhu cầu học
nghề của thanh niên
(Biện pháp 2)
Đẫy mạnh quảng bá
(Biện pháp 3& 5)
chính sách mở và cụ
thể hóa chính sách (Biện pháp 7)
Phát triển cơ sở vật
chất
(Biện pháp 4)
Phát triển đội ngũ
(Biện pháp 6)
Cam kết đảm bảo đầu ra
(Biện pháp 9)
Trang 14- Khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp
Để tiến hành đánh giá mức độ cần thiết (quan trọng, tất yếu cần có) và mức độ khả thi (khả năng thành công) của các biện pháp trên, chúng tôi cũng tiến hành khảo nghiệm nhỏ bằng phương pháp phỏng vấn lại bằng phiếu trưng cầu ý kiến:
40 cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý địa phương, 40 thanh niên đang học lớp 12 trường THPT U Minh Thượng, và 40 giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng ở các công ty, xí nghiệp trên địa bàn vùng UMT
- Tổng hợp số người xin trưng cầu ý kiến về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp
S
TT
ổng số
T rình độ
Đ ại học
Giớ
i tính
Th
âm niên công tác N
am
N ữ
Trang 155-cán bộ quản lý địa
0
0 0
2 0
2
3 Giám đốc,
phó giám đốc,
trưởng phòng
4 0
4 0
3
4-10
- Tổng hợp đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ
khả thi của các biện pháp
C
ác
bi
ện
ph
áp
Giáo viên & cán
bộ quản lý
địa phương
Giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng
Thanh niên
Đánh giá chung
T
ất
y
ế
u
% K hả nă ng
% T ất y ế u
% K hả nă ng
% T ất y ế u
% K hả nă ng
% T ất y ế u
% K hả nă ng
%
Trang 161 3 8
5
3 7 5
3 8 1
3 7 7
3 1 0 0
3 9 5
3 8 8, 6
3 8 2, 3
2 3 8
6
3 7 3
3 7 6
3 7 1
3 1 0 0
3 9 1
3 8 7, 3
3 7 8, 3
3 3 9
2
3 8 9
3 9 0
3 8 6
3 1 0 0
3 9 2
3 9 4
3 8 9
4 3 1
0
0
3 9 4
3 1 0 0
3 8 9
3 1 0 0
3 9 5
3 1 0 0
3 9 2, 7
5 3 9
2
3 7 3
3 9 0
3 8 6
3 1 0 0
3 9 2
3 9 4
3 8 3, 7
6 3 1
0
0
3 9 8
3 1 0 0
3 9 5
3 1 0 0
3 9 9
3 1 0 0
3 9 7, 3
7 3 1
0
0
3 9 6
3 1 0 0
3 1 0 0
3 8 9
3 8 0
3 9 6, 3
3 9 2
Trang 178 3 8
7
3 8 2
3 1 0 0
3 8 9
3 8 5
3 7 7
3 9 0, 7
3 8 2, 7
Từ kết quả trên, chúng tôi rất vui mừng khi được sự đánh giá tích cực với tính tất yếu (tính quan trọng) và khả thi (mức độ thành công) của các biện pháp Điều này nói lên một điều là cần đổi mới thực sự về chính sách dạy nghề, từ cơ chế bao cấp xin cho chuyễn sang chính sách mở, và thay đổi mô hình dạy nghề, từ dạy nghề chuyển sang dạy nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương Đặc biệt quan tâm đến đối tượng thanh niên bởi vì đây là nguồn lực vừa trẻ, vừa khỏe, và vừa khát khao làm việc cống hiến vì sự thịnh vượng cho gia đình, cho quê hương, đất nước